bài trị bệnh cho mai vàng của camauteur đã sửa

ToanNet

Thành viên
bệnh này phát triển nhanh lắm nha các bác 1 đêm thôi lá chấm đen li ti nhiều thấy rõ, bác thử phun alvil + thuốc nào trừ rầy xem sao, hình như bác nguyenchihiep biết trị bệnh này đó.
 

Thientamq10

Thành viên mới
Chào Anh!
Cây mai nhà em đang bị sâu gì mà lá bị như thế này vậy ạ? xin anh chỉ dùm em phải xài loại thuốc gì để diệt sâu?và liều lượng như thế nào?cám ơn anh nhiều ạ!





 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Cây của bạn vừa bị sâu vừa bị ong xén lá. Bạn có thể phun Vibasu (Hoạt chất Diazinon) lên toàn bộ tán cây, sâu có thể bị chết nhưng ong xén lá không trú trên cây nên chỉ ngăn chận chúng được khoảng 2 ngày rồi lại phá tiếp. Lúc nầy đang mùa bướm sinh sản, chỉ cần thấy bướm bay lượn quanh cây thì vài ngày sau phải phun thuốc mới ngừa được sâu phá.
 

Thientamq10

Thành viên mới
Re: Trả lời: bài trị bệnh cho mai vàng của camauteur đã sửa

Cây của bạn vừa bị sâu vừa bị ong xén lá. Bạn có thể phun Vibasu (Hoạt chất Diazinon) lên toàn bộ tán cây, sâu có thể bị chết nhưng ong xén lá không trú trên cây nên chỉ ngăn chận chúng được khoảng 2 ngày rồi lại phá tiếp. Lúc nầy đang mùa bướm sinh sản, chỉ cần thấy bướm bay lượn quanh cây thì vài ngày sau phải phun thuốc mới ngừa được sâu phá.
Thanks ban!
 

dat80

Thành viên
Bác Minh ơi! cháu có 2 cây mai bị tuyến trùng, chạy ra mua sincosin thì không có bán , sẵn nhà có chai Vibasu 50EC, không biết loại này có trị được không vậy Bác? cảm ơn Bác
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Bác Minh ơi! cháu có 2 cây mai bị tuyến trùng, chạy ra mua sincosin thì không có bán , sẵn nhà có chai Vibasu 50EC, không biết loại này có trị được không vậy Bác? cảm ơn Bác
Thuốc nầy chỉ trị được sâu đục thân chứ không tác dụng với tuyến trùng đâu. Bạn hỏi thử hiêự Map Logic 90WP hoặc các thuốc có hoạt chất Ethoprophos như Mocap 10G;Annong Cap 20EC,Vimoca 10G, Etocap 10G. Hoạt chất Cytokinin cũng có thể tri tuyến trùng.
 

dangvantac

Thành viên
Đây là loại bệnh mới một số anh em cũng đã biết nhưng trị thế nào thì chưa ai biết cả.Không rõ nó gây bệnh trên lá mai theo cơ chế nào? Do nấm hay do loại côn trùng chích hút truyền bệnh? Bây giờ phải mò mẫm cách trị thôi, các bác nào có kinh nghiệm phổ biến với anh em theo ý tôi thì đây là bệnh có thể dùng các loaa5i thuốc trị nấm bệnh có phổ rộng như Hexaconazole ( Anvil 5SC) hoặc Amista-Top phun xem tác dụng nó như thế nào !
Nếu nấm thì phun thuốc trên là sẽ có kết quả ngay, nếu không cải thiện thì có thể là bị vi khuẩn tấn công (bệnh sẽ tán phát rất nhanh), mình nên xử lý thuốc trị vi khuẩn như:các loại gốc đồng (coc 85, bacba 86...) hoặc lấy vôi bột phun đều, nhiều lần sẽ cải thiện (đừng sợ cháy lá, nêú sợ thì nên làm thử).
 

