Chống rụng lá cho cây lan Dendrobium

mytienorchids

Thành viên
Đã thử rồi Hội, cũng dính nhiều, nhưng không triệt tiêu được. Thanks bạn.
Mình thấy xịt kết hợp ngắt nụ hiệu quả hơn, nhưng rất độc.
 

vansontl

Thành viên mới
Em phun 3 - 4 lần rồi, chỉ mua được thuốc diệt ốc bươu vàng thôi. Nó vẫn còn, không biết có phải còn trứng không. Chắc phải ngâm trong chậu thuốc mới chết được trứng
 

culanluasg

Super Moderator
hic hông nhớ cái tên,ra kim ngân hay cửa hàng bán lan hỏi thuốc diệt ốc dạng viên bỏ vào chậu là có hà
 

dancayocap

Thành viên
Giới thiệu những loại thuốc nhập khẩu diệt ốc bưu và ốc sên có trong danh sách được Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn cho phép dùng:

- Deadline- 40 4% cream line và Deadline Bullets 4% do Cty Pace International LLC, Mỹ sản xuất
- Helix 500 WP do Trung Quốc và thuốc Osbuvang 80 do Thailand sản xuất được phân phối bởi Công ty TNHH TM Tân Thành
- Sligsuper 500 WP do Ấn độ sản xuất và phân phối bởi Công ty TNHH Nông Phát.
- Yellow- K 4 BR do USA sản xuất và phân phối Cty TNHH TM DV Thanh Sơn Hoá Nông
Ngoài ra còn có thuốc điệu ốc sên sinh học: DIET OC 5.6H do Viện khoa học vật liệu ứing dụng - Viện khoa học công nghệ Việt Nam sản xuất địa chỉ số 01 Mạc Đỉnh Chi Q1. TP.HCM và được phân phối bởi Cty TNHH 1 TV Sen Vàng điện thoại (72) 3553953.

Mình sài loại thuốc Osbuvang 80 do Thailand sản xuất được bán tại các điển bán phân bón thuốc bảo vệ thực vật; loại này sài khá hiệu quả.
 

dancayocap

Thành viên
Loại thuôc OSBUVANG 800 WP gói 100 gr, pha 25gr/ bình 8 lít. Để đảm bảo hiệu quả diệt ốc sên: chiều tưới cây hợi trễ độ 17-18 giờ để các giò lan giữ nước có ẩm cao kích thích lũ sên bò ra ăn, sau khi tưới song đọ 1 giờ là đem bình đã pha sẵn thuốc theo chỉ dẫn ra phun thuốc; để kéo dài tác dụng khoảng 1 tuần sau sử dụng và lập lại sau 1 tháng thực hiện như lần đầu; đảm bảo diệt được hết ốc sên kể cả các con mới phát triển thêm.
 

cong chanh

Thành viên tích cực
- Anh Trung cho em hỏi, có nghĩa là tưới 2 lần cách nhau 1 tuần đúng kg anh ?? Và sau đó 1 tháng lại phun nhắc lại ?? Thanks anh !!!
 

dancayocap

Thành viên
Đúng rồi đó bạn; tuy nhiên sau khi phun thuốc lần thứ hai thì qua ngày hôm sau nhớ tưới them thuốc kích rế với nồng độ 1/2 (1cc + 0,5 cc Attonic với 2 lít nước) để tăng cường khả năng sức khỏe cho bộ rễ sau khi phun thuốc diệt ốc có ảnh hưởng đến bộ rễ, tăng cường điều hòa sinh trưởng cho bộ rễ, nhất là đối với những cây đang phát triển bộ rễ mới của cây con.
Chúc bạn thực hiện thành công.
 

