Từ abc, phần 6 : ĐẤT TRỒNG BONSAI - Bản đăng lại

dungvan

Moderator
tmt_arc:

con thấy trong bài chia sẽ cách làm đất nung để trồng bonsai.
sau khi nung xong đất rất háo nước, có thể lợi dụng tính háo nước này để đưa một lượng phân như bánh dầu đã ngâm vào đó cho cây ăn từ từ được không chú ???
bằng cách sau khi nung ta ngâm luôn vào nước đã có phân pha nước cho nó ngấm vào, sau đó để ráo, khô ta đem trộn vào hỗn hớp trồng bình thường,
con chưa có điều kiện để thử, nhưng con nghỉ với cách này sẽ có thêm một lượng phân dự trữ cho cây. cây sẽ dùng từ từ trong một thời gian......
======================

hqvuhototbung:

bạn nghĩ như vậy là bạn đã biến đất trồng thành "kho dự trữ đồ ăn " rồi đấy!
======================

GioNui

Nguyên văn bởi tmt_arc:
..có thể lợi dụng tính háo nước này để đưa một lượng phân như bánh dầu đã ngâm vào đó cho cây ăn từ từ được không chú ???
Mình không cho rằng đó là ý tưởng hay.
Chúng ta cần một thứ chất trồng trơ thì dễ dàng kiểm soát được phân, nước như mong muốn.
Như anh Quang Hưng đã nói trước đó, điều quan trọng là có thể lấy phân ra khỏi đất trồng cây
bất cứ khi nào mình muốn.
Ví dụ khác là: cây mới thay chậu thì không cần phân. Sau khi cây ra đọt non mới bón 1 ít, cây nhiều lá thì tăng dần lượng phân lên.
Bạn cho sẵn vào đất thì làm sao làm được mấy chuyện trên?.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Vẫn nằm trong mục 2 về vai trò đất trồng bonsai, mình mời các bạn xem chi tiết hơn về các loại đất đá. Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ mỗi loại đất đá các bạn gặp "hàm chứa" vai trò nào trong 4 vai trò mình nêu ở phần đầu của mục này:

1. Tăng diện tích mặt ẩm để rễ tiếp xúc.
2. Chứa nước đủ duy trì ẩm độ suốt 1 quãng thời gian giữa 2 lần tưới(12-48 tiếng....)
3. Giữ ấm, tối, sạch cho rễ sống.
4. Giúp rễ tỏa mức phát triển nhờ tính bén cạnh của hạt sạn(đất).

Từ ý niệm căn bản : mọi "hạt" trong chất trồng bonsai sẽ đều không dễ tan ra khi ngấm nước, mình đề nghị chúng ta chia các loại hạt này thành 3 nhóm :
-nhóm không thấm nước
-nhóm vô cơ thấm nước
-nhóm hữu cơ (thấm nước)

Nhóm "hạt đất" không thấm nước
Khi nói "hạt đất " không thấm nước là các bạn có thể liên tưởng ngay tới 2 thứ thường gặp nhất : cát và đá sạn.
Điều đó có nghĩa là những vật liệu này "chỉ ướt" chút xíu mặt ngoài hạt chứ không hề có nước ngấm vào bên trong hạt. Thế nên, trên lý thuyết, lớp nước áo bên ngoài này sẽ khá chóng khô.

Câu hỏi đặt ra :
a.tại sao ươm hạt trong cát 100%, cây con dễ thối rễ ?
b. tại sao đá nham thạch (khó thấm nước) lại rất lâu khô khi làm đất trồng?

Bạn nào trả lời được không ?
 

dungvan

Moderator
tmt_arc

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Có điều, bạn nghĩ như vậy là bạn đã biến đất trồng thành "kho dự trữ đồ ăn " rồi đấy!
dạ đúng rồi, ý con là vậy ngâm một ít thôi, thay vì phải bỏ phân thường xuyen, con bỏ trước một ít dự trữ cho cây tốt, sau này trồng rồi muốn thêm thì thêm sau.
............
vì con xem hỗn hợp gầm đá, đất nung, vỏ cây, than... thì vỏ cây chính là phần dưỡng chất cung cấp từ từ cho cây.
nhưng con ở thành phố, kiếm đâu ra vỏ cây và vỏ trấu, mấy thứ đó ở quê rất nhiều thì không nói.,
nên con nghỉ làm thế ko biết có thay thế được phần nào ko...??? (không phải là bỏ hẵn ko cần vỏ cây, hoặc vỏ trấu... chỉ khi nào ko có thì đành áp dụng kiểu này)
======================

hqvuhototbung:

Bạn tmt_arc chạy nhanh quá! Từ từ !
Ai nói với bạn : vỏ cây làm chất dinh dưỡng cho cây ?
Điều chính yếu khiến dân chơi bonsai Âu Mỹ đặt vài miếng vỏ cây vào chậu bonsai là để tạo ẩm, chứ nó có ăn nhậu gì đến dinh dưỡng đâu?

Thế bạn có trả lời được câu hỏi này không ?
a.tại sao ươm hạt trong cát 100%, cây con dễ thối rễ ?
b. tại sao đá nham thạch (khó thấm nước) lại rất lâu khô khi làm đất trồng?
=======================

le-petit :

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
a.tại sao ươm hạt trong cát 100%, cây con dễ thối rễ ?
b. tại sao đá nham thạch (khó thấm nước) lại rất lâu khô khi làm đất trồng?
Các vật liệu có mật độ cao, ko thấm nước như cát, đá vụn ... sẽ chứa nước ngoại hạt, do đó chiếm chỗ của o xy nên dù nhanh mất nước nhưng cây non thiếu khí dễ bị thối rễ.
Các vật liệu có độ xốp nhất định chứa nước nội hạt nên lâu no nước nhưng hút nước vào nội hạt nên thông thoáng, và do chứa nước nội hạt nên giữ ẩm lâu.
( Cũng là chữ thầy trả thầy thôi ạ)
 

dungvan

Moderator
Hinoki :

Nguyên văn bởi bsvuhongbvdkhb:
Tranh thủ buổi trưa chụp vài hình như đả nói
Cây linh sam với chất trồng cách 1
Cây linh sam với chất trồng cách 2
…………
Cách 2,3 mà trồng Thông Tùng là ngỏm củ tỏi nha BS
=======================

thienhai:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Thế bạn có trả lời được câu hỏi này không ?
a.tại sao ươm hạt trong cát 100%, cây con dễ thối rễ ?
b. tại sao đá nham thạch (khó thấm nước) lại rất lâu khô khi làm đất trồng?
Đá nham thạch thì có nhiều lỗ li ti giữ nước ở đó.
Nước chủ yếu bốc hơi ở bề mặt, trong lòng chất trồng nước thoát ra chủ yếu nhờ vào trọng lực hạt nước chảy đi mà nước có lực căng bề mặt, nó giữ nước lại bề mặt hạt cát rất khó chảy xuống hết. Do đó cát giữ nhiều nước gây thối rễ, nham thạch thì rất lâu khô.
Cây thông nhỏ trong đá nham thạch của con cũng ít khi cần tưới.
Hôm trước con thấy người ta làm giá bằng cát ở miền trung, khoái quá lấy cát ra làm thử chậu nhưng giá lên bị thối, giờ nghĩ lại có lẽ con đã hiểu rồi, người ta làm trên bãi cát nước rút dần xuống dưới lớp cát sâu hơn. Còn trong chậu nó luôn giữ lượng khá lớn nước.
-----------

Nguyên văn bởi Hinoki:
Cách 2,3 mà trồng Thông Tùng là ngỏm củ tỏi nha BS
vậy chứ đỗ quyên mê lắm nhen. Em có thử cây thấy cũng còn khá lắm.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Những ý các bạn đưa ra hết sức đúng đắn.
Quả là trọng lực vốn để lôi nước xuống (thoát khỏi chậu trồng) đã không thắng nổi sức mao dẫn và súc liên kết của các phân tử nước nằm ở vỏ ngoài hạt cát, hạt nham thạch. Do đấy, nước cứ nằm yên ở đó. Nước ấy sẽ chỉ còn 2 đường để rời khỏi đất : bốc hơi vào không khí , hoặc được rễ cây hút lấy.

