Vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh Việt

Le Manh Cuong

Moderator
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Tôi thấy chủ đề này đưa ra mặc dù rất bổ ích nhưng vì CCNT và BONSAI là hai phong cách chơi của hai miền rất khác nhau vì thế rất khó có được tiếng nói chung để giải quyết bài toán khó này(Các bạn lưu ý hai loại hình nghệ thuật này hoàn toàn khác nhau,cốt cách và vẻ đẹp của CCNT và BONSAI cũng hoàn toàn khác nhau).Trong chúng ta mọi người hay nói phải làm sao đạt được cổ,kì,mỹ trong tác phẩm của mình nhưng thực tế mấy ai hiểu được như thế nào là cổ,kì ,mỹ.Nếu bạn đạt được sự kì trong tác phẩm của mình thì như vậy là bạn đã đứng được ở tầng cao nhất trong sự chơi rồi.Đừng nghĩ rằng kiếm được một cây thật già về đã là cổ đâu và cũng đừng cho cây quái sẽ là cây kì(Chữ kì ở trong tác phẩm nghệ thuật nó rộng và rất bao la không phải rễ dàng nhìn nhận và vươn tới được).Với tính cách của người VN chúng ta thường có cái tôi rất lớn và tính hiếu thắng rất cao cộng với tầm nhìn trong công tác điều hành và quản lý rất hạn chế thì để thực hiện được điều này quả thật là vô cùng khó...Trên đây là đôi dòng tâm sự của tôi nếu các bạn thấy nó không ra gì và khó nghe thì bỏ qua.
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Tôi thấy chủ đề này đưa ra mặc dù rất bổ ích nhưng vì CCNT và BONSAI là hai phong cách chơi của hai miền rất khác nhau vì thế rất khó có được tiếng nói chung để giải quyết bài toán khó này(Các bạn lưu ý hai loại hình nghệ thuật này hoàn toàn khác nhau,cốt cách và vẻ đẹp của CCNT và BONSAI cũng hoàn toàn khác nhau).Trong chúng ta mọi người hay nói phải làm sao đạt được cổ,kì,mỹ trong tác phẩm của mình nhưng thực tế mấy ai hiểu được như thế nào là cổ,kì ,mỹ.Nếu bạn đạt được sự kì trong tác phẩm của mình thì như vậy là bạn đã đứng được ở tầng cao nhất trong sự chơi rồi.Đừng nghĩ rằng kiếm được một cây thật già về đã là cổ đâu và cũng đừng cho cây quái sẽ là cây kì(Chữ kì ở trong tác phẩm nghệ thuật nó rộng và rất bao la không phải rễ dàng nhìn nhận và vươn tới được).Với tính cách của người VN chúng ta thường có cái tôi rất lớn và tính hiếu thắng rất cao cộng với tầm nhìn trong công tác điều hành và quản lý rất hạn chế thì để thực hiện được điều này quả thật là vô cùng khó...Trên đây là đôi dòng tâm sự của tôi nếu các bạn thấy nó không ra gì và khó nghe thì bỏ qua.
Thay cho lời nhận xét bài viết của anh Cường MT xin nói thế này.

Qua theo dõi ở mục chia sẻ có một số nhiều tác phẩm khi anh em đem lên chia sẻ, thì Topic đó có khoảng 98% các bài khen tác phẩm đẹp + bài động viên.... 2% còn lại là chê và góp ý cần sửa.
Thực tế buồn lại là không phải số nhiều 98% đó là đúng, mà cái cần và đúng lại nằm ở con số 2% ít ỏi kia.
 

bonsailuutruongson

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Xin phép đặt câu hỏi với bác chủ và anh em:

- Thế nào là cây cảnh nghệ thuật (CCNT)? Những tiêu chí nào để đánh giá 1 cây đạt chuẩn CCNT? Có phải nếu 1 cây đạt chuẩn CCNT sẽ chỉ dừng lại ở 3 tiêu chí (cổ, kỳ, mỹ) thì chắc chắn là 1 cây cảnh nghệ thuật đẹp?

- Cây cảnh Việt Nam có gì khác với cây cảnh thế giới? Đề tài này tôi thấy đã từng mang ra thảo luận trên Diễn đàn, đại ý là bàn về phong cách, hướng đi...nhưng hình như vẫn chưa có lời giải.

Cảm ơn!
Ý kiến của anh Hùng rất thực tế.

Nếu chỉ lập ra 1 cái Topic để hâm nóng thì quả thật không cần thiết, cái cần thiết mà anh em cho là giúp ích cộng đồng cùng nhau phát triển phải là cái từ khái niệm đến cơ bản, nó như 1 dự án phát triển, phải có tính đánh giá phân tích để kết luận, từ đó mới có 1 hướng đi cho anh em, cụ thể là người tập chơi cây cảnh.
Từ xưa nay do mình cập nhật thông tin kém hay không hiểu biết gì về lĩnh vực cây cảnh? Mình chưa đọc được thông tin nào về sự đánh giá xếp hạng của 1 tổ chức nào trên thế giới về cây cảnh đối với cây cảnh Việt Nam. Nếu có cũng chỉ là các tác giả ngẫu hứng trong nước.
Một sự mơ hồ của 1 số người nữa là quá quen thuộc với những cây được tuyển chọn trong các cuộc thi, triển lãm cây cảnh nước ngoài và chỉ thấy được bấy nhiêu mà không nghĩ rằng đất nước của họ cũng vô vàn người chơi cây cảnh và sở hữu những cây xấu hơn cây của anh em ta.
Việt Nam chúng ta qua các cuộc triển lãm từ Bắc chí Nam cũng có rất nhiều tác phẩm mà mình khẳng định các nước khác trên thế giới không thể có được.
Vậy chúng ta hướng tới là hướng tới cái gì? Sự hướng tới có phải là 1 bản copy hay 1 sự sáng tạo?
Đúng như 1 số bạn đã nhận định, cây cảnh Việt Nam phải mang nét đặc trưng của con người Việt Nam, điều này nó đã được thể hiện rất rõ sự đa dạng phong phú về chủng loại và cũng phù hợp với sự khí hậu của Việt Nam chúng ta.
Theo em hiểu thì anh Sơn đặt vấn đề là tại sao cây cảnh thì có rất nhiều ,nhưng những tác phẩm thật sự ấn tượng và thành công thì không có mấy ? và chúng ta mở topic này để tìm lời giải và hướng đi ngắn nhất để hướng tới sự thành công đó.

Cảm ơn anh Sơn đã đưa ra một chủ đề rất hữu ích ,hiện nay lối chơi cây ngoài bắc còn khá mơ hồ và mông lung với cái cụm từ mà mọi người vẫn gọi là “cây cảnh nghệ thuật ” ,mà nghệ thuật thì lúc nào cũng rất trừu tượng ,chính bởi cách tự lần mò để đi tìm “nghệ thuật “ đã khiến rất nhiều người phải trả bài toán học phí bằng những cái giá khá đắt.

