Triển lãm bonsai: Vẫn một nghệ thuật lơ ngơ

hoangcanhson

Thành viên
Cây thế - Bonsai Việt Nam có một bề dày bi tráng trải dài với lịch sử nghìn năm qua của dân tộc! Đối với các nước có thể chế ổn định quanh vùng, các tác phẩm luôn lớp lớp được lưu tồn danh giá.



Với Việt Nam Cây thế-Bonsai… Vẫn đi tìm!!!



Mọi người vẫn miệt mài tìm đường vinh danh nhưng chẳng biết đến bao giờ sẽ được trân trọng trong “bản đồ Bonsai” thế giới?!



“Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân”. Cái “kỷ” của Cây cảnh Bonsai Việt Nam mãi vẫn chưa được coi trọng tổ chức tốt, thống nhất, xây dựng nghiêm túc thì lấy đâu ra ổn định, định hướng phát triển? Thiếu nhân tỗ nảy mực, cầm cân, "quân hồi vô phèng" lấy vui làm chính, nẫu lòng “Nhân” thế!




“Nhân Gian” nay thì làm vội làm gấp,



gấp gáp để có thành quả, mọi người chuyền cho nhau sau khi đã chuyển giao các đồng tiền là chiếc… Bánh vẽ, cứ vẽ mãi ra để cho người mua… Tưởng bở!



Nhân “gian” bởi vội nên ngại tìm hiểu, ngại dày công sáng tạo, đâu biết sự học mênh mông trong văn hóa mới manh nha tinh luyện nên cốt thần sản phẩm.



(Tác phẩm Me cổ: nghênh thiên)



Cây thế-Bonsai Việt “đương đại” mãi lơ ngơ.





Chẳng phải nghĩ nhiều về nội dung và hình thức. Định dạng ngẫu hứng, sau bao năm các “Nhân Nghệ miệt mài vật vã" tạo dựng để được mỗi cái Chậu trồng là to…Đẹp!



Làm cho lớp trẻ hôm nay hăng say tìm tòi, “đầu tư” mãi, ngẫm lại vẫn chẳng thấy đâu bến đâu bờ: Người thì phăm phăm ôm kiểu cây Japan làm…Cơ sở, kẻ miệt mài bảo nhau cuốn, uốn cho nhanh! Ai ai cũng ra sức nuôi cây mau lớn mau to, Bóng giống nhau, Dáng giống nhau là được chẳng cần biết ngô ngọng ngôn ngữ với tạo hình!

Nghệ thuật mà bản chất là sáng tạo, các sản phẩm (tác phẩm) luôn biểu hiện sự dày công tìm tòi, chắt lọc, khác biệt và độc đáo, ở đâu tính dân tộc, đâu bản sắc, kế thừa? Danh giá sẽ có được từ đây, bức tranh nghệ thuật Bonsai Việt mới mong xán lạn.




Triển lãm Ninh Bình cuối xuân năm 2012 vừa qua rất vui mừng là đã tập hợp được một số lượng nghệ nhân tham gia triển lãm đông đảo khắp miền Bắc với vài ngàn chậu cây (Nhưng Tuyệt đa là cây Sanh!).
Cái vui là vậy – Phong trào luôn phát triển nhưng buồn về chất lượng: Cây cơ bản chỉ khoe được sự hoành tráng, tuổi tác và số lượng.




Tựu trung yếu kém trong thể hiện: Nếu các cây được làm đã lâu thì thật đơn điệu, giống nhau, lặp lại còn các cây mới thì … Hầm hố về gốc bệ, đá bãi. Hệ thống tay, cành, cổ, ngọn thật đơn điệu, ngô nghê bế tắc chẳng nội dung!



Tại sao làm cái đẹp lại cứ giống nhau? Mang tiếng làm nghệ thuật mà không thấy đắm mình trong huyết nguồn sáng tạo? Lối thể hiện thì dễ dãi: Thiếu điểm nhấn, biến hóa!



