Chăm sóc mai vàng sau tết

babyblue

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

cây mai sau khi chơi tết xong thì fải bắt đầu bước ngay vào thời gian hồi fục sức khỏe, 1 mặt ta cần giữ năng lượng còn lại, mặt khác tác động như bón fân, xịt thuốc kháng bệnh

cho nên như trường hợp của bạn thì hãy ngắt hết nụ và hoa đang nở, tránh hao fí năng lượng của cây

fân đầu trâu mà bạn nói ko biết là loại fân jì, bạn nên lưu ý dùng loại fân có hàm lượng đạm (N) cao

bạn nên đọc kĩ bài đầu tiên của bác Minh trong topic này nhé!
 

Maighe

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

+Mới hôm nào:
"Nguyên văn bởi babyblue
khi thực hiện thay đất như đã nói, tôi đã tỉa tán gọn gàng cho cây rồi
vì là dùng đất sinh học (tôi nhớ là hỗn hợp ngoài đất còn bao gồm xơ dừa, mùn, vi lượng...) nên tôi biết ko cần tưới nhiều nước
chắc là fải thay bao đất mới vì hiện giờ tôi đã trộn bánh dầu vào, chắc là khiến cho tình hình của cây thêm khó khăn
sau đó trùm bao nilong kín như bạn nói hỉ
tôi chỉ là 1 ng bình thường trồng mai để mong có hoa tết lấy làm thú vui, nên hiểu biết kém, mong mọi người tận tình chỉ dạy"
+Mà nay đã là Giáo sư:
"cây mai sau khi chơi tết xong thì fải bắt đầu bước ngay vào thời gian hồi fục sức khỏe, 1 mặt ta cần giữ năng lượng còn lại, mặt khác tác động như bón fân, xịt thuốc kháng bệnh
cho nên như trường hợp của bạn thì hãy ngắt hết nụ và hoa đang nở, tránh hao fí năng lượng của cây
fân đầu trâu mà bạn nói ko biết là loại fân jì, bạn nên lưu ý dùng loại fân có hàm lượng đạm (N) cao"
+Thời Internet có khác!
*Baby là người hay nói hóng? hay Baby là cao nhân giấu mặt giả nai vậy các Bác?
 

babyblue

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

:) cho dù tôi có là ng như thế nào mà được bạn quan tâm thế kia thì cũng hân hạnh quá

tôi đến với diễn đàn là mong được học hỏi và sẽ giúp đỡ ng khác với kiến thức hạn hẹp mong là có ích