Qua chủ đề này rất mong anh cùng những anh em chơi cây đã có những kinh nghiệm đưa lên những vấn đề cần thiết một cách rõ ràng hơn ,nhằm giúp cho người mới chơi cây một phương hướng cụ thể .
-Cái nhìn khái quát về tiêu chí thế nào là một cây đẹp (tất nhiên tiêu chí chỉ mang tính tương đối )
-Cách lựa chọn,đánh giá một phôi ,một cây nguyên liệu tốt để tạo nên một tác phẩm đẹp.
-Tư duy lựa chọn chủ đề cho tác phẩm,những phương pháp kỹ thuật trong chế tác để biến chủ đề trong ý tưởng thành một tác phẩm cụ thể.



Ngac_Nhien_Chua đúng là luôn làm anh ngạc nhiên, nhầm lẫn to rồi em nhé. :D

Hai chủ đề này khác hẳn nhau về mặt nội dung đó em.
Cám ơn Kiên đã giải thích giúp để anh em rễ hiểu ra vấn đề
 

Ngac_Nhien_Chua

Thành viên
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

em thấy mọi thứ gần như không có giới hạn.BS và CCNT .và gần đây lại xuất hiện cụm từ "phong cách tự nhiên "

tuy em không hiểu gì về mấy cái định nghĩa hay mấy cái phong cánh .nhưng em cũng mới nghe 1 anh nói .bây giờ cái đáng quý là làm sao làm cho tác phẩm nó gần với thiên nhiên ,mà người chế tạc phải biết tận dụng tất cả những gì tự nhiên nhất của cây phôi mà làm lên tác phẩm thì tác phẩm đó càng có giá trị .
nếu chúng ta chưa định nghĩa được ,chưa hiểu được nó là cái gì ?và làm để làm gì ?
vậy thì để vươn đến chất lượng thật khó .
chúng ta trước hết hãy hiểu chất lượng là gì đã ?

Thuật ngữ “ chất lượng” đã được sử dụng từ lâu để mô tả các thuộc tính như đẹp, tốt, đắt, tươi và trên hết là xa xỉ. Vì thế, chất lượng dường như là một khái niệm rất khó hiểu và không thể quản lý.
Đó chủ yếu là do chất lượng là một vấn đề của nhận thức riêng. Cái mà tôi cho là một sản phẩm chất lượng có thể không phải là một sản phẩm chất lượng đối với bạn. Mọi người có những nhu cầu và yêu cầu khác nhau về sản phẩm, các quá trình và tổ chức. Do đó, quan niệm của họ về chất lượng là vấn đề của việc các nhu cầu của họ được thoả mãn đến mức nào.
Thế còn các yêu cầu có thể không đựoc nói ra nhưng lại rất cần thiết cho việc sử dụng an toàn và đúng cách một sản phẩm thì thế nào? khi mua một cái bánh ngọt bạn có thể không nói ra rằng cái bánh đó phải không bị nhiễm vi khuẩn E-Coli, nhưng chắc chắn bạn mong đợi là chiếc bánh đó phù hợp cho sự tiêu thụ của con người.
Nếu yêu cầu này không được đáp ứng, bạn không thể mua chiếc bánh, vì đây là yêu cầu pháp lý ở hầu hết các quốc gia. Bởi vậy, thật dễ dàng để tưởng tượng có bao nhiêu tiêu chuẩn, bộ luật và các công cụ pháp lý mà bạn bắt buộc phải tuân thủ. Sự tuân thủ các quy định này là điều thiết yếu để bạn tiếp tục kinh doanh và cũng thiết yếu cho một phần chất lượng sản phẩm của bạn. Thực sự, đây là nhu cầu ngụ ý của khách hàng – rằng sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc có thể áp dụng v..v..
Ngoài ra, đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan khác cũng có thể được xem như một phần của chất lượng. Rất nhiều sản phẩm bị khách hàng từ chối vì những lý do môi trường hoặc đạo đức.
Tóm lại, nó không chỉ là một đặc tính của sản phẩm mà làm cho bạn xem nó là môt sản phẩm chất lượng. Chất lượng không chỉ là một đặc tính đơn lẻ mà toàn bộ tất cả các đặc tính quyết định mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

==================================
Chất lượng sản phẩm phải thể hiện thông qua các yếu tố sau:

- Sự hoàn thiện của sản phẩm: đây là yếu tố để giúp chúng ta phân biệt sản phẩm nầy với sản phẩm khác. thường thể hiện thông qua các tiêu chuẩn mà nó đạt được. Đây cũng chính là điều tối thiểu mà mọi doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng thông qua sản phẩm của mình.

- Giá cả: thể hiện chi phí để sản xuất (mua) sản phẩm và chi phí để khai thác và sử dụng nó. Người ta thường gọi đây là giá để thỏa mãn nhu cầu.

- Sự kịp thời, thể hiện cả về chất lượng và thời gian.

- Phù hợp với các điều kiện tiêu dùng cụ thể: sản phẩm chỉ có thể được coi là chất lượng khi phù hợp với điều kiện tiêu dùng cụ thể. Doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý điều nầy khi tung sản phẩm vào các thị trường khác nhau để đảm bảo thành công trong kinh doanh.

Trong thực tế sản xuất kinh doanh, nếu không chú ý đầy đủ đến các yếu tố trên sẽ dẫn đến thiệt hại không nhỏ.
sưu tầm một số tư liệu
 

Ngac_Nhien_Chua

Thành viên
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

theo em khi ta hiểu thế nào thuật ngữ chất lượng ?

ta tìm hiểu về thuật ngữ "" nghệ thuật cây cảnh "" đây là bài viết của thây cường họa sĩ trên diễn đàn vannientung.com
nó không làm người ta hiểu rõ được "nghệ thuật cây cảnh " nhưng em nghĩ tham khỏa song cũng vỡ ra nhiều điều .