dancayocap

Thành viên
Diệt nhện đỏ cho Lan co 02 phương pháp :
1. Cách thông thường:
- Vườn lan bị nhện đỏ do 02 nguyên nhân: độ ẩm vườn quá thấp, tạo điều kiện cho nhện đỏ phát triển; Tưới Lan không đúng cách: không phun rửa lá cả hai mặt và chỉ tưới qua loa, nên không rửa hoặc làm trôi nhện đỏ, đồng thời độ ẩm của giá thể chậu lan và cây lan thấp cũng tạo điều kiện cho nhện đỏ sinh sôi nảy nở. Do đó, để đảm bảo tiêu diệt nhện đỏ nên tưới nước với chế độ với phun có áp lực nhất định (không quá mạnh ảnh hưởng đến rễ non và lá non) cả hai mặt lá của cây lan, và tưới đi tưới lại để vừa rửa trôi nhện đỏ vừa tạo cho gia thể đủ hấp thụ nước có độ ẩm cao trách nâm mốc và nhện đỏ phát triển, thì cây sẽ ít bị bệnh và rụng lá.
cách 02 tiếp theo
==================================
Cách thứ hai để diệt nhện đỏ:
- Đây là bài trích từ Nguồn tin: (Sách Hỏi đáp về dịch cây lúa)
: Cây lan đã bị nhện đỏ gây hại. Loài nhện này có cơ thể rất nhỏ (khoảng một mm), nếu không thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện. Muốn quan sát kỹ cần phải có kính lúp học sinh (có bán ở các nhà sách) có độ phóng đại lớn. Qua kính lúp các bạn sẽ thấy cơ thể của chúng hình bầu dục, có 8 chân. Màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo tuổi của chúng, khi mới nở có màu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang màu hồng và lúc trưởng thành có màu đỏ đậm.
Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của những lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ trở đi để cạp và hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có màu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang màu nâu đen rồi khô héo dần, làm cho cây lan còi cọc, mất sức rất nhiều. Loài nhện này gây hại cho cây lan chủ yếu trong mùa khô, còn trong mùa mưa tác hại cửa chúng thường không nhiều. Ngoài các loài trong giống lan “Dend” (Dendrobium) của các bạn như: Dend. chrysotosum var (Kim điệp); Dend. primulinum (Long tu); Dend. linleyi (Vẩy cá); Dend. draconis (Nhất điểm hồng)...chúng còn gây hại trên nhiều loài của các giống lan khác như Vanda (Vân lan); Phalaenopsis (Hồ điệp); Oncidium (Vũ nữ)...
Thuốc Bảo vệ thực vật có rất nhiều loại, nhưng đa số là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...còn thuốc dùng để trừ nhện thường chỉ có ít loại, đấy là chưa kể có thể các bạn còn chưa xịt đúng cách mặc dù có thể các bạn đã mua đúng loại thuốc trừ nhện...Muốn trừ diệt nhện đỏ các bạn phải sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện thì mới có kết qủa. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số loại thuốc để các bạn tham khảo và sử dụng: Danitol 10EC, Nissorun 5EC, Pegasus 500EC, Comite 73EC, Ortus 5EC, Polo 500EC, Cascade 5EC...Những loại thuốc này có bán ở cửa hàng thuốc Bảo vệ thực vật hoặc ở đô thị thì tại các điểm kinh doanh cây cảnh và lan. Trước khi dùng các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn có in sẵn trên vỏ bao bì. Nhớ là phải luân phiên sử dụng các loại thuốc với nhau, không nên chỉ dùng một lọai thuốc, dù thuốcđó rất tốt. Còn về cách xịt thuốc thì khi xịt các bạn nhớ đặt ngửa vòi xịt để cho thuốc bám dính được với mặt dưới của lá, và phải xịt kĩ cả trong các khe kẽ của cây lan, có như vậy thuốc mới có cơ hội tiếp xúc được nhiều hơn với con nhện, hiệu qủa của thuốc mới cao. Thêm một điều nữa mà các bạn cần nhớ cho là không nên xịt thuốc định kỳ vài ngày một lần, mà phải kiểm tra theo dõi thường xuyên (nhất là trong mùa khô) bằng kính lúp học sinh hoằc bằng kính lão có độ phóng đại lớn, khi nào thấy có nhiều nhện thì mới xịt thuốc, làm như vậy không những đỡ tốn kém tiền mua thuốc, công phun xịt, giảm bớt độc hai do hơi thuốc bay vào trong nhà, khu sinh hoạt... mà còn không làm tăng tính kháng thuốc đối với nhện (một đối tượng thường có tính kháng thuốc rất cao). Sau khi phun xịt thuốc các bạn nhớ phun xịt thêm phân bón lá giúp cho cây lan nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
==================================
Tôi thường ít dùng thuốc diệt nhện đỏ, chỉ trừ nhện đỏ bằng phun và tưới nước đúng cách cho hiệu quả. Còn dùng thuối bất đắc dĩ phải sử dụng khi cây bị là đương nhiên.
Mong bạn akms nghiêm cứu kỹ vườn lan của mình, để có cách hóa giải hợp lý trị được nhện đỏ hiệu quả nhất.
 