nếu tôi có jì sai, ko là member tốt thì hãy để BQT xử lý bạn nhé :)
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Xin phép Ban Quản trị mạng cho tôi có vài dòng tâm sự cùng các bạn đã đến với topic nầy:
Các bạn ơi ! Thật sự tôi đã lớn tuổi rồi , đáng lý ra thời giờ để nghỉ ngơi thì tốt nhất nhưng hàng ngày tôi vẫn lên mạng cùng các bạn trao đổi các vấn đề về cây mai cũng với mục đích là muốn giúp các bạn chưa có kinh nghiêm nhiều trong việc trồng và chăm sóc mai để làm sao các bạn tự chăm sóc được cho cây mai của mình để Tết có hoa đẹp. Theo tôi nghỉ thì việc đam mê cây cảnh nó mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân mình, mỗi ngày các bạn nhìn cây mai của mình lớn lên, dáng thế ổn định thì chắc chắn trong tâm hồn các bạn sẽ có một niềnm vui (nói như một số bạn thì nó giúp xả stress), cái lợi ích kế đến là cho gia đình các bạn, một khi ham thích trồng cây cảnh thì các bạn sẽ không có thời gian để làm những việc không có ích cho gia đình. Dù sao đến với cây kiểng rất có lợi nhất là tinh thần và có khi cả kinh tế nữa. Tôi rất mừng là từ sau Tết đến nay có nhiều bạn mới gia nhập diễn đàn, chính các bạn ấy cũng xác định là mình đã yêu cây mai, đối với tôi đó là một niềm vui, vì vậy ngày nào không đến được diễn đàn tôi khó chịu lắm
Thật sự tôi đã đến CCVN.com lâu rôi nhưng lại có thời gian không đến nữa hoặc có lên vẫn không dám có một ý kiến gì vì lý do: Có nhiều bạn lên diễn đàn không thiện chí lắm, đôi khi dùng những từ rất khó đọc, đã kích nhau một cách hơi khó nói...đến nỗi BQT mạng phải cảnh cáo và xoá nich các bạn ấy trên diễn đàn. Sau nầy nhờ sư quyết tâm của BQT mà các hiện tượng ấy giảm đáng kể , tôi mới dám thường xuyên trở lại và có nhiều ý kiến .
Các bạn ơi! chúng ta gặp nhau học hỏi là chính. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn các bạn khi trao đổi với các bạn, không phải là các bạn chỉ học hỏi ở tôi mà thật sự tôi lại học hỏi ở các bạn rất nhiều. Không phải là các bạn chỉ cám ơn tôi mà tôi rất cám ơn đối với các bạn. Các bạn đã có những cây hỏi thực tế để tôi phải suy nghỉ. Người được lợi nhiều là tôi chứ? Xin làm mất một ít thời gian với các bạn. Chắc các bạn hiểu được ý tôi rồi phải không ? Rất mong các bạn vui vẻ mà đến với nhau.
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Chân thành cảm ơn những thiện ý mà anh Minh_Cao đã dành cho tất cả các anh chị em , từ ngày có anh tham gia thì rất nhiều thắc mắc về cây Mai đã được anh giải thích chu đáo,cầu mong anh luôn mạnh khỏe để tiếp tục giúp đỡ chúng tôi về nhiều mặt. Kính anh.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Xin trả lời các thắc mắc của các bạn:
@duylungoc : cành cây uốn tháng nào cũng được nhưng tháng mưa cành tương đối mềm hơn. Còn các cành lớn khi uốn phải cần dây kẻm lớn nhưng muốn không gảy phải khoét thành rãnh dài để khi uốn cành không gảy. Bạn Ln_vinh có bài viết về cách uốn cành lớn bạn tìm để tham khảo thêm (Giải thích hiện tượng gảy phải bằng lý thuyết ngành vật lý dài dòng lắm). Cành lớn bằng chiếc đủ nếu uốn từ từ không bị gảy đâu bạn (uốn lần 1 xong chờ khoảng 2 tuần uốn thêm và thêm nữa...)
@hiendoi: Cành nhỏ còn hơi non thì chắc chắn không gảy đâu bạn, trừ việc uốn cành cành lớn như bạn duylungoc hỏi.Nếu cột kẻm uốn từ 2 đến 3 tháng mở ra rồi cột uốn lại không bị hằn vào cây đâu bạn, chỉ sơ khi cột kẻm lại bỏ quên lâu quá thôi.
@hoangnam55 : Nếu dùng phân NPK Bình Điền bạn nên dùng loại 16-12-8-11+TE hoặc phân bón lá 501 trong giai đoạn nầy thì được.Các phần còn lại theo babyblue trả lời như thế thì đúng rồi.
 

Văn

Thành viên tích cực
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Xin phép Ban Quản trị mạng cho tôi có vài dòng tâm sự cùng các bạn đã đến với topic nầy:
Các bạn ơi ! Thật sự tôi đã lớn tuổi rồi , đáng lý ra thời giờ để nghỉ ngơi thì tốt nhất nhưng hàng ngày tôi vẫn lên mạng cùng các bạn trao đổi các vấn đề về cây mai cũng với mục đích là muốn giúp các bạn chưa có kinh nghiêm nhiều trong việc trồng và chăm sóc mai để làm sao các bạn tự chăm sóc được cho cây mai của mình để Tết có hoa đẹp. Theo tôi nghỉ thì việc đam mê cây cảnh nó mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân mình, mỗi ngày các bạn nhìn cây mai của mình lớn lên, dáng thế ổn định thì chắc chắn trong tâm hồn các bạn sẽ có một niềnm vui (nói như một số bạn thì nó giúp xả stress), cái lợi ích kế đến là cho gia đình các bạn, một khi ham thích trồng cây cảnh thì các bạn sẽ không có thời gian để làm những việc không có ích cho gia đình. Dù sao đến với cây kiểng rất có lợi nhất là tinh thần và có khi cả kinh tế nữa. Tôi rất mừng là từ sau Tết đến nay có nhiều bạn mới gia nhập diễn đàn, chính các bạn ấy cũng xác định là mình đã yêu cây mai, đối với tôi đó là một niềm vui, vì vậy ngày nào không đến được diễn đàn tôi khó chịu lắm
Thật sự tôi đã đến CCVN.com lâu rôi nhưng lại có thời gian không đến nữa hoặc có lên vẫn không dám có một ý kiến gì vì lý do: Có nhiều bạn lên diễn đàn không thiện chí lắm, đôi khi dùng những từ rất khó đọc, đã kích nhau một cách hơi khó nói...đến nỗi BQT mạng phải cảnh cáo và xoá nich các bạn ấy trên diễn đàn. Sau nầy nhờ sư quyết tâm của BQT mà các hiện tượng ấy giảm đáng kể , tôi mới dám thường xuyên trở lại và có nhiều ý kiến .
Các bạn ơi! chúng ta gặp nhau học hỏi là chính. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn các bạn khi trao đổi với các bạn, không phải là các bạn chỉ học hỏi ở tôi mà thật sự tôi lại học hỏi ở các bạn rất nhiều. Không phải là các bạn chỉ cám ơn tôi mà tôi rất cám ơn đối với các bạn. Các bạn đã có những cây hỏi thực tế để tôi phải suy nghỉ. Người được lợi nhiều là tôi chứ? Xin làm mất một ít thời gian với các bạn. Chắc các bạn hiểu được ý tôi rồi phải không ? Rất mong các bạn vui vẻ mà đến với nhau.
Đọc những dòng tâm sự của bác tôi thật sự xúc động,cảm ơn bác đã cố gắng chia xẻ cùng mọi người dù tuổi đã cao.
 