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
VỀ CÂY CẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NGHỀ CÂY CẢNH VIỆT NAM HIỆN NAY
*Qui mô đào tạo
Qui mô đào tạo chuyên nghành cây cảnh trên phạm vi cả nước chưa có tính chuyên nghiệp, chương trình đào tạo của một số cơ sở dạy nghề hiện vẫn ở qui mô nhỏ, thiếu phần kiến thức lí luận cơ bản như: Phương pháp tạo hình nghệ thuật trong cây cảnh, Mĩ học, Nghệ thuật học v.v… Các tổ chức hội Sinh vật cảnh hiện nay thiên về tổ chức triển lãm mang tính phong trào, chất lượng nghệ thuật chưa cao, hiếm khi tổ chức được các cuộc hội thảo bàn về chuyên ngành cây cảnh nghệ thuật.
* Lực lượng quần chúng tham gia
Gần đây phong trào chơi cây cảnh đã lan tỏa khắp các vùng miền trong cả nước; thú chơi mà xưa kia chỉ dành cho các bậc quyền quí, cao sang thì nay đã gần như được xã hội hóa, người người chơi cây cảnh, nhà nhà chơi cây cảnh. Cây cảnh đã lôi kéo mọi tầng lớp xã hội từ nông dân, công nhân, trí thức đến các chủ doanh nghiệp đó chính là tính ưu việt của nghệ thuật đương đại. Hàng năm có tới hàng chục các cuộc triển lãm từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh, thành phố và cả qui mô toàn quốc; đó là những tín hiệu đáng mừng về một nghề truyền thống đã được phát huy trong thời đại ngày nay. Nhưng có lẽ đã đến lúc chúng ta phải bình tâm để suy nghĩ về chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm khi mang ra trưng bày. Tại sao chính những người trong cuộc vẫn thường phàn nàn, Rằng: cuộc triển lãm này chất lượng chưa cao, cuộc triển lãm kia chủ yếu là hàng nhôm nhựa hay đại loại những cây như thế mà cũng gọi là cây cảnh nghệ thuật v.v…Đó chẳng phải là những điều đáng suy nghĩ lắm sao?
Thực tế trong những năm qua phong trào chơi cây cảnh phát triển quá nóng trên qui mô rộng ; Điều đáng tiếc là đa số những người chơi đều tự học, tự tìm hiểu hoặc dựa theo ý kiến chủ quan của một số người, cũng có một số dựa theo xu thế của thị trường do đó nhận thức về cái đẹp chưa đồng đều. Theo qui luật phát triển xã hội; khi đời sống vật chất được nâng cao, thú chơi phát triển thì các sản phẩm nghệ thuật sẽ trở thành một món ăn dinh dưỡng về tinh thần không thể thiếu và nghiễm nhiên nó cũng trở thành một loại hàng hóa có thể mua bán, trao đổi.
Cây cảnh nghệ thuật cũng là một thứ hàng hóa nhưng có giá trị vô hình, sự mua bán, trao đổi dựa trên cơ sở nhận thức cảm tính và dư luận xã hội, vì thế khi hòa nhập vào cơ chế thị trường nó sẽ bị thương mại hóa và mang tính vụ lợi, lúc này giá trị đích thực của nghệ thuật có thể bị trao đảo thiếu minh bạch. Ngoài ra riêng với cây cảnh nghệ thuật còn có sức hấp dẫn kì lạ, khi đã ưng rồi thì khó mà kiềm chế được; người có nhiều tiền thì mua nhiều, người ít tiền thì mua ít, người không có tiền thì xoay sở vay mượn; có người còn đổi cả những vật dụng trong nhà như trâu, bò, xe máy thậm chí có người còn đổi cả những tài sản quí giá như ô tô hoặc bất động sản v.v… để lấy cây về. Vì thế nếu người chơi thiếu thận trọng hoặc chưa trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên ngành cây cảnh mà đã đầu tư lớn thì rất dễ bị tổn thương.
MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI CỦA CÂY CẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

I-TÍNH KẾ THỪA
Cái đẹp trong nghệ thuật cây cảnh không phải tự nhiên mà có, trải qua quá trình lao động, sáng tạo hàng ngàn năm các cụ ta đã tổng kết ra ba tiêu chí cơ bản mà ta cần phát huy:
1-Cổ: Cổ vữa có nghĩa là cây già, cây lâu năm đạt đến cổ lão vừa có nghĩa là hình thức biểu đạt phải tạo được dáng cây cổ thụ.
2-Kì: Kì có nghĩa là lạ, cây có dáng hoặc hình thù kì dị khác với những cây thông thường. Chữ kì hàm chứa các yếu tố: Kì mĩ, kì diệu, kì khôi, kì ảo, kì thú, kì công… Cây mang được yếu tố này mới làm cho nghệ thuật thoát ra sự thuần túy, bắt chước tự nhiên một cách máy móc, tự nhiên chủ nghĩa. Ta cần lưu ý: Yếu tố “Kì” phải tạo cho người xem những khoái cảm thẩm mĩ(Đẹp) trái với những kiểu kì lạ phản cảm gây cho người xem khó chịu, sợ hãi như kì quái, dị dạng hay quái đản v.v…
3-Mĩ: Mĩ là vẻ đẹp của cây. Một CCNT đẹp là một cây đạt được cả tổng thể lẫn chi tiết, có tỷ lệ cân đối và bố cục hài hòa bao hàm cả cách trình bày dôn, chậu. Cây phải nêu bật được chủ đề gây ấn tượng và cảm xúc cho người thưởng ngoạn.

II-ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Trong sáng tác CCNT Việt Nam đương đại ngoài việc kế thừa những kiến thức do các bậc tiền nhân để lại ta cần biết tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Bonsai thế giới đồng thời phát huy trí tối đa óc sáng tạo để tìm ra những nét mới có giá trị nghệ thuật cao và mang đậm bản sắc văn hóa riêng của người Việt.
1-Nội dung:
Một tác phẩm cây cảnh có giá trị nghệ thuật cao phải là một tác phẩm thể hiện được ý nghĩa nội dung về những giá trị cuộc sống. Hình thức biểu đạt phải mạch lạc, rõ ràng, thấu tình, đạt lý, gây ấn tượng cho người xem và tạo nên những khoái cảm bền lâu với người thưởng thức.
Là một môn nghệ thuật thì mục tiêu của nó đều hướng tới các giá trị: CHÂN-THIỆN-MĨ. Cây cảnh nghệ thuật cũng không nằm ngoài số đó muốn vươn tới những giá trị chân chính đó thì tất yếu phải đáp ứng các chức năng của nghệ thuật nói chung:
1.1- Chức năng thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ:
Thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của các cá nhân và xã hội nói chung, đó là chức năng đặc thù của nghệ thuật. Nhu cầu thẩm mỹ là nguyên nhân của nghệ thuật. Sự hoàn thiện, hoàn mỹ là mục đích vươn tới của nghệ thuật. Những chức năng cơ bản khác của nghệ thuật chỉ có thể thực hiện một cách hoàn hảo, bền vững thông qua chức năng thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ.
1.2- Chức năng nhận thức - phản ánh:
Là chức năng chủ yếu với mọi hình thái ý thức xã hội, trong đó ý thức thẩm mỹ, được tập trung một cách cao nhất trong nghệ thuật.
Nghệ thuật giúp con người nhận thức hiện thực khách quan, nhưng là cái hiện thực khách quan trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó, cái hiện thực khách quan dưới góc độ thẩm mỹ chứ không phải những cấu trúc thuần tuý của bản thân nó. Hơn nữa, nghệ thuật phản ánh quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới hiện thực khách quan ấy mà trong quan hệ thẩm mỹ này, cái được phản ánh chủ yếu là cảm xúc của con người.
Nghệ thuật giúp con người nhận thức được chính mình một cách sâu sắc, làm cho mỗi con người phải tự nghiền ngẫm và xem xét bản thân, xem xét quan hệ của mình với người khác với toàn xã hội và môi trường sống của mình.
1.3- Chức năng giáo dục:
Với nội dung chính là giáo dục thẩm mỹ, giáo dục phẩm chất đạo đức, giáo dục niềm tin tôn giáo, ý thức chính trị, ý thức công dân.
Nghệ thuật, xét đến cùng, phản ánh tồn tại xã hội và các quan hệ xã hội khác như quan hệ đạo đức, chính trị xã hội tôn giáo, kinh tế…Các quan hệ này được phản ánh vào nghệ thuật dưới góc độ thẩm mỹ, thông qua các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, nghệ thuật cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, xét đến cùng, bị tồn tại xã hội quy định song nó có tác động tích cực trở lại đối với tồn tại xã hội.
Nghệ thuật giáo dục con người một cách lãng mạn, tự giác, khả năng giáo dục lâu dài từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nghệ thuật giáo dục và cảm hoá con người bằng cách nêu gương thông qua hình tượng nghệ thuật.
Các chức năng nói trên suy cho cùng chỉ là một, chỉ là hướng đưa con người thấy và vươn tới các giá trị tích cực của xã hội, giá trị chân, thiện, mỹ mà thôi.
2- Hình thức biểu đạt:
Một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật phải được thể hiện công phu, bài trí gọn gàng sạch sẽ, có tỷ lệ cân đối, bố cục hài hoà gây ấn tượng cho người xem, phương pháp biểu đạt cần biểu lộ rõ chủ đề và ý tưởng sáng tác, cách trình bày vừa phô diễn được vẻ đẹp tổng thể của cây vừa không làm mất đi những nét đẹp của gốc, bệ, thân dáng, tay cành.
Bố cục tạo ra hướng quan sát chính cho người xem, (có thể một hay nhiều hướng nhưng phải có một hướng chính). Hướng chính phải là hướng đẹp nhất của tác phẩm (chọn góc độ có thể quan sát rõ cả thân, bệ, vị trí các tay, cành)
Bố cục còn thể hiện ở việc bố trí sắp đặt vị trí tay cành, bông tán của cây cảnh làm sao phải phù hợp với đặc điểm, dáng vóc, tỷ lệ của từng loại cây và bồn chậu.
 