Một câu hỏi khác đặt ra trong trường hợp này : có cách nào giúp nước rời khỏi khối cát 100% ở chậu trồng (ngoài việc bốc hơi và rễ cây hút) ?
=======================

tmt_arc:

Chắc dùng tới dây mồi và lấy que chọt lỗ cho cát trong chậu quá chú ơi...
=======================

hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
Chắc dùng tới dây mồi và lấy que chọt lỗ cho cát trong chậu …
Quá đúng. Sao bạn sáng ý quá vậy!
(Bạn nào cần biết thêm chi tiết về dây mồi để :
-tưới nước cho cây,hoặc
-thoát nước cho đất chóng ráo;
xin vui lòng tìm đọc trong chủ đề : Chia sẻ KN trồng Thông đen NB.)
----------

Trở lại vấn đề với các chất liệu không thấm nước (mình gọi tắt là "Không thấm", viết tắt là "Kthm").
Rất nhiều thứ vật liệu dùng trong bonsai mà đa số các bạn biết sẽ thuộc nhóm Kthm này :
-cát
-đá dăm
-sỏi
-nham thạch
-perlite (đá trân châu)

Ba vấn đề thường chúng ta nên đặt ra khi dùng các loại đá Kthm này :
-trọng lượng : coi chừng loại đá, cát nặng gây ép rễ.
-hạt độ : nếu tỉ lệ lớn (nhiều cát quá chả hạn) và hạt độ nhỏ (dưới 2 mm) có thể giữ nước lâu.
-độ bén cạnh : cạnh tròn như viên sỏi là không giúp rễ phát.
(Chúng ta sẽ bàn các vấn đề trên kỹ hơn sau phần chia nhóm vật liệu)
---------------------

Nhóm vô cơ thấm nước (Vc /ThNc )
Xin lưu ý : từ ngữ vô cơ dùng ở đây dùng để chỉ những vật liệu không bị hư thối (vì vi khuẩn) theo thời gian.
Đây có lẽ là vật liệu chủ yếu cho đất trồng bonsai. Đó cũng là lý do chúng ta sẽ thấy nhóm Vc /ThNc này thường chiếm tỉ lệ trên 50% trong các chất trồng bonsai.

Nếu liệt kê ra thì vô số :
-đất phù sa nung (Việt Nam)
-đất vườn , ruộng nung (Việt Nam)
-đất sét nung (Akadama Nhật)

-đá diatomite
-đá thấm thủy (có thể là đá Tufa :https://www.google.com/search?q=tufa...ls=org.mozilla)
-darudo (đất rừng đốt ) : của bạn Trungdunggialai

Tức là ngoài một số đá có độ xốp hút được nước (giữ nước) trong tự nhiên như Tufa rock, đá diatomite...Nếu chúng ta dùng những loại đất : đất sét, đất thịt , phù sa ...chuyển thành hạt mịn khô, sau đó phun nước và vo viên rồi đem nung, chúng ta sẽ có những viên đất vừa xốp (hút , giữ nước) vừa chậm tan rã.
Dĩ nhiên, nếu vo tròn, những loại đất hạt cứng này sẽ chỉ còn vướng chuyện "thiếu tính bén cạnh". Chứ còn những vấn đề : nhẹ, thoáng, không hư thối, giữ nước ... gần như tuyệt hảo.
----------------------

Nhóm hữu cơ

Nhóm vật liệu hữu cơ có lẽ thường được các bạn bên Việt Nam dùng khá nhiều.
Một khi đã giữ ý niệm : đất đai cần lưu trữ đủ "dưỡng chất" cho cây là chúng ta hay nghĩ ngay đến "chất hữu cơ". Tệ hơn nữa, rất nhiều bạn còn trộn luôn cả "phân hữu cơ" vào đất cho "giàu dinh dưỡng"! Có vẻ như lúc nào các bạn ấy cũng sợ cây nó đói, thiếu ăn ?
Mà rõ ràng là cái điều : đất trồng cần nhiều "chất dinh dưỡng" cho cây xanh tốt là chuyện quá đương nhên cho mọi người khi trồng cây. Trồng cây ngoài đất thì hẳn là hầu như luôn đúng(phân hữu cơ khó làm cháy rễ thì hầu như ai cũng biết).
Còn đưa phân hữu cơ vào cây trồng chậu ?

Hầu như 10 quyển sách chỉ dẫn trồng bonsai thì cũng phải đến 9 quyển đề cập đến chuyện : trộn đất (phân hữu cơ) , bón lót, bón phân hữu cơ cho cây trồng.
Chuyện trong sách thì chắc chả sai ? Chúng ta thường nghĩ vậy phải không ?
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Chuyện sai đúng về vấn đề trộn hữu cơ vào đất trồng thì chắc khỏi cần bàn ở đây. Tuy nhiên, một số ý niệm về đất trồng bonsai mà chúng ta đặt ra ở trên :
1. Tăng diện tích mặt ẩm để rễ tiếp xúc.
2. Chứa nước đủ duy trì ẩm độ suốt 1 quãng thời gian giữa 2 lần tưới(12-48 tiếng....)
3. Giữ ấm, tối, sạch cho rễ sống.
4. Giúp rễ tỏa mức phát triển nhờ tính bén cạnh của hạt sạn(đất).


Nếu được chấp thuận và tuân thủ (đặc biệt ở mục 3 : sạch ) thì khi đưa chất hữu cơ vào đất trồng, chúng ta cần tránh tình trạng gây thối, rữa, tạo mùn cho đất trồng. Đặc biệt là khi tỉ lệ
chất hữu cớ trên mức 10% đất trồng chậu.
Nghĩa là sự có mặt của các chất hữu cỡ rất dễ gây nguy hại đất trồng bonsai bởi tính dễ thối rữa của nó trong chậu do ngậm nước lâu, nhiệt độ đất trong chậu dễ tăng cao (giúp vi khuẩn phát nhanh). Tức là : lợi bất cập hại.

Đó là chúng ta chưa đặt vấn đề về "sinh mạng rễ cây" : khuẩn căn.
Loại khuẩn căn này (Mycorrhizae, nấm vú em ) thường chỉ dễ sống và phát triển ở vùng đất nghèo "chất dinh dưỡng", đặc biệt là vùng đất nhiều đạm thì càng khó cho chúng phát triển. Cạnh đó, nếu đất sạch, không có mặt khuẩn kỵ khí (gây thối) thì khuẩn căn mới có thể sống.
------------

Vì những lý nêu trên, trong bài viết của Harry Harrington, anh ta đề cập đến vật liệu hữu cơ là những miếng vỏ cây. Là vỏ cây , chúng gần như là "chất trơ" và chỉ giữ nhiệm vụ "giữ ẩm" lâu cho đất trồng. Đương nhiên là vỏ cây thì sẽ mục nát theo thời gian, tuy nhiên trong 2,3 năm thì phần lớn những vỏ này cũng vẫn còn nguyên hình dạng.