Mê BonSai

Thành viên tích cực
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Cảm ơn bác minhcao đã dành nhiều thời gian, tâm huyết với những bài viết chất lượng, chỉ bảo hướng dẫn tận tình, chu đáo đã giúp anh em trên diễn đàn hiểu thêm về Mai và có cơ hội ứng dụng mà ko phải mò mẫm. Nhất là người miền bắc chắc hiểu biết về mai vàng là rất hạn chế. Xin chân trọng cảm ơn và kính chúc bác sức khỏe! Mong tiếp tục được đọc những bài viết của bác.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Như đã hứa với các bạn về việc có bài viết về các vấp váp của người mới chơ mai trong việc chăm sóc mai. Thay vì mở topic mới tôi chuyển vào topic nầy để các bạn tham khảo:
NHỮNG “VẤP VÁP: CỦA NGƯỜI MỚI CHƠI MAI
Trên diễn đàn nhiều bạn đã nhờ cứu giúp cây mai của các bạn, nào là thúi rễ, nào là tược vừa ra bị héo, nào là…. Các bạn ấy thường là những người rất yêu thích mai nhưng chỉ mới vào nghề chăm sóc mai. Thật sự nghe các bạn kêu như thế chúng tôi sót xa lắm và cũng nhớ lại ngay bản thân mình từ lúc mới chơi mai cũng đã “giết “ biết bao cây rồi , cũng đã tốn hết bao nhiêu tiền “đóng học phí”rồi mới chăm sóc được cây mai để nó nở đúng Tết. Chưa kể đến việc muốn có cây mai có dáng thế đẹp , không có kinh nghiệm gì mà đã cắt, tỉa để nó không còn giống ai cả.
Qua sự trình bày thật tình của các bạn tôi rút ra được một vấn đề chính như sau:
-Do tâm lý nôn nóng : Đây là vấn đề chính yếu làm cho các bạn thất bại trong việc chăm sóc mai .Rất dễ thông cảm với các bạn thôi , những người yêu thích mai khi đã trồng thì muốn cho cây mai của mình thật đẹp, thật mau lớn , vì thế các bạn thường bón phân quá nhiều cho mai. Mới bón phân mấy ngày hôm trước thấy mai vẫn thế rồi lại bón tiếp, thấy mai vẫn thế rồi lại bón tiếp làm mai bị bội thực dẫn đến “sốc” phân, cây chẳng những không tốt mà còn có thể bị chết nữa. Ta biết rễ mai có tầng lông hút (nằm trên chóp rễ một chút) chính là bộ phận hấp thụ chất dinh dưỡng được cung cấp bởi phân bón. Nó hấp thụ phân bón dưới dạng muối khoáng tan trong nước dưới dạng phân tử , những phân tử nầy được giải phóng ra từ phân bón hữu cơ (qua quá trình phân giải) hay trực tiếp từ phân vô cơ. Muốn thấy được kết quả của việc bón phân nầy thì đối với phân vô cơ cũng phải mất cả tuần trở lên và phân hữu cơ phải cả tháng. Sự nôn nóng bón phân quá nhiều làm cây bị hư đi.
Nước tưới cũng thế : Tâm lý các bạn bao giờ cũng muốn tưới nhiều nước vì nghỉ rằng mai sẽ có đủ nước để phát triển nhanh hơn. Ngay cả tháng mưa chỉ cần từ sáng tới chiều trời không mưa thì các bạn đã xách nước tưới cho cây rồi. Nước nhiều quá cây có phát triển được không ? Xin nói ngay là không mà nước luôn ướt đẫm lại làm cho rễ không trao đổi với không khí không được vì vậy một số lông hút lại bị hư đi, bộ phận hấp thụ nước và muối khoáng không còn thì làm sao cây có đủ dưỡng chất được. Cây sống trên nước nhưng không có nước để nuôi cây. Đây là hiện tượng “hạn sinh học”