KE SI LAN

Thành viên
Trả lời: Re: Chống rụng lá cho cây lan Dendrobium

bác cho em hỏi diệt nhện đỏ thì dùng thuốc gì ah?
Diệt nhện đỏ cho Lan co 02 phương pháp :
1. Cách thông thường:
- Vườn lan bị nhện đỏ do 02 nguyên nhân: độ ẩm vườn quá thấp, tạo điều kiện cho nhện đỏ phát triển; Tưới Lan không đúng cách: không phun rửa lá cả hai mặt và chỉ tưới qua loa, nên không rửa hoặc làm trôi nhện đỏ, đồng thời độ ẩm của giá thể chậu lan và cây lan thấp cũng tạo điều kiện cho nhện đỏ sinh sôi nảy nở. Do đó, để đảm bảo tiêu diệt nhện đỏ nên tưới nước với chế độ với phun có áp lực nhất định (không quá mạnh ảnh hưởng đến rễ non và lá non) cả hai mặt lá của cây lan, và tưới đi tưới lại để vừa rửa trôi nhện đỏ vừa tạo cho gia thể đủ hấp thụ nước có độ ẩm cao trách nâm mốc và nhện đỏ phát triển, thì cây sẽ ít bị bệnh và rụng lá.
cách 02 tiếp theo
==================================
Cách thứ hai để diệt nhện đỏ:
- Đây là bài trích từ Nguồn tin: (Sách Hỏi đáp về dịch cây lúa)
: Cây lan đã bị nhện đỏ gây hại. Loài nhện này có cơ thể rất nhỏ (khoảng một mm), nếu không thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện. Muốn quan sát kỹ cần phải có kính lúp học sinh (có bán ở các nhà sách) có độ phóng đại lớn. Qua kính lúp các bạn sẽ thấy cơ thể của chúng hình bầu dục, có 8 chân. Màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo tuổi của chúng, khi mới nở có màu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang màu hồng và lúc trưởng thành có màu đỏ đậm.
Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của những lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ trở đi để cạp và hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có màu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang màu nâu đen rồi khô héo dần, làm cho cây lan còi cọc, mất sức rất nhiều. Loài nhện này gây hại cho cây lan chủ yếu trong mùa khô, còn trong mùa mưa tác hại cửa chúng thường không nhiều. Ngoài các loài trong giống lan “Dend” (Dendrobium) của các bạn như: Dend. chrysotosum var (Kim điệp); Dend. primulinum (Long tu); Dend. linleyi (Vẩy cá); Dend. draconis (Nhất điểm hồng)...chúng còn gây hại trên nhiều loài của các giống lan khác như Vanda (Vân lan); Phalaenopsis (Hồ điệp); Oncidium (Vũ nữ)...
