Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Đúng là cọng cỏ nhô lên,nếu biết sắp đặt đúng chổ củng trở nên cực kỳ quan trọng.Cám ơn anh HưngTB.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Có một điều là chầu lục giác,khi vào cây đổ.
Nếu để mạt chậu chính diện,thân đổ sẽ bị cấn góc nhọn của chậu,gốc cây sẽ phải lệch hẳn về hướng đổ.
Nếu chọn thân đổ ngay cạnh,góc nhọn chậu sẽ đâm vào mặt giám khảo.:))@};-
Giỡn chử cho vui thôi.trở lại vấn đề,anh HưngTB cho em xin ý kiến ,cám ơn anh.
Cảm ơn bạn Nguyenquanghưng đã nêu ý kiến rất hay.
Bạn mà không nhắc là mình quên tuốt.

Chuyện bạn nói góc nhọn đâm vào mặt giàm khảo là giỡn chữ cho vui,
nhưng mình nghĩ là đôi khi có giám khảo không chơi cây đổ với chậu
lục giác bao giờ sẽ nghĩ đúng như bạn vừa nêu không chừng?

Thực sự thì phần sống của cạnh chậu lục giác chỉ là nhô ra một góc tù (120 độ)
nên cũng chả có gì gọi là khó chịu như bị ai đó cầm đũa , cầm tăm xỉa vô mình.
Và trong thực tế thì phần Triển lãm thường khuyên nên đưa phần sống
của chậu cao lục giác ra chình diện
.

Mời bạn xem tác phẩm Thông Đỏ Nhật Bản (Pinus densifllora ) dáng đổ
trong chậu lục giác ở trang bìa Tạp chí Bonsai Today số 97.



Trong khi chậu lục giác cao nên đưa phần sống cạnh ra chính diện thì
ở chậu klụcc giác lùn nên làm ngược lại : đưa 1 cạnh lục giác ra chính diện.



Cảm ơn bạn Nguyenquang hưng và các bạn.
 

Blackrose86

Thành viên tích cực
Cảm ơn bạn Nguyenquanghưng đã nêu ý kiến rất hay.
Bạn mà không nhắc là mình quên tuốt.

Chuyện bạn nói góc nhọn đâm vào mặt giàm khảo là giỡn chữ cho vui,
nhưng mình nghĩ là đôi khi có giám khảo không chơi cây đổ với chậu
lục giác bao giờ sẽ nghĩ đúng như bạn vừa nêu không chừng?

Thực sự thì phần sống của cạnh chậu lục giác chỉ là nhô ra một góc tù (120 độ)
nên cũng chả có gì gọi là khó chịu như bị ai đó cầm đũa , cầm tăm xỉa vô mình.
Và trong thực tế thì phần Triển lãm thường khuyên nên đưa phần sống
của chậu cao lục giác ra chình diện
.

Mời bạn xem tác phẩm Thông Đỏ Nhật Bản (Pinus densifllora ) dáng đổ
trong chậu lục giác ở trang bìa Tạp chí Bonsai Today số 97.



Trong khi chậu lục giác cao nên đưa phần sống cạnh ra chính diện thì
ở chậu klụcc giác lùn nên làm ngược lại : đưa 1 cạnh lục giác ra chính diện.



Cảm ơn bạn Nguyenquang hưng và các bạn.
Cho con "soi" chút nha chú Hưng:-*
Con nghĩ chậu cây thông đỏ trên là chậu vuông chứ ko phải lục giác.
Và dựa theo cái đôn,con nghĩ mặt chính diện nằm lệch về bên trái,còn hình ảnh này chỉ là do góc chụp để phô hết đường thân của tác phẩm.
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Cho con "soi" chút nha chú Hưng:-*
Con nghĩ chậu cây thông đỏ trên là chậu vuông chứ ko phải lục giác.
Và dựa theo cái đôn,con nghĩ mặt chính diện nằm lệch về bên trái,còn hình ảnh này chỉ là do góc chụp để phô hết đường thân của tác phẩm.
Chậu 6 giác má ạ!
 

GioNui

Moderator
Và dựa theo cái đôn,con nghĩ mặt chính diện nằm lệch về bên trái,còn hình ảnh này chỉ là do góc chụp để phô hết đường thân của tác phẩm.
Mình nghĩ mặt chính diện chính là mặt đang chụp hình.

Đôn người ta cố tình xoay theo mặt chậu.
Mình thấy trong triển lãm quốc tế, đôn xoay cạnh như vậy cũng rất thường gặp.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cho con "soi" chút nha chú Hưng:-*
Con nghĩ chậu cây thông đỏ trên là chậu vuông chứ ko phải lục giác.
Và dựa theo cái đôn,con nghĩ mặt chính diện nằm lệch về bên trái,còn hình ảnh này chỉ là do góc chụp để phô hết đường thân của tác phẩm.
Cãm ơn bạn Blackrose.

Thoạt tiên mới ngắm tác phẩm ở trang bìa, mình cũng nghĩ
hệt như bạn : chậu vuông.

Nhưng thấy có vẻ góc chậu không nhọn vuông nên mình chú mục
vào 2 điểm (mũi tên vàng) : à ra chậu lục giác. Có điều người chụp
họ khéo quá nên nhìn không ra.



