Từ abc, phần 6 : ĐẤT TRỒNG BONSAI - Bản đăng lại

dungvan

Moderator
hqvuhototbung :

Cảm ơn bạn VuonkiengAnphuoc với những hình ảnh dẫn chứng cụ thể. Với câu trả lời của bạn Phongnguyên qua chuyện bạn hỏi :
Có lần tôi hỏi bạn phongnguyen ,tỉ lệ chất trồng nào mà bạn thích nhất :Ngoài các loại đá (chất trồng )NÊN THÊM 20-30 % Đất (Akadama ) tùy cây,vì cây cần có HƠI ĐẤT ( theo lời phongnguyen nhé).Thanks

mình mong những giải thích dưới đây về CEC sẽ được các bạn nắm và hiểu ra ngay "Hơi đất" mà bạn Phongnguyen đề cập ở trên, thực sự là chuyện gì.
Khả năng hoán chuyển phần tử tích điện dương ở chất trồng là gì ?
( Cation Exchange Capacity, CEC )
Giải thích một cách dễ hiểu thì vấn đề trên hết sức đơn giản. Đó chỉ là khả năng hạt đất trồng giữ được bao nhiêu "chất có điện dương" khi nước chảy qua mặt hạt đất.

Trở lại vấn đề mình nêu ra trước :
-rễ chỉ lấy được các chất "lơ lửng" trong nước khi những chất này mang tĩnh điện. Đó có thể là tĩnh điện dương (cation) hay tĩnh điện âm (anion).
Mình tạm ghi vài chất như thế này.



-Nếu nhìn rễ lấy những trên trên trong dạng trồng "thủy canh", tức là nước chảy qua rễ vài phút rồi ngưng (có thể vài lần mỗi giờ). Vậy khi rễ ráo nước, nó không còn hút được gì vào rễ.

-Nếu rễ nằm trong đất trồng ở chậu bonsai, khi bạn tưới nước (giả sử như nước này có một số chất rất nhỏ sẵn trong nước (trace elements) và nước qua hòa tan thêm ít phân (đại lượng) từ những viên phân hữu cơ trên mặt) rễ sẽ hấp thu những "chất này" trong suốt thời gian tưới + thời gian nước trong đất chuyển động từ mặt đất xuống đáy chậu.
Khi nước trong đất trồng ngưng chuyển động (theo trọng lực) thì sao? Rễ còn lấy được các "chất" trong nước không?

Khi rễ ở trong "đất trồng" (nước ngưng chảy), nó vẫn còn khả năng lấy được các chất, nhưng lấy được nhiều ít hoàn toàn tùy thuộc "khả năng giữ được các chất điện dương nhiều hay ít ở mặt hạt đất". Khả năng giữ chất tích điện dương này tùy thuộc chất liệu có tích điện âm nhiều ít. Mỗi loại vật chất có bề mặt tích điện âm khác nhau tùy thuộc khả năng giữ nước của chính chất liệu vật chất đó.

Và đất sét là loại vật chất có mức điện âm bề mặt trung bình (30-50), thế nên đất sét giữ được nhiều chất điện dương hơn cát mịn (7-10), hay cát hạt to (zero).



-------------------------
Giải thích hình đồ trên như thế nào?
Trở lại vấn đề thủy canh : rễ cây lấy được các loại chất dinh dưỡng cả đại lượng ( N, P, K) lẫn vi lượng (Sắt, Ma-nhê...) khi nước chảy hay hiện diện quanh rễ.

Ở đất trồng trong chậu bonsai, rễ sẽ có 2 giai đoạn :
-lúc đang được tưới và thời gain ngắn sau tưới : rễ cũng lấy các chất dinh dưỡng hệt như bạn trồng thủy canh (cả đại lẫn vi lượng).
-nhưng khi nước hết chảy, rễ chỉ còn lấy được những thứ "vi lượng bám trên hạt đất" !

Tại sao những chất đại lượng (như phân đạm chả hạn) rễ không lấy được ?
Bởi những phân đạm ở dạng ion âm (anion) không bám được trên hạt đất vốn tích điện âm (cùng dấu thì đẩy nhau).

Cho nên, với hình đồ trên, các bạn thấy hạt đất sét có cấu tạo đặc biệt khiến cho bề mặt hạt đất có rất nhiều điện âm. Những điện âm này sẽ "hút lấy" những hạt điện dương (cation). Đó là những thứ "có mặt" ở hạt đất để rễ lấy được.

Và vấn đề là mỗi loại nguyên liệu có một mặt tích điện âm nhiều ít khác nhau, nghĩa là khả năng "nắm giữ những phần từ dương điện nhiều ít khác nhau".
--------------
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung :

Nguyên văn bởi Thông_Đen:
Theo hình bên, nếu nói đến vi lượng thì chúng ta phải bàn tới Anionic nữa, nó là phân tử gì.?
Bởi vì nó giữ lại Cationic theo định luật cân bằng điện tích của phân tử. Nghĩa là có bao nhiêu điện tích âm thì sẽ giữ lại bấy nhiêu điện tích dương.
Do đó nếu chất trồng âm sâu quá thì nó sẽ giữ hết khoáng vi lượng lại, không cung cấp cho rễ cây nữa.


Cảm ơn bạn đã ý kiến. Thực sự thì khả năng mình không chuyên.
Thứ nữa, mục đích là chỉ đưa ý niệm thật khái quát để chơi cây, chứ không nặng tính nghiên cứu.
Thế nên, những ý mình đưa ra vốn dùng chữ nghĩa thường dùng chứ không cứng nhắc khoa học.

Cũng mong các bạn góp thêm ý kiến cho mọi người cùng hiểu. Ngoài ra, những bạn cần hiểu sâu vấn đề, nên đọc thêm tại các trang mạng với từ khóa : Cation Exchange Capacity.
Thí dụ như :
-http://chemistry.about.com/od/chemistryterminology/a/What-Is-The-Difference-Between-A-Cation-And-An-Anion.htm

-http://www.kaizenbonsai.com/shop/choosing_soil_for_bonsai_trees.ph

-https://www.extension.purdue.edu/extmedia/ay/ay-238.html


Riêng về Anion (phân tử điện tích âm) sẽ có nhiều khác biệt trong bonsai soil so với việc trồng ngoài đất vườn (theo giải thích ở bài trên), cũng là điều chúng ta cần lưu ý.
 

dungvan

Moderator
Thông_Đen

Ý cháu hỏi là khả năng âm điện tích của các loại chất trồng => khả năng giữ điện tích dương (là khoáng vi lượng) từ đó mình phỏng đoán được cho từng loại cây cụ thể hơn. Ví dụ: diatomite thì mức âm bao nhiêu, sét akadama bao nhiêu?....
Phỏng đoán thôi, chứ nếu đem ra đo charge thì cần 1 cái máy đo điện tích trị giá thấp nhất 20K USD là chuyện ngoài khả năng rồi chú ah.
Vấn đề được đặt ra vì mỗi chủng cây cần 1 lượng vi khoáng khác nhau. Đặc biệt có những chủng cần vi khoáng rất lớn. Chẵng hạn (ví dụ thôi) Diatomite là chất trồng điện tích âm cực lớn, mà đem trồng chủng cây đó thì trước sau gì nó cũng ra đi.

Câu chuyện chú nguyenquanhung trồng cây Nguyệt Quế trên diatomite không phát được thì có nhiều khả năng, chưa chắc diatomite không nhả nước cho cây, có khi cây cần khoáng vi lượng mà diatomite không nhả ra thì sao? Vì cháu đã test và biết chắc chắn rằng diatomite nhả nước rất tốt. Tất cả cây thành phẩm cháu đều dùng diatomite đễ cưỡng bức sinh dưỡng cây. Nhưng rất tiếc cháu không có cây Nguyệt nào.

Cháu chỉ nêu vấn đề để mọi người cùng mổ xẻ chi tiết thôi.
===============================


hqvuhototbung :

Cảm ơn bạn Thongđen. Nếu sâu vào chi tiết cho từng loại đất trồng thì mình cũng đến chịu.
Ngay như vấn đề CEC này vốn được bên nông nghiệp họ để ý nhiều, hầu tìm cách cải tạo đất và cũng để giải thích một số hiện tượng đất nén chặt do bón phân (sau này chúng ta sẽ lướt qua một chút).
Để rõ thêm chút ý về mức giữ các chất vi lượng dương điện, mình mời các bạn xem hình dưới đây.



(trích từ :http://www.spectrumanalytic.com/support/library/ff/CEC )

Đồng thời mời các bạn xem thử bảng nói về CEC ở vài loại đất đá dưới đây xem bạn hiểu nó như thế nào.