1chutam

Thành viên Mua Bán
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

một góp ý nho nhỏ, đó chính là cái tôi ,mà nó đã kiềm hãm sự phát triển nghệ thuật bonsai

 

NaTuan

Quản Lý Viên
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Cây cảnh là một môn nghệ thuật sống và biến thiên theo thời gian , vì thế người làm cây cần phải có định hướng cho tác phẩm của mình ngay từ khi còn là phôi . Khi trồng một cây cần đặt những mục tiêu sau , thời gian bao lâu sẽ xong , chiều cao , độ lớn gốc cây , bề rộng tán lá và kích thước vật chứa . Và một điều nữa là làm cây là môn nghệ thuật cần thời gian dài vì thế nó đòi hỏi người ta sự kiên trì hơn bất cứ một môn nghệ thuật nào khác , đòi hỏi sự luôn luôn sáng tạo , vì thế một người dù có giỏi đến đâu cũng không thể tạo ra nhiều tác phẩm hoàn hảo .
Nền cây cảnh làm theo su hướng hàng hóa của ta mới phát triển , và nó mang tính tự phát không được đào tạo về kỹ năng nghệ thuật , vì thế nó cho ra đời những sản phẩm hao hao giống nhau , nhìn qua là thấy nó được làm ra ở đâu ( gọi chung là hàng công nghiệp ) . Mọi thứ khác người ta có thể sử dụng sản phẩm được sản xuất theo hướng công nghiệp . Còn riêng cây cảnh thì không thể chấp nhận được khi mà có hàng nghìn cây mang dáng vẻ giống nhau .
Một người nông dân thuần túy có thể có trình độ về canh tác để nuôi trồng cây cảnh rất tốt , nhưng họ không thể đủ tư duy để sản xuất ra nhiều sản phẩm nghệ thuật . Vì năng khiếu về nghệ thuật nó là thiên bẩm chứ không phải cứ cần cù bù thông minh là làm được .
Vì những lý do trên thì các bạn cũng thừa hiểu tại sao cây thì nhiều nhưng cây đạt tiêu chí nghệ thuật không nhiều .
PS . Tất cả mọi người khi làm từ một cây phôi đến khi hoàn chỉnh thì lúc đó mình mới thấy hết được giá trị của nó .

Thanks .
 

dungvan

Moderator
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Ý kiến của anh Hùng rất thực tế.

Nếu chỉ lập ra 1 cái Topic để hâm nóng thì quả thật không cần thiết, cái cần thiết mà anh em cho là giúp ích cộng đồng cùng nhau phát triển phải là cái từ khái niệm đến cơ bản, nó như 1 dự án phát triển, phải có tính đánh giá phân tích để kết luận, từ đó mới có 1 hướng đi cho anh em, cụ thể là người tập chơi cây cảnh.
Từ xưa nay do mình cập nhật thông tin kém hay không hiểu biết gì về lĩnh vực cây cảnh? Mình chưa đọc được thông tin nào về sự đánh giá xếp hạng của 1 tổ chức nào trên thế giới về cây cảnh đối với cây cảnh Việt Nam. Nếu có cũng chỉ là các tác giả ngẫu hứng trong nước.
Một sự mơ hồ của 1 số người nữa là quá quen thuộc với những cây được tuyển chọn trong các cuộc thi, triển lãm cây cảnh nước ngoài và chỉ thấy được bấy nhiêu mà không nghĩ rằng đất nước của họ cũng vô vàn người chơi cây cảnh và sở hữu những cây xấu hơn cây của anh em ta.
Việt Nam chúng ta qua các cuộc triển lãm từ Bắc chí Nam cũng có rất nhiều tác phẩm mà mình khẳng định các nước khác trên thế giới không thể có được.
Vậy chúng ta hướng tới là hướng tới cái gì? Sự hướng tới có phải là 1 bản copy hay 1 sự sáng tạo?
Đúng như 1 số bạn đã nhận định, cây cảnh Việt Nam phải mang nét đặc trưng của con người Việt Nam, điều này nó đã được thể hiện rất rõ sự đa dạng phong phú về chủng loại và cũng phù hợp với sự khí hậu của Việt Nam chúng ta
.
Phần tô đỏ:
Em không nhất trí về điểm này. Nếu chúng ta thực sự thảo luận vấn đề này với tính tích cực thì chủ đề này không chỉ dừng lại ở việc hâm nóng. Đừng sa đà vào những việc phê phán vùng miền, lối chơi..... Đâu mà chẳng phải trên đát nước này, lối chơi nào cũng đều là những nét riêng của VN. Những việc như vậy chỉ dẫn đến chia rẽ nhau và vô hình chung đã làm yếu sức mạnh của chính chúng ta.

Phần tô xanh:
Em cũng có quan điểm giống anh về phần này. Em là một trong những người xem khá nhiều các tác phẩm bonsai trên thế giới, ngay cả ở Nhật - quê hương của bonsai- có nhiều tác phẩm kinh điển song cũng có rất nhiều tác phẩm ở mức bình thường, ít nhất là theo sự nhận xét của em. Ngay cả trong những triển lãm có tiếng gần đây nhất của Nhật mà em sưu tầm được thì em cũng thấy có khá nhiều tác phẩm bình thường. Đây chỉ là nhận xét chứ không phải em có ý chê bai gì cả, có nhiều cái mà ta cần học hỏi ở họ lắm chứ.