Việc phun thuốc trừ sâu bệnh cũng vậy: Có bạn hỏi tôi “sao em phun thuốc trị rĩ sắt cho cây đã ba lần rồi mà lá nó vẫn không hết” Tôi phải yêu cầu bạn ấy ngưng việc phun thuốc lại ngay, dùng vòi nước xịt rữa cây ngay, nếu không chưa chắc cái gì sẽ xẩy ra cho cây mai ấy. Bạn ấy hiểu rằng người ta bệnh khi uống thuốc hết bệnh thì trở lại bình thường, cây bị bịnh khi phun thuốc hết bệnh thì sẽ không còn dấu hiệu của bệnh nữa mà không biết rằng khi phun thuốc có tác dụng thì bệnh không phát triển nữa là đạt rồi, một thời gian nữa lá bệnh sẽ bị rụng đi và lá xanh tưoi mới sẽ thay thế nó. Và …..
-Do không nắm được đặc điểm sinh lý của cây mai: Mai là loại cây có nguồn gốc hoang dã nên sức sống rất mạnh. Sống với thiên nhiên dù cho khắc nghiệt đến đâu mai vẫn không chết được , chỉ có phát triển nhanh hay chậm mà thôi. Khi đưa mai ra khỏi môi trường sống tự nhiên của nó thì các biến động dù nhỏ cũng có ảnh hưởng đến cây. Cây mọc hoang trên đất sống bằng nước mưa và ẩm độ của đất, khi ta mang về trồng trong chậu, tưới bằng nước máy với chất khử trùng . Trong tự nhiên cây hấp thụ chất dinh dưỡng bằng quy trình hoá mùn tự nhiên, mang về ta cứ cho nó ăn bằng thức ăn nhanh thì làm sao không ảnh hưởng. Ta lại thay đổi đột ngột môi trường sống của nó nay thì mang chưng trong nhà ngày khác lại mang ra ngoài sân….Nói chung là ta vô tình làm mai bị xáo trộn về sinh lý rất nhiều, vì thế sức đề kháng tự nhiên giảm nhiều mai dễ bị bệnh . Đặc tính sinh lý của mai có rất nhiều vấn đề như : Nhiệt độ, ánh sáng, cơ chế của việc tạo nụ hoa, sự phát triển các bộ phận như rễ, thân lá …không thể trình bày được trong phần nầy nên chỉ trình bày sơ qua về các nguyên nhân làm cây mai bị xáo trôn về sinh lý mà thôi.
Để giúp cho các bạn mới chơi mai không phải chịu thất bại nhiều trong việc chăm sóc mai, tôi xin nêu ra một số nguyên tắc như sau và rất mong các bạn có nhiều kinh nghiệm góp ý bổ sung dùm cho hoàn chỉnh hơn:
Các nguyên tắc xoay quanh vấn đề chính là :Tưới nước, bón phân và phun thuốc trừ sâu bệnh:
Tưới nước:
1/ Tưới nước vừa đủ ướt đất trong chậu , không tưới nước quá nhiều và tưới nhiều lần trong ngày làm trôi rửa các chất dinh dưỡng và hư lông hút. Chỉ tưới khi mặt đất tại gốc mai bị khô.
2/ Chỉ tưới nhiều khi trời nắng và gió nhiều, Thời gian tưới thích hợp là sáng trước 9 giờ, chiều tưới xong trước 17 giờ.
3/ Kiềm tra lỗ thoát nước của chậu thường xuyên để không bị đọng nước lâu trong chậu.
Bón phân:
1/ Bón phân ít và bón nhiều lần hiệu quả vẫn cao hơn bón một lần với số lượng lớn.
2/ Bón thiếu vẫn tốt hơn bón thừa (Bón đủ là tốt nhất nhưng khó xác định bón bao nhiêu là đủ)
3/ Chỉ nên bón tập trung vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa , trời mưa dầm không bón phân.
4/ Không bón phân khi trời đang nắng nóng (nhất là phân bón lá). Không bón trực tiếp vào rễ cây
Phun thuốc sâu bệnh:
1/ Luôn đứng trên hướng gió để phun thuốc, mang khẩu trang, áo mưa để tự bảo vệ mình
2/ Phun cả trên tán lá, phía dưới dạ lá với giọt sưong nhỏ
3/ Pha thuốc theo liều lương hướng dẫn của nhà sản xuất, và chỉ phun lại sau 1 tuần lễ
Trên là một số nguyên tắc cơ bản trong việc chăm sóc mai. Các bạn nên nhớ rằng không nên nôn nóng quá chẳng những không làm cho mai tốt được mà có thể làm mất cả công sức, tiền bạc đã đổ vào cây mai. Xin cám ơn các bạn đã đọc phần ý kiến nầy.
 