Còn như chúng ta dùng những loại vỏ vụn hữu cơ như : trấu (vỏ thóc), xơ dừa... tuy chúng là những vật liệu lâu bị mủn nát, nhưng bất lợi là chúng thường có tiết diện quá nhỏ, dễ bị ép chặt (nhất là với loại đất cát nặng). Chứ còn như trấu mà trộn vào đất tro (như đa số các nhà vườn dùng cho hoa kiểng ) thì tơi xốp, nhẹ nên đất khó bị nén, rễ dễ phát.
-------------

Chúng ta có thể tạm thời gom 3 nhóm vật liệu nêu trên vào một bảng tương tự như sau.



Bây giờ vấn đề từng bước cho mỗi bạn khi đặt vấn đề đất trồng là tự chính bạn đặt câu hỏi và cũng tự "tạm"trả lời
1. Đất trồng cho loài cây gì ? lá bản, lá kim, lá lớn, lá nhỏ ...
2. Đất trồng cho cây phôi (cần phát mạnh ) hay cây thành phẩm (phát chậm)?
3. Vùng bạn ở khí hậu và thời tiết thế nào ? ẩm độ ngày đêm, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm...
4. Vị trí đặt cây ? sân thượng không giàn che, sân trước nhà, ngoài vườn, dưới cây lớn...
5. Cách tưới ? Ngày 1 lần, nhỏ giọt ...

Hễ bạn có thể trả lời cho mỗi loài cây của bạn 5 câu hỏi trên , chắc chắn bạn có thể trộn ra thứ đất trồng hợp với cây bạn có. Dĩ nhiên là với loại vật liệu quanh khu vực bạn ở, nếu bạn biết cách và chịu khó thực hiện biến vật liệu đó ra đất trồng bonsai.

Có bạn nào đủ can đảm thử lập lại 5 câu hỏi trên và trả lời. Nếu bạn làm, mình sẽ giúp bạn quy đổi từ câu trả lời (cho 5 câu hỏi) ra loại hỗn hợp đất trồng cho cây bạn nêu.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi hoanganh91:
cháu đã thử nghiệm khoảng 2 năm nay thấy rằng:linh sam, sam núi, toàn cầu, vạn niên tùng mct lá trung thích hợp với gạch vụn trộn cát hạt vừa+trấu tỉ lệ 50-20-30 (án chừng) để trên thường xuyên phân dinamic lượng nhỏ- cây phát rất mạnh (do hầu hết trồng trong giai đoạn luyện) còn các loài như sanh, si, sộp, bồ đề giấy, mai vàng ..... thì đất thịt trộn trấu cùng 1 ít cát+ thỉnh thoảng nửa tháng cho ít NPK + bánh dầu là nó như ý. khí hậu tây nguyên nhưng nằm khu vực trung du nên chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa không lớn (đông khoản 20độ đủ để mặc áo ấm, hè cao lắm 34 độ) lượng mưa quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào từ tháng 9dl đến tháng 11dl. độ ẩm cũng tương ứng theo mưa. chỉ có giống kim thanh mai là thấy phát triển chậm nhất. sướng nhất là linh sam các loại, nó phát quanh năm. không biết cháu dùng đất trồng như thế đã đạt chưa chú? chúc chú sức khỏe.
Nếu hạt độ trung bình của gạch vụn ở khoảng 5-7 mm là quá tốt.
Nếu giữ tỉ lệ hỗn hợp như trên (50-20-30), khi cây thành phẩm, giảm trấu và tăng gạch vụn lên (cỡ 70-20-10) và bớt tưới, thì cây hẳn sẽ chậm phát và săn chắc, đẹp ra với lá nhỏ đi.

Ngay cả sanh, si, sộp, bồ đề giấy, cũng nên chuyển dần sang hỗn hợp gạch vụn khi gốc thân đã đạt. Có như, lá nhỏ, lóng khít và rễ buông xuất hiện mới có giá trị cao (?).

Nguyên văn bởi cuongnguyen:
Cháu có một cây Sanh to, Thành phẩm.. cháu mong cây phát Chậm, khí hậu và nhiệt độ là miền Bắc (Hà Nội).
Cây cháu cần để Ngoài Sân nắng, ít gió. Cháu muốn 2 ngày Tưới 1 lần.
Cháu chọn đất trồng: Cát xây dựng 30% trộn lẫn Gạch nhỏ 50% và Trấu chưa xử lý 20%.
Với Sanh thành phẩm, bạn tăng gạch lên để có hỗn hợp trên thành: 20/70/10 thì tương lai lá sẽ nhỏ , dăm nhặt và rễ buông nhiều.
Không hiểu các bạn tại HN nghĩ sao, riêng cá nhân mình (và đa số những người nước ngoài ở vùng ôn đới +hàn đới) rất ngưỡng phục những cây có rễ buông như cây Sanh. Có lẽ chính những nhóm rễ buông dày đặc đã tôn vinh vẻ già dặn của Sanh lên rất cao.

Mà muốn sớm được thế, có lẽ đất trồng thoáng và ráo + môi trường quanh cây có độ ẩm cao (trong tự nhiên) sẽ khiến rễ buông dễ phát ra từ cành chăng?


Nguyên văn bởi Trungdunggialai:
Lụm mấy "cục đất " trắng tinh ...để trong nhà hắn vỡ "bén cạnh "trông giống như "diatomite" AE đã từng chia sẻ trên D D này:



-Không biết khi "nung" hắn có thể làm đất trồng cho CC và hắn có "dây mơ rể má" với Diatomite không đây"?"
Như mình trình bày ở trên: Hễ bạn cứ nung cho cứng (600-700 độ C) rồi đập vụn ra thì đất đá nào cũng lấy trồng bonsai được. Bạn đang có nhiều cơ hội đạt nhiều loại đất trồng tốt, đừng bỏ lỡ.

Cứ nhớ dùm : đất sét sống dẻo quẹo như đất đỏ vùng bạn mà người ta còn phơi khô, giã nhuyễn , sàng xẩy, vo viên rồi đem nung cứng bán ra cả thế giới. Trong khi bạn đang ngồi trên mỏ bazan "vàng bạc" sao không xài ?


Nguyên văn bởi anh000yeu:
Bác cho cháu xin hỏi .Cháu định trồng 1 cây nguyệt quế là cây phôi to, mới đánh bầu đất cần cây phát triển mạnh. Cháu ở hà nội và trồng trên sân thượng khá nóng, về tưới nước cháu có thể tưới 1 ngày 1 2 lần tùy theo đất có khô không. Đất trồng cháu định dùng là 20 % xỉ than đã rửa sạch + 40 % gạch non ngâm nước lâu mềm như đất sét nung lấy tay bẻ mạnh vỡ đôi được + 10% than củi +20% vỏ thông + 10 % đất thịt. Cháu ở hà nội vật lệu ko đa dạng và sẵn có dễ nhất là gạch non,cát , sỏi ,xỉ than,đất . Về nham thạch giá gần 10 nghìn 1 kg nếu là dùng tất cả các chậu sẽ rất tốn. Bác xem nhw vậy liệu có được ko ạ.
Nếu là Nguyệt Quế (phôi to nặng ) thì bạn nên bớt xỉ than cho đỡ nặng.
Gạch vụn là chủ yếu thì quá tốt. Vỏ thông cũng không cần nhiều. Riêng nham thạch (vừa nặng, vừa đắt) bạn chả cần tí nào.
Tóm lại, chủ yếu là gạch vụn , chút than củi vụn (vì rễ nhiều và nhuyễn) là đủ. Bạn có thể dùng tí ti đất thịt làm đất mồi nấm rễ (nếu cần).