Các bộ phận thiếu tính liên kết, ăn nhập với nhau! Chúng ta khó tìm thấy các bộ vị của một cây nào đó có được sự đầu tư tốt của những kỹ thuật cơ bản tương tác để làm lên một Cây thế - Bonsai hoàn chỉnh chất lượng, tự nhiên với vẻ cổ kính!





Triển lãm vừa qua hội tụ nhiều dáng cây (Có lẽ chỉ là phôi cây đợi cải tạo), các gốc thân có chất lượng cao, sau đây là một tập hợp các cây như vậy mà giá được đầu tư thời gian và công sức sẽ làm nên nhiều tác phẩm:

Chúng ta hãy trân trọng chất lượng của một tác phẩm nếu, mỗi khi cùng nghĩ và nói về nghệ thuật Bonsai, có lẽ vì thế mà sẽ làm nên một danh dự - thương hiệu của mình trong tương lai cũng là góp tâm sức cho nền tinh hoa cây thế - bonsai Việt trong bản đồ cây cảnh thế giới.

<Tác giả: Đào Mạnh Hùng - Caycanhthanglong.vn>
Vâng!Cảm ơn anh Đào mạnh Hùng,anh là người dám nói ra sự thật của nền cây cảnh nước nhà song mong anh phải hiểu cho một điều đất nước Việt nam ta biểu tượng truyền thống của tính tự trị là Lũy tre,rặng tre bao kín quanh làng trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm,đốt không cháy ,trèo không được,đào đường hầm thì vướng rễ không qua .Chính vì vậy mà tiếng Việt mới gọi là Lũy.Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rể của người Việt nó là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của người Việt.Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất do đồng nhất nên ta hay có câu cùng hội cùng thuyền,cùng cảnh ngộ cho nên người Việt nam luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau coi mọi người trong cộng đồng như chị em trong một nhà;nào là tay đứt ruột xót,Chị ngã em nâng,lá lành đùm lá rách do đồng nhất nên người Việt nam luôn có tính tập thể cao,hòa đồng vào cuộc sống chung,Chính sự hòa đồng đã tạo nguồn của nếp sống dân chủ,bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú,theo nghề nghiệp ,theo giáp.Mặt khác lại cũng chính do đồng nhất mà người Việt nam ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu,người Việt luôn bị hòa tan vào mối quan hệ xã hội với người này là em người kia là cháu với người khác nữa là anh chịgiải quyết mâu thuẫn theo lối hòa cả làngkhác hẵn với truyền thống phương Tây nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người Việt nam hay dựa dẫm,ỷ lại vào tập thể.Nước chảy bèo trôi.Nước nổi thuyền nổi.Tệ hơn là tình trạng cha chung không ai khóc,lắm sãi không ai đóng cửa chùa.Cùng với thói ỷ lại là tư tưởng cầu an,an phận thủ thườngvà cả nể làm gì cũng sợ dút dây động rừngnên có việc gì cũng đóng cửa bảo nhau.Một nhược điểm nữa đó là thói cào bằng đố kỵ không muốn ai hơn mình nên hay nói câu ;Xấu đều hơn tốt lõi.Khôn độc không bằng ngốc đàn,chết một đống hơn sống một người.Những tính xấu đó có nguồn gốc cộng đồng này khiến cho ở việt namkhái niệm giá trị trở nên hết sức tương đối nó khẳng định đặc diểm tính chủ quancủa lối tư duy nông nghiệp.Cái tốt nhưng tốt riêng rẽ thì trở thành xấu nên có câu khôn độc không bằng ngốc đàn,ngược lại cái xấu tập thể thì trở nên bình thường ;Toét mắt là tại hướng đình,cả làng toét mắt có mình em đâu.
Tính tự trị đẻ ra thói xấu là óc tư hữu,ính kỷ;Bè ai người ấy chống,Ruộng ai người ấy đắp bờ.Ai có thân người ấy lo,ai có bò người ấy giữ,thân trâu trâu lo,thân bò bò liệu.Thứ 2 là óc bè phái,địa phương cục bộ,làng nào biết làng ấy,chỉ biết vun vén cho địa phương mình;Trống làng nào làng nấy đánh,thành làng nào làng nấy thờ.Trâu ta ăn cỏ đồng ta ,ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Một biểu hiện trong tính tự trị là óc gia trưởng,tôn ti đó là quyền huynh thế phụ tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý;Sống lâu lên lão làng,áo mặc không qua khỏi đầu nó là một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội hiện tại nó là căn bệnh đang tràn lan mà đâu ta cũng nhìn thấy
Chính vì những điều đó nên tôi cũng muốn chia sẽ với anh vì anh nói có thể rất đúng như chưa đúng thời, như Gagilê nói quả đất quay vậy.Tôi cũng mong sao những người yêu và làm cây cảnh nước nhà cũng có cái nhìn thông thoáng hơn,Làm tác phẩm kỹ càng hơn,tư duy hơn,sáng tạo hơn,để sánh vai cùng thế giới! Chúc anh sức khỏe có nhiều bài viết hữu ích cho nền cây cảnh nước nhà!
 