"...Vậy chúng ta hướng tới là hướng tới cái gì? Sự hướng tới có phải là 1 bản copy hay 1 sự sáng tạo? " Theo em câu hỏi này là hay nhất. Khi giải được câu hỏi này thì tức là chúng ta đã tìm ra hướng đi cho nến cây cảnh VN. Và nó cũng là hướng đi đúng cho từng người chơi. Khi hiểu đuợc điều này thì mỗi người sẽ có một cách làm cho riêng mình.
Dưới đây là đoạn trích trong một tài liệu của nước ngoài liên quan đến vấn đế tạo hình cây cảnh, em nghĩ chúng ta cũng nên suy ngẫm:
Một vài biểu hiện của việc tạo hình thành công một tác phẩm cây cảnh :
• Tạo hình gợi nhiều liên tưởng: nó làm cho người xem cảm nhận.
• Tạo hình là kích thích: nó làm cho người xem suy nghĩ.
• Tạo hình có vẻ tự nhiên: nó dường như có thể đến trực tiếp từ thiên nhiên và đạt tới trên cái thiên nhiên.
• Tạo hình gắn kết: nó có tính toàn vẹn thành phần, nó tạo ra ý nghĩa.
• Tạo hình là thú vị: nó thu hút người xem
• Tạo hình năng động: nó thể hiện cuộc sống và sức sống
• Tạo hình mô tả: nó kể một câu chuyện của một nơi hoặc một lịch sử cuộc sống
• Tạo hình thông minh: nó giải quyết những thách thức riêng của mình
• Tạo hình có nhịp điệu và dòng chảy: nó không phải là đơn điệu và cũng không hỗn loạn


Theo em khi ngộ được những điều này thì câu hỏi tạo hình cho cái cây của mình như thế nào không còn là vấn đề quá khó, vấn đề còn lại là phụ thuộc vào khả năng của bản thân mà thôi. Tác phẩm mà mình tạo ra cũng sẽ không phải là một bản copy.
 

bonsailuutruongson

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Cây cảnh là một môn nghệ thuật sống và biến thiên theo thời gian , vì thế người làm cây cần phải có định hướng cho tác phẩm của mình ngay từ khi còn là phôi . Khi trồng một cây cần đặt những mục tiêu sau , thời gian bao lâu sẽ xong , chiều cao , độ lớn gốc cây , bề rộng tán lá và kích thước vật chứa . Và một điều nữa là làm cây là môn nghệ thuật cần thời gian dài vì thế nó đòi hỏi người ta sự kiên trì hơn bất cứ một môn nghệ thuật nào khác , đòi hỏi sự luôn luôn sáng tạo , vì thế một người dù có giỏi đến đâu cũng không thể tạo ra nhiều tác phẩm hoàn hảo .
Nền cây cảnh làm theo su hướng hàng hóa của ta mới phát triển , và nó mang tính tự phát không được đào tạo về kỹ năng nghệ thuật , vì thế nó cho ra đời những sản phẩm hao hao giống nhau , nhìn qua là thấy nó được làm ra ở đâu ( gọi chung là hàng công nghiệp ) . Mọi thứ khác người ta có thể sử dụng sản phẩm được sản xuất theo hướng công nghiệp . Còn riêng cây cảnh thì không thể chấp nhận được khi mà có hàng nghìn cây mang dáng vẻ giống nhau .
Một người nông dân thuần túy có thể có trình độ về canh tác để nuôi trồng cây cảnh rất tốt , nhưng họ không thể đủ tư duy để sản xuất ra nhiều sản phẩm nghệ thuật . Vì năng khiếu về nghệ thuật nó là thiên bẩm chứ không phải cứ cần cù bù thông minh là làm được .
Vì những lý do trên thì các bạn cũng thừa hiểu tại sao cây thì nhiều nhưng cây đạt tiêu chí nghệ thuật không nhiều .
PS . Tất cả mọi người khi làm từ một cây phôi đến khi hoàn chỉnh thì lúc đó mình mới thấy hết được giá trị của nó .

Thanks .
Cám ơn anh đã tham gia thảo luận có lẽ Chúng ta cần bàn Rất nhiều điều chốt lại để mau chóng đưa được chất lượng cây cảnh của ta lên
Phần tô đỏ:
Em không nhất trí về điểm này. Nếu chúng ta thực sự thảo luận vấn đề này với tính tích cực thì chủ đề này không chỉ dừng lại ở việc hâm nóng. Đừng sa đà vào những việc phê phán vùng miền, lối chơi..... Đâu mà chẳng phải trên đát nước này, lối chơi nào cũng đều là những nét riêng của VN. Những việc như vậy chỉ dẫn đến chia rẽ nhau và vô hình chung đã làm yếu sức mạnh của chính chúng ta.

Phần tô xanh:
Em cũng có quan điểm giống anh về phần này. Em là một trong những người xem khá nhiều các tác phẩm bonsai trên thế giới, ngay cả ở Nhật - quê hương của bonsai- có nhiều tác phẩm kinh điển song cũng có rất nhiều tác phẩm ở mức bình thường, ít nhất là theo sự nhận xét của em. Ngay cả trong những triển lãm có tiếng gần đây nhất của Nhật mà em sưu tầm được thì em cũng thấy có khá nhiều tác phẩm bình thường. Đây chỉ là nhận xét chứ không phải em có ý chê bai gì cả, có nhiều cái mà ta cần học hỏi ở họ lắm chứ.

"...Vậy chúng ta hướng tới là hướng tới cái gì? Sự hướng tới có phải là 1 bản copy hay 1 sự sáng tạo? " Theo em câu hỏi này là hay nhất. Khi giải được câu hỏi này thì tức là chúng ta đã tìm ra hướng đi cho nến cây cảnh VN. Và nó cũng là hướng đi đúng cho từng người chơi. Khi hiểu đuợc điều này thì mỗi người sẽ có một cách làm cho riêng mình.
Dưới đây là đoạn trích trong một tài liệu của nước ngoài liên quan đến vấn đế tạo hình cây cảnh, em nghĩ chúng ta cũng nên suy ngẫm:
Một vài biểu hiện của việc tạo hình thành công một tác phẩm cây cảnh :
• Tạo hình gợi nhiều liên tưởng: nó làm cho người xem cảm nhận.
• Tạo hình là kích thích: nó làm cho người xem suy nghĩ.
• Tạo hình có vẻ tự nhiên: nó dường như có thể đến trực tiếp từ thiên nhiên và đạt tới trên cái thiên nhiên.
• Tạo hình gắn kết: nó có tính toàn vẹn thành phần, nó tạo ra ý nghĩa.
• Tạo hình là thú vị: nó thu hút người xem
• Tạo hình năng động: nó thể hiện cuộc sống và sức sống
• Tạo hình mô tả: nó kể một câu chuyện của một nơi hoặc một lịch sử cuộc sống
• Tạo hình thông minh: nó giải quyết những thách thức riêng của mình
• Tạo hình có nhịp điệu và dòng chảy: nó không phải là đơn điệu và cũng không hỗn loạn