Mình nghĩ : Nguyệt Quế rất đẹp nếu đầy hoa thơm. Bởi vậy, khi bạn trồng chủ yếu 70% là gạch vụn, rễ sẽ rất sạch, khi cho cây ăn phân thật loãng, cây sẽ dễ phát hoa.
Nhiều xỉ than và vỏ thông, nham thạch còn gây trở ngại lớn khi thọc liềm tỉa rễ trong chậu.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi anh000yeu :
Bác có thể cho cháu hỏi đối với gạch vụn mà dùng nhiều quá sẽ tạo ra nhiều khoảng trống giữa các viên gạch thì có sao không ạ. Hay là lên dùng những loại gạch vụn nhỏ cớ như đầu que diêm là hơn. Còn pha cát vao gạch cháu thấy nó rất giữ nước và bí chặt đất trồng lúc đấy sợ rễ khó len lỏi hơn.
Nếu bạn có khả năng tười nước ngày hơn 1 lần thì gạch vụn ấy đủ cho Nguyệt Quế trên sân thượng.
Tuy thực sực thì lúc đầu, NQ cất đất trồng hơi mịn , ẩm; nhưng khi bộ rễ đã tỏa đều chậu, nó thực sự cần đất thoáng cho bộ rễ nhỏ + dầy đặc.
Tuy nhiên, NQ cũng là giống có thể (và nên) có những khoảng thời gian đất ráo.


Nguyên văn bởi le-petit:
Trong quá trình làm gạch, người ta đã xay đất và nén ép rồi nên độ xốp rất thấp mà đập khá cực. Nếu ko có điều kiện làm đất nung có thể tìm những cơ sở hoặc nhà hàng đun than, họ dùng đất nhào để ủ lò, khi đổ đi lấy dùng trồng cây rất tuyệt.
Cảm ơn bạn Le-petit. Quả là một ý kiến chuẩn xác.
Cũng chính bởi vậy, mình từng đề nghị các bạn : đừng nhào đất !
Cố gắng :phơi khô, đập vụn, sàng bỏ sạn đá (chỉ lấy bột đất) , sau đó bỏ bột đất vào nia, phun nước vào bột đất và quay nia để tạo viên đất (như làm viên thuốc Bắc). Cuối cùng đưa hạt đất vo ấy vào lò nướng. Thế là chúng ta sẽ có đất viên nướng kiểu Akadama : đất sét đủ cứng chắc và xốp.

Các bạn chịu khó xem tại đây:
Lò nung Akadama soil
của bạn Phongnguyen
http://forum.caycanhvietnam.com/dien...132#post919132

lò nung Akadama Việt
của bạn Stobeornottobe07
http://forum.caycanhvietnam.com/dien...d.php?t=126444
 

dungvan

Moderator
dungvan:

Chú Hưng:
Cháu nhớ là dạo trước, chú có thử nghiệm việc tìm cách hạ độ pH của loại vật liệu nào đó xuống để phù hợp cho việc trồng những cây ưa tính chua, ví dụ như Đỗ Quyên, Maple, JBP,.... Thử nghiệm đó sao rồi ạ?

Cháu có thử nghiệm ngâm xỉ than vào dung dịch axit chanh ( axit citric ), sau khi ngâm khoảng một ngày, cháu thấy trong chậu ngâm kết tủa một thứ màu trắng, có lẽ là một loại muối nào đó hình thành sau quá trình tẩy của axit. Thấy vậy cháu hơi khiếp, nên không dám dùng nó trồng thử cho cây.

Một nữa số ĐQ của cháu là hiện tại đang được trồng trong hỗn hợp có xỉ than được tẩy rửa muối bằng dấm ăn, cháu thấy chúng khá ổn, mặc dù chưa kiểm tra được thực tế độ pH của xỉ than sau khi ngâm tẩy bằng dấm ăn.
Chưa biết độ pH có giảm mấy không, nhưng trong khi trộn nó làm hỗn hợp chất trồng ĐQ, cứ thoang thoảng mùi thơm của dấm, cứ như là mình đang trộn món Salad vậy.

Cháu rất quan tâm vấn đề này để có một loại vật liệu rẻ tiền phục vụ cho sở thích chơi những chủng cây ưa đất pH thấp. Chứ mà cứ mua Kanuma thì đắt quá.
======================

anh000yeu:

Bạn mua 1 ít giấy quỳ là thử được PH mà rất rẻ mà nhanh.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi BVDung:
cháu hỏi chú hưng là .bên cạch nhà cháu có nhà làm đậu họ dùng than bùn đốt khi than cháy hết thì xỉ của nó chỉ nhỏ tầm 2 đến 3mm thôi cháu xem thử có viên thì cháy keo có viên thì không keo .nếu mang loại xỉ đó về xàng vụn đi lấy hạt to trồng có tốt không chú,và những loại đó về pha thêm loại gì vào trồng thì tốt ạ (nhà cháu trồng cây trên tằng 3 có mái che bằng tôn ít nắng chiếu mỗi ngày khoảng 3 tiếng là có nắng thôi ,miền bắc thời tiết 4 mùa .khi mùa hè có lúc lên 40 độ còn mùa đông có những đợt gió mùa xuống 15 độ .trên đấy chủ yếu là gió nhiều .hiện nay cây của cháu trồng là .xanh ,tùng,du,sung,duối .linh sam...
Xỉ than sau khi sàng , rửa bụi, nó trở thành vô cơ thấm nước.
Nếu cây thích ẩm như Sanh và đã thành phẩm (cần lá nhỏ, dăm nhiều, rễ buông) thì xỉ than là quá đủ> Nếu vùng bạn ở nắng nóng nhiều, thêm khỏang 10% trấu, họ8cc 10% cát sạn to (để dằn rễ ) là đủ. Tránh dùng đất mịn trộn vào xỉ than(nó sẽ ẩm lâu , chuyện này chỉ giúp cây phôi).


Nguyên văn bởi dungvan:
Cháu nhớ là dạo trước, chú có thử nghiệm việc tìm cách hạ độ pH của loại vật liệu nào đó xuống để phù hợp cho việc trồng những cây ưa tính chua, ví dụ như Đỗ Quyên, Maple, JBP,.... Thử nghiệm đó sao rồi ạ?
Quả là hồi xưa, mình thích tìm tòi và mong khám phá "bí quyết" đất chua. Thế nên bày đủ trò. Mua máy đo pH loại đắt tiền (hơm trăm USD). Cuối cùng mới khám phá ra : cây nó cũng như người.
(Cả chục năm nay chả đụng gì tới cái máy đo này!)

Sở dĩ mình trả lời bạn Dungvan : cây nó như người, khi bạn Dungvan hỏi về những thử nghiệm đất đai để tạo loại đất hợp với những giống cây ưa đất chua (a-xít), vì thử mãi rồi mình mới thấy những chuyện khá đơn giản về sự sống.



1. Ăn uống : Giả như bạn Dungvan thích ăn canh chua chả hạn. Bởi thế, những bữa cơm có canh chua, bạn Dungvan ăn nhiều hơn được một chút, vì thường thấy ngon miệng hơn. Vì lý do nào đó, một thời gian không có canh chua, bạn vẫn ăn uống (vẫn sống ) tuy có kém ăn chút xíu, lâu rồi cũng quen.

