Từ abc, phần 6 : ĐẤT TRỒNG BONSAI - Bản đăng lại

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Tiếp chuyện đất trồng chuyển sang thái cực khô cứng

Như trên mình đã trình bày, chúng ta không dùng đất trồng bonsai thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở dạng mềm nhão, giữ nhiều nước bởi không hợp với rễ cây và không hợp với như cầu sinh trưởng chậm của cây bonsai thành phẩm. Thế nên hầu hết chúng ta dễ chấp nhận khuynh hướng chuyển đất trồng sang dạng khô cứng.

Ngoài những vật liệu ở dạng vốn dễ khô cứng như Diatomite, nham thạch, chúng ta còn nung đất sét hay đất vườn khô cứng như gạch. Dĩ nhiên, dù khô cứng, những viên đất nung này vẫn có những lỗ li ti giữ nước. Do đấy, việc trồng cây bonsai bằng những vật liệu khô cứng này xem ra chấp nhận được, bởi chúng cho ra những kết quả không tệ (qua hình ảnh những cây của nhiều bạn đăng từ trước).

Thế nhưng, có vẻ như xem ra chúng ta đã chuyển việc trồng cây bonsai với đất viên cứng sang dạng bán thủy canh. Tuy không hẳn , nhưng xem ra cũng không khác kiểu thủy canh dưới đây cho cây lá to bản này là mấy.







Tức là có khác biệt chăng chỉ là thời lượng nước hiện diện trong đất trồng.

Nếu trở lại vấn đề :Rhizosphere (khu vực quanh rễ), nêu ở trên, các bạn thấy ngay: kiểu hạt đất bời rời do kết cấu cứng của những hạt đất quanh rễ đã không tạo được khoảng "không gian" cố định.
Nghĩa là nói ngắn gọn : trồng bằng hạt đất cứng rất dễ bị tình trạng "động rễ".

Mà các bạn chắc cũng đã nhiều kinh nghiệm về việc "động rễ" ở cây. Với mình, cây bị động rễ giống như người ta bị điện giật vậy. Nhẹ thì "tê người" vài giây. Nặng thì bất tỉnh nhân sự. Nặng quá thì chầu Diêm Vương. Cho nên cây trồng đất sạn bời rời mà bị động rễ rồi lá ủ rũ và tèo luôn là chuyện rất dễ xảy ra.
------------------

Nguyên văn bởi GioNui:
Đây cũng chính là điều cháu đang băn khoăn. Từ đó suy nghĩ:
- Làm sao để các chất hữu cơ đến khi tan rã thành bột thì trôi hết ra khỏi chậu theo nước tưới là tốt nhất.
Lại kéo theo suy nghĩ: - Vậy thì lót đáy chậu nên là hạt kích thước hơi lớn một chút (1-1.5mm)
hay là vẫn sử dụng hỗn hợp chất trồng bình thường?

Đọc nhiều trang web nước ngoài, cháu thấy có 2 luồng tư tưởng:
1/ Lót đáy chậu bằng 100 hạt vô cơ kích thước lớn. Càng lên cao thì hạt độ nhỏ dần.
2/ Chất trồng trong chậu được trộn lẫn lộn to nhỏ chứ không phân lớp phân tầng.

Chúng ta nên theo tư tưởng nào?
Với mình thì chả theo tư tưởng nào cả. Bởi đó không phải là vấn đề chính.
Nói gọn thế này: thời gian cho rễ cây bonsai chuyển từ giai đoạn được tỉa rễ đến khi rễ vừa ôm trọn khối đất trồng là quan trọng nhất. (Thời gian này tùy thuộc nhiều điều kiện : loài cây, cỡ cây, cách chăm....)
Khi bộ rễ "thống trị" toàn bộ đất trồng (nói theo chữ nghĩa Âu Mỹ là bộ rễ của cây dựng được dàn xương trước khi "khối đất trồng sụp đổ "(collapse) thì việc chăm sóc cây sẽ rất dễ dàng. Ngược lại, bất kỳ bạn trộn đất thế nào nhưng "khối đất trồng sụp đổ" trước khi bộ rễ tỏa đều thì cũng đều dẫn đến tình trạng cây yếu dần vì rễ không phát nổi.
Đó cũng là mục đích quan trọng khi phải xài hạt vật liệu cứng = tránh đất trồng "sụp" sớm. Thế nhưng lại nảy sinh vấn đề "dễ bị động rễ" vừa nói ở trên.
-----------------

Nguyên văn bởi bsvuhongbvdkhb:
Chào bạn. Mình không biết bạn thực hiện kế hoạch này được bao lâu rồi? theo những gì bạn chia sẻ mình thấy có vài vấn đề nhờ bạn tư vấn giúp, vì Mình cũng có vườn sân thượng đang chuẩn bị làm hệ thống tưới nhỏ giọt tự động chứ chưa dám làm dạng phun sương, toàn bộ phụ kiện đả mua xong, hệ thống cấp nước chính cũng đả lấp rồi, riêng phần péc phun thì chưa mua vì

- Với péc phung loại nhỏ nhất + hệ thống ống dẫn ở điều kiện ngoài trời nắng Mình e sẽ bị nghẹt péc phun
- Với vị trí đặt péc phun như thế nào? vì nó có liên quan đến lượng nước được cấp cho thân lá hay chất trồng trong chậu, mặt khác cứ cách 15phút phun 5 phút với điều kiện nắng gió thì có thể lượng nước chỉ cấp được cho phần bề mặt chất trồng trong chậu mà thôi
- Như Bác Vũ Hưng nói. Giữa trưa nắng gió mà phun sương cho lá thì có nên không?

Với hệ thống nhỏ giọt tự động thì cấp nước cho chất trồng trong chậu tốt hơn nhưng nhược điểm là không tưới được cho thân lá
............
Nếu bạn bsvuhongbvdkhb chỉ là chơi bonsai thì chả cần gì tới phun sương cho lá bản. (Cây lá kim như Thông, Tùng Junỉpe thì có thể cần ban chiều).
Tưới nhỏ giọt cho cả cây lá kim lẫn lá bạn là đắc sách nhất (cho dù bạn trồng sân thượng
hay dưới đất vườn), cho mọi thời điểm.
Nên dẹp ý nghĩ phun sương cho cây lá bản bán thành phẩm hay thành phẩm bonsai.
Còn như phun chung quanh cho môi trường để "người chăm cây" đỡ "khô khốc" thì là chuyện khác.
 

dungvan

Moderator
bsvuhongbvdkhb:

1 thực tế thử nghiệm để trãi nghiệm với chất trồng xin được chia sẻ để được học hỏi thêm
Chậu nuôi loại này thoát nước rất tốt



Cho đá 1-2 lót chậu



Thêm mót đệm



Sau đó là đá diatomite phủ bằng mặt đáy (Bị mất 1 ảnh này)
Dọn gọn lại bầu đất và ươm thử vào chậu nuôi ( Cây Kim ba xưa )



------------------

Các khoảng trống quanh bầu đất



Trộn hổn hộp chất trồng mới gồm 50% đá diatomite, 20% cát to, 15% xỉ than, đất và trấu -15%



Cho chất trồng mới vào quanh chậu



Phủ 1 lớp diatomite lên mặt chậu

 

dungvan

Moderator
nam_binhduong:

Nguyên văn bởi bsvuhongbvdkhb:
Chào bạn. Mình không biết bạn thực hiện kế hoạch này được bao lâu rồi? theo những gì bạn chia sẻ mình thấy có vài vấn đề nhờ bạn tư vấn giúp, vì Mình cũng có vườn sân thượng đang chuẩn bị làm hệ thống tưới nhỏ giọt tự động chứ chưa dám làm dạng phun sương, toàn bộ phụ kiện đả mua xong, hệ thống cấp nước chính cũng đả lấp rồi, riêng phần péc phun thì chưa mua vì....
Em cũng từng phân vân giống anh, nên cuối cùng em sử dụng các béc phun quăng nước, giải quyết được cả việc tưới thân lá và gốc rể. Hình thức tưới như 1 cơn mưa nhỏ, hệ thống tưới này em sử dụng vài tháng nay thấy cả cây và em đều khỏe, chi phí thì rất rẻ hihi
_ Béc phun quăng nước





Nếu muốn tiện lợi và hiện đại hơn thì anh gắn thêm thiết bị này có thể điều khiển từ xa và hẹn giờ
www.tpe.com.vn
Điều khiển xa sóng hồng ngoại IF
Công tắc điện tử, điều khiển bật – tắt từ xa các thiết bị điện dân dụng (bóng đèn, quạt điện,…) bằng các loại remote hồng ngoại dân dụng có sẵn trong gia đình (remote Tivi, đầu đĩa, quạt…) hay điều khiển trực tiếp trên công tắc...