Theo em khi ngộ được những điều này thì câu hỏi tạo hình cho cái cây của mình như thế nào không còn là vấn đề quá khó, vấn đề còn lại là phụ thuộc vào khả năng của bản thân mà thôi. Tác phẩm mà mình tạo ra cũng sẽ không phải là một bản copy.
một bài viết rất có ý nghĩa chú cần phát huy để AE có thêm tư liệu
 

chiyenlap

Thành viên tích cực
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Theo chủ quan của tôi muốn có tác phẩm tốt cần phải bắt đầu từ cách làm phôi có tính định hướng chuyên nghiệp định làm cây sau này thế nào thì ngay từ đầu phải định hướng như hướng đề ra (ví dụ: định làm cây trực thì ta làm phôi trực,định làm cây hoành thì ta lam phôi hoành ...)đấy là trồng phôi từ nhỏ
_còn với phôi có sẵn cũng phải định hướng ngay từ đầu nếu làm được thể loại nào tốt nhất ta nên ưu tiên ví dụ các thể loại:cây thế,kiểng cổ, bonsai theo niêm luật,bonsai tự nhiên hoặc các dáng cây theo lối nghệ thuật đương đại...nếu ta làm tốt thì ta đã tận dụng được các điểm mạnh có sẵn trong phôi cây sẽ tránh được việc phải làm lại vừa không lãng phí lại tiết kiệm được thời gian và tạo được sự đa dạng
_Đặc biệt trong quá trình tạo tác và hoàn thiện tác phẩm ta nên luôn bám sát các tiêu chí đề ra hoặc tham khảo các tiêu chí đã được các cá nhân hay tổ chức có uy tín đưa ra từ trước ví dụ: như tiêu chí của việt nam hương sắc ,tiêu chi của hội bonsai tao đàn hay tiêu chí vừa rồi của hội diễn đàn cây cảnh miền bắc...
-Vì đặc thù mỗi CCNT là một tác phẩm nghệ thuật.Vậy trong khi tạo tác ta nên tìm tòi sáng tạo để tìm ra cái mới,tránh chùng lặp tạo ra sự độc đáo đa dạng và cá tính cho tác phẩm của mình.Hãy khó tính khi làm mỗi tác phẩm vì mỗi tác phẩm CCNT đẹp ngoài đáp ứng được các tiêu chí thì nhìn xa phải là một tổng thể đẹp còn nhìn gần bao gồm là nhưng chi tiết đẹp

tiêu chí dưới đây chỉ mang tính tham khảo

Tiêu chí đánh giá một cây cảnh nghệ thuật (Theo Việt Nam Hương Sắc)

Đánh giá một cây cảnh nghệ thuật (CCNT) như thế nào là đẹp, là giá trị giúp cho người trồng cây biết cây của mình đẹp ở đâu, chưa đẹp ở đâu để tìm cách khắc phục, người thưởng ngoạn có biết được vẻ đẹp của CCNT mới thoả mãn nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ, ban giám khảo có những tiêu chí đánh giá rõ ràng mới có cơ sở khách quan, khoa học, chính xác để phân định các giải thưởng.
Dưới đây là một số những tiêu chí đánh giá CCNT mà trước nay vẫn được áp dụng ở nhiều nơi:
1. CỔ MỘC: Tức là cổ thụ, thường là cây lâu năm, đạt đết sự cổ lão. Ta thường gặp 2 trường hợp:
* Cổ lão nhân tạo: Do tác giả dùng các biện pháp kỹ thuật làm cho vỏ thây cây sần sùi, bướu sẹo, hang hốc, phần gỗ bị lũa đi, rêu mốc… Đó là những việc cần làm và nếu khéo léo thì cũng đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Nhưng dễ nhận ra bởi cây không có sự cổ lão đồng bộ mà chỉ cổ lão ở những bộ phận có thể tác động kỹ thuật mà thôi.
* Cổ lão tự nhiên: Do thời gian, cây đạt đến sự cổ lão đồng bộ từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến thân, cành, nhánh và từng chiếc dăm đều có sự già nua đồng màu (màu thời gian). Cây trải qua bấm sửa nhiều lần nên các đốt của cành, nhánh, dăm đã thực sự chùn ngắn lại. Bộ lá cũng tự thu nhỏ lại một cách tự nhiên dù lá tó như lá đa, đề, dù lá nhỏ như tùng la hán… Toàn cây như đanh lại, đầy vẻ phong sương và năm tháng.
Cây cổ lão tự nhiên quý hơn nhiều so với cây cổ lão nhân tạo. Nghệ thuật của thời gian góp phần quan trọng làm nên giá trị của CCNT.
2. KỲ MỘC: Là yêu cầu chung trong CCNT. Có kỳ mới làm cho một CCNT thoát ra khỏi sự chân phương, lành và đơn điệu, mới tạo nên một kỳ mộc. Kỳ là những đường nét vặn xoắn, khoảng gập đột ngột, dị thường… từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến góc, thân, cành của cây.
Kỳ cũng do 2 khả năng:
* Do cây bị tác động bởi các yếu tố thiên nhiên hay môi trường sống khắc khổ mà tạo ra. Người nghệ nhân khai thác được và tận dụng một cách hợp lý, phô diễn được nét kỳ của tự nhiên.
* Do con người tạo ra: từ một cái cây bình thường, hoặc rất khó xử lý, người nghệ nhân có tư duy nghệ thuật nhất định, nắm vững sinh lý của cây, có kỹ thuật vững tay để tạo nên những đường nét kỳ lạ, độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc làm nên vẻ đẹp kỳ thú của cây mà ngay cả biến cố thiên nhiên cũng không tạo ra được. Sự kỳ lạ nhân tạo cũng được đánh giá cao.
3. MỸ: Là vẻ đẹp tổng thể của CCNT, chính là cái hình hài của toàn cây. Hình phải bắt mắt, nhìn qua đã có cảm tình, gây được ấn tượng, tạo được cảm xúc mạnh cho người thưởng ngoạn. Hình phải tôn được giá trị của cái cổ và cái kỳ. Đã có cổ và kỳ nhưng tạo hình tổng thể yếu thì giá trị của CCNT cũng giảm đi.

Chúng tôi nghĩ rằng 3 tiêu chí cơ bản là ***** để đánh giá một CCNT đẹp như thế nào. Song cũng có tài liệu nói đến tiêu chí “Văn” tức là chủ đề, ý cảnh hay tên của tác phẩm. Nếu cây có giá trị nghệ thuật cao lại có chủ đề hay thì tốt. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng nên là chủ đề “mở” để người thưởng ngoạn khi xem cây sẽ suy tưởng, liên tưởng rồi tự đặt ra chủ đề cho hợp cảnh, hợp tình thì cái hay (cái văn) sẽ đa dạng và phong phú hơn.
Trong thực tế, nhất là các ban giám khảo lại thường tiến hành theo quy trình ngược lại:
* Nhìn tổng thể xem hình cây có đẹp không.
* Sau đó mới đi vào các chi tiết có kỳ lạ và cổ thụ hay không.
Nếu cây đạt được 3 tiêu chí (cổ, kỳ, mỹ) thì chắc chắn là 1 CCNT đẹp. Việc phân định, xếp loại giải thưởng chắc sẽ dễ thống nhất hơn. Cần vượt qua cách đánh giá theo niêm luật cũ mang nặng tính sao chép.