Cây cối cũng có khả năng "gia giảm mức pH". Những cây thích đất chua, như Đỗ Quyên, chính ví ở đất có pH = 5,5 - 6 ấy, những nguyên tố hoặc phân tử dạng ion mà cây Đỗ Quyên cần nó dễ hòa vào nước mức pH= 5-6. Nhưng nếu chúng ta không khéo, để pH<5 , nguyên tố Sắt (Fe) lại không được nhả cho DQ = lá dễ vàng!

Thế nên, thoạt nghe thì thấy pH quá là quan trọng cho việc ăn uống của cây cối; nhưng trên thức tế thì cây nó có thể tự "điều chỉnh" (Mức độ tùy cây), miễn là đừng đột ngột quá. Và mức trung mình cho hầu hết các cây từ DQ tới Sanh si là pH= 6-7,5. Đó chính là mức pH chúng ta thường gặp ở nước máy đô thị.
Cho nên, cuối cùng thì, tưới bằng nước máy (mà biết tưới và loại đất trồng thoáng) thì hầu hết cây cối đều ổn.

2. Đất trồng và pH

(Còn tiếp)
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi anh000yeu:
Dạ chỗ cháu thì ko có lò nung cháu thấy dimatomit nung bán 36 nghìn 1kg thì chưa nung chắc vẫn đắt mà cháu ở hà nội hơi khó mua lại tốn tiền ship . Thôi cháu cứ dùng trước mắt là xỉ than rửa sạch ,gạch non ngâm nước, than hoa, chấu, sơ dừa, vỏ cây .... cho đơn giản.
Dĩ nhiên là không phải chỉ có Diatomite mới là đất tốt để trồng bonsai. Bạn có thể dùng nhiều thứ khác.
Tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu để biết thêm chút ít về Diatomite.
Lý do : đây là loại đất trồng hảo hạng thế giới , và ở Việt Nam lại có rất nhiều.
Mười ký đá Diatomite nguyên liệu, nung khô thành 1 kí đá Diatomite. Vì thế nó cực nhẹ (nổi trên nước). Hỏi thăm chỗ bán xem thực sự 1 kí đá Diatomite được mấy lít, rồi so với các loại đá khác.
Sau đó bạn có thể kết luận nó đắt hay rẻ.
(Cũng đừng quên: Đá diatomite là để xài suốt đời (không hư mục, rửa đi xài lại), chứ không phải mỗi lần thay đất là vứt đi đâu đấy!)

Bên Mỹ này (không rõ giá bây giờ như thế nào). 10 năm trước mình mua bao 20Lbs (khoảng 9 kí ) giá 40 USD. Tức là 2 USD /lbs => 4,3 USD/kí , khoảng 90,000 VND/kí.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Tiếp

2. Đất trồng và pH

Trên lý thuyết trồng trọt ngoài đất vườn (ruộng), mỗi loại đất hàm chứa một mức pH nào đó tùy điều kiện thổ nhưỡng. Và dĩ nhiên, người ta tìm đủ cách cải tạo đất trồng, tỉ như thêm vôi cho đất bớt chua , hay thêm lưu huỳnh cho đất thêm chua (đỡ kiềm).
Thì cũng vẫn chuyện mình mới đề cập ở trên, đất chua hay đất kiềm thì những loại muối khoáng nào đó cây thích xài dễ được hay khó được giải phóng khỏi đất cho rễ cây dễ lấy. Nhờ thế , cây dễ xanh tốt hơn.

Thế nhưng trồng cây trong chậu bonsai thì lại không hẳn như vậy.Tại sao?
Đất trồng bonsai không phải là "khu vực ngậm nước" cho rễ như đất ngoài vườn.Nghĩa là chúng ta dùng "hạt đất" dạng trung hòa là chính.
Chuyện pH là do nước tưới trực tiếp vào rễ. Thế nên, bạn cứ nhớ lại phương pháp trồng "thủy canh", nếu bạn dùng nước máy tưới bình thường cho cây thì chả phải bận tâm lắm đến pH.

Còn như bạn Dungvan hay bạn nào vẫn cảm thấy không yên tâm cho DQ (một giống vốn thích pH thấp cỡ 5,5-6 = không ưa chất vôi), thì bạn cứ việc ra tiệm thuốc Bắc mua 100 gr huỳnh hoàng (lưu huỳnh) về rải như rắc tiêu trên mặt đất là đất trồng sẽ từ từ chua ngay.
-----------------
Mình nói như trên không phải ý là "không quan tâm đến độ pH ở đất trồng bonsai".
Vấn đề là nếu nước tưới có pH >7,5 như bên tiểu bang California này thì mới phải để ý một chút về thêm peatmos hay vỏ cây giúp giữ pH <7, chứ còn như bên nhà, mình thấy chuyện pH ở đất Bonsai chỉ nên để ý chút xíu cỡ 10% cho vài loại cây đặc biệt. Tức là chuyện nước tưới và cách tưới (để nước trong hạt đất trồng luôn thay đổi) mới là chuyện chính yếu.

3. pH ở đất sét nung(Akdama, Kanuma, Darudo, phù sa nung...), Diatomite, nham thạch

(còn tiếp)
------------------------------
 

dungvan

Moderator
dungvan:

Nguyên văn bởi anh000yeu:
Bạn mua 1 ít giấy quỳ là thử được PH mà rất rẻ mà nhanh. Nếu ko lúc nào đi qua gia lâm mình tặng cho 1 ít. Xỉ than mình thấy đập nhỏ, rửa sạch lấy những phần cứng trơ dùng khá tốt và nhẹ.
Cảm ơn bạn. Sao tôi lại không nghĩ là cách dùng giấy quỳ nhỉ. Thứ này tôi kiếm được, vì cũng có vài người bạn làm bên ngành Hoá.
Cây tôi toàn dùng xỉ than làm một thành phần đó bạn, còn tuỳ loại cây mà tôi thay đổi tỉ lệ pha trộn.
Thỉnh thoảng rảnh, cưỡi xe cua một vòng, tha về vài bao, thoải mái dùng.

Việc tôi ngâm xỉ than vào dấm hay axit Citric, tôi cũng nghĩ đó chỉ là biện pháp tạm thời tạo ra một thứ chất trồng hơi chua chua một chút, với mong muốn tạo ra một môi trường thích hợp bước đầu cho cây, rồi hy vọng từ từ cây sẽ thích nghi, và sau này ta có thể bổ sung từ từ chất gây chua bằng các phương pháp khác, như tưới chẳng hạn...,
Chứ còn chắc không thể thay đổi bản chất vật liệu được, vì khi ta tưới, các chất ta thêm vào này sẽ dần bị rửa trôi, vì nó không phải là bản chất của vật liệu.
Giống như ý sau của chú Hưng:
" Thế nên, thoạt nghe thì thấy pH quá là quan trọng cho việc ăn uống của cây cối; nhưng trên thức tế thì cây nó có thể tự "điều chỉnh" (Mức độ tùy cây), miễn là đừng đột ngột quá."

Dĩ nhiên thì nếu cây được sống trong môi trường thích hợp với nó nhất thì nó sẽ phát triển tốt hơn là phải sống trong môi trường không phù hợp với no.