================================


hqvuhototbung:



Hình trên là kiểu tưới của nhà vườn (kể cả ở Mỹ). Kết quả là cây cối phát triển khá tốt vì thời lượng tưới hơi lâu. Thường là từ 15 đến 30 phút 1 đợt tưới. Vì giống như "mưa dầm thấm đất" nên đủ thời gian cho rễ hấp thu nước +chất dinh dưỡng = cây sống khỏe.
Tuy nhiên đó là kiểu nhà vườn, không phải mục đích chơi bonsai. Chơi bonsai thì lúc tưới nước từng cây= quan sát cây. Mỗi cây cần tưới nhiều , ít khác nhau.

--------------

Nguyên văn bởi anh000yeu:
Cảm ơn bác đã phân tích kỹ,giờ cháu mới biết vấn đề động rễ nữa. Vậy ta lên chọn loại vật liệu nào lâu tan rã hơn 1 chút. Vậy bác cho cháu hỏi cơ như nà với cây phôi,muốn phát triển nhanh nhất thì lên dùng tỉ lệ vô cơ và hữu cơ như thế nào. Cháu thấy đa số bên nước ngoài đa số thường dùng cỡ hạt ko to lắm chắc tầm 2 đến 5mm,mà họ nuôi cây phôi cũng ko dùng chậu to quá như ở bên việt nam.
Về vấn đề tưới nhỏ gọt,và phun sương theo cháu nghĩ ko tốt cho bonsai lên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ khi vắng nhà vài hôm thôi. Còn chơi cây là phải thích,đam mê cả ngày bỏ ra 15,20p tưới cháu nghĩ rất đơn giản.
1. Tránh động rễ bằng cách đổi cơ cấu đất là vấn đề mình sắp đề cấp. Dùng vật liệu càng cứng, càng dễ xảy ra động rễ.

2.Đất dùng cho phôi thì quả là khó nói. Dựa vào kinh nghiệm mỗi người thôi. Lý do là mỗi loài có mức phát rễ và mức cần ẩm khác nhau. Cho nên có loài thì ngâm hẳn vào nước, có loài hạt độ đất to, có loài cần cát... Vấn đề là tạo đủ ấm đủ ẩm và sạch phù hợp với loài cho rễ dễ phát.

3. Rất đồng ý với việc tưới từng cây bonsai. Nhưng tốn giờ lắm chứ chả phải 15 phút.
Giả sử bạn có 20 cây bonsai. Mỗi cây cần tưới 3 nhịp cho một lần tưới. Một nhịp = 1 bình tưối cho 1 cây, tưới từ cây số 1 đến cây số 20 là xong 1 nhịp.
1 bình tưới chảy xong = tưới 1 cây = 1 phút (kể cả thời gian đổ nước vào bình). Vậy 20 cây = cần 20 bình tưới = cần 20 phút. 3 nhịp = cần 60 phút !
Với 20 cây thôi , bạn đã cần 60 phút cho 1 đợt tưới.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi daothanhhoa:
Bác hqvuhototbung, các chú, các anh cho cháu hỏi chút.
Cháu có nung một số lượng đất. Hôm trước có tưới nước vo gạo vào thì chỗ ấy lên mốc rất mạnh, chỗ tưới nước bình thường (nước giếng) thì không có mốc. Cháu nghĩ mốc là do tinh bột trong nước gạo lên mốc.
Xin các bác, các chú và các anh cho biết đây là tín hiệu tốt hay không tốt với đất nung? Cây cháu trồng thử nghiệm đất này thì vẫn bình an vô sự dù đang mùa lạnh.


Bạn có đất trồng tốt,tức là dễ đạt "ấm , ẩm, sạch" cho rễ phát. Bạn tương nước gạo vào đất là phá "điều kiện sạch" của đất.
Tưới nứoc gạo vào đất mà dễ lên mốc nghĩa là đất đó sẽ trồng cây tốt đấy!
---------------------

Nguyên văn bởi GioNui:
Nhìn hình này thì sau một thời gian nuôi vẫn không kết luận được gì BS ơi. Cây nhỏ mà bầu đất cũ còn rất to, cây vẫn sống bằng phần lớn là bầu đất cũ.

Đây là cách trồng cây "tránh bị động rễ " của Bsvuhongbvdkhb.
Cách này không dở đâu.
-----------------

Ngày mai thứ bảy, mình sẽ dông dài kể chuyện đất trồng Akdama Nhật Bản, suốt cuộc chơi Bonsai hơn 15 năm của mình, cho các bạn nghe.
Hy vọng qua câu chuyện, các bạn sẽ thấy được ý mình : "cây cối cần đất trồng ở mức trung dung" (nhờ đó "vùng quanh rễ Rhizosphere được bảo vệ ở mức tối thiểu ) như thế nào.
 

dungvan

Moderator
tmt_arc:

Trước giờ mình trồng toàn chủng loại cây lá bản. Chất trồng củng như thường lệ đa số AE, không hề đụng đến đá, nham thạch, đất nung, vỏ cây......
Từ khi may mắn có trong tay các chủng loại tùng Juniperus cộng thêm bài viết này và sự hổ trợ tích cực từ AE và mọi người, mình đã chuyển sàng dùng đá nham thạch, vỏ cây, xỉ than và cát, sỏi để thử nghiệm và dùng trên chủng loại khó cơi như Juniperus này.
Kết quả thấy sớm hơn dự định vì mình cứ nghỉ phải sang năm mới nhúc nhích.
Đây là hình mình đã đăng nay trích dẫn cùng AE để thấy điều kiện và chất trồng chứ không nói ngoa hoặc có ý gì khác.

Ngày 7/1/2014.
Sau gần 1 tháng mấy cây Tùng Juniperus có vẻ thích nghi được nên đã ra đọt non thấy rõ, mặc dù ngày soi ít nhất 2 lần, có lẽ nhanh hơn dự kiến...


Cây Kishu:


2 cây Itoigawa càng thấy rõ đọt dài thêm:
================================


nguyenquanghung:

Mượn cái khuôn gói bánh chưng. Để lưới cước vào và gói bầu đất thật mỏng như bạn kdanh nói đó Thắng.
Mặt đất từ trên xuống 5ly và xung quanh và mổi bên vào 1 phân khô hẳn thì 2 tiếng mới tưới,chứ kg khô hoàn toàn là xong đó[bầu đất 3-4 phân là vừa]
===============================


kdanh:

Nguyên văn bởi bsvuhongbvdkhb:
Các khoảng trống quanh bầu đất
Trộn hổn hộp chất trồng mới gồm 50% đá diatomite, 20% cát to, 15% xỉ than, đất và trấu -15%


Bạn có những cái chậu nhìn ngộ quá (I like). Không rõ mục đích bạn trồng những cây này trong giai đoạn nào, nếu là mập thân tại nhánh thì đề nghị bạn nên sử dụng kỹ thuật của maple. Bạn dùng gỗ đóng một cái chậu thiệt mỏng nhưng thiệt rộng, không cho rễ cây đâm xuống mà ép chúng tán ra (mỏng), rễ cây đâm tứ phía để mặc cho thân phát triển và không tốn công thay đất tỉa rễ 2-3 năm để gián đoạn sự phát triển của cây (rộng). Đất bạn pha sao không quan trọng, miễn cần cho thoáng và hợp với thói quen tưới nước của bạn (đừng để đất khô hay quá ướt quá lâu - 4 tiếng). Nếu bạn dự trù tưới nhỏ giọt (theo Danh nhiểu là dripping) thì bạn nên thay đổi cách pha đất lại. Ý nghĩa là giọt nước rớt xuống sẽ làm ẩm chu vi đó được bao nhiêu thì phải dùng những chất liệu gì mà có thể phán tán độ ẩm đó ra đầy chậu. Mười năm trước Danh đã từng sử dụng dripping để có thời gian làm chuyện khác nhưng cây dễ bị dieback.