TIÊU CHÍ CỦA DIỄN ĐÀN HỘI CÂY CẢNH MIỀN BẮC VỪA QUA

_Thân: lắc chuyển,u bướu,côn,mịn, tính độc đáo
_Cành: điểm suất phải thuận với thân với tổng thể,phải tương thích vởi thân với bố cục của cây,có những co khó độc đáo, sáng tạo,phải mịn,răm chùn,rụt
_Bệ: phải thuận với thân,rễ phải méo,chùn,mịn,càng độc đáo càng tốt
_Tổng thể: hài hòa,mảng khối sắc nét,bóng cây bắt mắt,da cây chùn,cây có tính tự nhiên,có tính cổ thụ,chậu phải phù hợp với cây...

TIÊU CHÍ HỘI CÂY TAO ĐÀN TPHCM:
Đầy đủ rồi,chỉ trách ta tại sao không theo nổi các tiêu chí:))

một góp ý nho nhỏ, đó chính là cái tôi ,mà nó đã kiềm hãm sự phát triển nghệ thuật bonsai

Bác này quá hiểu,lắm người biết chả dạy,chơi cây còn vỉa nhau đằng sau lưng,cây của mình là vàng còn cây của người là...Kẻ có xiền thì đè bẹp đối phuơng bằng tiền,kẻ bán muốn đắt,người mua chê ẩm chê eo muốn mua rẻ...chung kết:Mỗi ông thích 1 ý,ông nào cũng cho mình đúng:))

Cây cảnh là một môn nghệ thuật sống và biến thiên theo thời gian , vì thế người làm cây cần phải có định hướng cho tác phẩm của mình ngay từ khi còn là phôi . Khi trồng một cây cần đặt những mục tiêu sau , thời gian bao lâu sẽ xong , chiều cao , độ lớn gốc cây , bề rộng tán lá và kích thước vật chứa . Và một điều nữa là làm cây là môn nghệ thuật cần thời gian dài vì thế nó đòi hỏi người ta sự kiên trì hơn bất cứ một môn nghệ thuật nào khác , đòi hỏi sự luôn luôn sáng tạo , vì thế một người dù có giỏi đến đâu cũng không thể tạo ra nhiều tác phẩm hoàn hảo .
Nền cây cảnh làm theo su hướng hàng hóa của ta mới phát triển , và nó mang tính tự phát không được đào tạo về kỹ năng nghệ thuật , vì thế nó cho ra đời những sản phẩm hao hao giống nhau , nhìn qua là thấy nó được làm ra ở đâu ( gọi chung là hàng công nghiệp ) . Mọi thứ khác người ta có thể sử dụng sản phẩm được sản xuất theo hướng công nghiệp . Còn riêng cây cảnh thì không thể chấp nhận được khi mà có hàng nghìn cây mang dáng vẻ giống nhau .
Một người nông dân thuần túy có thể có trình độ về canh tác để nuôi trồng cây cảnh rất tốt , nhưng họ không thể đủ tư duy để sản xuất ra nhiều sản phẩm nghệ thuật . Vì năng khiếu về nghệ thuật nó là thiên bẩm chứ không phải cứ cần cù bù thông minh là làm được .
Vì những lý do trên thì các bạn cũng thừa hiểu tại sao cây thì nhiều nhưng cây đạt tiêu chí nghệ thuật không nhiều .
PS . Tất cả mọi người khi làm từ một cây phôi đến khi hoàn chỉnh thì lúc đó mình mới thấy hết được giá trị của nó .

Thanks .
Bài viết rất hay.Thank bác.
Nhìn CCNT đam mê thật nhưng phải nói cực khó bác ah,nào bắt đầu từ phôi công nghiệp.....:)),có bác nào cùng em không????
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Thấy các bác nhiệt tình thảo luận với những comment dài quá. Toàn chữ là chữ, đọc hoa hết cả mắt mũi...

Nếu đi kèm phân tích các vấn đề A, B, C có dẫn thêm hình minh họa thì người đọc dễ hiểu và hấp dẫn hơn.

Mạo muội góp ý!

Cảm ơn!
 

bonsailuutruongson

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Thấy các bác nhiệt tình thảo luận với những comment dài quá. Toàn chữ là chữ, đọc hoa hết cả mắt mũi...

Nếu đi kèm phân tích các vấn đề A, B, C có dẫn thêm hình minh họa thì người đọc dễ hiểu và hấp dẫn hơn.

Mạo muội góp ý!

Cảm ơn!
Ý của anh trần hùng rất hay rất thiết thực chúng ta nên cụ thể hơn đưa ra được các Hướng giải quyết thực tế rễ hiếu để làm thế nào nhanh chóng chúng ta tăng thêm được nhiều các tác phẩm cây cảnh,bonsai chất lượng hơn nữa.
qua đây tôi Chân trọng kính mời các anh em có nhiều kinh nghiệm trong Tạo hình,tạo tác,nhất là những AE có những tác phẩm thành công cùng chia xẻ kinh nghiệm những bài học rút ra từ cách làm của mình để mọi người cùng được tham khảo và học hỏi.
Xin cám ơn!
 

anhduong

Thành viên
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

• Tạo hình gợi nhiều liên tưởng: nó làm cho người xem cảm nhận. • Tạo hình là kích thích: nó làm cho người xem suy nghĩ. • Tạo hình có vẻ tự nhiên: nó dường như có thể đến trực tiếp từ thiên nhiên và đạt tới trên cái thiên nhiên. • Tạo hình gắn kết: nó có tính toàn vẹn thành phần, nó tạo ra ý nghĩa. • Tạo hình là thú vị: nó thu hút người xem • Tạo hình năng động: nó thể hiện cuộc sống và sức sống • Tạo hình mô tả: nó kể một câu chuyện của một nơi hoặc một lịch sử cuộc sống • Tạo hình thông minh: nó giải quyết những thách thức riêng của mình • Tạo hình có nhịp điệu và dòng chảy: nó không phải là đơn điệu và cũng không hỗn loạn. Theo tôi 9 cái chấm đầu dòng trên đã giải mã tất cả những gì tôi cần có và cần để đạt đến, những cái chấm ấy đã chinh phục cái tâm của tôi, đây là câu thần chú mở toang mọi khúc mắc mà tôi cần sử lý những cây phôi đang sở hữu ... sẽ có ý không ủng hộ ...lẻ đương nhiên..., mọi hướng của sự việc đều có cái lý cho sự việc đó. Xem cho vui, Ảnh mượn ngẫu nhiên.
 