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
2. Đất trồng và pH
Trên lý thuyết trồng trọt ngoài đất vườn (ruộng), mỗi loại đất hàm chứa một mức pH nào đó tùy điều kiện thổ nhưỡng. Và dĩ nhiên, người ta tìm đủ cách cải tạo đất trồng, tỉ như thêm vôi cho đất bớt chua , hay thêm lưu huỳnh cho đất thêm chua (đỡ kiềm).
Thì cũng vẫn chuyện mình mới đề cập ở trên, đất chua hay đất kiềm thì những loại muối khoáng nào đó cây thích xài dễ được hay khó được giải phóng khỏi đất cho rễ cây dễ lấy. Nhờ thế , cây dễ xanh tốt hơn.

Thế nhưng trồng cây trong chậu bonsai thì lại không hẳn như vậy. Tại sao?
Đất trồng bonsai không phải là "khu vực ngậm nước" cho rễ như đất ngoài vườn. Nghĩa là chúng ta dùng "hạt đất" dạng trung hòa là chính.
Chuyện pH là do nước tưới trực tiếp vào rễ. Thế nên, bạn cứ nhớ lại phương pháp trồng "thủy canh", nếu bạn dùng nước máy tưới bình thường cho cây thì chả phải bận tâm lắm đến pH.

Còn như bạn Dungvan hay bạn nào vẫn cảm thấy không yên tâm cho DQ (một giống vốn thích pH thấp cỡ 5,5-6 = không ưa chất vôi), thì bạn cứ việc ra tiệm thuốc Bắc mua 100 gr huỳnh hoàng (lưu huỳnh) về rải như rắc tiêu trên mặt đất là đất trồng sẽ từ từ chua ngay.
Cháu cũng có lọ mọ tìm hiểu về các biện pháp cải tạo đất, thay đổi độ pH của đất, nhưng mà thấy nó phức tạp quá, chuyện nâng pH thì nghe còn đơn giản hơn ( dùng vôi ), chứ hạ pH thì thấy phức tạp quá ( ý cháu nói là đọc trong các tài liệu đó ). các muối Lưu huỳnh cũng là một giải pháp.
Nay túm được ý này của chú, thấy đơn giản hơn rất nhiều, cháu sẽ thử.
Cảm ơn chú.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Tiếp:

3. pH ở đất sét nung(Akdama, Kanuma, Darudo, phù sa nung...), Diatomite, nham thạch...
Hẳn là các bạn đọc cái tiêu đề phụ ở trên sẽ thấy buồn cười. Buồn cười vì mới ở mục 2 thấy nói : không bận tâm lắm đến pH đất trồng, nhưng sao lại nêu pH ở đây.

Chuyện là thế này : pH cứ coi như độ chua của nước đi. Thế thì khi cho một loại đất : thì dụ viên đất sét akadama khô vào nước nguyên chất trung tính (pH=7), chúng ta chờ một thời gian ngắn. Sau đó, đem viên đất này ra đo xem pH của nước trong lòng viên đất đó tăng giảm ra sao.
Nếu vì lý do "trao đổi" nào đó của nước trung tính với viên đất, một ít H+ trong nước tăng lên, chúng ta bảo : viên đất sét akadama này có pH nhỏ hơn 7 (tức là nghiêng về chua ).

Nói điều này là để những bạn nào hồi nào giờ trồng cây mà không để ý gì đến độ chua của đất sẽ dễ hiểu được: thế nào là đo pH trong đất.

Ngoài việc giải thích pH của các vật liệu đất trồng bonsai như trên, mình cũng muốn nhắc lại điều đã nêu ý ở phần trước: gần như đất trồng bonsai ở mức trung tính thì việc dùng loại nước có pH tương hợp với cây sẽ dễ dàng hơn cho mục đích cây dễ lấy chất dinh dưỡng.

Thế nhưng trên thực tế, sự việc lại không chỉ như vậy.
Cho dù đất trồng xốp, nước tưới có pH thích hợp, nhưng vẫn có thể cây cối khó lấy được chất dinh dưỡng cần thiết (dù những chất dinh dưỡng này đã được hòa trong nước tưới).

Giả sử như vầy :
-cây A1 trồng trong chất trồng xốp vô cơ thấm nước V1,
-Cây A2 trồng trong chất trồng xốp vô cơ thấm nước V2.
Cả hai cây đều được tưới bằng nước có pH hợp với cây A1 và A2. (A1 và A2 là hai cây cùng giống cùng loài, cùng tuổi, hệt nhau)

Như vậy, chỉ có chút khác nhau về chất trồng :
V1 : đá xốp chủ yếu là từ đất sét nung nhẹ
V2: đá xốp khoáng (như Diatomite) đã nung
(cũng giả sử cả 2 loại V1 và V2 đều có độ giữ nước tương tự nhau).

Như vậy , câu hỏi là Lý do gì đã khiến cây A1 dễ lấy dinh dưỡng từ nước tưới hơn cây A2 ?

Hoặc : Khác biệt gì giữa đất sét nung (nhẹ) với Đá khoáng (diatomite) khiến chuyện rễ lấy dinh dưỡng từ nước khác nhau?
--------------------------

Nguyên văn bởi GioNui:
Khả năng hút nước chứa vào chất trồng thì như nhau, nhưng khả năng nhả nước ra thì khác nhau đúng không chú Hưng?
Cháu nghĩ lúc mới được tước nước, đất nung có bề mặt ít đọng nước hơn so với đá.
Khi bề mặt ráo, đất nung vẫn nhả hơi ẩm đều đều trong khi đá thì càng ngày càng khó dần.
Rất đúng . Cảm ơn những nhận xét kỹ lưỡng của bạn Gionui. Nhưng đúng chứ chưa đủ ?
Còn bạn nào ý kiến gì khác không ?
=======================


anh000yeu

Theo cháu bề mặt đất nung khi ướt sẽ mòn đi 1 lớp rất mỏng thành bùn mỏng ẩm tạo cho cây rễ hút hơn. Đất nung thì tưới xong lâu vẫn ẩm nữa ạ.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung :

Cảm ơn các bạn vẫn tiếp tục suy nghĩ vấn đề đặt ra về khác biệt hấp thu chất dinh dưỡng từ hai thứ chất trồng : đất sét nung nhẹ và đá khoáng (diatomite).
Có lẽ vấn đề hơi khó, lý do vì hồi nào
tới giờ ít thấy đề cập trên các D Đ cây cảnh ( hoặc có nói lướt qua chứ không giải thích) thành thử đa số các bạn chơi cây Bonsai gần như chả đặt thành vấn đề. Chuyện này thì dễ hiểu, bởi lâu nay
chúng ta thường hay pha trộn hữu cơ với tỉ lệ hơi cao (trên 25 %) vào đất trồng nên ít thấy chuyện. Nhưng, một khi các bạn thấy được chuyện cần kiểm soát kỹ lưỡng , chặt chẽ hơn về mức lấy nước + chất dinh dưỡng (phân bón ) của cây bằng cách dùng chất trồng hơn 90% vô cơ thì vấn đề nói tới dưới đây lại là vấn đề hết sức cần để biết.

Đó là vấn đề : khả năng trao đổi các nguyên tố, phân tử tích điện dương của chất trồng. Giới khoa học gọi đó là "Khả năng trao đổi phần tử điện dương" (Cation Exchange Capacity : CEC).
Các bạn có thể xem thêm ở Từ điển điện tử:
http://en.wikipedia.org/wiki/Cation-exchange_capacity

Hoặc bạn nào tìm được thêm tài liệu tiếng Việt về vấn đề này, xin vui lòng đăng lên đặng giúp mọi người nắm rõ vấn đề.