( trích trong http://bonsainut.com/forum/showthrea...hange-capacity )
 

dungvan

Moderator
Thông_Đen:

Bảng thứ 1 của chú Hưng cháu không tin tưởng lắm. Thử làm vài động tác với bảng thứ 2



Thấy vài điều thú vị và có ích. Cháu sẽ quay lại sau, xin lỗi đã hết thời gian nghỉ trưa, mới làm được nhiêu đó thôi
===============================


hqvuhototbung :

Cảm ơn Thông_Đen đã vẽ cái biểu đồ cho dễ nhìn hơn.
Vậy cuối cùng thì đất sét nung vẫn là thứ tốt hơn đất thịt lấy ở ruộng đem nung?
================================


GioNui:

Gió núi xin chú thích thêm về một số loại có CEC cao trong biểu đồ trên đây để anh chị em không biết tiếng Anh có thể hiểu và áp dụng.
- Cao nhất là than củi, vị trí thứ 2 tính từ phải qua.
- Đứng thứ nhì là dớn trồng lan, vị trí 1 tính từ phải qua.
- Thứ 3 là vỏ thông, vị trí thứ 3 từ phải qua.
Như vậy 3 thứ hạng đầu tiên đều là những thứ dễ kiếm quanh ta.

Ngoại trừ dớn lan là loại có độ mềm mịn, thì than củi và vỏ thông là thứ nên bỏ thêm vào nếu chất trồng của chúng ta phần lớn là đá nham thạch hoặc diatomite.
Nếu hỗn hợp chất trồng gồm đá nham thạch, diatomite và akadama là khá ổn cho nhiều giống cây trồng thì trong trường hợp không dùng akadama ta có thể thay thế bằng vỏ thông hoặc than củi cũng sẽ cho kết quả tốt. (ở đây chỉ nói riêng về CEC thôi)

Để ý là than củi có CEC cao hơn rất nhiều so với vỏ thông hoặc akadama. Nếu như akadama đã được mọi người công nhận là đất trồng thượng hạng thì trong trường hợp dùng than củi để thay thế ta nên sử dụng với số lượng chỉ bằng một nửa so với akadama mà thôi.
Cái gì nhiều quá đều không tốt, CEC cao quá có khi nó ngậm chặt luôn các chất khoáng khiến rễ cây không thể lấy được không chừng.
Biểu đồ cũng cho thấy đất sét nung của Nhật, kamuna có CEC cao hơn akadama, vậy có nghĩa là kanuma - loại đất chuyên dùng cho Đỗ Quyên - có thành phần sét nhiều hơn akadama.

Nhìn biểu đồ trên, Gió núi suy ra như vậy, còn không biết ý kiến của chú Hưng thì như thế nào nhỉ?
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung :

Rẩt xin lỗi các bạn, cả tuần nay đầu óc không thông, thành thử có vài chuyện đất đai muốn bày tỏ với các bạn mà chưa được.
Hôm nay, có vẻ đã có chút thử thả để trình bày trở lại cùng các bạn ít chuyện. Chuyện này, vốn là chúng ta đã từng đề cập, nhưng mình nghĩ là sẽ có rất nhiều bạn :
- vẫn chả hiểu CEC là cái gì ?
- chất trồng có CEC cao thì có lợi thế nào? có hại thế nào?
-chất trồng gồm hai, ba, bốn thứ nguyên liệu trộn nhau. Vậy CEC mỗi thứ mỗi khác thì tác dụng cho cây ra sao?
-Rốt lại thì mức CEC của đất trồng ở mức nào là tốt nhất?

Và dĩ nhiên, còn rất nhiều chuyện về đất trồng mà mình thấy rất hiếm sách vở (nhất là sách vở bonsai đề cập), bởi vậy, xin các bạn cứ từ từ, rồi chúng ta chắc sẽ vỡ ra thêm vài chuyện về đất trồng.
Có lẽ cũng chỉ vậy thôi.
Kết lại, rồi tự mỗi bạn cũng sẽ lại tự nghiên cứu, qua bàn luận ở đây, để tự tạo ra loại đất cho loài cây bạn chơi bonsai thôi. Chứ cá nhân nhân mình, thì chắc chắn là, sẽ chả gời đến các bạn một mẫu đất lý tưởng được đâu.
---------------------------



Trở lại bảng CEC ở trên, nhìn vào đó có lẽ rất đông bạn sẽ bảo: "Chả biết người ta nói chuyện gì?"

Đấy là chuyện bình thường. Chả riêng gì các bạn. Mấy người trong cái Forum nước ngoài ở trên, họ cũng chẳng biết rõ cái bảng trên dùng để làm gì. Cho nên cũng có anh chàng đặt câu hỏi thế này: ( hình dưới )



Ý anh chàng hỏi là : "Có bạn nào "dùng ngôn từ bình dân thông thường" giải thích
dùm ý nghĩa cái bảng trên dùng để làm gì không ?"
--------------------------

Nguyên văn bởi Thông_Đen:
Bảng thứ 1 của chú Hưng cháu không tin tưởng lắm. Thử làm vài động tác với bảng thứ 2

Rất cảm ơn bạn Thông đen đã bỏ công đưa những số liệu trong bảng CEC lên dạng đồ họa.
Thế nhưng, có lẽ mình cũng dám đánh cá là có không ít bạn vẫn không nắm rõ rằng cái bảng họa đồ màu mè đẹp đẽ trên dùng để làm gì trong việc trồng bonsai.
-----------
Còn tiếp
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Kế tiếp nữa là, bảng đồ họa do bạn Thôngđen đưa ra, tuy đã áp dụng gần đúng những số liệu từ bảng CEC ở trên, nhưng có chi tiết về mức pH ở một số nguyên liệu cần hiệu chỉnh.
Mình đánh dấu vài chỗ .



Nhưng không sao, chúng ta từ từ hiểu được ý nghĩa họa đồ trên.
Kế đó, hiểu chuyện CEC ở vật liệu là gì?
Cây cần đất nhiều CEC hay ít CEC ?...

Thế là mọi chuyện sẽ thông thôi.
-----------
Tuy biểu đồ trên ghi chi tiết về CEC, pH và mức giữ nước cho 13 vật liệu (tượng trưng) cho đất trồng bonsai, chúng ta chỉ cần dùng hình tượng của 3 loại thường thấy nhất ở Việt Nam như dưới đây :
(A) : gch nung đập vụn = vô cơ thấm nước
( B ): rễ lục Bình = hữu cơ ( thấm nước)
( C ): Cát sạn to hạt = vô cơ không thấm nước

Dùng 3 vật liệu này để diễn giải, từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu rõ biểu đồ màu mè trên. Hy vọng, từ đó, việc áp dụng CEC, pH, mức giữ nước ghi trong biểu đồ sẽ được áp dụng đúng đắn.
===============================

Thông_Đen:

Chú Hưng cho xin lại số liệu chuẩn pH, cháu sẽ vẻ lại.
Phân tích đồ thị là 1 dạng stormbrain, kiểu như thống kê. Xem đồ thị thấy tương quan giữa 3 yếu tố pH+Mức giữ nước+CEC.
Đặc biệt là pH tương quan thế nào đến CEC. Do đó có thể điều chỉnh pH nếu muốn tăng giảm CEC.
Xin lỗi cháu có ít thời gian quá, nên không thể trình bày cụ thể phần phân tích cho mọi người cùng thảo luận. (bạn GioNui phân tích đúng, nhưng chưa đủ)
===============================
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nếu dùng các số liệu trong bảng, chúng ta có thể tạm đặt ra thế này:
A. Gạch nung, tương tự đất sét nung Akadama
B. Rễ lục bình, tương tự rong Sphagnum moss
C. Cát sạn to, tương tự Coarse Sand

chúng ta có thể vẽ ra bảng dưới đây.



Hoặc đưa lên dạng biểu đồ.




-----------

Nguyên văn bởi Thông_Đen:
Chú Hưng cho xin lại số liệu chuẩn pH, cháu sẽ vẻ lại.
Phân tích đồ thị là 1 dạng stormbrain, kiểu như thống kê. Xem đồ thị thấy tương quan giữa 3 yếu tố pH+Mức giữ nước+CEC.
Đặc biệt là pH tương quan thế nào đến CEC. Do đó có thể điều chỉnh pH nếu muốn tăng giảm CEC.
Xin lỗi cháu có ít thời gian quá, nên không thể trình bày cụ thể phần phân tích cho mọi người cùng thảo luận. (bạn GioNui phân tích đúng, nhưng chưa đủ)
Cảm ơn ý bạn. Nhưng không sao đâu.
Quan trọng là để mọi người nắm được ý niệm tổng quát. Chi tiết pH sẽ bổ túc sau cũng được.
----------

Qua những số liệu về ba loại A,B,C (đại diện cho 3 nhóm vật liệu) ở bảng trên, chúng ta có thể thấy ngay :
- Cát sạn to (C) là chất trơ nên pH trung tính, điều này tương đương với việc chất A chả giữ tí nước nào (WR=0) do đấy nó cũng chả giữ chút phân bón nào một khi ráo nước. Hay nói khác đi: nếu rễ gặp cát sạn thô, rễ sẽ chỉ lấy được nước + chất dinh dưỡng lúc tưới (nước qua rễ).