đặng hùng

Thành viên
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Cây rất nhiều nhưng chưa nhiều cây đẹp ???

Nhìn chung ở Miền Bắc, hơn chục năm gần đây mới chơi bonsai (hiểu nôm na là cây nhỏ hơn CCNT), đa phần những cây thi đấu được giải cũng được luân chuyển ở Miền Nam ra. Trước đây ai ở Miền Bắc chơi cây cảnh cũng chơi cây to, vì chơi cây thì đã thể hiện sự giàu sang, lắm tiền, lắm đất, lắm của.

Vậy câu trả lời: Là tác phẩm đặc sắc chưa nhiều vì thời gian chơi chưa nhiều, hơn nữa đa số cây chơi được bonsai phải yêu cầu hơn khắt khe nên giống cây ở Miền Bắc cũng ít (bonsai nói riêng như Mai chiếu thủy, kim quýt, trà phúc kiến, linh sam)......... Điều này sẽ kéo theo về non kiến thức, non phôi, non định hướng và kết quả là ít tác phẩm đặc sắc.

Kimura từng nói: "Không có một tác phẩm đẹp nào từ một người nông dân" (điều này có thể do người dịch, tôi không có lỗi vì lỗi thầy mặc sách nhưng tôi hiểu nôm na rằng: không có kiến thức không làm dc cây đẹp ):D

Thân
 
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Thấy các bác nhiệt tình thảo luận với những comment dài quá. Toàn chữ là chữ, đọc hoa hết cả mắt mũi...

Nếu đi kèm phân tích các vấn đề A, B, C có dẫn thêm hình minh họa thì người đọc dễ hiểu và hấp dẫn hơn.

Mạo muội góp ý!

Cảm ơn!
Ý của anh trần hùng rất hay rất thiết thực chúng ta nên cụ thể hơn đưa ra được các Hướng giải quyết thực tế rễ hiếu để làm thế nào nhanh chóng chúng ta tăng thêm được nhiều các tác phẩm cây cảnh,bonsai chất lượng hơn nữa.
qua đây tôi Chân trọng kính mời các anh em có nhiều kinh nghiệm trong Tạo hình,tạo tác,nhất là những AE có những tác phẩm thành công cùng chia xẻ kinh nghiệm những bài học rút ra từ cách làm của mình để mọi người cùng được tham khảo và học hỏi.
Xin cám ơn!
Mấy hôm nay , mạng rớt hoài không thể gửi bài được.Mình cũng muốn nói như hai bác THvà LTS...
Mong các bác có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cho AE đam mê CC nhưng vốn hiểu biết về CC còn quá ít thêm một số kinh nghiệm, hướng đi để AE có cơ sở 'thực hành'. Nên các bác có hình ảnh hoặc các kinh nghiệm về tạo tác chia sẻ ...để AE "làm vốn".Trân trọng cám ơn
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

• Tạo hình gợi nhiều liên tưởng: nó làm cho người xem cảm nhận.
• Tạo hình là kích thích: nó làm cho người xem suy nghĩ.
• Tạo hình có vẻ tự nhiên: nó dường như có thể đến trực tiếp từ thiên nhiên và đạt tới trên cái thiên nhiên.
• Tạo hình gắn kết: nó có tính toàn vẹn thành phần, nó tạo ra ý nghĩa.
• Tạo hình là thú vị: nó thu hút người xem
• Tạo hình năng động: nó thể hiện cuộc sống và sức sống
• Tạo hình mô tả: nó kể một câu chuyện của một nơi hoặc một lịch sử cuộc sống
• Tạo hình thông minh: nó giải quyết những thách thức riêng của mình
• Tạo hình có nhịp điệu và dòng chảy: nó không phải là đơn điệu và cũng không hỗn loạn.

Theo tôi 9 cái chấm đầu dòng trên đã giải mã tất cả những gì tôi cần có và cần để đạt đến, những cái chấm ấy đã chinh phục cái tâm của tôi, đây là câu thần chú mở toang mọi khúc mắc mà tôi cần sử lý những cây phôi đang sở hữu ... sẽ có ý không ủng hộ ...lẻ đương nhiên..., mọi hướng của sự việc đều có cái lý cho sự việc đó.

Xem cho vui, ảnh mượn ngẫu nhiên.





Bạn chịu khó xuống dòng ở mỗi ý để anh em dễ đọc. Đã có hình minh họa tuy chưa sát ý nhưng cũng Ok rồi. Mong bạn tiếp tục thảo luận.

Cảm ơn!
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Cây rất nhiều nhưng chưa nhiều cây đẹp ???

Nhìn chung ở Miền Bắc, hơn chục năm gần đây mới chơi bonsai (hiểu nôm na là cây nhỏ hơn CCNT), đa phần những cây thi đấu được giải cũng được luân chuyển ở Miền Nam ra. Trước đây ai ở Miền Bắc chơi cây cảnh cũng chơi cây to, vì chơi cây thì đã thể hiện sự giàu sang, lắm tiền, lắm đất, lắm của.
Điều này được bạn nói ra , cho thấy bạn chẳng hiểu gì về lịch sử cây cảnh Việt Nam .

Vậy câu trả lời: Là tác phẩm đặc sắc chưa nhiều vì thời gian chơi chưa nhiều, hơn nữa đa số cây chơi được bonsai phải yêu cầu hơn khắt khe nên giống cây ở Miền Bắc cũng ít (bonsai nói riêng như Mai chiếu thủy, kim quýt, trà phúc kiến, linh sam)......... Điều này sẽ kéo theo về non kiến thức, non phôi, non định hướng và kết quả là ít tác phẩm đặc sắc.
Bạn cần đi nhiều hơn và tìm hiểu sâu hơn về các trường phái chơi cây rồi hãy phát biểu

Kimura từng nói: "Không có một tác phẩm đẹp nào từ một người nông dân" (điều này có thể do người dịch, tôi không có lỗi vì lỗi thầy mặc sách nhưng tôi hiểu nôm na rằng: không có kiến thức không làm dc cây đẹp ):D

Thân
Gửi bạn Đặng Hùng khi bàn luật về vấn đề gì bạn lên tìm hiểu sâu hơn một chút thì hay hơn .
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Có một thực tế dáng buồn là . Những đầu sách nói về SVC rất ít đưa chuyên sâu về kỹ thuật tạo hình vào sách , và nội dung các đầu sách cơ bản là giống nhau .
Và hiện giờ chưa có sách nào viết thật chi tiết về ý nghĩa của từng bộ phận của những thế cây cổ !!!!!!!!!!! Buồn một chút .
 

hoanghon241

Thành viên tích cực
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

top pic hay quá. mong các nghệ nhân có nhiều kiến thức tiếp tục thaoe luận để những người mới đang học chơi như em được học hỏi. cảm ơn các anh rất nhiều .
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Trả lời: vươn tới chất lượng nghệ thuật cây cảnh việt

Chủ đề hay lên để mọi người cùng thảo luận .
 
Top