Mục đích chất trồng của bonsai là có thể khống chế được lượng nước và dinh dương tùy ý, nhưng cái nghệ thuật cao xiêu của nó là bạn tính được thời lượng đổ ẩm-khô qua cách pha đất. Nói một cách dễ hiểu; một cây thông đen cần cho phát triển thật nhanh (danh từ của chú Hưng là mập thân) thì cần phải có nguồi dinh không khí vô rễ thường xuyên, để cho nấm phát tán. Nghĩa là phải pha đất làm sao cho đất thật mau khô, nhưng tính được thời lượng khô đất không quá 2 tiếng trược khí lần tưới tiếp. Bạn chắc sẽ thấy người Nhật tưới một ngày 2, 3 lần những cây bonsai của họ. Nhưng không phải họ muốn tưới lúc nào là tưới mà họ chỉ tưới khi đất đã khô trong chậu được 2 tiếng trở lên. Thế nên nếu bạn tính toán được vật liệu chất trồng sẽ ráo nước bao lâu mà pha chế cho hợp với nơi đặt chậu, khí hậu nơi trồng và gió sương thì cây bạn sẽ rất phát triển. Bằng không thì bạn có đọc sách ông này theo cách bà kia thì cây bạn vẫn không bằng cây của họ... vì thới quen tưới nước, và môi trường trồng cây khác nhau hoàn toàn.
================================


hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi khat_lp:
Nên dẹp ý nghĩ phun sương cho cây lá bản bán thành phẩm hay thành phẩm bonsai. Còn như phun chung quanh cho môi trường để "người chăm cây" đỡ "khô khốc" thì là chuyện khác.

Bác Hưng nói rõ hơn vì sao được không ạ? Bởi cháu quan niệm là phun ướt bộ lá cây khi tưới có nhiều tác dụng tích cực cho cây
Chuyện đơn giản với cây Thành phẩm và bán thành phẩm lá bản là vóc dáng đã dần vào ổn định tới ổn định. Cho nên bạn muốn cây giữ nguyên dáng lâu dài hay đổi dáng nhanh. Càng phun sương, lá càng mướt càng to, cây càng dễ phát ào ào thì nó ắt hẳn đổi dáng lẹ.
Còn như dáng dấp đã ổn, ắt hẳn bạn muốn cây tươi tốt nhưng lá nhỏ, phát thật chậm ? vậy thì phải tưới hạn chế ngay từ khi đọt lá tượng chồi.
Cây lá nhỏ thì dĩ nhiên thường là cần ít nước hơn cây lá lớn rồi.
 

dungvan

Moderator
bsvuhongbvdkhb:

Cám ơn chú Hưng và các ae đả trợ giúp những kinh nghiệm về nước và đất trông. vì hôm qua chưa có thời gian nói gì nhiều về mục đích cho cách làm thử nghiệm và trãi nghiệm của mình với những cây đang nuôi.

Về nước: Vấn đề chỉ là chữa cháy khi điều kiện của Mình thường có khi 2-3 ngày không thể tưới cây được nên có ý nghỉ dùng hệ thống nhỏ giọt tự động

Về đất trồng: Trước đây Mình nghĩ dùng chất trồng cát, xơ dừa, xỉ than và trấu là phù hợp vấn đề giữ ẩm cho vườn sân thượng nắng gió và sao cho thoát nước tốt là được. sau gần 1năm nhìn lại mình thấy giai đoạn đầu cây cũng phát rất tốt nhưng từ khi chất trồng dần đóng vón, dẽ lại hơn thì thoát nước cũng kém hơn và cây cũng phát yếu hơn rất nhiều. Đấy là nguyên nhân Mình làm cuộc cải cách chất trồng này bằng 50%-80% chất vô cơ tùy loại cây nhưng cách thực hiện là thay dần chất trồng qua 2-3 đợt tùy loại cây. Lý do làm như thế là để cây được thích nghi dần với chất trồng mới .( Mình đang tập tiêu hóa dần các kiến thức cơ bản mà chú Vũ Hưng và các ae chỉ bảo nhưng Mình làm theo điều kiện thế nào cho phù hợp với thực tế cây mình hiện có)

- Lần 1: Như Mình đả làm và up ảnh ở trên với thể tích chất trồng trong chậu củ được giãm đi khoảng 20% phần đất xung quanh bầu và đáy bầu, chất trồng mới được thay vào 15% cho xung quanh bầu + 1 lớp mõng ở đáy và 5% là chất đệm với đá 1-2 và mus (mốt?) với mục đích à giãm dần chiều cao bầu đất và thoát nước tốt. Vậy là lần 1 Mình chỉ giãm 5% thể tích chất trồng trong chậu bằng đá 1-2 và mus.
Mục đích Mình muốn sau khi tỉa bầu lần 1 thì hệ rễ quanh bầu sẽ phát triễn và thích nghi dần với chất trồng mới theo kiểu "mồi". Khi cây phát triễn tốt , hệ rễ ổn định Mình sẽ tiến hành lần 2

- Lần 2: Tiếp tục tỉa cắt giãm đáy bầu lấy 10% đất củ ra(gấp đôi lần 1), xung quanh bầu sẽ tỉa bầu theo kiểu răng cưa và lấy 30% đất củ (gần giống như cách chú Hưng có từng chia sẻ ở topic đỗ quyên) và chất trồng mới được thay vào đúng 30% bù ại khoãng trống đó
Sau 2 lần chỉ giãm thể tích đất trồng là 15% cho phần đáy bầu. Khi hệ rễ ổn định+cây phát triễn tốt--->thay đất cho lần 3 cho những cây phát triễn đúng nhịp mình mong muốn

- Lần 3: Cắt giãm đất 20-30% đáy bầu, cắt tỉa giãm đất xung quanh bầu như lần 1 nhưng giãm đất bầu gấp 2-3 lần so với lần 1, sau đó tiếp tục cho đất trồng mới vào phủ quanh bầu và đáy chậu khoãng 10%

Dự kiến sau mỗi lần thay chất trồng mới thì tỷ lệ chất trồng vô cơ(Diatomit) cũng sẽ tăng dần lên tùy lọai cây ví dụ như cây Ngọa tùng ở bên dưới thì tỷ lệ Diatomit ngay lần 1 cũng cao hơn so với 3 cây kim ba xưa ở trên
Như vậy sau 3 lần thay chất trồng Mình có thể làm giãm 30%-40% chiều cao bầu đất và giãm 20-30% đường kính bầu đất. tùy điều kiện khác nhau trên từng cây Mình sẽ điều tiết tiếp tục khi cây bán thành phẩm hay thành phẩm
Thời gian dự kiến khoãng 9-12 tháng.
Trên đây chỉ là việc thực nghiệm và trãi nghiệm để được học hỏi tiếp ạ.



===============================


vuonkienganphuoc:

Nguyên văn bởi bsvuhongbvdkhb:
em mới gọi mua mấy bao nhưng con gái anh nói hết hàng
Một số nhà vườn chuyên trồng TÙNG cảm nhận cây phát triễn yếu -khựng lại .Tôi có tư vấn và cho xem thực tế cây trồng với chất
trồng mới , mua về trồng thử nghiệm ,họ thấy OK và mua sạch sẻ. Vì vậy, Diatomite hết hàng làm chưa kịp .Hy vọng tuần sau thứ 2 -thứ 3 có hàng lại !
Về mấy cây KIM BA XƯA của vuhong post lên ,tôi có vài lời góp ý cùng :
+ Không riêng gì bạn Hồng mà ae miền tây rất ngại đụng đến bộ rể của Kim thanh mai và Kim ba xưa và dù có gọi là thay đất vẫn là khều móc rìa xung quanh mà thôi .Hôm rồi một bạn có nick ĐƯỜNGHIỂN nói với tôi rằng đã thay hết đất sét của mười mấy cây
Kim thanh mai (dùng vòi nước xịt sạch sẻ ) thay bằng chất trồng mới 50/50 Cây vẫn ổn.
+ Sáng nay ,tôi đã thay chất trồng mới cho 1 cây Kim giòn : xịt ,moi sạch sẻ ,dù biết rằng thời điểm này là mùa Đông -lạnh (thời điểm cây cần ngủ nghỉ ! ) nhưng để thử nghiệm tôi vẫn tiến hành làm, chấp nhận thương đau.Thanks
===============================
 

dungvan

Moderator
GioNui:

Nguyên văn bởi bsvuhongbvdkhb:
...anh có nêu thêm vài ý cho mục đích thử nghiệm, không biết anh làm vậy có gì cần xem xét lại xin Phong góp ý tiếp nhé
Ý của em là cách của anh làm quá kỹ và an toàn. Làm sao vọc cho nó chết được. Mà không chết thì sao mà khôn lên được chứ...
Nếu là cây già, thành phẩm thì làm theo kiểu anh ở trên là chắc cú. Ở đây mục đích là thử nghiệm với mấy thằng con con đầy chợ kia thì cứ vọc mạnh tay, hy sinh thì kiếm thằng khác về làm tiếp, tiếc rẻ gì.
Với cách của anh như trên thì 1 năm sau cây sống hay chết không giúp mình xác định được vấn đề. Vì thời gian kéo dài qua nhiều giai đoạn, có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sống chết của cây nên khó kết luận.
Em được nghe, có người xử Kim Thanh Mai sạch trơn đất cũ bằng vòi nước, sau đó thay vô 100% diatomite mà cây không chết lại lên ầm ầm. Lại có người khác nói là đã trồng từ cây nhỏ đến cây lớn bằng diatomite đều tốt cả.
===============================


bsvuhongbvdkhb:

Cám ơn Phong đả tiếp tục trợ giúp chia sẻ. anh ghi nhận ý kiến nhưng 3 cây kim ba xưa cở ngón trỏ như này là không rẽ đâu nghe cu, đừng xúi dại.Hic.... Mai mốt có hàng diatomite tiếp anh sẽ làm cho kim thanh mai thử có chết cũng không sao nghe Phong.Hi...
===============================


Hinoki :

Diatomie trồng cây sướng thiệt, nhìn cái chậu cây đẹp mà sang nữa chứ, nhưng mắc quá
Ai chơi vài cây Black pine thì cắn răng mua xài cũng ok, chứ vườn nào có vài ngàn chậu chắc lè lưỡi luôn. Hơn nữa cây lá bản không cần thiết Diatomite, nhiều thứ khác rẻ mà cũng ngon lành cho lá bản nhue thường.
Nói vậy chắc hắn lại bảo cho xem hình mới tin. Từ từ nhe ku, lúc nào hứng tui chụp hình nữa cho xem. Có gì khó đâu, 100% vô cơ thôi mà. Khó là khống chế cái cây phát triển theo ý mình, như anh kdanh nói đó mới là nghệ thuật
===============================
 

dungvan

Moderator
kdanh:

Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Mượn cái khuôn gói bánh chưng.
Để lưới cước vào và gói bầu đất thật mỏng như bạn kdanh nói đó Thắng.
Mặt đất từ trên xuống 5ly và xung quanh và mổi bên vào 1 phân khô hẳn thì 2 tiếng mới tưới,chứ kg khô hoàn toàn là xong đó[bầu đất 3-4 phân là vừa]
Xin lỗi anh Hưng, Danh vội quá đã quên đăng hình (cây của anh bạn)





Xin lỗi chú Vũ Hưng, sở dĩ Danh đi lạc Topic này vì thiết nghĩ "Đất, Chậu và Phân" đều phải có sự liên hệ mật thiết với nhau. Bản thân cháu đã dỡ khóc dở cười cả chục năm nên nếu hiểu được từ đầu thì có nhiều chuyện như vậy.

Không nói chơi đâu, để Danh kể cho nghe. Khoảng 15 năm trước danh học đòi gieo hạt thông và maple. Ô thì cũng được vài cây đến ngày nay nhưng mà đâu hẳn đơn giản như vậy, trồng 5 năm đầu rồi đến 10 năm... cây người ta thì lớn phát ham, còn mình đứng yên chỗ. Nghe thầy này bà kia nói dùng phân này, đất kia tốt.. thế là tốn bao nhiêu tiền của nhưng cũng chẳng được gì. Có lúc buộc miệng nói "m... cái thằng cha viết báo nói dóc, sao mà trồng cây thông 20 năm trong 10 năm được.." Nhưng thiệt sự thì cái thằng cha đó khônng nói dóc mà chỉ nói thiếu thôi.

------------------

Nguyên văn bởi tmt_arc:
Thanks anh cung cấp thêm hình,
Mình củng từng nghỉ như trên và đang dùng chậu đất nung để thử cho cây trong giai đoạn nuôi trồng như trong hình, vì mới thử nên chưa rõ là thế nào nhưng mình đoán là nó tốt vì chậu hút nước và củng tạo nhiệt độ cho rễ cây phát triển, anh thấy sao và cho thêm ý kiến so với chậu gỗ đóng lại ?
Để so sánh, và hay thì mình sẽ dùng thử nếu phù hợp.
Bạn Minh Thắng,
Vấn đề bạn dùng chậu nào không quan trọng, vì Danh đã có thời đắn đo và áp dụng nhưng không thấy khác biệt. Có điều bạn chỉ đừng dùng loại chậu có chán mem phía bên trong, đặc biệt là nhưng chậu sứ. Dễ làm cháy rễ cây.

Còn chuyện chậu gỗ thì nó có nhiều mục đích khach nhau. Rẻ, tiện và lợi. Bên này gỗ rẽ như bèo. Tiện là không nhức đầu phải đi tìm chậu training cho thích hợp với mục đích, và lợi là sự lâu dài không làm gián đoạn đến sự phát triển của cây (mập thân). Nói rõ hơn là bạn muốn tương lại một khi cây thành phẩm có thể vô chậu mỏng dễ dàng thì bạn tìm cái chậu mỏng bấy nhiêu nhưng đa phần các chậu nung mỏng thì bề rộng cũng hẹp, tức là trong một năm bạn phải thay đất tỉa rễ nếu không cây chết chắc vì nghẹt. Nếu bạn tìm cái chậu rộng hơn thì bề cao cũng hơn.. được này mất kia. Nên phải đóng chậu gỗ, mỏng như ý muốn và rộng đế 2-3 năm không cần phải thây đất cắt rễ thế là cây bạn tha hồ mà phát triển. Thêm một cái lợi nữa là khi nào thấy nghẹt cứ sách khoan ra chơi thêm vài lỗ là thoáng vô cùng.

Nếu ai từng chơi Maple mà không biết chuyện này thì nên phải suy nghĩ lại. Vì chẳng hạn như cây Trident (Thích Tam Trùy) là loài phát rễ rật mạnh, cây già không nói gì nhưng nếu cây trẻ mà không tỉa rễ thí cây dễ khựng lại, mà cữ mỗi năm phải tỉa thì sự mập thân sẽ chậm xuống. kdanh
===============================


hqvuhototbung:

Cảm ơn bạn kdanh đã rất nhiệt tình và thẳng thắn đưa ra những nhận xét+ kinh nghiệm hết sức đúng đắn + thiết thực. Chậu gỗ quả thật là một lựa chọn coi như tốt nhất cho việc "vỗ béo" và tạo rễ xòe cho đám cây lá bản.

Riêng về mặt liên kết : đất trồng +nước + phân+ ánh sáng+cách tưới + chăm sóc+...
thì quả là không sai. Chỉ có điều là hết sức khó diễn đạt đủ trong vài chục trang giấy. Mà đa phần người mới chơi cây thì chỉ là chăm chăm vào : đất và phân. Mười chuyện xấu xảy ra cho cây là nghĩ ngay đến đất xấu hoặc không đúng đất, không đủ phân hay không đúng phân cái đã.
=================================
 

dungvan

Moderator
Hinoki:

Xin giới thiệu 1 loại hạt đất nung giá thành rất rẻ, 5K/1L (bán chất trồng thì tính đơn giá trên thể tích, không ai tính trên kí lô)
Loại hạt này Hinoki tình cờ phát hiện khi mày mò trồng Lan bán thủy canh.
Trước đây cũng có nhà sản xuất trên Dalat, nhưng bề mặt hạt tạo hình láng, nhẵn quá không tốt cho rể. Nhưng loại hạt này thì bề mặt nhám, có thể rất tốt cho rể. Hạt xốp, nhiều lỗ rỗng.
Hinoki chưa kịp thử nghiệm, sẽ báo cáo AE khi có kết quả. Ai muốn thử thì giơ tay lên, Hinoki sẽ public số Đt người bán ở Sg.