black mamba

Thành viên mới
cây phi lao này giống con bạch tuộc thế nhể.con này mà mang đi thi quốc tế chắc bị loại từ vòng gửi xe qúa.
 

SHT_dongphuong

Thành viên mới
Chế tác bonsai và luận bàn

<Để Bonsai Việt không lơ ngơ>​

Mỗi tác phẩm Bonsai được thể hiện là một câu chuyện về thế giới tự nhiên muôn màu sinh động, đặc thù giầu cá tính.
Cây như người cao tuổi mà mỗi nếp nhăn, tì vết góc cạnh, mỗi đoạn chuyển, u sần, tròn dẹt, góc cạnh, dài ngắn, ngay đổ… Đều là một câu chuyện dài của thời gian kể về một nỗi niềm nào đó!
Cành tưởng thẳng mà không thẳng, đoạn tưởng cong mà lại chẳng cong. Nghiên cứu tự nhiên, chúng ta mới học được Thời gian và Cây in dấu lên nhau. Từng chi tiết đến tổng quan cần đồng bộ: Dáng thân xiêu bộ cành phải chới với, Cây đổ nghiêng: Cành cây cần phải thể hiện được sự qua lại cho cân bằng, gốc rễ phát triển mạnh về chiều ngược lại…


(Cây Me, Tác giả: Nguyễn Vân Quý)
Thân cây hiền phải làm cho dữ hơn thông qua các tác động, sự chuyển dáng, chuyển hướng, cần có được bộ cành làm gia tăng phong phú thêm độ chuyển hướng, dày dặn, rụt rịt. Trước một cút lắc phải là một đoạn mềm mại, sau góc gấp chuyển hướng sẽ là những cung, nét duỗi… Như vậy những thủ thuât, kỹ thuật thật ngẫu nhiên hòa quyện toàn ý với vẻ tự nhiên, thoải mái của Cây, tất cả như một khúc nhạc ấn tượng, dày những giai điệu thấm vào lòng người không gợn.
Dáng cây và bộ tay là những bộ phận có quan hệ khăng khít. Từng cành phải đảm đương che chắn, tôn tạo cho dáng nét của thân, làm sao cho bật rõ thông điệp mà Cây hướng đến.
Sáng tạo cành phải rõ nội dung(cành phông, cành phóng, cành trợ ngọn…). Những nét qua lại,có trước,có sau. Trên mỗi cành cần đủ bộ: Chi hồi, chi định hướng, chi thăng bằng… Tùy từng trường hợp mà chúng ta diễn phía trên hay phía dưới trong cành sẽ tạo ra sự mạnh lạc và độ dày dặn cho một cành giàu ý, tinh tế.
Khi nghiên cứu một số cây được thể hiện rõ ý đồ khá đạt kỹ thuật và sáng tạo sau chúng ta thấy chúng được tổ chức không gian một cách thoải mái,tự nhiên, từng cành cho rõ được trọng trách của chúng: Chặt chẽ mà buông thả như không, vẻ dáng của những chi tiết, tay cành cổ kính, chắc khỏe, gần gũi.
Bonsai là sản phẩm của lý trí con người, vẻ đẹp Bonsai Việt đậm tính hình tượng, vậy chúng ta hiểu gì về hình tượng để tạo hình Bonsai?