Mai Vàng

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Như đã hứa với các bạn về việc có bài viết về các vấp váp của người mới chơ mai trong việc chăm sóc mai. Thay vì mở topic mới tôi chuyển vào topic nầy để các bạn tham khảo:
NHỮNG “VẤP VÁP: CỦA NGƯỜI MỚI CHƠI MAI
Trên diễn đàn nhiều bạn đã nhờ cứu giúp cây mai của các bạn, nào là thúi rễ, nào là tược vừa ra bị héo, nào là…. Các bạn ấy thường là những người rất yêu thích mai nhưng chỉ mới vào nghề chăm sóc mai. Thật sự nghe các bạn kêu như thế chúng tôi sót xa lắm và cũng nhớ lại ngay bản thân mình từ lúc mới chơi mai cũng đã “giết “ biết bao cây rồi , cũng đã tốn hết bao nhiêu tiền “đóng học phí”rồi mới chăm sóc được cây mai để nó nở đúng Tết. Chưa kể đến việc muốn có cây mai có dáng thế đẹp , không có kinh nghiệm gì mà đã cắt, tỉa để nó không còn giống ai cả.
Qua sự trình bày thật tình của các bạn tôi rút ra được một vấn đề chính như sau:
-Do tâm lý nôn nóng : Đây là vấn đề chính yếu làm cho các bạn thất bại trong việc chăm sóc mai .Rất dễ thông cảm với các bạn thôi , những người yêu thích mai khi đã trồng thì muốn cho cây mai của mình thật đẹp, thật mau lớn , vì thế các bạn thường bón phân quá nhiều cho mai. Mới bón phân mấy ngày hôm trước thấy mai vẫn thế rồi lại bón tiếp, thấy mai vẫn thế rồi lại bón tiếp làm mai bị bội thực dẫn đến “sốc” phân, cây chẳng những không tốt mà còn có thể bị chết nữa. Ta biết rễ mai có tầng lông hút (nằm trên chóp rễ một chút) chính là bộ phận hấp thụ chất dinh dưỡng được cung cấp bởi phân bón. Nó hấp thụ phân bón dưới dạng muối khoáng tan trong nước dưới dạng phân tử , những phân tử nầy được giải phóng ra từ phân bón hữu cơ (qua quá trình phân giải) hay trực tiếp từ phân vô cơ. Muốn thấy được kết quả của việc bón phân nầy thì đối với phân vô cơ cũng phải mất cả tuần trở lên và phân hữu cơ phải cả tháng. Sự nôn nóng bón phân quá nhiều làm cây bị hư đi.
Nước tưới cũng thế : Tâm lý các bạn bao giờ cũng muốn tưới nhiều nước vì nghỉ rằng mai sẽ có đủ nước để phát triển nhanh hơn. Ngay cả tháng mưa chỉ cần từ sáng tới chiều trời không mưa thì các bạn đã xách nước tưới cho cây rồi. Nước nhiều quá cây có phát triển được không ? Xin nói ngay là không mà nước luôn ướt đẫm lại làm cho rễ không trao đổi với không khí không được vì vậy một số lông hút lại bị hư đi, bộ phận hấp thụ nước và muối khoáng không còn thì làm sao cây có đủ dưỡng chất được. Cây sống trên nước nhưng không có nước để nuôi cây. Đây là hiện tượng “hạn sinh học”
Việc phun thuốc trừ sâu bệnh cũng vậy: Có bạn hỏi tôi “sao em phun thuốc trị rĩ sắt cho cây đã ba lần rồi mà lá nó vẫn không hết” Tôi phải yêu cầu bạn ấy ngưng việc phun thuốc lại ngay, dùng vòi nước xịt rữa cây ngay, nếu không chưa chắc cái gì sẽ xẩy ra cho cây mai ấy. Bạn ấy hiểu rằng người ta bệnh khi uống thuốc hết bệnh thì trở lại bình thường, cây bị bịnh khi phun thuốc hết bệnh thì sẽ không còn dấu hiệu của bệnh nữa mà không biết rằng khi phun thuốc có tác dụng thì bệnh không phát triển nữa là đạt rồi, một thời gian nữa lá bệnh sẽ bị rụng đi và lá xanh tưoi mới sẽ thay thế nó. Và …..