Riêng trường hợp bạn Nguyenquanghung đề cập ở trên về Nguyệt Quế với đá Diatomite là một bằng chứng cho thấy :
- Không một đá khoáng nào mà mình ên nó có thể giúp mọi loài cây sống tốt.
- Đó là lý do chúng ta nên tạo một hỗn hợp chất liệu với mức gia giảm tùy loài cây.

Thứ nữa, vấn đề bạn Nguyenquanghung nêu ở trên là chuyện riêng về nước trong chất trồng. Câu hỏi mình nêu ở đây : chất dinh dưỡng trong nước được cây lấy như thế nào giữa 2 loại chất trồng : đất sét và đá khoáng.

Sau đây chúng ta sẽ để ý tới mục 3 : CEC
 

dungvan

Moderator
GioNui:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung: Nhưng đúng chứ chưa đủ ?
Nói sâu hơn nữa, có phải thế này không chú Hưng:
Các chất dinh dưỡng, muối khoáng được chúng ta cung cấp qua nước tưới thường ở dạng ion+, và hạt đất nung có dang ion-, nên hạt đất nung sẽ giữ lại các muối khoáng để cho cây nó lấy dần dần.
Trong khi diatomite nung thì cũng ở dạng ion+ nên chúng không hút và giữ muối khoáng trong chậu.
Cháu suy luận như trên vì hiểu loáng thoáng từ nội dung dưới đây:

Let’s talk attributes; what characteristics we are looking for in the growing mediums we use.
#1. Particle size
#2. Water retention
#3. C.E.C
#4 Durability
#5. Aesthetics
#6. Availability
...

#3. C.E.C. Now, what is that?

It stands for cation exchange capacity.
What is “cation”? Well, it is a term that describes a molecule (an ion) that has a positive charge. Why is this important?
Most nutrients (nitrogen etc.) are cations. The soils we use have a negative charge and attract the nutrients and hold them, making them available for plants to use.
Nhờ chú dịch nội dung trang web này cho anh em tham khảo và cùng phân tích xem có đồng ý theo tác giả này không: http://adamaskwhy.com/2013/02/01/the...sai-soil-epic/

Đặc biệt là đoạn gần cuối có nói về thành phần hỗn hợp chất trồng tối ưu nên là:

The optimal percentages of components in a soil mix for ideal plant growth are thus:
45% mineral/inorganic
25% air
25% water
5% organic
Trong đó 25% air - 25% không khí trong chất trồng,
cháu hiểu là hạt đất đá phải đủ lớn để tạo ra khoảng trống chiếm 25% thể tích.

Theo hỗn hợp trên thì đất đá có tốt đến mấy mà sử dụng 1 loại duy nhất là cách sử dụng không đúng. Như anh Hưng nói 100% diatomite, cây nó tèo là phải rồi.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung :

Tiếp:

3. Khả năng trao đổi các phần tử tích điện dương của chất trồng
Cho phép mình giải thích chút xíu cho những bạn chưa quen vấn đề này dễ nắm bắt sự việc.

Có hai việc chúng ta nên biết thật rõ :
-Vật chất chúng ta thường thấy, thí dụ như nước (H2O), vốn là ngầm chứa trong nó những lượng tĩnh điện. Khi hai lượng tĩnh điện ở cạnh nhau, chúng ta bảo chúng hút nhau, hay nắm tay nhau, hay có vẻ khoa học thì bảo: chúng bằng nhau. Khi đã cân bằng nhau, chúng không lộ ra tí điện nào ra chung quanh. Tuy trên thực tế thì tí ti điện vẫn còn nhưng quá yếu.

Với thí dụ chất "Nước" nói trên gồm 2 nguyên tố Oxygen và Hydrogen. Kiểu chúng bắt tay nhau cũng hơi kì cục. Chúng không bắt tay nhau kiểu như vầy H-O-H. Tức tức là anh O có hai tay, mỗi chị H lại chỉ có 1 tay.
Nếu một anh O mà mỗi tay nắm chặt một chi H thì chắc trên đời này chả có chuyện gì xảy ra nữa. Bởi vì nếu anh O mà nắm kiểu đó thì hai chị H hai bên chả là nhúc nhích đi đâu được. Gọi là chết dí với anh O.
Thế nhưng Trời cho, hai tay anh O không đều nhau. Thành thử, mức nắm tay của anh O tới mỗi chi H cũng khác nhau. Nhờ thế, đời sống này mới lắm chuyện.
Tay phải của anh O vốn khỏe hơn tay trái, thế nên tay phải anh ta kéo sát chị H vào anh ta (như vợ cả vậy). Tình trạng sát rạt đó đúng với câu "tuy hai mà một".
Thế nên chúng ta gọi anh O nắm tay chị H nữa, mà cả hai có một tên mới: anh chị OH (Hydrogen Oxide). Thế còn tay kia của anh O thì sao? Dĩ nhiên là anh ta nắm tay một chị H nữa. Nhưng khổ nỗi, cái nắm tay tay này hết sức lỏng lẻo, (giống như 2 người chỉ là móc 2 ngón tay út với nhau vậy). Bởi lỏng lẻo, kiểu nắm tay của (-OH) và (H+) dễ bị "tan vỡ". Mà hễ vì lý do gì đó nó vỡ thì chắc chắn sẽ có chuyện lạ xảy ra.

a. Nếu cặp (-OH) đi vơ vẩn sao lại gặp một cặp (-OH) thì chúng có thể lại không đẩy nhau
như hai đầu nam châm cùng một cực, nhưng ngược lại chúng lại dính nhau kiểu đặc biệt thế này HO=OH (H2O2). Tức là, tay trái anh O này nắm vào vai anh O kia.
Giả sử như có chuyện như vậy xảy ra trong nước tưới cây thì rễ cây rất thích, vì nhiều Oxygen hơn bình thường. Đã thế, mấy con trùng thuộc loại "sợ oxygen" (kỵ khí ) thì lại chết ráo!
Chúng ta gọi HO=OH là "nước Oxy già" ( nhiều Oxygen).

Nói ra như trên có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế thì phải có những điều kiện đặc biệt mới có chuyện
-OH kết hợp với -OH.

b. Bình thường thì cặp -OH sẽ bị một chị nào có dương điện (+) mạnh chụp lấy. Đồng thời chị H+ cũng dễ bị một anh khác có dư tay (-) nắm chặt.

Tức là tóm lại: vật chất khi bị tách thành những phần tử (nguyên tố như H, hay phân tử như OH) mang tĩnh điện thì chúng sẽ kiếm chỗ kết hợp để về lại thế cân bằng.
------------------

- Chuyện thứ nhất về cấu tạo vật chất ở trên thì bạn nào còn nhớ lý thuyết Lý hóa thời trung học là dư biết rồi. Tuy vậy, bạn nào lỡ quên thì mình cũng hy vọng bạn hiểu cách vật chất bị xé nhỏ và kết hợp bằng cách nắm tay nhau như thế nào.

Hiểu chuyện ở trên rồi, chúng mới thấy chuyện thứ nhì này quan trọng :
Rễ cây chỉ lấy được chấy dinh dưỡng khi chúng ở dạng ion, tức là dạng phần tử mang tĩnh điện.
Chuyện này của rễ cây thì cũng chả khác gì thức ăn với con người. Thức ăn chúng ta nấu nướng cho mềm, rã đi nữa thì vẫn phải nhai nát, hoặc bao tử bóp nát với axit (dịch vị). Mục đích là để mọi thứ cơ thể chúng ta xài được nó phải tan trong nước. Có thế, mấy cái lông trong ruột (mao trạng) mới "lủm" chất dinh dưỡng cho cơ thể ta được.