-Gạch nung (A) dễ chuyển sang pH thấp hơn 7 một chút (6,9) nhờ nó giữ được nước trong những lỗ nhỏ li ti. Mức giữ nước của gạch nung hơi cao cũng giúp nó "trữ được " ít phân bón dạng ion + ở mức 30. Điều này có nghĩa là, nếu rễ chui vào vùng gạch nung, nó sẽ chỉ lấy được nước +chất dinh dưỡng nhiều khi tưới (nước qua mặt rễ). Một khi ngưng tưới, rễ sẽ chỉ còn lấy được chút xíu nước ở mặt gạch nung và dĩ nhiên những nguyên tố ion+ cũng chả nhiều. Điều này cũng không "khó khăn " lắm cho rễ các cây bonsai (thành phẩm) bởi vì bình thường thì chúng cũng chỉ cần những nguyên tố ion + ở mức "vi lượng".
Nói vậy cũng có nghĩa là chúng ta đừng trông mong rằng cây sẽ lấy được nhiều chất đạm ( anion, các gốc âm điện tử) nếu rễ trong khu vực nhiều gạch nung và ít tưới. Bởi vì khả năng của gạch nung không giữ các gốc âm điện tử (anion).

-Rễ Lục Bình (B) : khả năng giữ nước cao, điều này khiến pH dễ chuyển xuống thấp (dễ chua) và đó cũng chính là lý do khiến khả năng tàng trữ phân bón dạng ion + của rễ Lục Bình rất cao.

Qua những nhận xét về 3 nhóm vật liệu như trên :
-vô cơ không thấm nước (C = cát sạn to)
-vô cơ thấm nước (A = gạch nung)
-hữu cơ (B = rễ Lục Bình)

chúng ta thấy ngay tương quan giữ độ chua pH, mức giữ nước (WR) và khả năng tàng trữ phân bón dạng ion + (CEC) sau khi tưới.

Kết luận là : vật liệu càng giữ nhiều nước, khả năng tàng trữ phân bón dạng ion+ càng cao
và thường là dễ đưa mức chua tăng ( pH<7).

Điều như trên liệu có luôn luôn đúng cho đất trồng không?
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

chúng ta thấy ngay tương quan giữ độ chua pH, mức giữ nước (WR) và khả năng tàng
trữ phân bón dạng ion + (CEC) sau khi tưới.

Kết luận là : vật liệu càng giữ nhiều nước, khả năng tàng trữ phân bón dạng ion+ càng cao
và thường là dễ đưa mức chua tăng ( pH<7).
Điều như trên liệu có luôn luôn đúng cho đất trồng không?


Trả lời : Không! Không phải luôn luôn đúng !

Mời các bạn xem lại hình dưới đây.



Trong số những ion+ bám được vào mặt viên đất sét, Ca (Calcium, dạng đá vôi) là thứ có ái lực mạnh nhất với điện âm (-) của mặt viên đất. Cho nên, nếu trong nước tưới có nhiều chất calcium (nước cứng), nó sẽ rất dễ bám chặt lấy viên đất (khó nhả). Hoặc là bạn bón loại phân muối khoáng nào đó có nhiều Ca một chút, nó cũng nảy sinh hiện tượng Ca bám chặt viên đất.

Thế là, viên đất sẽ chả còn chỗ nào "trống" để có điện - đặng "hút" những nguyên tố + khác mà cây cần. Ngay cả ion H+ của nước cũng không có chỗ "đậu".

Tình trạng như thế xảy ra, chúng ta sẽ thấy: viên đất tích đầy nước, nhưng không có H+ cho nên pH sẽ lớn hơn 7 (độ chua giảm. Càng nhiều ion H+ bám mặt đất thì độ chua càng tăng. Tức là pH càng giảm nhỏ hơn 7). Hay nói khác đi : ion Ca+ đã ngăn cản viên đất hấp thu những nguyên tố ion + khác khiến đất trở nên "chai lì" giảm mức CEC, và dĩ nhiên độ chua trở thành độ kiềm ( pH > 7).

Tóm lại : không phải lúc nào vật liệu tích nhiều nước là pH cũng giảm hoặc có CEC cao.
 

dungvan

Moderator
vuonkienganphuoc:

Ngoài đặc tính tích điện ion + mặt ngoài viên đất SÉT ,sét còn có 1 đặc tính nữa là khả năng giử rất khó nhả các ion + giửa các LÁ SÉT
===============================

thanhtrucsg:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
chúng ta thấy ngay tương quan giữ độ chua pH, mức giữ nước (WR) và khả năng tàng trữ phân bón dạng ion + (CEC) sau khi tưới.
Kết luận là : vật liệu càng giữ nhiều nước, khả năng tàng trữ phân bón dạng ion+ càng cao
và thường là dễ đưa mức chua tăng ( pH<7).
Điều như trên liệu có luôn luôn đúng cho đất trồng không?

…………………………..
Trả lời : Không! Không phải luôn luôn đúng !
Thành ra lâu lâu ta nên lấy một ít dấm công nghiệp pha với nước theo tỉ lệ 1/1000, dùng giấy quì thử độ pH~5-6 tưới đẫm toàn bộ lá gốc cây để khử chất muối kiềm cho thông thoáng...
===============================

hqvuhototbung:

Cảm ơn các bạn vẫn thường xuyên theo dõi và góp ý cho chủ đề "Đất trồng Bonsai".
Quả là ý kiến các bạn đưa ra đều là những điều nên làm. Tuy nhiên, mình xin nhắc chừng các bạn vài chuyện:
1. Nếu không có máy móc dụng cụ đo đạc chính xác độ pH, hay mức phân bón trong đất trồng bonsai (dĩ nhiên là chơi Bonsai thì chả nên đo đạc như các vị làm công tác nghiên cứu Đất trồng Thực vật trong trường làm gì), vậy thì chúng ta đừng "nghĩ" rằng :
-cây thiếu phân
-đất không giữ phân
-độ pH không hợp
rồi thì "đột nhiên" tống cho đất trồng một thay đổi !

Thí dụ như : tương vào đất trồng một vốc phân, tưới vào đất trồng một dung dịch nước pha dấm...
Dĩ nhiên, không phải việc bón phân hay cải tạo đất bằng nước pha dấm là điều sai trái. Nhưng vấn đề là: cho đất trồng có thời gian chuyển hóa, cho rễ cây có điều kiện thích hợp dần.

Cho nên, thay vì một vốc phân thì xin cho đất một muỗng cà- phê phân với thật nhiều nước tưới. Thay vì tháng một lần phân, chúng ta cứ mỗi 2,3 ngày một muỗng hoặc 1/2 muỗng cà phê phân (lượng phân chỉ là thí dụ) thì cây cối sẽ dễ chịu để thay đổi.

Ngay như nước pha dấm rửa đất cũng vậy. Nếu bạn thấy loại cây bạn trồng cần chuyển đổi pH đất trồng cho nhỏ bớt (chua hơn) thì thay vì một lần, xin tưới nước pha dấm loãng hơn và tưới nhiều lần nhiều ngày.
Vấn đề là tránh sự thay đổi đột ngột !