Người làm cây phải nghiên cứu kỹ Cổ thụ với những chi tiết,cấu trúc cũng như các dáng tự nhiên của cây chẳng hạn: Cây xiêu phải có bộ rễ lan truyền mạnh mẽ về phía ngược lại, Cây bên vách sẽ lép một phần bệ rễ. Những bộ cành ngọn thường hướng ra phía trước: Lúc vừa phải, khi mạnh mẽ. Những khối cơ bản của cây thường oằn mình hướng ngược lại phía gốc. Vẫn cây Sanh: Cây giữa cánh đồng một vẻ, cây ven sông hồ một vẻ, cây vách đá một vẻ, cây vùng trung du cằn cỗi dáng khác, thật vô vàn hoàn cảnh vậy sao tất cả chúng ta đều gói ghém vào Đá thậm chí cùng kiểu miễn là…Đá! Cây nào cũng tiểu cảnh, Bể thật rộng lớn với các kiểu : Tượng, Cầu, Nhà, Cổng, Giếng nước Sân đình… Hay cách trồng đặt vào chậu thật máy móc hoặc bệ rễ đẹp rồi vẫn cứ nhồi đá! Khi tạo dáng cây cứ nhất thiết số lượng cành(…) chưa đủ phải nuôi cấy thêm - ép buộc như bắt Ông kỹ sư đi vác củi trên núi gượng gạo, nhếch nhác vô cùng!
Hiện nay mọi người chơi, làm đại trà nhìn thật bí bách, tối ý, thiếu sáng tạo. Cây trên rừng muôn vàn kiểu dáng vậy sao con người thông minh làm vậy lại không vượt qua chính mình mà chỉ làm được một vài kiểu dáng dễ dãi nào đó?! Không thể có nghệ thuật đồng loạt, nghệ thuật bình dân. Nghệ thuật thiên về số ít nên nghệ nhân phải định hướng đến việc xây dựng tác phẩm riêng biệt: Tạo dáng độc đáo, tạo nét cành cao, kỹ, cần vẻ “phá phách”, có thể phối một vài viên đá thật ấn tượng, đặc biệt đoạn Cổ cây chuyển đến Ngọn là một bộ phận đặc biệt mà nhiều người sau bao nhiêu năm tạo Bonsai vẫn không thể vượt qua: Cổ dẫn đến ngọn phải uyển chuyển, dẫn dắt cho ngọn lắc theo. Cổ, Ngọn phải được định hướng rõ rệt chứ không phải như cái Mũ nồi chụp lên chiếc Cọc. Đoạn cổ, Ngọn phải hướng về phía trước , đồng hướng với tay(cành) chính. Ngọn với dáng thân, với tay(cành) chính phối hợp với nhau luôn tạo nên cái “thần hồn” của cây bởi sự sinh động, đồng nhất, có tính đối thoại song hành không thể tách rời. Kiến thức phải hàn lâm cho Cây có được cốt cách cần có.