==================================


tmt_arc:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
Loại này anh Hinoki đưa, hôm bữa lấy cây shimpaku từ anh Quitai thấy ảnh bỏ dưới chậu nè.Loại này cứng như gạch, mình cầm mài thử thấy nó cứng nghỉ là gạch
Nguyên văn bởi Hinoki:
xem bề mặt láng hay thô nhám? láng thì loại cũ, dùng không tốt.
Láng o, tròn như bi xe đạp. Thấy anh Quitai chỉ dùng dưới đáy chậu.
Khi thay đất thấy rễ không bám nhiều dưới lớp này. Không phải do mới trồng, mình nghỉ vậy vì thấy phần rễ có cái chui xuống lâu rồi. Nên theo mình đoán là dùng cho đáy chậu thoáng là tốt hơn trộn vào trồng.
================================


phong nguyen:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
Láng o, tròn như bi xe đạp. Thấy anh Quitai chỉ dùng dưới đáy chậu.
Mấy loại nầy ko xài được cho bonsai đâu em , anh đã thử nghiệm rồi.
===============================


GioNui:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
...Còn chuyện trồng nông đất thì đơn giãn hơn nhiều, chỉ cần mình đừng trồng nhiều đất tạo độ sâu thì được phải ko anh kdanh....
Mình thì nghĩ khác một chút. Ý của anh KDanh cũng là điều mình đang áp dụng để nuôi phôi:
- Đất trồng nông, nhưng rộng cho rễ chạy. Chứ không phải nông mà chật hẹp như mấy cái chậu đất ở trên.
Mình đang cố gắng trồng những chậu to hơn, nhưng đổ ít đất để lấy được bề rộng. Bất tiện là tốn nhiều chỗ để, và di chuyển thì khó khăn hơn.
=================================


tmt_arc:

Nguyên văn bởi GioNui:
Mình thì nghĩ khác một chút………………
Củng suy luận như vậy nhưng hơi lăn tăn xem cái nào khỏe và tiện sử dụng hơn.
Vì theo bài abc chậu trồng của chú hưng, điều quan trọng là tạo được lượng chóp rể nhiều chủ yếu từ việc cắt gọt có lịch trình chứ không phải do hậu to hay chậu nhỏ......
Hơi lấn cấn chổ này và đang thiên về giải pháp của chú hưng nhiều hơn việc tạo chậu to cho rễ chạy.
Nếu việc ấy mà củng tạo được nhiều số chóp rễ hơn thì củng đáng để thử lắm chứ.
===============================
 

dungvan

Moderator
GioNui :

Nguyên văn bởi tmt_arc:
...hơi lăn tăn xem cái nào khỏe và tiện sử dụng hơn…………….
Tùy chủng loại cây.

Ví như Thông-Tùng dân chơi thường chấp nhận đế không phải là yếu tố quan trọng vì chủ là tàn tán thì cứ tỉa rễ đều đều để có rễ ngắn trong chậu nhỏ. Chú Hưng chỉ bàn về chuyện chậu hẹp cho Tùng thôi.
Còn như Linh Sam đề cao bộ đế nở, rễ nổi lan tỏa các phía thì nên để cho rễ chạy cho gốc phù ra.
Thông được tỉa rễ hàng năm để có bộ rễ ngắn gọn, chóp rễ gần gốc như anh Phong Nguyễn đây
thì mỗi lần thay chậu sẽ rất nhanh gọn, mà không sợ ảnh hưởng đến sinh mệnh của cây.



===============================


hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
...hơi lăn tăn xem cái nào khỏe và tiện sử dụng hơn…………….
bạn tmc_arc cần phân biệt 2 trường hợp trồng chậu bẹt hoàn toàn khác nhau :
-vỗ beó thân phôi, tạo rễ xòe (đế), rễ dài và nhiều để cành lá phát bạo. Thường dùng chậu bẹt
( sâu dưới 10cm, diện tích thường cỡ 40x55cm, bằng gỗ , mốp...)

-phôi bán thành phẩm hay thành phẩm : dùng chậu bẹt bonsai. Khi đưa vào chậu bonsai,
vấn đề tỉa rễ cho ngắn (tỉa từng 1/4 tổng số rễ mỗi lần) cốt để chóp rễ gần gốc và nhiều chóp rễ.
Cây Thành phẩm sẽ không còn cần lá lớn, lá nhiều hay nhiều cành phát mạnh nữa.
================================
 

dungvan

Moderator
kdanh:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
Vậy thì giai đoạn nuôi cây đâu nhất thiết phải dùng loại nào, chỉ cần đạt được điều kiện không gây cháy rễ, dễ thoát nước......vv.... thì có thể làm được.
Còn chuyện trồng nông đất thì đơn giãn hơn nhiều, chỉ cần mình đừng trồng nhiều đất tạo độ sâu thì được phải ko anh kdanh....
Danh nghĩ bạn đã lẫn lộn rồi. Và cũng đúng như bạn Gió Núi nói. Tùy vào chủng loại và giai đoạn của cây mà áp dụng đúng kỹ thuật thì bớt tốn nhiều thời gian. Sở dĩ Danh khơi ra cái chậu gỗ vì thấy các anh em có chút bình luận về việc vô chậu của bạn bs Hồng nên gợi ý chia sẻ, và cây của bạn bs cũng là loài thích hợp để áp dụng cách này.

Danh kể bạn nghe, chuyện bên này chơi maple thì cũng như các bạn bên nhà chơi mai chiếu thủy. Ôi thôi thì nhiều chủng loại và nhiều sự chăm sóc. Những nàng có sắc thì khó chăm thảnh thử chúng tôi gọi là các nàng đỏng đảnh (cây maple nào có lá càng đẹp thì càng đỏng đảnh). Chính vì cái tánh đỏng đảnh đó mà các ngài mới chết mê chết mệt, nào là che nắng hứng mưa chặn gió. Và cứ mỗi năm thả nàng đi rông (trồng xuống đất) và năm tới thì lại nhốt nàng (vô chậu bonsai).... Nhưng mà thôi mình trở lại cái chậu gỗ.

Mục đích của thời kỳ nuôi cho nàng chóng lớn, và đẹp từ cọng tóc đến ngón bàn chân thì không gì sánh bằng nhốt nàng vô cái nhà thiệt rộng nhưng rất thấp để có chỗ cho nàng năng vận động thì chân cẳng mới rắn chắc, đường cong thân thể mới có chỗ to chỗ nhỏ. Không tin bạn xem phim mấy nàng Mễ đấy, chân cẳng và đường con thì hấp dẫn nhưng chiều cao khá khiêm tốn hơn những nàng Pháp. Mấy nàng Mễ chỉ cần nuôi 14-16 năm là thành thiếu nữ rồi, ai như nàng Pháp độ hơn 30 mới gọi là mặn mà. Nói thì nói vậy thôi chứ bạn rớ tới các nàng dưới 14 tuổi là tù đấy.
Danh lật báo bonsai today số 50 phát hành 1997 có đoạn nói chậu gỗ nè.