------------
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

2. Lý do mình nhắc chừng các bạn việc tránh thay đổi đột ngột chính vì: cây cối và các sinh vật sống trong đất cũng hệt như "đời sống con người".
Mọi sự sống dạng tế bào đều có một "mức chịu đựng" nào đó. Nếu chúng ta dùng mức chịu đựng về nhiệt độ cho "bàn tay" của chúng ta 5 độC tới 70 độC, rồi áp dụng cho chóp rễ thì chắc nó chịu không nổi.
Nói ra chuyện trên thì hẳn các bạn đồng ý ngay, nhưng khổ nỗi, khi trồng cây chúng ta "yêu cây quá" đâm ra "chiều chuộng cây" bằng "phân bón" thường là quá đáng.
Nhiều bạn còn bảo: Rễ cây chưa lấy ngay được thì cứ để đấy, từ từ nó sẽ "bò tới ăn dần". Và dĩ nhiên, những bạn nào làm vậy cũng sẽ biện chứng rằng: cây trồng ngoài đất cũng vãi cả nắm phân mà nó có chết đâu?
Theo cá nhân mình, đây chính là "yếu tố quạn trọng nhất" của đất trồng bonsai. Tức là điều mà mình rất mong sớm trình bày tới các bạn sau những bàn thảo về các loại đất đá nguyên vật liệu tạo ra hỗn hợp đất trồng bonsai.
---------------

Mình xin trở lại mục 2 :vai trò của đất trồng Bonsai.
Điều mình đề nghị qua nhận xét cá nhân: với đất trồng trong chậu Bonsai, chúng chỉ nên có những vai trò như sau:
1. Tăng diện tích mặt ẩm để rễ tiếp xúc.
2. Chứa nước đủ duy trì ẩm độ suốt 1 quãng thời gian giữa 2 lần tưới.
(12 tiếng, 24 tiếng ,48 tiếng....)
3. Giữ ấm, tối, sạch cho rễ sống.
4. Giúp rễ tỏa mức phát triển nhờ tính bén cạnh của hạt sạn (đất).

Tóm lại, ý mình rất khác với ý các tác giả nêu trên và có lẽ với một số bạn: không hề có chuyện đất trồng cung cấp thức ăn cho cây!
Bốn vai trò trên là để giúp rễ cây " dễ sống = dễ lấy nước ,muối khoáng + tẽ nhánh" (tức là có thể nói : đất giúp rễ dễ sống, làm việc và phát triển).

Chúng ta đã phân 3 nhóm để thấy sự khác biệt về mức giữ nước, mức tạo chua, mức giữ nguyên tố khoáng chất (ion +).
Nếu trở lại ý kiến mình nêu ở bài trước về : yếu tố quan trọng nhất của đất trồng bonsai(?), cộng thêm với ý của các bạn Jetli, HuyCT: chọn lựa loại đất trồng hợp lý chỉ là bước đầu; những bước kế tiếp : phân bón, chăm sóc, tưới nước mới là quan trọng;

mình xin đặt ra ngay đây một câu hỏi thế này:
Bạn vừa sàng xảy những vật liệu vừa mua về và tạo được một hỗn hợp đất trồng rất hợp với loài cây và độ tuổi của cây. Thí dụ hỗn hợp gồm :
-20% sạn hạt thô , to 3-5mm
-70% đất sét nung hạt 5-7mm
-10 vỏ cây cỡ 20X70x5mm

Nhiều người dùng hỗn hợp hệt như vậy cho cùng loài cùng cỡ tuổi cây như của bạn và đạt kết quả rất tốt = cây sống xanh tốt. (TỨc là 4 vai trò nêu trên của hỗn hợp đất này rất phù hợp với loài và tuổi cây)

Nhưng khi bạn trồng cây (đã rửa sạch rễ) vào hỗn hợp trên, cây từ từ yếu và chết. Nếu giả định vấn đề tưới nước và phân bón không có trở ngại gì cho việc gây chết, câu hỏi:
Tại sao cây chết trong loại đất trồng rất thích hợp đó ?
Mời các bạn cố gắng trả lời giúp.
 

dungvan

Moderator
GioNui :

Cháu nghĩ nguyên nhân gây chết là do thay đổi môi trường đất trồng đột ngột,
cây chưa thích nghi với chất trồng mới nên không ra rễ hoặc ra nhưng không phát triển được rễ.
Và thế là sau thời gian sống bằng năng lượng dự trữ, cây bắt đầu chết dần.
==============================

dtnhan :

Cháu nghĩ một phần do nắng gió. Nếu che chắn hoặc để trong nhà một thời gian sau khi trồng cây (đã rửa sạch rễ) để cây có sức hồi phục.
===============================

hqvuhototbung:

Cảm ơn hai bạn Gionui và Dtnhan đã góp ý.
Rõ ràng là ý của hai bạn chả có gì sai trái về phía cái cây. Nhưng nếu chúng ta đặt câu hỏi khác: tại sao cái cây rửa sạch rễ trồng vào đất mới nó lại dễ nảy sinh tình trạng yếu đuối vậy ?

Ở đây là xét trên mặt lý thuyết một phần, nhưng cũng là chuyện hết sức thực tế. Thực tế nhưng cũng khó để chứng minh. Lý do vì các sự việc xảy ra ở mức quá nhỏ. Nhỏ tới mức: chỉ dùng kính hiển vi điện tử may ra mới thấy được sự việc.

Theo cá nhân mình, lý do chính là bởi : hỗn hợp đất trồng mới cho cây bonsai của chúng ta chưa có sự sống !
Nếu trong môi trường nghiên cứu, người ta có thể tạo một môi trường tuyệt sạch để xem rễ cây nhổ lên từ môi trường đang sống nào đó và thả vào môi trường mới (tuyệt sạch) xem nó sống thế nào; thì ngược lại, chúng ta, những người chơi cây, không có khả năng (vả lại cũng chả cần) làm chuyện đó.
Bởi thế, rễ cây đang từ một "môi trường sống" bị nhổ lên, rửa sạch hết "mọi sinh vật sống quanh rễ" và được đưa vào một môi trường đất trồng "mới tinh, chưa có sự sống" thì có vẻ như rễ cây khó làm việc hay nói khác đi: rất dễ chết.

Nói tóm lại: ý mình là chúng ta thường thường lôi những thứ "đất đá quá sạch" (không sự sống) ấn vào quanh rễ cây. Sự việc này thường dẫn đến tình trạng cây nào không đủ sức "chờ đến khi vùng đất mới trở thành đất sống" thì thường là đi đứt.

Như vậy ắt sẽ có bạn bảo : thế thì để cây với rễ và ít đất cũ vào đất mới chắc sẽ giúp đất mới sớm thành đất sống. Chuyện này cũng chả sai. Chỉ có điều là: thời gian trở thành đất sống ấy có ngắn đi thật, nhưng liệu cái cây có sống nổi đến lúc đất trở nên sống hay không?

Cho nên, với mình, dù bạn có mua vài loại vật hạng nhất rồi trộn với nhau để trồng bonsai, nhưng bạn không "cho đất trồng có thời gian chuyển hóa từ "đất chết" sang "đất sống" thì cây bonsai bạn đưa vào đất mới cũng dễ dàng vào tình trạng tử vong.

Thế nào là đất sống ?
Đó là loại đất có vi khuẩn sống và sinh sôi nảy nở trong đó. Bằng chứng để gọi là đất sống: cây cỏ mọc được trong đó.
Vậy thì bạn chỉ việc trộn hỗn hợp đất trồng trước vài tháng, đổ vào thùng, vứt ngoài trời, bỏ vào vài hạt đậu (Đậu gì cũng được, tiện nhất là đậu phọng, lạc) và thỉnh thoảng tưới nước. Khi cây Đậu mọc và phát triển (rễ tỏa đầy), ấy là lúc bạn đã có "đất sống".

Hẳn các bạn cũng đã thấy ngoài thiên nhiên thiếu gì những vùng đất chết. Chả có cây cỏ nào mọc được ở đó. Vấn đề chắc không hẳn là nóng quá hay khô quá, nhưng có lẽ thường là trong đất đã không đủ số khuẩn hữu ích giúp rễ cây phát triển. Bởi thế, hạt giống của cỏ dại (vốn rất mạnh) đã không phát triển nổi, dù chúng có rơi tới vùng đất ấy.

Tóm lại : Để hỗn hợp đất trồng bonsai làm được đủ 4 vai trò nêu trên cho rễ cây thì việc tiên quyết là đất trồng đó phải có mặt đủ số vi khuẩn liên hệ (hữu ích) cho rễ cây đã. Mình gọi ngắn gọn : phải là đất sống.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Thế nào là đất sống ?
Như mình vừa trình bày ở trên, Đất sống là đất có đủ ẩm độ, nhiệt độ và "chất khí" cho phép một lượng sinh vật sống và phát triển trong đó.
Nói như vậy thì gần như những bao đựng vật liệu làm "chất trồng bonsai" toàn là đất không sống: akadama, sạn, nham thạch, diatomite...Cho dù có thể chúng có một hàm lượng nước nào đó, nhưng qua sơ chế (nung, nướng...) chúng không còn tồn trữ những "căn nguyên sự sống, như bào tử nấm...).
Bởi vậy, muốn chuyển những loại "đất sạch" nhưng thiếu sự sống trên sang loại có sự sống, chúng ta cần những nguyên vật liệu trên tiếp xúc với không khí, nước. Thêm vào đó, nếu có những "nguồn sống" từ đất cát ngoài thiên nhiên (đất đang trồng cây, phân hữu cơ...) mồi vào thì đất sạch ấy sẽ chuyển thành đất sống nhanh thôi.