-Do không nắm được đặc điểm sinh lý của cây mai: Mai là loại cây có nguồn gốc hoang dã nên sức sống rất mạnh. Sống với thiên nhiên dù cho khắc nghiệt đến đâu mai vẫn không chết được , chỉ có phát triển nhanh hay chậm mà thôi. Khi đưa mai ra khỏi môi trường sống tự nhiên của nó thì các biến động dù nhỏ cũng có ảnh hưởng đến cây. Cây mọc hoang trên đất sống bằng nước mưa và ẩm độ của đất, khi ta mang về trồng trong chậu, tưới bằng nước máy với chất khử trùng . Trong tự nhiên cây hấp thụ chất dinh dưỡng bằng quy trình hoá mùn tự nhiên, mang về ta cứ cho nó ăn bằng thức ăn nhanh thì làm sao không ảnh hưởng. Ta lại thay đổi đột ngột môi trường sống của nó nay thì mang chưng trong nhà ngày khác lại mang ra ngoài sân….Nói chung là ta vô tình làm mai bị xáo trộn về sinh lý rất nhiều, vì thế sức đề kháng tự nhiên giảm nhiều mai dễ bị bệnh . Đặc tính sinh lý của mai có rất nhiều vấn đề như : Nhiệt độ, ánh sáng, cơ chế của việc tạo nụ hoa, sự phát triển các bộ phận như rễ, thân lá …không thể trình bày được trong phần nầy nên chỉ trình bày sơ qua về các nguyên nhân làm cây mai bị xáo trôn về sinh lý mà thôi.
Để giúp cho các bạn mới chơi mai không phải chịu thất bại nhiều trong việc chăm sóc mai, tôi xin nêu ra một số nguyên tắc như sau và rất mong các bạn có nhiều kinh nghiệm góp ý bổ sung dùm cho hoàn chỉnh hơn:
Các nguyên tắc xoay quanh vấn đề chính là :Tưới nước, bón phân và phun thuốc trừ sâu bệnh:
Tưới nước:
1/ Tưới nước vừa đủ ướt đất trong chậu , không tưới nước quá nhiều và tưới nhiều lần trong ngày làm trôi rửa các chất dinh dưỡng và hư lông hút. Chỉ tưới khi mặt đất tại gốc mai bị khô.
2/ Chỉ tưới nhiều khi trời nắng và gió nhiều, Thời gian tưới thích hợp là sáng trước 9 giờ, chiều tưới xong trước 17 giờ.
3/ Kiềm tra lỗ thoát nước của chậu thường xuyên để không bị đọng nước lâu trong chậu.
Bón phân:
1/ Bón phân ít và bón nhiều lần hiệu quả vẫn cao hơn bón một lần với số lượng lớn.
2/ Bón thiếu vẫn tốt hơn bón thừa (Bón đủ là tốt nhất nhưng khó xác định bón bao nhiêu là đủ)
3/ Chỉ nên bón tập trung vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa , trời mưa dầm không bón phân.
4/ Không bón phân khi trời đang nắng nóng (nhất là phân bón lá). Không bón trực tiếp vào rễ cây
Phun thuốc sâu bệnh:
1/ Luôn đứng trên hướng gió để phun thuốc, mang khẩu trang, áo mưa để tự bảo vệ mình
2/ Phun cả trên tán lá, phía dưới dạ lá với giọt sưong nhỏ
3/ Pha thuốc theo liều lương hướng dẫn của nhà sản xuất, và chỉ phun lại sau 1 tuần lễ
Trên là một số nguyên tắc cơ bản trong việc chăm sóc mai. Các bạn nên nhớ rằng không nên nôn nóng quá chẳng những không làm cho mai tốt được mà có thể làm mất cả công sức, tiền bạc đã đổ vào cây mai. Xin cám ơn các bạn đã đọc phần ý kiến nầy.
anh ơi cho em hỏi:

Những cây trồng dưới đất thì sao hả anh? về việc tưới nước và bón phân như thế nào cho hợp lý và có nên cắt cành như mai trồng trong chậu ko .....
 