Xin thông cảm vì Danh dùng phone nên chỉ có thể viết đc bấy nhiêu.
 

dungvan

Moderator
anh000yeu:

Đất của hinoki là đất nung đó,rất nhẹ,bên trong xốp nhưng bề mặt ít gai góc và ít ngậm nhả nước tốt. Mình cũng mua dùng tử nhưng rồi phải đập đôi ra mới ok hơn. Vì bên trong rồng nhiều khoang bọt gai góc . Đúng là nuôi phôi chậu gỗ có nhiều ưu điểm hơn. Nhanh gọn nhẹ,chọn dễ dàng theo kích thước của phôi. Nhưng mà phải sắm cưa máy,khoan và ít gỗ chứ làm thủ công thì hơi lâu. Cảm ơn anh danh
===============================


GioNui :

Cảm ơn anh Danh đã góp thêm thông tin phong phú và sắc nét. Còn đây là một kiểu cố tình trồng cây trên chậu cạn mà rộng của núi nè:









Xem đầy đủ tại vườn Vincentvo, hình đã lâu rồi.
***************************
tác phẩm đầu tay của vincentvo
Xem Bài viết riêng lẻ #652
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showpost.php?p=1620500&postcount=652
 

dungvan

Moderator
Hinoki:

@BS Hồng: Nếu anh muốn giũ sạch đất của mấy cây Kim Thanh Mai đỏng đảnh, cũng có cách an toàn nhất. Anh lấy cái thùng xốp loại lớn, cắt 1 ô chữ nhật lớn của cái nắp sao cho ánh sáng vào vừa đủ, dán băng keo cái lỗ vuông lại. Làm như duynguyenduc cấp cứu sam núi ấy. Cái thùng này chính là nhà kính mini. Anh giũ sạch sẽ bầu đất, cắt rễ rồi vô chất trồng xong đem vào cái nhà kính mini này. Sau 1 tuần là nảy lá non, canh đưa ra nắng từ từ là xong. Làm đi anh, cây tèo em chịu cho cây khác. Nhìn cái bầu đất của Kim Thanh Mai em thấy ghét quá.
===============================


vuonkienganphuoc:

Nói bằng miệng ko linh ,đành gởi ảnh => bạn Hồng xem cho vui.
Mần thịt cây KIM GIÒN ngày 10/1 ,DÙ ĐÂY LÀ THỜI KỲ ĐÔNG GIÁ ,CÂY CẦN NGỦ NGHỈ ,có ra đi cũng ko trăng ko sao.



Moi -xịt sạch sẻ



Chất trồng chỉ vẻn vẹn 2 thứ !



Tưới đẩm => xịt B1 + aliettle



2 ngày sau như thế này ,để kịp báo cáo B sỉ



Và đây là cây Kim thanh mai ,qui trình cũng như trên nhưng bằng nham thạch + phù sa nung ,gần 1 tháng


===============================


bsvuhongbvdkhb:

Nguyên văn bởi vuonkienganphuoc:
Nói bằng miệng ko linh ,đành gởi ảnh => bạn Hồng xem cho vui. Mần thịt cây KIM GIÒN ngày 10/1 ,…….
Một lần nữa xin cám ơn anh đả cho xem hình ảnh trực tiếp. Em hoàn toàn tin tưởng điều anh nói, nhưng khổ nổi là bầu đất củ cây của em còn nguyên đất vườn vừa dẻo vừa cứng, nếu em vừa chọt đất vừa xịt nước áp thì rễ cũng đi luôn. Hic...giờ không biết làm sao cho hợp lý.
Khi nào có hàng diatomite lại thì em sẽ làm như anh nói cho hơn chục cây ktm vì bầu đất củ của nó được trồng bằng cát, xơ dừa, xỉ than và trấu nên chuyện thay đất trồng là không vấn đề gì.

Với bầu đất cứng dẻo như em nói, theo anh có cách gì xin chỉ giúp ạ.
===============================


vuonkienganphuoc:

Nguyên văn bởi bsvuhongbvdkhb:
… Em hoàn toàn tin tưởng điều anh nói, nhưng khổ nổi là bầu đất củ cây của em còn nguyên đất vườn vừa dẻo vừa cứng, nếu em vừa chọt đất vừa xịt nước áp thì rễ cũng đi luôn. Hic...giờ không biết làm sao cho hợp lý…………….
Với bầu đất cứng dẻo như em nói, theo anh có cách gì xin chỉ giúp ạ.
Với những cây mai chiếu thủy lá lớn ,lá trung và Kim thanh mai Tốt nhất là dùng vòi nước mạnh xịt (mình đã làm.)Riêng ngày 10/1 như tôi trình bày với em thì nick ĐƯỜNG HIỂN cũng dùng vòi nước xịt đất sét dẻo cho trên 10 em KTM .Bước đầu chọn 1 em làm thử đi rồi từ từ tính tiếp.
Riêng Kim ba xưa con cưng thì mình vẫn để vậy đi .Sau này ,qua tết có kinh nghiệm rồi hảy tính nhé.Tôi cũng có 2 em Kim ba xưa đang nuôi từ từ rồi cũng thay chất trồng cho nó .Nếu Kim thanh mai làm được thì hy vọng sẻ giải quyết em kim ba xưa tốt .
ĐỤNG LÁ THÌ KHÔNG ĐỤNG RỂ và ngược lại .Tuy nhiên ,cách mà mình áp dụng ,ngoài vấn ko đụng lá khi làm bầu đất vì :để lá quang tổng hợp => nhựa luyện xuống nuôi rể ,=>TẠO RỂ MỚI lá nào rụng cứ rụng và thực tế là ko bao nhiêu mà cây lại mau hồi phục.
B1 : có 2 tác dụng
+ Kích thích tạo rể mới
+ Chống sock cho cây
Alietttle : chống nấm hiệu quả 2 chiều từ ngoài vào và từ rể lên cho những phần rể bị cắt đứt
===========================
 

dungvan

Moderator
nhanddb:

Mình thử hệ thống hơn 06 tháng, một số điểm bạn lo ngại được xữ lý như sau:
- đặt dưới mỗi gốc 01 béc, đầu péc hướng lên trên.
- hệ thống được đấu nối với bồn nước cao trên sân thượng -> qua bình lọc nhỏ để ngăn tạp chất sau đó đi vào máy nén khí.

=> như vậy khi hệ thống bậc, péc sẽ phun cho toàn thân cành từ dưới lên. Khi hệ thống off, dưới áp lực của cột nước hệ thống sẽ chuyển sang tưới nhỏ giọt (áp lực đẩy nước qua lỗ pec), như vậy nước luôn tuần hoàn trong pec cộng với bình lọc tinh nên không bao giờ ngẹc pec. Nói đến đây chắc bạn cũng hình dung được việc bón phân cũng rất dễ khi hệ thống chuyển sang chế độ nhỏ giọt.
Việc còn lại mỗi sáng là nhìn trời chỉnh timer, trời trong xanh cho phun tưới nhiều, trời u ám thì off hoặc giảm lại.
Về chất trồng như chú Hưng đã trình bày, mình sử dụng đa số là hợp chất vô cơ thoát nước tốt, bề mặt phủ 01 ít rể lục bình là ổn.

Giải thích vì sao mình thí nghiệm hệ thống này:
- với cách chăm truyền thống thì e rằng từ 01 cây nguyên liệu để thành cây thành phẩm thì chi phí rất cao (giới hạn chỉ: chi phí nhân công, điện, nước, NVL ... không tính giá trị nghệ thuật vào đây).
- cá nhân muốn nghiên cứu trồng bónai ở qui mô công nghiệp, vì phôi từ rừng chỉ có giới hạn. Nên rất thích hệ thống thông minh.

Xin lỗi chú Hưng vì hơi đi xa chủ đề chất trồng, có gì anh em trao đổi tiếp trong IB nhé
===============================


tmt_arc:

Nguyên văn bởi nam_binhduong:
Các anh cho em hỏi đối với vạn niên tùng trồng đất vườn rất dẻo và cứng mình có thể dùng vòi nước mạnh rửa sạch rể rồi thay 100% chất trồng vô cơ được ko ah
Rễ vạn niên tùng nhìn kỹ sẽ thấy các chấm u bám đầy rễ, đó là khuẩn căn giúp rễ lấy chất (muốn tìm hiểu thêm tìm đọc bài abc phần rễ của chú vũ hưng).
Nếu xịt sạch mà chất vô cơ chưa có sự sống (mới làm) cộng thêm môi trường sống của khuẩn căn bị rữa sạch làm khuẩn căn ko sống hoặc ko phát trien73 dẫn đến không có lợi cho cây.
Còn chuyện cây sống hay chết thì tùy cây mạnh khỏe,
Nhưng túm lại là ko có lợi, nên tạo điều kiện môi trường cho khuẩn căn có sẵn thích nghi sẽ giúp cây sống tốt. Góp ý cùng bạn.
===============================


GioNui:

Mai Chiếu Thủy có nhiều chủng loại, và nghe đồn là có loại bỏ bù lăn bù lóc cũng không chết,
nhưng cũng có loại mới vuốt ve tí chút là giận hờn rồi nha cậu Thắng.
Anh Hồng sợ giống cây quý thì cứ làm theo kiểu cắt bánh sinh nhật cho chắc ăn. Đối với em thì thử nghiệm đi từ cây dễ đến cây khó tính, từ cây nhỏ đến cây to, chứ không nhảy vô chọn ngay người đẹp đỏng đảnh khó chiều như kiểu anh đâu nhé...

