Vui đùa với Thuốc Kích Thích tăng trưởng dùng cho Hoa lan

culanluasg

Super Moderator
hôm nay đã đi mua một chai 2,4 D ,hơn ba chục ngàn ,nếu pha loãng mà dùng chắc là mấy năm mới hết !!!
 

thuongchi

Thành Viên Danh Dự
Mới mua một cây Tai Thỏ (?) làm mẫu thử nghiệm với thuốc kích thích, tình trạng cây như sau:


Có 3 thân cao gần 2m, rễ & các ngủ ở gốc bị hư


Có 1 thân ra được 3 keiki chưa có rễ


1 thân đang ra 2 vòi hoa


Trên thân này, các mắt ngủ gần cành hoa đang có khuynh hướng to lên​

Dự định:

- dưỡng cây ra rễ + kết hợp cắt hoa để lan khỏe lại, ra con ???

- hoặc bôi B1+KD để keiki hiện hữu ra rễ & các mắt ngủ phía trên ra keiki...

...đang phân vân...
 

ABCorchids

Thành viên
- bằng chứng là khúc đuôi bị die nên em bỏ, thế hệ kế tiếp lên sùng trâu die luôn cây mẹ và còn 1 sừng và 2 cục cù nèo cùi, mắt ngủ chính , mắt phụ dưới đáy cũng bị thui đen sạch...khai đi bác Khoa [-X

 

Nhatkhoa67

Thành viên
hì anh em chơi lâu ,mọc như thế là do ảnh hưởng của thuốc ,nếu có thể cứ chia sẻ cho anh em cùng tham khảo ???
Dạ em chỉ xịt B1 thôi Bác . Liều lượng thì 2 ngày em xịt 1 lần , 1 lần 3cc/1,7 lít nước . Em xịt quanh năm ngoài ra em không biết xài thuốc gì khác
==================================
Àhhh còn 1 điều này nửa , khoảng 20 ngày em có xài thêm thuốc viên ( B1) . Em xài 10 viên xay nhuyễn rồi pha 1,7 lít nước xịt dưới gốc
 

Nhatkhoa67

Thành viên
- bằng chứng là khúc đuôi bị die nên em bỏ, thế hệ kế tiếp lên sùng trâu die luôn cây mẹ và còn 1 sừng và 2 cục cù nèo cùi, mắt ngủ chính , mắt phụ dưới đáy cũng bị thui đen sạch...khai đi bác Khoa [-X
Tình hình là Anh chưa có kinh nghiệm trồng hội ơi . Nghe nói là chích chết cây con sẻ ra hoa nên Anh liều luôn và để chưng đến hoa cuối cùng nên cây mới yếu như thế
 

culanluasg

Super Moderator
Mới mua một cây Tai Thỏ (?) làm mẫu thử nghiệm với thuốc kích thích, tình trạng cây như sau:


Có 3 thân cao gần 2m, rễ & các ngủ ở gốc bị hư


Có 1 thân ra được 3 keiki chưa có rễ


1 thân đang ra 2 vòi hoa


Trên thân này, các mắt ngủ gần cành hoa đang có khuynh hướng to lên​

Dự định:

- dưỡng cây ra rễ + kết hợp cắt hoa để lan khỏe lại, ra con ???

- hoặc bôi B1+KD để keiki hiện hữu ra rễ & các mắt ngủ phía trên ra keiki...

...đang phân vân...
Có anh tham gia thật thú vị,kích thích trên chồi ngủ đi anh
 

culanluasg

Super Moderator
hôm nay đi mua một chai 2,4 D để chuẩn bị ,tuy nhiên có lẽ các bạn cũng nên đọc qua những dòng khuyến cáo của chi cục bảo vệ thực vật an Giang ,bài anh Bùi Văn Khai về 2,4 D

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4D (04/12/2010)

Thuốc trừ cỏ hoạt chất 2,4 D (trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam có 21 tên thương mại như AD 600DD, Anco 720DD, Rada 80WP…) là thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, có tác động kích thích sinh trưởng thực vật, diệt trừ các loại cỏ năn, lác và lá rộng cho các cây trồng hòa bản như lúa, ngô, mía. Ngoài việc sử dụng trừ cỏ cho cây trồng, 2,4 D còn dùng với liều lượng thấp để kích thích sự phát triển của cây, kích thích ra rễ trong chiết cành, giâm cành.
Thuốc trừ cỏ hoạt chất 2,4 D thường sử dụng ở dạng muối Natri (Na), amine và ester. Muối 2,4 D-dimethyl amine độc với mắt, xếp vào nhóm độc I, các 2,4 D khác xếp vào nhóm độc II. Về độ độc cấp tính đối với động vật máu nóng, trị số LD50 (liều lượng ít nhất có thể gây chết tức thời 50% số cá thể đối với chuột) của acid 2,4 D là 699mg/kg, muối Na là 500-805 mg/kg, muối dimethyl amine là 949 mg/kg, các ester khác là 896 mg/kg. Dư lượng tối đa cho phép của 2,4 D mà không gây hại đến cơ thể người và vật nuôi khi ăn hạt lúa là 0,5 mg/kg. Thời gian cách ly của 2,4 D được quy định từ ngày phun thuốc lần cuối đến ngày thu hoạch đối với hạt lúa là 42 ngày.