(Cây Phi Lao. Cao 1,1 m, được chế tác 15 năm. Tác giả: Đào Mạnh Hùng)
Nhiều năm nay chúng ta thấy bao “tác phẩm” mà đa phần Người nghệ nhân không tạo được sự đột phá trong tạo hình: Dáng một đằng chi cành một nẻo, Ngọn sừng sững ngây ngô, thể hiện dễ dãi. Trong một cây cần tạo được các khoảng: Đặc, trống, thưa, mau... Giữa các chi tiết việc cần làm là tạo bộ phận liên kết chặt lại những thành phần xung quanh đó.
Hiện nay cây được cuốn uốn cành nhiều và mãi cây của chúng chỉ là hàng chợ èo uột và giống nhau. Sự sắc bén của tác phẩm chính là thời gian và công phu, các kỹ thuật được cùng phối hợp thể hiện đúng lúc, đúng viêc. Làm cây không thể vội, mỗi chi tiết đều chỉ có thời gian mới có được thần lực và vẻ tự nhiên. Việc tạo hình, các ngôn ngữ của nghệ thuật phải được tuân thủ nhuần nhuyễn ví dụ: Cứng phải đi với mềm, chắc khỏe phải đi với yểu điệu hiền hòa, góc dương phải đặt cạnh nét âm, đoạn dài ngay sau đó phải có đoạn ngắn, khúc khuỷu, co duỗi đan xen… Hay các chi tiết được sắp xếp có tiết tấu, nhịp điệu… Tất cả các giá trị tối thiểu này người nghệ nhân cần trang bị để gửi gắm vào tác phẩm của mình.


Dáng nét cây cổ tự nhiên sao mềm mà thật chững vững, vẻ của cây uyển chuyển như không mà chứa nguồn lực dần dật bên trong vậy mà, cây của chúng ta tay cành cà nhẳng cà nheo, chưa làm được xương đã làm chi, kể cả những người có tiếng cũng ít chú trọng đầu tư kỹ thuật thời gian cho cây, một vài trung tâm hoặc nhóm: Dạy nhau cách làm cây không có lý luận cặn kẽ mà cốt lõi của đời sống là: Cái nọ sinh ra cái kia, mà trước một vẻ cái sau một vẻ nhưng vẫn tuần tự tôn ti gắn kết.
Người trước cẩn thận, Người sau tiếp nối thừa hưởng; Người sau biết trân trọng các giá trị của Người trước cũng như thời gian sẽ dần lẩn đọng lại trong tác phẩm. Khi muốn thay đổi hẳn bộ phận nào đó Người nghệ nhân cần trăn trở: Được - Mất, cần cân nhắc trước sau để khi có…Hạ đao muôn phần sẽ không áy náy. Cây phải có nguồn có gốc, có thời gian, có lý lịch và bề dày này sẽ làm rạng rỡ cho tác phẩm về sau.
Làm Cây chúng ta cần thấu lý: Biến yếu thành mạnh, biến sai thành đúng, biến thiếu thành đủ, thế cái bất hợp lý bằng những lý lẽ tự nhiên cùng những tác động cần thiết sẽ làm nên cái lạ, cái mới(không đụng hàng)cho tác phẩm.


(Cây Du được chế tác 15 năm, cao 45 cm. Tác giả: Hà Đan Huân)


Với khát vọng đặt dấu ấn về Không gian & Thời gian trong mảnh…Vườn bonsai, chúng ta cần nghĩ về tự ái, trong sâu thẳm phải ghi nhận Người Việt giàu lòng tự trọng thật dễ bị tổn thương, nhưng gần đây chẳng hiểu sao điều đó ít được ghi nhận in dấu trong các nỗ lực và kết quả của họ?! Phải hiểu mình, hiểu việc, hãy chuẩn bị cho mình đủ đầy hành trang, kiên nhẫn bước vào hành trình cam go phía trước và chiến thắng.
Chỉ khi biết trân trọng Thời gian, trân trọng sự kế thừa, trăn trở trong sáng tạo và khác biệt, độc đáo với cách làm việc thật khoa học, tuần tự thì một ngày nào đó Bonsai Việt của chúng ta sẽ thoát khỏi lũy tre làng, mới rạng danh trên bản đồ Bonsai thế giới, đó chính là sân chơi lớn của chúng ta - Những nghệ sĩ đích thực trong Bonsai nghệ thuật.