Mua cây về, ngán nhất là mở ra thấy cục bê tông đất thịt miền tây. Gió núi không moi cho hết đất thịt đi thì bứt rứt trong người, mỗi lần nhìn cây là ngứa mắt.
Có cây ổi Tàu, bầu đất chừng 2 gang tay, một tay cầm vòi nước xịt, tay kia cầm đũa chọt, hì hà hì hụi hơn 2 tiếng đồng hồ mới xong, đúng là ngán ngẩm. Nhưng chắc giống đó sống khỏe nên nó chẳng chết.

Trước đó có cây Nguyệt Quế, đem về chỉ dám moi đi 1/4 bầu đất, vì lúc đó mới chơi còn nhát tay.
Trồng lại xong rồi, lên mạng đọc linh tinh mới biết thiên hạ nói Nguyệt Quế rất khó chơi, chết là thường. Ngẫm lại: "thấy mình làm bậy mà hên, nếu xử mạnh tay chắc chết rồi.... "
Một năm sau, kinh nghiệm phá phách nhiều hơn, lôi cây Nguyệt lên làm một phát hết sạch 3/4 cục đất còn lại, rồi thì em ấy cũng sống phà phà.
================================


cnttk2005:

Nguyên văn bởi GioNui:
Trước đó có cây Nguyệt Quế, đem về chỉ dám moi đi 1/4 bầu đất, vì lúc đó mới chơi còn nhát tay. Trồng lại xong rồi, lên mạng đọc linh tinh mới biết thiên hạ nói Nguyệt Quế rất khó chơi, chết là thường.
Ngẫm lại: "thấy mình làm bậy mà hên, nếu xử mạnh tay chắc chết rồi.... " Một năm sau, kinh nghiệm phá phách nhiều hơn, lôi cây Nguyệt lên làm một phát hết sạch 3/4 cục đất còn lại, rồi thì em ấy cũng sống phà phà.
Mình cũng mới chơi cây khoảng 7 tháng nay. Đối với Nguyệt quế mình thấy như vầy:
- Ban đầu trước khi mua cây phôi cũng lên diễn đàn đọc rất nhiều về nguyệt quế. Thấy nói nguyệt quế rất khó chịu. Do đó:
- Cây 1: Mình mua là phôi nguyệt lá lớn (giá 1 triệu). Do sợ nên không dám xữ lý bẩu đất, để nguên bầu đến khi cây đâm tượt rồi đem dần ra nắng. Khi tượt ra khoảng gần 2 gang tay (hơn 4 tấc) rồi lá bắt đầu héo từ từ , kết quả cây đi đời theo ông bà
- Cây 2 : Mình mua là phôi nguyệt lá nhỏ bông chùm (giá 3 triệu), sau khi đem phôi về, mình lấy vòi nước máy bơm xịt thẳng vào gốc, lấy toàn bộ đất trong bầu, không còn 1 miếng đất nào. Sau đó để ráo nước, rồi cắt tỉa rễ dập, rễ không cần thiết. Xong xuôi lấy keo Mỹ tiến thoa vào những vết cắt rễ lớn. Để cho keo khô (chắc khoảng 4 tiếng). Sau khi keo khô đem trồng vào chậu khoảng 80% cát xây dựng, 20% còn lại là trấu + xơ dừa. Kết quả : Cây phát rất mạnh, tượt đâm rất nhiều
- Cây 3: Cũng Nguyệt lá nhỏ, bắt chước cây 2 làm y như vậy (mình lấy trước đợt Noel khoảng 1 tuần, ngay lúc khí hậu lạnh) nhưng nay cây cũng đã phát mạnh
==============================
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung

Mình đã gom lại được mớ hình ảnh về đất sét Akdama của Nhật để mong gởi tới các bạn một số suy nghĩ của mình về loại đất trồng đặc hiệu này.
Với mình, Akdama vẫn là một loại đất trồng khá lý tưởng cho chơi bonsai. Tuy nhiên, biết dùng nó đúng cách hay không lại là chuyện khác. Chả phải riêng bản thân mình. Số người gặp những kết quả "ngỡ ngàng" với đất trồng Akadama trên thế giới này chả hiếm.

Chắc một số bạn còn nhớ về việc thử nghiệm đất trồng của ông Colin Lewis với sáu loại vật liệu ở dạng đơn thuần hay hỗn hợp để xem rễ phát triển ra sao với cây Lạc Diệp Tùng (Larix, Larch):
Ông Colin Lewis đã thực hiện thí nghiệm trên 6 loại vật liệu trồng bonsai :
-Peat (than bùn ) có mức trao đổi cation =zero . Than bùn được sàng xảy bỏ bụi , chỉ giữ lại những phần lớn hơn 5 mm.
-Standard mix( tên thương mại một loại Sạn lớn , đá dăm ) độ trao đổi cation = zero .
-Cornish Grit (một loại sạn trong mờ ) mức trao đổi cation =zero
-Akadama (đất sét nướng ) mức trao đổi cation trung bình
-Pumice (sạn trắng núi lửa , xốp ) độ trao đổi cation = zero
-Biosorb (đất sét nung già , cứng như đá ) độ trao đổi cation trung bình đến thấp.

http://forum.caycanhvietnam.com/dien...104400&page=17

Và rốt cuộc, ông ấy đã quá ngỡ ngàng vì rễ cây Lạc Diệp Tùng ở chất trồng Than bùn (rêu ở đầm lầy, peatmoss) thì um tùm đầy đặn, trong khi rễ cây này ở đất rồng Akadama thì chỉ loe ngoe vài cọng. Nghĩa là còn tệ hơn cả trồng trong sạn to !





Ấy thế, nhưng cho đến phút này, có lẽ cũng gần trăm năm có mặt ở Nhật cho thú chơi bonsai, đất sét nung Akadama vẫn là căn bản đất trồng. Và dĩ nhiên, dân chơi bonsai thế giới, có người dùng Akadama, có người không hoặc đa số vẫn dùng Akadama cho những cây "bonsai giá trị". Có thể tỉ lệ phần trăm Akadama trong đất trồng bonsai (của những dân chơi bonsai thế giới ) không ở mức cao vì để thích hợp với loại cây và khí hậu địa phương; nhưng có thể vì Akadama là hàng ngoại nhập nên đắt giá, khó mua. Và rốt lại thì như bạn nào đó đã nói : dùng sạn vô cơ trồng bonsai nhưng thêm ít Akadama cho nó có "hơi đất" sẽ tốt hơn.

Bởi vậy, dù không có điều kiện dùng Akadama cho bonsai của các bạn tại Việt Nam hoặc giả các bạn có thể tìm được "những loại đất trồng bonsai" chả thua kém gì Akadama như: diatomite hay đất phù sa nung, đất rừng cháy...thì chí ít, chúng ta cũng nên xem kỹ lại một vài tính chất của Akadama trong phép trồng bonsai để liệu chừng thay đổi "tình trạng vật lý " của những loại đất trồng do chúng ta mới "sáng tạo".
Mình rất mong đó sẽ là điều hay.
Lý do khá rõ là những loại đất trồng như Diatomite, đất ruộng nung...mặc dù rất tốt trên một số phương diện nào đó, nhưng nếu không khéo, chúng ta lại khiến những loại đất này trở thành "xấu" vì cây không phát triển như ý hoặc quá thể còn có thể gây tử cho cây!
 

dungvan

Moderator
nguyenquanghung:

Cây này mình rửa sạch rể,để nguyên lá,trồng vào hổn hợp Diatomite và nham thạch đến nay đã 26 ngày không hề có 1 lá vàng và vẫn xanh bóng.Dự kiến qua Tết mới bón phân.



================================


hqvuhototbung

Cây trên của bạn có vẻ sẽ thể hiện một tương lai "rất bonsai". Cứ chờ đền Tết , rồi qua Tết và Noel 2015 chụp hình rồi so 4 tấm coi sao.
===============================
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

mình gởi tới các bạn chút tản mạn những cảm nhận cá nhân mình về Akadama. Sẽ chỉ là những nhận xét chủ quan sau vài năm thử nhiều trò với Akadama, thành thử các bạn đừng nên cho là "Akadama chắc chắn là như ý mình đưa ra".