Rễ cây cũng y hệt ! Bạn cầm miếng phân đặt trước mặt cái rễ (lông hút) bảo nó ăn đi thì nó cũng đến chịu. Các bạn đừng cười. Mình biết không ít bạn vẫn làm vậy.

Thành thử, miếng phân bón bạn để đâu không thành vấn đề. Vấn đề là những gì của phân ấy "tan được vào nước". Tan vào nước ở đây nghĩa là bị xé nhỏ tới mức các phần tử ấy mang tĩnh điện.
Chứ bạn có lấy miếng phân xay cho thật nhuyễn rồi hòa với nước rồi bảo là nó "tan kiểu lợn cợn"( như kiểu thức ăn được nhai nát cho con người) thì không phải. Bởi vì rễ cây không thể "xài được" cái thứ lợn cợn đó.

Tóm lại, những chất nào tan trong nước dưới dạng tĩnh điện thì rễ cây lấy được. Bằng không, những chất đó sẽ "tuột" khỏi rễ.
Điều nói trên có nghĩa là rễ chỉ lấy được chất dinh dưỡng trong nước khi nước "chảy qua rễ". Nước hết chảy là rễ chả còn gì để lấy ?

Các bạn có thể nhớ lại kiểu "thủy canh". Nước có pha chất dinh dưỡng) tưới qua rễ nhiều lần. Khi nước hết chảy (ráo nước) thì rễ cũng chả còn gì để lấy.

Các bạn có đồng ý chuyện nêu trên không ? Mình hy vọng là sẽ có bạn trả lời không!
==================================

Bạn Gionui : Nhờ chú dịch nội dung trang web này cho anh em tham khảovà cùng phân tích xem có đồng ý theo tác giả này không:
http://adamaskwhy.com/2013/02/01/the...sai-soil-epic/


Cái nhà ông Adam này (ông ấy vừa qua đời khoảng 9-10 tháng trước) nói chuyện CEC trong phần này không hay lắm. Có dịch ra cũng khó hiểu.
Để nhẩn nha mình giải thích kiểu của mình là các bạn nắm được ngay. Nắm được rồi thì đọc của người khác viết cũng dễ hơn. Cứ từ từ.
 

dungvan

Moderator
anh000yeu:

Nguyên văn bởi dungvan: Bạn cho xin link gốc Tiếng Anh của 2 bài trên.
Link đây :
http://en.wikipedia.org/wiki/Cation-exchange_capacity

https://www.extension.purdue.edu/ext...AY/AY-238.html

============================

GioNui:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Cái nhà ông Adam này (ông ấy vừa qua đời khoảng 9-10 tháng trước) nói chuyện CEC trong phần này không hay lắm.
Chú có nhầm với ông Adam nào khác không?
Trang blog này là của Adam Lavigne
và cháu thấy bài viết mới nhất là vào ngày: November 16, 2014
Đúng là ông ấy nói quá ngắn gọn về CEC, nên cháu đọc mà chẳng hiểu lắm. Nhưng đây là trang web đầu tiên cháu đọc về vụ này, vẫn còn nhớ chỗ cần thắc mắc nên khi chú hỏi sâu hơn thì cháu đi lục lại các trang web đã lưu trước đó.
===============================

nguyenquanghung:

Nguyên văn bởi hoang.htc: Em có câu hỏi ngu là xứ Ôn đới nó giống xứ Nhiệt đới không anh ?
Hình như là xứ nhiệt đới nóng hơn xứ ôn đới đó em.Hi..
===============================

hqvuhototbung :

Nguyên văn bởi hoang.htc:
Bởi zậy , lấy chổ này áp dụng chổ kia , e là hơi khó !
Theo mình thấy thì ý bạn hoang.htc cho việc này là không phải rồi.
Nhiệt đới hay ôn đới gì thì dùng Diatomite 100% cũng sẽ dễ có hiện tượng như bạn nguyenquanghung đề cập.
Chúng ta nên lưu ý hỗ tương nhiệt độ và ẩm độ không khí.
-------------------

Nguyên văn bởi GioNui:
Chú có nhầm với ông Adam nào khác không?
Trang blog này là của Adam Lavigne và cháu thấy bài viết mới nhất là vào ngày: November 16, 2014
Đúng là ông ấy nói quá ngắn gọn về CEC, nên cháu đọc mà chẳng hiểu lắm. Nhưng đây là trang web đầu tiên cháu đọc về vụ này, vẫn còn nhớ chỗ cần thắc mắc nên khi chú hỏi sâu hơn thì cháu đi lục lại các trang web đã lưu trước đó.
Thôi chết! đúng rồi! Mình đã xớn xác nhầm với ông Peter Adams.
(Một đàng là tên gọi, một đàng là tên họ. Thế mà cũng nhầm được?)
Cảm ơn bạn và xin lỗi ông Adam Lavigne (hiện đang sống ở Florida, Hoa Kỳ).
--------------
Để tiện theo dõi những bàn luận sắp tới về CEC, mời các bạn chịu khó bỏ thòi giờ lướt qua khoảng chục trang về chất trồng và phân bón ở chủ đề "Bonsai Việt Nam cần gì để phát triển":
http://forum.caycanhvietnam.com/dien...104400&page=25
 

dungvan

Moderator
vuonkienganphuoc:

Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Tôi đã từng thấy rất nhiều chậu Nguyệt quế thay hoàn toàn bằng diatomite.
Kết quả: Lá vàng,héo dần,bị mất nước vì cây kg tranh nổi độ hút ẩm với Diatomite.
Anh Quang hưng cho hỏi thêm nha :
+ Theo tôi nhận biết thì nguyệt quế là loại cây :hơi khó tính,khi thay đất trồng mới ,cây phôi ,nhà vườn đều để lại chóp lá để thở.
Nếu ko có miếng lá nào =>TÈO.Còn đá Diatomite áp dụng trên những loại cây khác thì sao ạ !
Một số cây mà tôi đã trồng bằng đá Diatomite :
2-Cây SƠRI
Chất trồng : 100% Diatomide (50% đá Diatomide + 50% đất diatomide nguyên thủy)
Cây sơri này cũng bị tương tự như trên ,hơi nặng ,rể thối nhiều .Cây mới chụp sáng nay 6/11 ,sau 40 ngày cây bình phục rất tốt!







3-Cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.)
Chất trồng : 50% Diatomide nguyên thủy +50% đá Diatomide 45 ngày sau trồng.





4- Sam núi trái con gà













60 ngày sau trồng
Chất trồng : 50 % diatomide + 50% đất Diatomide nguyên thủy





Một LS trên chất trồng mới Diatomite +đất Diatomite nguyên thủy



Phôi Rí Tân phú với chất trồng Diatomite nguyên thủy


------------------------
 

dungvan

Moderator
vuonkienganphuoc:

LAN với chất trồng Diatomite ,thay chất trồng cận tết !





Qua thời gian trồng ,theo tôi nhận xét cây ko có biểu hiện thiếu nước !Cây phát triễn TỐT
Vì là để thử nghiệm ,tôi đã trồng 1 số cây thuần Diatomite ,thuần đá bọt nham thạch để xem cây phát triển ra sao !
Có lần tôi hỏi bạn phongnguyen ,tỉ lệ chất trồng nào mà bạn thích nhất :Ngoài các loại đá (chất trồng )NÊN THÊM 20-30 % Đất
(Akadama ) tùy cây,vì cây cần có HƠI ĐẤT (theo lời phongnguyen nhé).Thanks
 
Top