<Tác giả: Đào Mạnh Hùng - Caycanhthanglong.vn - Mạo muội với người yêu Bonsai Việt>
Xem video: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=eVV-xeslQck
 

acecookvn

Thành viên tích cực
Mình xin mạo muội có ý kiến khi đọc bài viết này: cảm giác của tác giả mình cảm nhận sự tâm huyết cho bonsai, cây cảnh nghệ thuật nước nhà và trăn trở 1 lối đi mới sáng tạo hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên đâu phải cây cảnh VN tệ và không đẹp, vẫn có những tác phẩm đẹp để mọi người có thể cúi mình và bái phục. Xin phép hỏi tác giả bài viết bác đã xem được bao nhiêu tác phẩm của người Việt và đã xem hết hay chưa. Mình thấy hình như bác không bằng lòng từ "đẹp" với những cây cảnh đăt tiền, triệu đô và cho là đẹp, đó là ý kiến riêng của mỗi người em không có ý kiến tuy nhiên không thể vơ đũa cả nắm "lơ ngơ" mà không đưa ra được những giá trị của nền cây cảnh Việt hiện nay. Bởi trong bất cứ điều gì đều có xấu và tốt, nếu bác nhận ra được cái chưa tốt thì mong bác cũng chỉ ra được cái đã tốt để duy trì và phát huy. Thiển ý của mình có gì chưa đúng mong ae lượng thứ.8->
 

việt1

Thành viên
Qua bài bác chủ topic viết lần hai,em thấy bác đã có những nhận định chính xách hơn nhưng rất mong bác viết sâu hơn về những kỹ thuật cần tránh khi tạo hình tác phẩm cây cảnh để có tác phẩm đẹp, có hồn.Vdu: Như quấn dây nhiều quá sẽ không đẹp, chưa tạo được hình tượng của tác phẩm, làm bóng, tán cây...Cảm ơn nhiệt tâm của bác!
 

longduyen

Thành viên tích cực
Hay đấy.
Còn thiếu. Các nhà vườn nuôi cây thì chủ cây k biết tý gì về cây bỏ tiền ra mua. Thuê người trông, thuê người chăm sóc, thuê người uốn tỉa. =)). Nhiều khi đi bình tác phẩm người khác mà trong lòng k hiểu 1 cái gì. Đưa cho 1 cây phôi um tùm thì nói "Giờ bắt đầu từ đâu" kaka:)>-
Tôi cũng thấy vậy nhiều nhiều, rất nhiều, thấy thế này nực C lắm. Kệ nó cho hay và cho họ xướng, khó can lắm, mà can làm gì hi hiiiiii. thank

Tất cả chúng ta đều lơ ngơ cả đấy, có điều là chúng ta không
nhận ra hoặc không muốn nhận ra đó thôi .
Khong tất cả nhưng hiên jtại nhiều thật. Lơ ngơ nhưng quyết không để lơ ngơ, có ai không ngơ mà có hết ngơ. thank

Nội dung bài viết rất tốt,theo cảm nhận của tôi thì sự chơi của người VN chúng ta mới đang bắt đầu vì thế những bước đi đầu tiên vẫn còn loạng quạng còn cần phải học hỏi nhiều với điều kiện phải kiên nhẫn và không bảo thủ.Còn để được thế giới công nhận ư chúng ta còn cần phải chuyên nghiệp hơn...V V V à v v v.
Em cũng ý thức được điều này và đang cố gắng nổ lực quyết quyết tâm có thể cho bản thân, còn to hơn em chưa giám. thank

ở đời nói thì dễ lắm nhưng làm thì khó.
Chính xác, nhưng nói là lí thuyết, làm là thực hành. Thực tế cần cả hai
1 bài viết rất ấn tượng.hy vọng cây ế rồi sẻ có thời gian cho cây đẹp hơn
Khi bị chối từ, dừng lại mới có thời gian và bình tâm nhìn nhận, có cơ hội mở ra gì đó, cây có điều kiện tốt hơn. hoá lại hay chứ lại. Chính xác
==================================