Những năm đầu chập chững với Akadama
Mình biết đến Akadama từ những năm 1992 qua Tạp chí Bonsai Today. Chả là số báo mình mua lại ra đúng cái mục mình cần: Sang chậu. Thế là đọc ngấu nghiến, tra từ điển mỏi tay. Đến cái vụ đất trồng, mình chú tâm vào chuyện đất trồng axit nhiều hay akaline nhiều (kiềm), chứ còn loại chất trồng là gì thì xem nhẹ. Lý do là thấy những quyển sách bonsai khác vốn cũng chỉ đề cập chất trồng : đá nham thạch, pumice, vỏ cây và cát.



Đến như trong quyển Bonsai Techniques I của cụ John Naka cũng chỉ nói lướt về Akadama và những hỗn hợp đất trồng bonsai do cụ John liệt kê suốt 6 trang cũng chỉ là mấy thứ mình mới nêu trên. Lúc đó mình nghĩ : nòng cốt đất trồng bonsai là những thứ hạt không tan rã theo nước tưới để giữ vững khoảng trống cho rễ suốt thời gian sống và phát triển trong chậu.
(Pictures and texts from Bonsai Today no 17, 1992)







 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Trở lại chuyện đất trồng bonsai của mình ở những năm 90.
Tuy mới đọc, mới nghe nói sơ về Akadama nhưng chưa thực sự diện kiến, mình cũng có chút cảm nhận : có lẽ cây bonsai trồng bằng Akadama sẽ dễ sống hơn, dễ đẹp hơn ? Thế nên mình cũng có ý hỏi han những anh bạn bonsai (toàn người Mỹ !) mà mình tình cờ biết. Có điều chả ai biết Akadama là cái giống gì !
Thời 1992-1998, những phát kiến về thông tin (phone và internet) còn rất sơ khai. Do đấy, việc hỏi han mua bán còn rất nhiều hạn chế. Cho nên, mỗi khi mình mở Tạp chí Bonsai Today ở phần quảng cáo và hỏi về Akadama thì thất vọng vì chả nơi nào có Akadama.

Thực tế thì cũng chả sao. Bởi những cây dùng để kiến tạo bonsai của mình thời đó : Thông đen và Japanese Maple xem ra cũng phát triển không tệ. Những tấm hình này được chụp hơn 10 năm trước, vừa mới lục lại được (thời còn dùng máy chụp phim).











 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Những cây Japanese Maple đắt tiền cũng trồng bằng hỗn hợp đất tương tự, và cũng kỹ thuật như Thông Đen.









Trông cũng được lắm ! Thế nhưng sau vài năm, kết quả rõ nét của đất trồng bắt đầu xuất hiện !
Chuyện gì vậy? Các bạn thử đoán coi .
------------------
Thực sự thì bây giờ ngồi nhớ lại tình hình cây cối của hơn 15 năm trước, quả là khó nói. Mình chỉ còn nhớ ang áng là Thông đen và Juniper thì ít thấy vấn đề, nhưng với loài lá bản tương đối dễ trồng như Japanese Maple thì rõ ràng ra cây có vẻ yếu dần sau khoảng 2 năm đầu ngon lành. Thế
rồi chúng cứ là ì ra đấy. Cây thì không chết nhưng trông không tươi.

Cuối cùng, mình liên tưởng đến tình trạng : động gốc thường xuyên gây ra do loại đất trồng có hạt độ trên 5 mm và cứng cáp không rã. Mình đã dùng vật liệu để pha hỗn hợp trồng như thế nào?
Tổng quát thì chỉ có 3 món :
-cát silica (loại cát tinh cho nông dân) cỡ số 12. Tức là cỡ hạt 1-2mm. Cỡ hạt mè.
-pumice : đá vôi núi lửa, hạt cỡ 5-7 mm rửa thật sạch
-vỏ cây (Fir, Vân sam) cỡ 7-10mm.
Ba thứ có mức trộn đồng đều về thể tích : 1 cát + 1 vỏ + 1 pumice.

Tức là, khi thấy tình trạng cây cối không ổn (nhất là loại lá bản) mình đi đến quyết định:
-đưa một số xuống đất.
-cải tạo đất trồng bằng cách thêm đất.

Đến nay còn vài cây dưới đất. Nhờ đấy, mỗi xuân về, mình còn thưởng thức được ít lá đỏ Japanese Maple, Hay màu xanh đọt chuối của Lac Diệp Tùng





(Hình chụp của năm 2013 )
Cũng bởi vậy, bây giờ ngồi nghĩ lại những ngày đi lùng mua Akadama của những năm trước năm 1998 thì thiệt là ngán !
Thế nhưng, một khi trong lòng đã nghĩ : chắc là đám JM không có Akadama sẽ không lớn mạnh được, nên mình đã cố bỏ thời gian hỏi han, tìm mua cho được.

Còn tiếp
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Mặc dù đến 1998, internet và cell phone đã bắt đầu phát triển. Nhưng thực sự thì việc quảng cáo thương mại và mua bán trên internet chưa phổ thông. Một phần cũng vì thiếu an toàn. Thế nên, cuối cùng thì mình cũng tìm được một nhà vườn của người Nhật có bán Akadama. Tuy cách nhà không xa lắm (khoảng 60 km) và giá lúc ấy khá đắt (hàng hiếm, bán chậm) 40 USD/ bao, mình cũng ráng ki cóp để mua mỗi lần 2,3 bao (mỗi bao khoảng 7,8 kí. Toàn chữ Nhật!). Có điều là khi
ông cụ chủ vườn (tên là cụ Mas Ishi) hỏi mình muốn thứ mềm (soft) hay thứ cứng (hard) thì mình cứ nghĩ đến mấy cái rễ mềm mại của cây JM nên buột miệng nói là cần thứ mềm. Thế là luôn luôn mua thứ Akadama mềm với hai cỡ : vừa (7-10 mm) và nhỏ (5mm) cho mấy cây Japanese Maple.

(Sau này, mãi đến năm 2001, tạp chí Bonsai Today mới cho người tới vườn Chikugo-en để phỏng vấn, viết bài về ông Cụ này. Bởi Cụ Mas Ishi được coi như là Vua tháp cây bonsai. Ông Cụ đã qua đời vài năm trước và hiện nay, vườn do cậu con trai Gary chăm sóc)
--------------------
Dĩ nhiên là có Akadama trong tay rồi là mình phải "trị" đám JM cho tới mức. Nghĩ bụng, phen này thì tụi bay chết với ông !
Mặc dù chưa xài Akadama bao giờ, nhưng rõ ràng xem trong Bonsai Today, mình thấy cây JM nào họ cũng thay đất thay chậu với Akadama. Thế nên, hết sức tự tin, mình đặt mua hơn trăm cây giống JM (đủ thứ chủng) từ nhà vườn Heritage Seedlings Inc. ở tận tiểu bang Oregon (cây trồng ở bang này đưa vào California đỡ bị kiểm chặt, tuy vẫn phải có giấy chứng nhận. Bằng chứng là chỉ có cây Thông trồng ở bang này mới được phép cho nhập vào bang Calif. Ngoài ra là cấm tiệt!).
http://www.heritageseedlings.com/

Thế đấy, quá là sung và quá là chủ quan. Và chỉ sau 6 tháng hí hửng với lá đỏ, lá hồng, lá đọt chuối, những cây JM từ từ đi vào cõi tử. Dù là trồng rổ , dù là trồng với đất "thượng đẳng" mắc tiền Akadama. Cứ mỗi sáng ra vườn nhìn đám cây JM không tươi tốt, đi làm với niềm hy vọng "có phép lạ". Chiều về, tình hình thường là thảm hơn. Cuối mùa hè của việc dùng Akadama cho JM đã không hề có kết quả tốt.
Ấy vậy chứ không hiểu sao, có vài cái cây JM vứt ở cuối vườn (lúc dọn , bỏ đỡ , rồi quên) lại vẫn cứ là tàn tàn phát, không thua gì đám Trident Maple (Thích ba thùy). Thế mới hay chứ !
 
Top