Đất sống để trồng cây
Nếu lấy nguồn đất sạch trộn với phân hữu cơ (loại phân chuồng) và tưới nước, ủ ấm thì quả thật là đất ấy có thể sẽ thành đất sống rất nhanh. Nhanh vì có thể những "vi sinh" trong phân hữu cơ ấy đủ điều kiện phát triển (ấm, ẩm , tối...).
Thế nhưng, đất sống ấy có thích hợp cho cây trồng hay không thì đó lại là chuyện hoàn toàn khác.

Bởi vốn là chúng ta đã xác định: rễ cần đất sạch. Từ ngữ sạch ở đây có hai trường hợp hoàn toàn khác biệt. Xin các bạn vui lòng để ý giúp:
-Trường hợp rễ không có đất chung quanh (trồng thủy sinh) thì rễ chỉ tiếp xúc trực tiếp với nước tưới qua mặt rễ.
Nước này cần sạch = đủ Oxygen + dưỡng chất tan trong nước + không có khuẩn gây bệnh.

-Trường hợp rễ trong đất : Đất sạch = đất có đủ mức vi khuẩn giúp rễ sống và đủ sức khống chế những vi khuẩn gây bệnh hoặc gây thối đất (đất thoáng khí là một điều kiện).

Bởi vì đã gọi là đất sống, thời, loại đất đó sẽ có đủ các loại khuẩn xâm nhập (bào tử trong không khí). Thế nên, đất sống nào có đủ lượng vi khuẩn giúp cây sống ( + trấn át khuẩn gây thối+khuẩn bệnh cho cây) thì chúng ta gọi đó là đất trồng cây.


Chứ như cũng là đất sống nhưng toàn là vi khuẩn gây thối (vi khuẩn làm phân rã các chất đạm từ xác động, thực vật chẳng hạn) thì rõ ràng là chả thể nào trồng cây được.

Tóm lại, khía cạnh vi sinh trong đất trồng là điều mà hầu hết sách vở bonsai thường ít để tâm nhắc chừng các bạn chơi bonsai. Nhưng có lẽ, đó lại là điều chúng ta nên chú trọng ngay từ đầu khi tạo đất trồng bonsai. Bởi rõ ràng là: đất có là đất sống, và sức sống đó có lợi cho cây thì nó mới trở thành đất trồng cây.
--------------------

Dùng khuẩn hiếu khí khống chế khuẩn yếm khí trong đất trồng
Đã từ xưa, ông cha chúng ta trồng cây dư biết rằng rễ cây cần dưỡng khí để phát triển. Thế nhưng những hiểu biết về lý do: nhiều dưỡng khí trong đất trồng không những giúp rễ cây dễ sống mà đồng thời còn gây cho những khuẩn bệnh (thường là yếm khí) không phát triển, tức là rễ cây đỡ bị hại.
Vài chục năm nay, vấn đề khuẩn căn đã được nghiên cứu ngày một sâu rộng. Tới nay, hầu như mọi bạn chơi cây đều biết giá trị của khuẩn căn (Mycorhizea).
Các bạn có thể xem thêm về Mycorhizea tại các link dưới đây:
- http://en.wikipedia.org/wiki/Mycorrhiza

Thế nhưng đất vườn ngoài thiên nhiên vốn có đủ các thứ nấm và vi sinh vật :
- http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA...1.BB.99ng_sinh

Do đấy, việc cấy khuẩn căn là điều nên làm, nhưng việc dùng loại khuẩn nào đó ức chế được những nấm gây hại (gây bệnh ) cho cây sẽ là điều cần thiết hơn.
Từ đó, người ta tìm ra nhiều loại nấm có tính "triệt hạ nấm bệnh". Loài nấm được Đại Học Nông Nghiệp Cần Thơ phổ biến vài năm nay : Trichoderma spp, vốn đã từng được các khoa học gia nghiên cứu từ lâu và nay đã áp dụng khá rộng rãi.
http://en.wikipedia.org/wiki/Trichoderma_harzianum

Vừa "giết nấm hại cây" và tấn công cả những vi sinh gây bệnh, kể cả tuyến trùng thích chui vào rễ, Trichoderma còn phát triển quanh khu vực rễ để giúp rễ dễ phát triển. Chính nhiệm vụ vừa bảo vệ, vừa kích thích rễ phát triển và hấp thu muối khoáng của Trichoderma đã khiến cho loại nấm "kháng nấm bệnh " này trở nên cần thiết cho cây trồng.

Vậy thì tại sao chúng ta không dùng Trichoderma cho đất trồng bonsai ?
Có Trichoderma trong đất, đất trở thành đất sống, hơn thế nữa đất trở thành đất trồng cây bonsai vì giúp diệt khuẩn hại cây, giúp rễ cây dễ sống, dễ phát.



Cho nên, nếu đất mới mua từ trong bao đổ ra, sau khi trộn với nhau, vứt ngoài trời, tưới nước, bỏ vài hạt đậu và búng vào đất ít Trichoderma, vậy là chỉ vài tuần sau chúng ta sẽ có loại đất sống để trồng bonsai.
Trichoderma có rẻ không ? Rẻ như bèo!

------------------
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Có điều kiện, các bạn nên đọc sơ vài chuyện về Trichoderma đã được áp dụng cho đất trồng tại Việt Nam trong các link sau đây :
trichoderma
http://www.issaas.org/journal/v16/01...-03-tranha.pdf

http://www.ipcnet.org/admin/data/ses...62855thumb.pdf

http://books.google.com/books?id=Qch...ts=zkez1PYsJR&

Đây cũng chính là lý do những loại khuẩn căn (Mycorhizae ) được bán tại Mỹ hiện nay thường có thêm cả Trichoderma vào đó.
Great White Root Beneficial Fungi Mycorrhizae Trichoderma Colonize Custom SZ #oz



Bên Việt Nam, theo mình nhớ, có sản phẩm Trichoderma spp của trường Đại Học Nông Nghiệp Cần Thơ.
Hình như ngoài thương trường cũng có sản phẩm Trichodermix thì phải.
===============================

vincentvo1975 :

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Trichoderma có rẻ không ?Rẻ như bèo!
loại này giá rẻ không thể tưởng tượng, một hủ 32oz giá chỉ 224.95 đô thôi rể wá xin ông bác tha cho cháu nhờ http://www.ebay.com/itm/32oz-Plant-S...3D321589524019
===============================

hqvuhototbung:

Trời đất! Ai khiến bạn mua chi cái hũ 32 oz đó!
mua cái hũ nhỏ 1 oz / 12 USD là đủ cho cả trăm chậu cây rồi (mỗi chậu 1 gallon chỉ cần đầu đũa nhúng vào bột là đủ).


--------------------------

Bên Việt Nam mà mua chỉ nấm Trichoderma thì chắc chả đắt. Thí dụ như loại này:
http://www.phanbondientrang.vn/san-p...vang-50kg.html



TRICHOMIX-DT TIÊU (VÀNG) 50KG

Công dụng
- TRICHOMIX - DT cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu, chất hữu cơ, giúp giữ ẩm đất, kích thích bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt
- Tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất
- Hạ phèn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây
- TRICHOMIX - DT cung cấp hệ vi sinh vật có ích, đặc biệt là Trichoderma spp., Bacillus spp. giúp kiểm soát hiệu quả bệnh vàng lá, chết nhanh, chết chậm ... do nấm bệnh và tuyến trùng gây hại
- Phân giải nhanh lân và chất khó tiêu thành chất dễ tiêu
- Tăng tỉ lệ ra hoa, đậu trái, hạn chế rụng hoa, trái non, chắc hạt. Tăng năng suất và phẩm chất nông sản
* GIẢM 30 - 40% LƯỢNG PHÂN HÓA HỌC
---------------------

Còn ở đây họ bán 1/2 ký giá 54 USD.
https://www.kelp4less.com/shop/trich...culant-powder/Sale!



Trichoderma Inoculant
4.50 out of 5
(2 customer reviews)

Stimulates aggressive root branching and development of fine root hairs for healthier, whiter roots.
Quantity Clear selection $60.00 $54.00
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Trở lại vấn đề đất trồng bonsai.

Chúng ta đã xét qua rất nhiều ý kiến như của Harry Harrington, John Naka, cùng các bạn Bonhe, Minh Xuân, 3B,....thiết nghĩ là đã quá đủ để mọi người thấy được: đất trồng bonsai nên như thế nào để đóng được đủ 4 vai trò :

1. Tăng diện tích mặt ẩm để rễ tiếp xúc.
2. Chứa nước đủ duy trì ẩm độ suốt 1 quãng thời gian giữa 2 lần tưới.
(12 tiếng, 24 tiếng ,48 tiếng....)
3. Giữ ấm, tối, sạch cho rễ sống.
4. Giúp rễ tỏa mức phát triển nhờ tính bén cạnh của hạt sạn(đất).