Phanthanhbt

Thành viên
Trên phần trình bày các bệnh về mai vàng có nói về bệnh Tuyến trùng hại rễ. Nhưng nội dung còn quá ít, thiếu hình ảnh minh họa. Các anh chị trên diễn đàn nếu có thêm các hình ảnh về bộ rễ, lá mai như thế nào không? Mong chia sẽ trên diễn đàn để mọi người tham khảo
 

bedung

Thành viên mới
CÁCH PHÒNG TRỊ BÙ LẠCH (BỌ TRĨ) HẠI CÂY HOA MAI

Câu hỏi: Cứ mỗi đợt cây mai vàng ở chỗ chúng tôi ra đọt, lá non thì ỡ mặt dưới của những lá non lại xuất hiện những con vật nhỏ xíu như đầu mũi kim, dài khỏang trên dưới một ly mầu trắng, mầu xám hoặc mầu nâu đen...bò nhanh. Không rõ chúng có cắn phá gì không, chỉ biết rằng để ý thấy những lá có nhiều con vật này thì sẽ bị nhỏ lại không phát triển được và bị khô cháy ở xung quanh mép lá và bị cong lên làm cho lá có hình dáng giống như cái muỗng cà phê, khi gia, lá thô cứng, nhìn tòan bộ lá không được đẹp lắm. Xin cho biết những con vật đó là con gì? Có phải chúng làm cho lá mai bị như vậy? Nếu đúng xin cho biết cách khắc phục?

Triệu chứng:




Trả lời: Qua mô tả rất kỹ của bạn kết hợp với những gì hiện chúng tôi hiểu biết được về sâu bệnh hại trên cây hoa mai, chúng tôi cho rằng cái con vật nhỏ xíu trên cây hoa mai nhà bạn có thể là con bù lạch (có người kêu là con bọ trĩ). Chính cái con vật nhỏ xíu này đã làm cho lá mai nhà bạn bị hiện tương như bạn đã mô và như vậy muốn cho lá mai không còn tiếp tục bị hại như vậy nữa thì chỉ còn có cách là bạn phải trừ diệt bằng được con bu ølạch này.
Con bù lạch có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra đọt non thì con trưởng thành của chúng sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non, sau khi đẻ vài ngày trứng bắt đầu nở ra con bù lạch non (con ấu trùng). Cơ thể của bù lạch rất nhỏ, đẫy sức cũng chỉ dài khỏang hơn môt ly. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của những lá non, tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti. Những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát trển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên như hình lòng mo (mà bạn đã quan sát và mô tả có hình dáng giống như một cái muỗng), lá trở lên thô cứng (ảnh IV-18a, IV-18b, IV-18c).
Khi những lá bị hại chuyển sang giai đọan bánh tẻ và già, thức ăn không phù hợp cho chúng , chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bù lạch thường gây hại nhiều trong mùa khô, khi mùa mưa đến mật số bủ lạch sẽ giảm dần.
Để phòng trị (mà theo bạn nói là khắc phục) lọai bù lạch này, bạn có thể tiến hành như sau:
-Khi tưới nước cho cây mai, bạn nên dùng lọai máy bơm có áp suất mạnh tia xịt thẳng tia nước vào những chỗ mà bù lạch “cư trú” để rửa trôi bớt chúng, với cách làm này bạn cũng có sẽ làm giảm bớt được mật số của một số đối tượng dịch hại đang gây hại trên cây mai như nhện đỏ, rệp sáp...
-Nếu mật số bù lạch cao bạn có thể sứ dụng một vài lọai thuốc trừ sâu thường dùng như: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC...Khi phun xịt thuốc bạn nhớ phun ướt đều cả mặt dưới của lá mai. Về liều lượng và cách thức pha chế bạn có thể đọc hướng dẫn của hãng sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc./.
mình vừa đươc một anh làm rau chỉ cho mình xịt bọ trĩ bằng thuốc dùng để nhún mùng của y tế + thuốc sát trùng BENKOCID của thú y kết hợp với việc treo vài viên long não rất hiêu quả !
 