Thuốc Bảo vệ thực vật có rất nhiều loại, nhưng đa số là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...còn thuốc dùng để trừ nhện thường chỉ có ít loại, đấy là chưa kể có thể các bạn còn chưa xịt đúng cách mặc dù có thể các bạn đã mua đúng loại thuốc trừ nhện...Muốn trừ diệt nhện đỏ các bạn phải sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện thì mới có kết qủa. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số loại thuốc để các bạn tham khảo và sử dụng: Danitol 10EC, Nissorun 5EC, Pegasus 500EC, Comite 73EC, Ortus 5EC, Polo 500EC, Cascade 5EC...Những loại thuốc này có bán ở cửa hàng thuốc Bảo vệ thực vật hoặc ở đô thị thì tại các điểm kinh doanh cây cảnh và lan. Trước khi dùng các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn có in sẵn trên vỏ bao bì. Nhớ là phải luân phiên sử dụng các loại thuốc với nhau, không nên chỉ dùng một lọai thuốc, dù thuốcđó rất tốt. Còn về cách xịt thuốc thì khi xịt các bạn nhớ đặt ngửa vòi xịt để cho thuốc bám dính được với mặt dưới của lá, và phải xịt kĩ cả trong các khe kẽ của cây lan, có như vậy thuốc mới có cơ hội tiếp xúc được nhiều hơn với con nhện, hiệu qủa của thuốc mới cao. Thêm một điều nữa mà các bạn cần nhớ cho là không nên xịt thuốc định kỳ vài ngày một lần, mà phải kiểm tra theo dõi thường xuyên (nhất là trong mùa khô) bằng kính lúp học sinh hoằc bằng kính lão có độ phóng đại lớn, khi nào thấy có nhiều nhện thì mới xịt thuốc, làm như vậy không những đỡ tốn kém tiền mua thuốc, công phun xịt, giảm bớt độc hai do hơi thuốc bay vào trong nhà, khu sinh hoạt... mà còn không làm tăng tính kháng thuốc đối với nhện (một đối tượng thường có tính kháng thuốc rất cao). Sau khi phun xịt thuốc các bạn nhớ phun xịt thêm phân bón lá giúp cho cây lan nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
==================================
Tôi thường ít dùng thuốc diệt nhện đỏ, chỉ trừ nhện đỏ bằng phun và tưới nước đúng cách cho hiệu quả. Còn dùng thuối bất đắc dĩ phải sử dụng khi cây bị là đương nhiên.
Mong bạn akms nghiêm cứu kỹ vườn lan của mình, để có cách hóa giải hợp lý trị được nhện đỏ hiệu quả nhất.
chỉ dẫn quá kỹ , cảm ơn bác rất nhiều
 

dancayocap

Thành viên
Trả lời: Re: Chống rụng lá cho cây lan Dendrobium

Dendro màu tưới phân bón lá phà phà theo kiểu công nghiệp vẫn ko rớt lá
Chào Duy, tưới phân phà phà có pha thêm thuốc không, có pha thì chia sẻ thuốc cho anh em biết với nhé.
 

mytienorchids

Thành viên
Chào chú Việt Trung. Theo con thấy thì Den trồng chơi sẽ ít rớt lá với các điều kiện sau:
- Chất trồng trơ, bền, thông thoáng --> giữ được bộ rễ tốt. Nếu bộ rễ hư thì cây buột phải rút lá chân.
- Ngừa được nhện đỏ
- Còn về nấm bệnh thì trồng chơi vài chục chậu rất khó bị nấm, nhất là trồng trên sân thượng thông thoáng, có chăng là 1 vài bệnh trên lá có biểu hiện giống nấm, nhưng theo con là do bón phân không cân đối dẫn đến cây thiếu hụt 1 số chất nào đó.
- Về phân thuốc thì ko dám lạm bàn vì mỗi người có 1 cách riêng.
Đó là nhận xét riêng, thật không dám múa rìu qua mắt thợ.
 
Top