Bởi thế, nếu chia các loại vật liệu thành 3 nhóm :
-vô cơ không thấm nước
-vô cơ thấm nước
-hữu cơ

Chúng ta có thể dựa vào : loài cây (lá bản, lá kim...), tuổi cây (đang phát, chậm phát), khu vực bạn sống, cách tưới nước.... là có thể tự tạo ra được một hỗn hợp trồng gồm 3 phần :
-vô cơ không thấm nước : chủ yếu thoát nước và bén cạnh.
-vô cơ thấm nước : chủ lực của đất trồng, giữ nước và giữ ion + của phân
-hữu cơ (khó tan rã) : chủ lực giữ nước (mức an toàn) và giúp tăng mức giữ ion +.

Còn thì : độ lớn của hạt đất và tỉ lệ cơ cấu hoàn toàn tùy mỗi bạn.

Riêng về hạt độ của đất trồng, để nhanh chóng+ tiện lợi, chúng ta nên sàng trước để chia sẵn làm 2 hoặc 3 cỡ (2-5 mm, 5-7 mm, hơn 7mm). Sàng xong rửa sạch bụi, bỏ ngoài trời.

Việc chuyển đổi từ loại đất mới (đất chết) sang dạng đất sống rất quan trọng. Do đó, đất sàng và phân loại xong, nên để ngoài trời và trồng đậu phọng + rắc nấm Trichoderma vào đó. Chỉ hơn 30 ngày sau là các bạn có "đất sống" để pha trộn làm hỗn hợp tạo đất trồng bonsai.

Nếu không còn ý kiến gì về các vai trò đất trồng nêu trên, chúng ta sẽ cùng nhau vào mục 3 :
Thiết kế một vài kiểu đất trồng bonsai.
-----------------------

Nguyên văn bởi GioNui:
Nhờ anh Hưng Cần Thơ hỏi giùm các thầy ở trường ĐH xem có bán trên thị trường
sản phẩm Trichoderma ở dạng bột đựng trong hủ như thế này để đem về lấy đầu đũa vẩy vô đống sỏi hay không?
Chứ còn loại vi sinh đã trộn sẵn trong phân hữu cơ bán trên thị trường như hình dưới thì có đầy,
nhưng có vẻ như nó chỉ phù hợp để trộn vào chất trồng hạt mịn mà thôi.




Bạn cứ lấy đất trồng bonsai dạng hạt như hạt đậu, nhúi một hai muỗng cà phê trichoderma vào đó. kế, gieo vài hạt đạu phọng. Tười nước, phơi nắng. hễ cây đậu phọng mọc tốt là bạn đã có đất sống tốt.
Bỏ trichoderma vào đất cũng như "cắm que meo nấm vào bịch gỗ dăm cao su" vậy!
(Chữ phân hữu cơ ghi trên bao kia là "xạo" đấy! Nó chỉ là men giống trong chất "gây men" chứ có phân phiếc gì đâu?)

Nguyên văn bởi GioNui:
Hehe..... nghe cái tiêu đề "thiết kế" thấy oách quá chú Hưng...
Để mai, cuối tuần ở nhà, cháu sẽ chụp hình một số loại nguyên liệu hiện có, tha hồ thiết kế luôn.
Mình cũng nghĩ mãi cho từ ngữ này. Bởi vì ở đây rõ ràng là chúng ta sẽ phải tính toán :
-loài cây
-độ già cây
-mức phát cây
-loại rễ
-mức nước cần....
để từ đó "thiết lập" một bảng tổng hợp và dự trù thử một hỗn hợp đất sao cho "hợp mục đích nuôi trồng". Cũng gay ăn chứ chả chơi.
Còn như copy lại những kiểu pha đất của các tác giả và đăng lên đây thì quá dễ rồi.
===================================


vuonkienganphuoc:

http://baovethucvatvn.blogspot.com/2...ichoderma.html

50k /bịch /0,5kg
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Có lẽ đến giờ phút này, qua rất nhiều chủ đề mình đã gởi đến các bạn về trồng cây Bonsai, các bạn cũng đã có thể nhận xét: bản thân mình chơi bonsai nhưng lại rất dốt về "bệnh tật cây cối". Thành thử lỡ có bạn nào hỏi mình: cây này nó bệnh thế này thì trị thế nào ? là mình tịt ngay!
Cũng bởi : đất trồng thì mình dùng nấm diệt nấm. Còn thân , lá cây thì đã có dầu Neem xua đuổi sâu bọ đi chỗ khác chơi. Phòng ngừa như thế nên gần như cây cối mình trồng chỉ chết vì thiếu tưới nước hoặc cắt, uốn quá tay là nhiều.

Mình cũng rất mong được nhiều bạn đồng tình với cách chơi của mình. Chứ còn trồng trọt cho đã rồi thì cứ hơi chút lại thuốc trừ sâu, động tí lại thuốc diệt rầy thì quả là ngán ngẩm.
-------------------------------

Dầu Neem nó nằm đâu đó trong chủ đề Thông Đen. Bằng không , bạn vào đây xem thử :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Sầu_đâu

Hình như ở miền Trung đã có trồng để lấy dầu. Loại Dầu này hơi đắt. Tuy nhiên rất đáng giá vì :
-không hại người, hại cây (dầu thực vật)
-sâu bọ sợ nên tránh(nếu dầu dính vào chúng, chúng sẽ bị triệt sản).
-bình thường, dầu tồn đọng và có tác dụng trên lá, thân, cành hơn 1 tháng.
(chỉ cần một lượng rất nỏ pha loãng : 3 muỗng cà phê dầu cho 1 lít nước + 2 giọt thuốc rửa chén)
http://en.wikipedia.org/wiki/Azadirachta_indica

http://en.wikipedia.org/wiki/Neem_oil

Formulations made of neem oil also find wide usage as a biopesticide for organic farming, as it repels a wide variety of pests including the mealy bug, beet armyworm, aphids, the cabbage worm, thrips, whiteflies, mites, fungus gnats, beetles, moth larvae, mushroom flies, leafminers, caterpillars, locust, nematodes and the Japanese beetle. Neem oil is not known to be harmful to mammals, birds, earthworms or some beneficial insects such as butterflies, honeybees and ladybirds (ladybugs in US English) if it is not concentrated directly into their area of habitat or on their food source. It can be used as a household pesticide for ant, bedbug, cockroach, housefly, sand fly, snail, termite and mosquitoes both as repellent and larvicide.[2] Neem oil also controls black spot, powdery mildew, anthracnose and rust fungi.

Tạm dịch :
Những hoạt chất trong dầu Neem được dùng nhiều trong nông nghiệp với công dụng xua đuổi sâu bọ, ngay cả tuyến trùng trong đất. Dầu Neem xem ra không có hại cho động vật nuôi, chim chóc, giun và cả những loại côn trùng hữu ích cho cây trồng như bướm, ong, bọ rùa nếu như chúng ta đừng phun thuốc vào những chỗ thức ăn của chúng.
Trong nhà và quanh nhà, chúng ta cũng có thể xịt dầu Neem ngăn kiến, dán, bọ rệp (trong giường), ruồi, mối , ốc, muỗi.
Dầu Neem cũng giúp cây cối tránh bị một số nấm lá : chấm đen lá, nấm đốm lá ...

-------------------

Người Ấn độ họ bán dầu Neem trong tiệm tạp hóa. Bên Mỹ này họ bán trong chợ Ấn độ : 1 lọ /6 USD (hình như để làm thuốc gì đó) –H1
Chứ còn hãng làm phân bón cho Lan : Dyna-grow họ gần như độc quyền thì giá bán 1 lít cỡ gần 40USD. Và 1 gallon khoảng 120 USD –H2.



Nhà mình xịt vài lần một năm. Mua bình 1 gallon xài mãi mới hết.