nguyenchihiep

Thành viên
mình vừa đươc một anh làm rau chỉ cho mình xịt bọ trĩ bằng thuốc dùng để nhún mùng của y tế + thuốc sát trùng BENKOCID của thú y kết hợp với việc treo vài viên long não rất hiêu quả !
Thuốc này độc lắm nhé , khi xịt phải pha đúng liều lượng khuyến cáo . Thuốc này độc trong điều kiện ẩm ước mà bớt độc khi nó khô đi do đó người ta xịt quanh nhà phòng kiến , góc bếp phòng dán .. khi xịt cần đậy hoặc dẹp thức ăn và thức uống vì chất dộc hóa thành bụi bay đi rất xa ... sẽ xa hơn nữa nếu trong nhà có bật quạt trong phạm vi bán kính 50m
 

lekhanh204

Thành viên tích cực
Nếu là vườn lớn thì dùng thuốc . nếu là cây cảnh quanh nhà thì kiếm vài con nhái leo tường thả cho nó sống trong khu trồng cây của mình ... yên trí nó liếm ko còn 1 con bọ trĩ hay rệp sáp
Bác này có tập huấn IPM đây."Xanh,Sạch,Đẹp"
 

hunglanvt

Thành viên mới
Nếu là vườn lớn thì dùng thuốc . nếu là cây cảnh quanh nhà thì kiếm vài con nhái leo tường thả cho nó sống trong khu trồng cây của mình ... yên trí nó liếm ko còn 1 con bọ trĩ hay rệp sáp
Phảo loại nhái lá không anh Hiệp? Trước đây tui gặp con này là bắt quăng đi thật xa. Nếu biết trước thì bắt để cho ở gần các chậu cây rồi.
 

nguyenchihiep

Thành viên
Phảo loại nhái lá không anh Hiệp? Trước đây tui gặp con này là bắt quăng đi thật xa. Nếu biết trước thì bắt để cho ở gần các chậu cây rồi.
Con nhái có cái chân 5 ngón dầu ngón tròn như viên đạn bám tường .. tuy là nhái nhưng nó lại sợ nước ướt mình vì thích ở khô ,... đến mùa sinh sản nó làm cái bọc như mang nhện phía trong nhão như nước miếng trên cái mặt hồ có nước ... trứng sau khi nở sẽ rơi xuống thành nòng nọc và bắt đầu chu kỳ tiến hóa .... thường thì mua thuốc trừ sâu rồi , nhưng hôm nay quan sát thấy chẳng có bọ trĩ thì xịt làm gì .. bọn nhái đó ở d6ay có chừng 5 con thôi ,... chúng ăn côn trùng ... bọ trĩ , bọ sáp là côn cùng đó thôi
 

newhorizon

Thành viên mới
Cây mai của em bị bệnh gì, mong các bác hướng dẫn giúp



Em chỉ thấy nó ra đọt non, tuy nhiên lá trên đọt non gần như ko có. Chậu mai để trên sân thương khá nóng, tuy nhiên cây mai ghép thủ đức bên cạnh ko bị. Vậy nó bị bệnh gì?
 

nguyenchihiep

Thành viên
Cây mai của em bị bệnh gì, mong các bác hướng dẫn giúp



Em chỉ thấy nó ra đọt non, tuy nhiên lá trên đọt non gần như ko có. Chậu mai để trên sân thương khá nóng, tuy nhiên cây mai ghép thủ đức bên cạnh ko bị. Vậy nó bị bệnh gì?
tuyến trùng
 

hunglanvt

Thành viên mới
@ anh Hiệp: Anh đã xác định cây mai bị tuyến trùng vậy xử lý sao anh? Em mới xin được ít phân bò hoai và dự tính bón cho cây nhưng nghe nói bón phân bò cũng dễ bị bệnh lắm hả anh? Em trộn thêm báudiinn vào và bón cho cây được không? Em đọc trên diễn đàn và nghĩ nếu cây mai bị tuyến trùng thì ta có thể nhổ cây mai lên rửa hết đất và cắt rễ bị bệnh rồi trồng lại , ý anh thấy sao?
 

nguyenchihiep

Thành viên
@ anh Hiệp: Anh đã xác định cây mai bị tuyến trùng vậy xử lý sao anh? Em mới xin được ít phân bò hoai và dự tính bón cho cây nhưng nghe nói bón phân bò cũng dễ bị bệnh lắm hả anh? Em trộn thêm báudiinn vào và bón cho cây được không? Em đọc trên diễn đàn và nghĩ nếu cây mai bị tuyến trùng thì ta có thể nhổ cây mai lên rửa hết đất và cắt rễ bị bệnh rồi trồng lại , ý anh thấy sao?
Phân bò dễ bị cái này , anh chết 2 cây và khu và khu vực đó cây chung quanh đều nhiễm bệnh này ... duy có mai tứ quý ghép dảo là sống sót còn gốc mai vàng thì chết ( có lẽ do giống mai vàng yếu hơn tứ quý )
==================================
[SIZE=+1]Rệp sáp,Bọ cánh tơ,Bọ xít,rong rêu xanh,Tuyến trùng
[/SIZE]