(Cây Phi Lao. Cao 1,1 m, được chế tác 15 năm. Tác giả: Đào Mạnh Hùng)

Tối thấy cây này rất đẹp và tôi rất thích nó giống như thích những cây bonsai của nước ngoài khác. Cảm ơn chủ nhân.
 

luyen6868

Thành viên mới
Trời ơi! đọc xong tôi mới hiếu thế nào là triển lãm bonsai hay triển lãm cây cảnh !!!!
 

caycanhviet81

Thành viên
Trả lời: Chế tác bonsai và luận bàn

nghệ thuật cây cảnh cái tên rất hay. cái tên của người việt hướng đi của người viết nó khác với từ bonsai hay pẹning, sao chúng ta cứ phải vay mượn từ trong khi chiều hướng cây cảnh nghệ thuật của việt nám có từ lâu đời và có những hướng đi khác so với thế giới, nếu chúng ta mượn từ vậy có thể chúng ta sẽ vay mượn và hòa tan vào nghệ thuật của nước bạn. tìm hướng đi chúng nhưng cũng giữ dìn nghệ thuật cây cảnh việt. nghệ thuật cây cảnh việt nam không lơ ngơ đâu , rất riêng rất độc đáo.
 

sieuli

Thành viên tích cực
Trả lời: Chế tác bonsai và luận bàn

mấy cây trên hình minh họa ....sao sieuli có cảm giác như chúng có thể ra đi bất cứ lúc nào ?. :-??hay tại mấy em đã qua lò luyện nên có vẻ ngoài hơi " dị nhân " ...:)):)):))!
ps"
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Trả lời: Chế tác bonsai và luận bàn

mấy cây trên hình minh họa ....sao sieuli có cảm giác như chúng có thể ra đi bất cứ lúc nào ?. :-??hay tại mấy em đã qua lò luyện nên có vẻ ngoài hơi " dị nhân " ...:)):)):))!
ps"
Giống cây củi quá!!!:)):)):)):))
 

nguyen tran

Thành viên tích cực
Một tiêu đề rất đáng để suy ngẫm và để xem lại thực tại chính mình đang có gì,đang làm gì,định đi tới đâu.Rất mong tác giả Đào Mạnh Hùng định hướng giúp ACE DĐ thế nào là nghệ thuật không lơ ngơ để mọi người có thêm kiến thức về loại hình nghệ thuật này.Cám ơn tác giả Đào Mạnh Hùng
Em cũng đồng ý kiến của bác. Rất mong tác giả giải thích thêm để nhiều người đọc bài viết như em khỏi cảm giác lơ ngơ. Em thấy Việt Nam mình nhiều nghệ nhân làm cây cũng cá tính và độc đáo đâu thua gì các tác phẩm của quốc tế. Chúng ta chỉ yếu ở khâu giao lưu và tiếp thị hình ảnh với bạn bè quốc tế.
 

Bonsaitruongan

Thành viên mới
Nghệ nhân giỏi,tác phẩm đẹp cũng nhiều.....nhưng nhìn chung là vì phong trào chơi,buôn cây cảnh ơ nươc ta trong những năm gần đây phát triển quá nhanh và mạnh .nó lan tỏa như cháy nhà....người người,nhà nhà,ngành ngành từ người lớn đến trẻ em,từ người làm nông nghiệp đến người làm doanh nghiệp,từ công nhân đến công chức...ai ai cũng chơi,buôn,uốn...cây cảnh.họ vội vàng đến,vội vàng chơi,vội vàng uốn,vội vàng buôn....họ hiểu về cây cảnh va đến với cây cảnh thật Lơ ngơ.....thì những tác phẩm của họ sao chánh khỏi không lơ ngơ.
 
Top