babyblue

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

cháu xin thay mặt các bạn trẻ yêu mai mà có tư tưởng nóng vội :) cảm ơn những lời chỉ bảo quý báu của bác Minh

cháu xin bác Minh nên trích REPLY trên thành 1 topic độc lập và đánh dấu CHÚ Ý để tiện cho các bạn Newbie và kể cả những thành viên cũ tham khảo lại ạ!
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

@maivang@: Cây trồng ngoài đất thì không phải lo tưới nước nhiều, nhờ bộ rễ ăn sâu vào lòng đất mai có thể hút nước hoặc độ ẩm có trong đất, chỉ tháng hết mưa mới tưới cây mà thôi, để cây đủ nước và đở hao khi tươi thì ta thường be xung quanh gốc cây để tưới nước không tràn ra xa. Tháng nắng nhiều cũng chỉ cần tưới mỗi ngày một lần cũng được. Còn việc bón phân thì lượng phân bón phải nhiều hơn cây trồng trong chậu, khi bón phải đào xuống khoảng 1 dm , tuỳ cây lớn nhỏ mà bón cách gốc từ 1 dm đến 5 dm hoặc xa hơn (Vì rễ cây không tập trung như ở trong chậu) , còn phân bón lá cứ phun bình thường như mai chậu.Việc cắt tỉ cành bạn cũng thực hiện như mai trong chậu, tuy nhiên muốn có mai tán lớn thì không cắt cành sát vào thân như mai chậu.
 

cedric

Thành viên mới
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Chào bác, em có vài điều muốn được bác hướng dẫn giúp. Cây mai em cắt tỉa đang ra chồi mới, nhưng những chồi ở đầu ngọn thì nhiều và phát triển mạnh hơn chồi ở những cành bên. Bác cho em hỏi làm thế nào để hãm những chồi ngọn và cách nào để những cành và chồi bên dưới phát triển lớn. Em là thành viên mới , rất cám ơn những bài viết hữu ích của bác. Chúc bác nhiều sức khỏe!
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Vấn đề nầy tôi cũng có trả lời rồi , xin nêu lại ngắn gọn cùng bạn: Bao giờ chồi bên trên cũng phát triển mạnh hơn chồi bên dưới rất nhiều vì bản năng quang hướng động của cây và chồi bên trên lại tiếp xúc với nhiều ánh sáng hơn chồi bên dưới nên sự quang hợp tốt hơn và lại phát triển càng nhanh hơn. Bạn phải tham gia "àn áp" chồi bên trên bằng cách lảy bỏ bớt khi vừa phát triển hoặc liên tục bấm đọt để mất đi tầng tăng trưởng của chồi để tập trung dưỡng chất nuôi chồi bên dưới. Khi nào chồi bên dưới phát triển theo yêu câu thì mới để chôi bên trên tự do phát triển nhưng lâu lâu phải coi chừng để điều chỉnh.
 

trungduart

Administrator
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Chào chú minh_cao bệnh nấm hồng thường xuất hiện trên mỗi cây mai, và những người làm mai kinh nghiệm thường sử dụng những loại thuốc có gốc đồng để chữa trị. Vậy chú cho cháu hỏi bệnh này nguyên nhân từ đâu mà có, và bệnh nấm hồng có khả năng lây nhiễm nhanh hay không, cách phát hiện cây mai chuẩn bị nhiễm bệnh này, theo kinh nghiệm của chú thì phương pháp bảo vệ và phòng trừ bệnh thế nào.