Tên khoa học : dysmiccocus sp.
Bộ cánh đều : homoptera
họ rệp sáp giả : pseudococcidae
đặc điểm sinh học và tác hại: rệp cái đẻ trứng thành ổ xếp chổng lên nhau. sau một tuần, rệp non nở ra sống ở kẽ lá, chùm hoa, chùm quả rệp non lột xác 4 – 5 lần trong vòng 4 tuần lễ. vòng đời rệp khoảng 40 – 60 ngày tùy điều kiện nhiệt độ. khí hậu nóng và ẩm thích hợp cho rệp phát triển.rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen. rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây .rệp sáp dysmicoccus sinh sống phá hại nhiều loại cây.
biện pháp phòng trừ: dùng tay giết rệp. khi cần thiết thì phun các loại thuốc pyrinex, supracide, polytrin, monster
Bọ cánh tơ
Chích hút dinh dưỡng ở lá non, triệu chứng thể hiện dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính. đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và dòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. khi bị hại nặng lá bị rụng, nhất là lá non. bọ non sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển. bọ gây hại nặng vào mùa khô. mùa mưa mật số bọ giảm.
biện pháp phòng trừ:
-tưới ướt lá và bề mặt đất để tiêu diệt nhộng trong đất.
-cắt tỉa liên tục để hạn chế nguồn thức ăn của bọ.
-sử dụng thuốc: pyrinex, confidor, admire, sherpa….
Bọ xít (helopeltis theivora w.)
Triệu hứng gây hại: bọ xít thường chích hút nhựa cây bằng cách chích vào các cành non của cây, tạo thành vết u nổi sần sùi, gây hại nặng có thể làm chết cành, chết cây.
bọ xít thường đẻ trứng ở nách 2 nhánh giao nhau.
các loại thuốc được dùng như bi58 40 ec (15 – 20 ml/bình 8 lít), supracide 40 ec (5 – 7 ml/bình 8 lít).
RONG, RÊU XANH
…Chưa tìm được tài liệu nào nói về tác hại của rêu xanh trên cây trồng. có lẽ rêu xanh là loài ký sinh chứ không phải hoại sinh như nấm hồng nên rêu xanh chỉ tạo độ ẩm làm phát sinh các loại bệnh khác? có thể diệt rêu xanh với cách trị bệnh đốm đồng tiền.
Tuyến trùng hại rễ mai (Meloidoigyne sp.)
Hình thái:
- Tuyến trùng kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm sống trong đất, đục lổ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây và tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu phát triển kém
Cây mai bị tuyến trùng sinh trưởng rất yếu, phiến lá vàng và nhỏ hơn bình thường. Nhổ gốc quan sát rễ thấy những nốt tròn trên rễ. Bộ rễ bị tuyến trùng nặng sẽ mất khả năng hút dinh dưỡng cung cấp cho cây. Nếu để lâu cây sẽ sinh dưỡng kém và chết.
Biện pháp phòng trừ: -Tăng cường bón phân hữu cơ, vì phân hữu có rất nhiều vi khuẩn và nấm ký sinh có thể tiêu diệt tuyến trùng.
-Nhổ bỏ những cây bị chết, thu gọn sạch rễ trong đất.
-Có thể dùng thuốc: Mocap, Sincocin
-Dùng thuốc trừ tuyến trùng Oncol 20EC pha 50 ml/10 lít nước :
+ Tưới vào mỗi hố 4-8 lít dung dịch thuốc phòng ngừa trước khi trồng.
+ Tưới thuốc thấm sâu vào xung quanh vùng rễ, cần tưới 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
+ cây cúc ra hoa, nhổ cây băm nhỏ rồi vùi lấp xung quanh gốc cũng có tác dụng hạn chế tuyến trùng.
 
Top