Trong các sản phẩm 2,4 D thường có một số lượng chất Chloro phenol không được tổng hợp hết (gọi là Phenol tự do) tạo nên mùi nặng khó chịu của 2,4 D. Trong tự nhiên, Chlorophenol tồn tại tương đối lâu và có thể chuyển hóa thành chất Dioxin. Chất Dioxin có khả năng kích thích tế bào ung thư phát triển, gây đột biến tế bào và dị dạng cơ thể người và động vật máu nóng. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, hàm lượng Chlorophenol trong các chế phẩm 2,4 D dùng trong nông nghiệp không được vượt quá 0,3% (3g/kg)

Tuy nhiên, hiện nay một số nông dân ở các huyện trong tỉnh đã lạm dụng thuốc trừ cỏ 2,4 D để sử dụng vào mục đích khác cho cây lúa, họ thường dùng thuốc 2,4 D cho ruộng lúa đã gần chín được khoảng 80%, từ ngày phun thuốc đến thu hoạch chỉ khoảng 1 tuần. Theo họ, khi phun thuốc 2,4 D cho lúa vào lúc này sẽ làm cho hạt lúa “nở’ ra, vỏ trấu sáng bóng và sẽ làm tăng năng suất. Nhiều nông dân còn sử dụng thuốc diệt cỏ này để hạn chế lúa bị lên mộng khi thu hoạch bị mưa bão.

Hiện nay, việc sử dụng 2,4 D làm tăng năng suất lúa giai đoạn trước trổ 1 tuần hoặc hạn chế lúa bị lên mộng khi thu hoạch bị mưa bão chưa có cơ sở và chưa có khuyến cáo từ các ngành chức năng. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, việc sử dụng thuốc như trên của một số bà con nông dân chưa tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể thời gian cách ly của 2,4 D là 42 ngày, trong lúc bà con phun thuốc 2,4 D lần cuối đến ngày thu hoạch chỉ từ 1 đến 7 ngày, như vậy trên hạt lúa bà con thu hoạch vẫn còn tích lũy dư lượng 2,4 D khá lớn và sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng.

Theo Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sau: Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không đảm bảo thời gian cách ly, để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản vượt mức cho phép. Vì vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân không nên sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4 D vào mục đích “làm cho hạt lúa “nở’ ra, vỏ trấu sáng bóng, làm tăng năng suất và để hạn chế lúa bị lên mộng” ở giai đoạn sắp sửa thu hoạch lúa. Bà con nên tuân thủ sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng nồng độ, đúng cách để bảo đảm an toàn cho sức khỏe cộng đồng, môi trường và hệ sinh thái.
Bùi Văn Khai
Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang
 

culanluasg

Super Moderator
thật ra việc xử dụng B1 có chứa NAA cũng đã được dùng từ lâu để kích chồi ở Trà Vinh,với những cây mắt ngủ lì lợm ở cattleya ,nhiều anh em đã dùng nguyên chất ,dùng tăm có gòn ,chấm thẳng lên mắt ngủ ,mỗi ngày cho đến khi nảy chồi mới ...
 
Theo suy nghĩ cá nhân thì việc tạo mầm và tạo rể vô cùng dể, cái quan trọng là mầm ra như thế nào, mầm ra có đủ mập để phát triển tiếp hay ko ?, thân cây mẹ đảm nhận bao nhiêu % trong việc nuôi những mầm đó.v.v.. Rể thì tạo ra bao nhiêu là vừa..
Vài lời thiển cận, mong ACE góp ý.
 

culanluasg

Super Moderator
thật ra ,nhiều hình ảnh ra mầm ,ra rễ được anh em công bố nhưng hậu ra mầm và ra rễ lại ít thấy post lên,không hiểu với những thân mẹ ốm yếu nuôi những cái mầm đó lớn được hay không nữa ???
 
Hiện tượng tạo rể quá nhiều, dẩn đến cây ốm, dẩu chăm cực lực cũng khó mập và vượt đáng kể so với cây mẹ. Để em lục lại 1 số hình rể quá mực dẩn đến cây ko đạt y/c ( post sau )

 

culanluasg

Super Moderator
có một điều mà anh em ít chú ý là sau khi dùng kích thích tăng trưởng ,khi ra rễ rất nhiều rồi ,như ảnh trên,nếu không tưới thật nhiều nước ,bộ rễ sẽ thoái hóa dần đi và khô luôn
 

Nhatkhoa67

Thành viên
có một điều mà anh em ít chú ý là sau khi dùng kích thích tăng trưởng ,khi ra rễ rất nhiều rồi ,như ảnh trên,nếu không tưới thật nhiều nước ,bộ rễ sẽ thoái hóa dần đi và khô luôn
Thêm 1 kinh nghiệm thật quý báo cho ACE khoái ra rễ
 

culanluasg

Super Moderator
tại em chỉ mải mê kích rễ mà không hỏi anh cách nuôi dưỡng bộ rễ đó thôi !!!
 
Sau đó mặt chậu em có phủ thêm 1 lớp mỏng dớn mềm nữa anh, rể thì oki nhưng cây vẫn ốm tong dù em đi đạm 3g, con chuột bạch của em đã đến tay người tiêu dùng ngày hôm qua luôn rồi anh :D

tại em chỉ mải mê kích rễ mà không hỏi anh cách nuôi dưỡng bộ rễ đó thôi !!!
 
Top