Thứ này xịt lên lá giúp lá có độ bóng rất tự nhiên (nhất là Tùng Junỉpe và Thông) và không khiến lá bị khô, chết như những thứ hóa chất làm bóng lá .
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi le-petit:
Đối với nhiều người, việc mua các chế phẩm sinh hóa là khó khăn, đặc biệt tại VN vì có lẽ trên 70% là hàng giả hàng kém chất lượng nên tốn tiền.
Tôi sử dụng cách mà nông dân nhiều đời áp dụng là chất trồng vô cơ (xỉ than, đất nung, sạn..) trộn luôn 10-20% phân hữu cơ, tưới đẫm nước rồi cho vào bao buộc chặt, để đó vài tháng là đất sẽ ko bị "nóng"-(theo ngôn ngữ nông dân)- trồng cây gì cũng dễ bén rễ.Khi sử dụng tùy loài cây mà pha trộn thậm chí rửa sạch phân hữu cơ trước khi dùng.
Các bạn có thể thử nghiệm và so sánh với các cách làm "sống" đất khác.
Cách của bạn Le-petit rất hay. Đó cũng là một trong những cách nên làm.
Tuy nhiên, theo mình biết, hiện tại thì Trichoderma của trường DHNN Cần Thơ có lẽ là hàng có phẩm chất đáng tin cậy và giá cả chắc cũng chả đến nỗi. (Bởi chúng ta cũng chả dùng nhiều, chỉ cấy vào đất 1 lần là đủ).
Cách bạn Le-petit là giúp đất sống. Nếu thêm Trichoderma là giúp ngừa nấm và khuẩn hại cây.
===============================


vuonkienganphuoc:

Gởi đến GioNui,đây cũng là trichoderma của Điền trang.Tôi thường sử dụng loại này.





Về đất trồng mới ,giai đoạn đầu tôi chưa sử dụng loại này liền, có lẻ chỉ sử dụng sau vài tháng. Bình thường 1 năm /2 lần

Xem bột này có giống như bột trong hộp của ông Bác ko? Giá 50 k/500gr



Thay đất mới thấy cây vẫn phát triễn tốt ! (ko Trichoderma). Sau 6 ngày thay Diatomite + phù sa nung



Không lặt bỏ lá nhé ! lá tự rơi ???



Một số cây khác sau 10 ngày




----------------------

Nguyên văn bởi vincentvo1975:
anh Minh có thể cho biết thêm là tỉ lệ anh pha đá diatomite và đất nung là bao nhiêu phần trăm không anh
+Đối với cây có nguồn gốc MIỀN TÂY như Mai chiếu thủy ,kim quýt ...theo suy nghỉ riêng : 60-70% Đất nung +đá Diatomite (tôi thiên về Diatomite hơn nham thạch vì :
- Khả năng giử âm nhiều hơn ,chẻ cạnh,diệt khuẩn,nhẹ ...
- Nham thạch :chứa nhiều Fe ,Mg,Mn có thể khi rể tơ bám vào ko chịu !và vì vậy 1 số ae trồng mai chiếu thủy ko dám sử dụng.Khi hiểu được ý này ,tôi đã trồng Mai chiếu thủy ,đào tiên ... tỉ lệ 60-70 % đất nung +30 % nham thạch loại 2 (gia tăng lượng đất nung lên 60-70%) Đến nay cây vẫn phát triễn tốt .Trước đó ,ae này có lẻ chưa có đất nung mà chủ yếu sử dụng loại đất SÉT mua ở VỈNH LONG và đất này ko lầy và chèm nhẹp khi gặp nước
+Đối với cây miền trung :Bước đầu thử nghiệm 50 +50 ,thấy khá ổn và sau này rút kinh nghiệm trên từng loại cây trồng mà GIA GIẢM liều lượng cho thích hợp !
 

dungvan

Moderator
hoang_qtp:

Chú Vũ Hưng cho con hỏi,
Trấu có đạt là chất hữu cơ thấm nước, khó phân hủy theo yêu cầu O?
Nếu đất có thêm Trichoderma, có phải chúng ta chấp nhận việc giảm độ bền của trấu O?
==============================

hqvuhototbung:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và hỏi mình về trấu. Có điều thú thiệt là mình có thực tế xài nó bao giờ đâu mà dám nói. Vài năm trước, mình cũng mua thử một bao trấu :





Cũng định bụng là dùng thử cho đám Đỗ quyên và cây lá bản xem sao, nhưng rồi sức khỏe không cho phép nên bỏ thí mấy năm trời chưa mở bao ra.
Tuy nhiên nếu chúng ta đọc trong Từ điển:
http://en.wikipedia.org/wiki/Rice_hulls

Fertilizer and substrate
Rice hulls can be composted, but their high lignin content can make this a slow process. Sometimes earthworms are used to accelerate the process. Using vermicomposting techniques, hulls can be converted to fertilizer in about four months.
Rice hulls that are parboiled (PBH) are used as a substrate or medium for gardening, including certain hydrocultures. The hulls decay over time. Rice hulls allow drainage,[3] and retain less water than growstones.[4] It has been shown that rice hulls do not affect plant growth regulation.[3]

thì thấy Trấu có rất nhiều ứng dụng tốt cho trồng trọt.
Thành thử ông bà mình bên Việt Nam đã xài Trấu đủ kiểu và cây cối xem ra cũng có vẻ thích.
Tuy nhiên riêng trong bonsai thì có lẽ phải chờ những bạn nào có kinh nghiệm về Trấu cho ý kiến thôi.
Với mình: Trấu chứa lượng Silica cao nên tương đối chậm phân hủy. Chỉ là "hạt độ" nó nhỏ quá, lâu ngày có thể dễ bị ép lại gây ngộp chăng.
Việc xử lý trấu tươi trước khi đưa vào đất trồng như thế nào, và việc trộn Trichoderma vào đất trồng có trấu như thế nào, mong các bạn có kinh nghiệm lên tiếng giúp.
----------------------------

Nguyên văn bởi hoang_qtp:
Con hỏi bởi vì trấu ở VN rất dễ mua và rẽ, đặc tính thì nhẹ và bén cạnh, phù hợp cho rễ dễ phát triễn.
Còn Vđ đất có Trichoderma, có phải sẽ làm giảm độ bền của chất hữu cơ nói chung mà ta trộn vào chất trồng ( Với mục đích giữ nước), vì Trichoderma có tác dụng phân hủy chất hữu cơ?
Ý kiến bạn đưa ra thì chắc là nhiều phần đúng rồi. Chuyện dùng trấu xem ra chả có gì trở ngại cho 3 mục đích :
-giữ ẩm
-xốp
-giữ chất phân dạng ion+

Chỉ là mỗi người chúng ta tự tìm ra phương thức tốt nhất cho từng loài cây (và khu vực trồng) sau khi thử nghiệm :
- trấu tươi (phơi khô), trấu rang, trấu luộc, trấu hấp, trấu ủ ? (tức là trấu khô nguyên dạng và trấu qua xử lý diệt chất hữu cơ còn sót trong vỏ trấu : loại nào tốt hơn, tiện hơn).
-mức giữ nước của trấu không cao lắm, việc thoát nước dễ dàng, vậy tỉ lệ nên trộn trong thành phần hỗn hợp đất trồng cho mỗi loài cây nằm ở mức nào?

Nhà vườn họ trộn tro trấu trồng cây trong giỏ rất nhiều, tuy nhiên, với cây thành phẩm hoặc bán thành phẩm bonsai chắc hẳn phải có sự khác biệt để chúng ta còn kiểm soát được mức nước và phân bón từng ngày.

Một cách tổng quát, nếu xem trấu gần như tương đương với dớn trồng Lan (greenmoss), có lẽ cũng không dở. Ưu điểm của greenmoss (rêu xanh) là chúng có khả năng diệt trùng và nhả khí Oxygen.Nhưng khuyết điểm là Greenmoss dễ bị xẹp dí nếu nhiều nước (dễ sũng nước, lâu ngày gây thối).
===============================


dovanlo:

Trấu tươi là chất hữu cơ không bền, trong chậu chỉ khoảng 1 năm là trấu phân hủy nếu có nấm Trichoderma thì càng nhanh hơn. Theo tôi trấu mà anh em miền Tây trộn với mụn dừa chỉ có tính chất là chất độn, Với các cây phát triển mạnh sau 1 năm hệ rễ cám đã kín chậu sẽ tự nâng đở phần trấu và mụn đang phân hủy. Với các cây phát triển hệ rễ yếu vòng lẩn quẩn sẽ giết cây, rễ yếu làm chất trồng đang phân hủy xẹp xuống gây thiếu oxy, thừa nước càng làm cây khó phát thêm
================================


anh000yeu:

Theo cháu thì trấu tươi dùng khá tốt nếu dùng đất vô cơ dạng hạt. Nó giữ ẩm ,thoáng ,độ phân hủy chắc khoảng trên 2 năm ( nhiều chậu cháu dùng 1 năm vẫn nguyên). Nhưng nếu dùng đất mịn, mùn nhiều thì khi ta tưới các hạt nhỏ chui bít kín hạt trấu lúc đấy sẽ ko còn tác dụng giữ xốp, thoáng nữa . Cháu hay dùng khoảng 5 đến 10 %.
Còn việc dùng Trichoderma theo cháu nếu dùng đất hữu cơ 100% thì ko có tác dụng. Các loại nấm, vi khuẩn có lợi thường sinh trưởng ở những vỏ cây, lá , gỗ mục nói chung là hữu cơ hơi mục sẽ rất nhiều. Trichoderma làm phân hủy các chất hữu cơ nhanh nhưng nếu ta dùng trong bonsai thì các chất hữu cơ rất nhanh phân hủy thành mùn > nhanh phải thay đất . Vậy lên Trichoderma ít sử dụng trong bonsai là thế chăng ?
Mong bác và mọi người cho thêm ý kiến ạ
===============================


hqvuhototbung:

Cảm ơn những ý kiến thiết thực về Trấu do bạn Dovanlo và anh000yeu.
-Có lẽ nếu chỉ dùng tỉ lệ thấp cỡ 10% Trấu,giúp xốp và thấm nước cho hạt vô cơ trong đất trồng bonsai, sau 12-18 tháng, dù trấu có bị phân hủy cũng có thể được nước chuyển ra khỏi chậu giúp có thêm không gian cho rễ mới.
-Trichoderma nếu dùng trong chậu bonsai thì cũng chỉ nên búng quanh rễ để chúng bám và phát triển quanh rễ khởi đầu. Còn việc trộn Trichoderma với chát hữu cơ trong đất trồng bonsai thì chắc là chúng ta chả nên làm vậy.

Có lẽ chúng ta cũng cần xác định lại lần nữa :
- tro trầu là hỗn hợp thường được dùng cho ươm trồng cây con, cây hoa nhỏ... bới rễ chỉ (rễ tơ) là chủ yếu. Chúng ta không đề cập.
- ở đây chúng ta chỉ đề cập đến cây bonsai(cây gần hoặc trưởng thành) cho nên hỗn hợp trồng chủ yếu là sạn vô cơ các loại với hạt độ từ 2 đến 7 mm.
================================


vuonkienganphuoc:

Đồng ý với Mr dovanlo : dân Bến tre (Cái mơn) chủ yếu có ngay sản phẩm tự cung tại địa phương :rẻ ,nhẹ ,xốp ,thoát nước..Vì là sản phẩm NĂM QUĂNG (xài xong 1 năm là quăng đi ).Tiền thầy bỏ túi,thế là xong !
Đợt về VN vừa rồi ,bạn phongnguyen có đề nghị tôi xài trấu sống ,tôi chỉ đồng ý xài NẾU ĐÓ LÀ DẠNG TRẤU UNG NGUYÊN VỎ .
Trấu sống sử dụng ko tốt vì :
- từ 1-2 năm là hoai mục => lèn đáy chậu
- Nấm trắng phát sinh (ko rỏ tên )có lẻ do hạt mầm còn lại trong vỏ trấu là NƠI ĐỂ LOẠI NẤM NÀY PHÁT TRIỂN (ý kiến Đổ Bình )
Vì vậy ,nếu chúng ta sử dụng chất trồng vô cơ thì dù có bón Trichoderma theo tôi là hửu hiệu cho cây trồng .
===============================


hqvuhototbung:

Cảm ơn bạn Vuonkienganphuoc rất nhiều.
Xem ra đôi điều về dùng trấu cho hỗn hợp đất trồng cũng đã đủ một số ý cần cho cá bạn thử nghiệm. Nếu bạn nào còn có thêm ý gì về Trấu cho cây Bonsai, xin cứ tiếp tục nêu.

Sau đây, mời các bạn cùng mình bước qua mục 3: thử thiết kế vài kiểu hỗn hợp đất trồng bonsai.
----------------
 

dungvan

Moderator
GioNui:

1. Nham thạch





2. Diatomite





Loại dưới nghe nói nung bằng gas, chắc ở nhiệt độ cao hơn nên có màu xám hơn.
Gió núi cảm giác loại này không hút nước nhiều như loại trên, và cũng nhanh khô hơn.
Gió núi chỉ thích loại nung vàng vàng ở trên, mặc dù bẻ thì cũng mềm như nhau.





3. Sỏi đồi





Sỏi này nằm phơi nắng mưa trên mặt đất, chỉ việc hốt ở bên đường.
Hạt tròn và không bén cạnh, cứng, không thấm nước.

4. Đá vôi





Giòn, đập nhẹ là bể. Giống như hạt muối sống cả về cấu trúc tinh thể và tính bén cạnh. Dùng tay không mà hốt coi chừng xước da chảy máu.

Đá này ở vùng đồi núi miền trung. Bình thường nó nằm dưới mặt đất, vì lý do gì đó đất đá sụt lở lòi ra hay do mấy anh múc đất đồi đi bán moi nó lên.

Gió núi rất thích thứ này.

 

dungvan

Moderator
GioNui:

5. Gạch ống đập vụn





6. Xỉ than tổ ong





Sau khi đập nhỏ, sàng lọc và rửa sạch bụi cám, nhìn hạt xỉ than đẹp không?
Không rã nhưng bóp nhẹ là bể, hút nước cũng cỡ như diatomite.
Sau này Gió núi bỏ luôn gạch ống, chỉ dùng loại xỉ than này thôi.

7. Cát sông hạt to, kích thước 3-5mm





8. Cát sông hạt nhỏ, kích thước 1-1.5mm



Loại hạt nhỏ này được sàng lọc loại bỏ hạt mịn từ cát tô tường bán ở vật liệu xây dựng.

9. Vỏ Thông (pine)





Là vỏ cây Thông già, bong tróc, nứt nẻ. Lấy về băm nhỏ ra như trên.
Dùng dao chặt xương mà băm coi chừng mẻ cả dao.

Mấy anh ở Đà Lạt sao không đi cạy vỏ Thông về rồi dùng máy xay ra đóng bao bán nhỉ?





10. Vỏ cây tạp





Cứ tới vựa củi mà hốt vỏ vụn rớt ra. Đem về băm nhỏ, sàng bỏ hạt mịn.
Ở vùng Long Khánh thì chủ yếu là vỏ cây Cao Su, Chôm Chôm...

 

dungvan

Moderator
GioNui:

11. Than củi





12. Trấu hun cháy xém

Vỏ trấu đốt cháy nhưng vẫn còn nguyên vỏ, không nát thành bột.
Gió núi làm bằng cách dùng nửa cái thùng phuy, đổ trấu vô, đốt lửa bên dưới, dùng cây dài quậy như người ta rau đậu (lạc).

Mấy ngày tết, rảnh ở nhà, quậy được 3 bao đủ dùng cho 2 năm.



13. Mùn cưa đặc biệt
Chú Hưng chắc đã biết rõ vì sao nó đặc biệt rồi.



14. Tro trấu

Thứ này chắc từ mấy lò gạch ở Vĩnh Long mà ra, trấu cháy nát vụn, đóng bao bán đi khắp nước.



15. Cám dừa





Thường gọi là xơ dừa, nhưng thực chất là cám thì đúng hơn.
Chắc là chủ yếu xuất phát từ Bến Tre. Nó là thân cây dừa xay ra phải không anh Lô?

16. Đất trùn





Đất do mấy con trùn làm ra, chẳng biết là nó đào, nó ủi hay nó....ị
Trùn này to bằng chiếc đũa ăn cơm. Gió núi ra bụi chuối sau hè mà hốt. Đem vô phơi khô, đập bể đều trở lại như trên.
Còn hình dưới là chụp thẳng bãi đất ngoài bụi chuối.



Không biết ở trong chậu với nước tưới và rễ cây tác động thì nó ra sao, chứ Gió núi ngâm thử vô chậu nước 3 tháng nó vẫn vậy, không rã. Đang tính đường nung đất này để dùng.
Vô tình biết được món khoái khẩu của bọn trùn này. Nếu muốn trồng cây bằng đất trên, chỉ cần miếng đất to bằng cái giường, dư sức cho Gió núi lấy đất cho cái vườn con con với vài chục chậu của mình.
----------------------

Ở trên là các nguyên liệu Gió núi có thể kiếm được. Có món đi mua, có thứ đi lượm, cái thì vơ sau hè, cái thì hốt cách nhà cả ngàn km.
Chung quy lại thì các vùng miền khác nhau trên cả nước chỉ xê xịch một vài thứ đã kể ở trên, còn đa số anh chị em đều kiếm được bằng cách này hay cách khác.
Coi bộ cũng đa dạng chứ nhỉ! Chừng đó chắc đủ nguyên liệu để chế biến cho mọi thực khách.
Từ gieo hạt, giâm cành cho tới mấy anh thanh niên và cả mấy cụ bô lão dùng.
 
Top