Cảm ơn chú
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Nấm hồng là loại nấm chỉ xuất hiện nhiều khi trời nóng, ban đêm có ẩm độ cao, nhất là giai đoạn sau Tết hoặc giai đoạn mới bắt đầu mùa mưa .Những cây bị nhiều rong rêu rất dễ bị nấm hồng. Hiện tượng dễ thấy nhất là khi cây bị nấm tấn công thì một số lá mất đi một ít diệp lụvc trên thịt của lá gần gân lá vẫn còn xanh ( nhìn xa thấy lá hơi bạc bạc). Khi nấm xuất hiện trên cành hoặc trên thân thì khởi đầu là một ít sợi lông tơ có màu hồng xuất hiện , từ từ lan thành đốm lớn hơn , khi bệnh nặng hơn thì chỗ cành bị nấm hơi phù lên, nếu cắt vào trong thì thấy như cành cây bị sượng vậy, các mạch nựa bị bít kín một phần và phần bên ngoài của cành bị bệnh yếu dần và lâu thì khô đi. Nếu thân chính của cây bị nấm thì cây có thể chết (thường cây bị nấm hồng yếu đi và dẫn tới các bệnh khác tham gia tấn công cây). Đây là một bệnh nguy hiểm cho mai và cho một số cây khác như cao su, cà phê...
Trị nấm hồng bằng thuốc gốc đồng thường không hiệu quả lắm bằng các thuốc có hoạt chất:HEXACONAZOLE (thương hiệu Anvil5SC,Callihex 5SC, Tungvil 5SC... hay hoạt chất:VALIDAMYCIN (Đây là hoạt chất ít độc )(thương hiệu : Damycine 3SL,5WP,5SWL,Validan 3DD,5DD,5 WP....), muốn thuốc tác dụng nhanh hơn nên dùng bàn chải chà xát và rửa sạch chỗ bị nấm trước khi phun thuốc.
Người có kinh nghiệm khi nhìn thấy lá mai có hiện tượng như đã nói thì họ phun ngay thuốc để trị, bệnh không phát hoặc lây lan nhiều . Những lúc trời nóng và ẩm cao nên quan sát cây thường xuyên, Vệ sinh cây, tỉa bớt các cành lẫn khuất bên trong tán vì những cành nầy chỉ tiêu thụ chất dinh dưỡng chứ không tạo hoa bao nhiêu. Những cành bị nặng nên cắt và mang đi ra xa đốt bỏ. các bạn góp ý thêm dùm. cám ơn nhiều.
 

Phu Hai

Thành viên Mua Bán
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

chao bac minh cho minh hoi than cay bi rong reu ky rua co duoc khong
 

duylungoc

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Bác uốn cây thì sợ nhất điều gì?!! Em thì sợ cành gãy, sợ lằn vỏ và sợ tháo kẽm cành bị hồi. Bác suy nghĩ coi vậy giải quyết như thế nào?!!
Đúng như bác hiendoi đã nói, e sợ nhất cả 3 điều trên. theo e nghĩ: cành gãy thì e k sợ, vì e làm từ từ, còn lằn vỏ thì như bác minhcao đã nói, sau 3 tháng e sẽ tháo kẽm ra, còn cành bị hồi là vấn đề e cần tham khảo ý kiến của các bác, theo e nghĩ nếu trong 3 tháng mà cành phát triển thì cây sẽ tạo lớp vỏ gỗ mới thì khi tháo dây kẽm ra cành sẽ k bị hồi và ngược lại. vấn đề ở đây e thắc mắc là làm sao để cành đã được quấn dây kẽm phát triển tốt, nên e mới nhờ các bác chỉ giáo tháng nào cần quấn kẽm vào cây để uốn nhánh thì cây sẽ k bị nghẹn nhựa làm cây chậm lớn??? cám ơn các bác...
 

hiendoi

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

chà, khuya rồi! nhưng bác đã có tham gia, em trao đổi với bác chút.
Nói cành gãy trước hén: cây lúc no nước và lúc bị khô thì lúc nào dẻo hơn? mùa đông và mùa hè lúc nào dẻo hơn? Tùy theo đó bác chọn thời điểm uốn phù hợp. Đương nhiên muốn uốn không gãy thì phải vô kẽm, thường người ta để dây chạy qua điểm lồi của chổ định uốn, khi uốn dây sẽ trợ lực chổ đó nên đỡ gãy hơn. Chỉ những cành to níu bằng cáp người ta mới làm từ từ, cành nhỏ thì mỗi cây có từ vai chục đến cả trăm cành, trồng nhiều mà uốn từng chút từng chút chắc tiêu.
Về lằn vỏ: đúng như bác nói, Gỗ mới bù thêm ra xung quanh lâu dần sẽ ép vô dây kẽm rồi tạo lằn, cái này là đương nhiên vì cây phải bù gỗ thì mới giữ cành uốn cố định theo ý mình. Nhưng có thể hạn chế lằn vỏ bằng cách cuốn rộng một chút, theo dõi thường xuyên và thấy lằn 1/3 dây là tháo cuốn lại, có khi 3 tháng nhưng có khi chỉ 1 tháng.
Tương tự, cành bị hồi chính là do không được phát triển bù gỗ, vậy muốn cành không hồi thì phải chọn thời điểm uốn trước khi cây sinh trưởng, chờ cho nó bù gỗ đủ là việc uốn xong. Cây sinh trưởng lúc nào chắc bác rõ rồi. Việc uốn sẽ làm cành uốn sinh trưởng chậm lại chút so với cành khác, nhưng ko phải tại quấn dây làm nghẹn nhựa, đơn giản là vì ta thường uốn níu thấp cành xuống, làm khả năng quang hợp kém hơn những cành được vươn cao tự nhiên.
 
Top