Còn chính diện thì đúng là mặt chụp hình đấy .
Vì lúc đầu họ định chọn mặt khác.
Mở tờ Tạp Chí Bonsai số 97 trang 48 ra xem thì thấy diễn tiến thế này.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
(Images from Bonsai Today n. 97. For training purpose only)

Thoạt tiên cây như vầy:



Dự trù thay đổi dáng cây là phác thảo sau tường.

Kế đó là các tiến trình :








Sau khi định dáng, tạo lũa , họ đưa vào chậu tròn cao .




Nhửng thấy chậu tròn ( nữ tính ) không làm nổi bật được cét "quằn quại" của thân
cây Thông đỏ NB, nên họ quyết định chuyển sang chậu lục giác.




Và lúc đầu họ thấy chính diện như vầy.




Sau thấy không lộ được đường thân nên chuyển qua như vầy.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sẵn thêm vài chậu lục giác , thứ lùn , thứ vừa , thứ cao để các bạn
dễ có ý niệm : không có quy luật nào chính thức bắt buộc phải thế này
hay phải thế kia. Vấn đề là khi bạn đặt cây vào chậu lục giác, nếu loại lùn
thì nên phô mặt cạnh , nếu loại cao thì nên phô mặt sống cạnh, thời
tác phẩm có thể dễ coi hơn.

Ngay như sách Kỹ thuật Bonsai của Cụ John Naka cũng đề cập chuyện này.




(Cụ J N dùng cụm từ "would be the front" = nên đưa ra chính diện.
Chứ không hề có nghĩa " phải là chính diện" = must be the front)



(Cây Olive của ông Kimura trong quyển The Bonsai Art of Kimura)



Cây Yew (Taxus cuspidata) của ông Kimura (sách nêu trên)



Hình trên cũng là một cây Yew (Taxus cuspidata) trong sách đã dẫn, mà
khởi thủy nó như thế này :




Ngay như một cây Shohin với chậu lục giác hơi cao, các bạn cũng có thể nhận ra
phần sống cạnh .




Cảm ơn các bạn.
 

Blackrose86

Thành viên tích cực
Sẵn thêm vài chậu lục giác , thứ lùn , thứ vừa , thứ cao để các bạn
dễ có ý niệm : không có quy luật nào chính thức bắt buộc phải thế này
hay phải thế kia. Vấn đề là khi bạn đặt cây vào chậu lục giác, nếu loại lùn
thì nên phô mặt cạnh , nếu loại cao thì nên phô mặt sống cạnh, thời
tác phẩm có thể dễ coi hơn.

Ngay như sách Kỹ thuật Bonsai của Cụ John Naka cũng đề cập chuyện này.




(Cụ J N dùng cụm từ "would be the front" = nên đưa ra chính diện.
Chứ không hề có nghĩa " phải là chính diện" = must be the front)



(Cây Olive của ông Kimura trong quyển The Bonsai Art of Kimura)



Cây Yew (Taxus cuspidata) của ông Kimura (sách nêu trên)



Hình trên cũng là một cây Yew (Taxus cuspidata) trong sách đã dẫn, mà
khởi thủy nó như thế này :




Ngay như một cây Shohin với chậu lục giác hơi cao, các bạn cũng có thể nhận ra
phần sống cạnh .




Cảm ơn các bạn.
Con sẽ ko nói cho chú biết là con cảm phục chú lắm đâu :-*
 

Galaxy Tan

Thành viên
ĐÚng là nghĩ mãi chẳng hiểu sao mấy thím kia cho rằng đó là chậu vuông nữa
... theo định nghĩa "chậu vuông là chậu có 6 cạnh" mà anh KK ;).
------
Mới có 1 ngày mà trôi qua mấy trang. lâu nay cháu không để ý đến cạnh hay sống, chỉ xoay xoay cái chậu, chấy mặt nào có hoa văn rằn ri, đẹp đẹp là để mặt chính. Có 1 chậu lục giác, để mai xem thử mình chọn có đúng (ngẫu nhiên) hay không nhỉ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn đã góp ý sôi nổi.
Thiết nghĩ chuyện cân đối của chậu với cây trong tác phẩm bonsai
đến đây tạm đủ cho phần cơ bản abc.
Khi bạn chọn được chiếc chậu thoa cho mục 1 (giúp cây sống tốt)
bạn cho chậu 1 điểm. Nếu chậu thỏa được mục 2 (cân đối) bạn
thêm cho chậu 1 điểm nữa là 2 điểm.

Chúng ta sang mục 3 xem chậu chúng ta chọn có mức hài hòa
như thế nào.

c. Mức độ hài hòa của chậu với cây
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Xin ý kiến, giơ tay nãy giờ:

Cháu có 1 câu hỏi mang tính tùy ứng nhất đó là, theo sách vở thì cây dáng trực nên dùng chậu chữ nhật.
Vậy hỏi chú Hưng cây dáng trực ngoài chậu chữ nhật ra chúng ta có thể dùng các loại chậu như tròn, Oval... được không?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
c. Mức hài hòa của chậu với cây

Nếu tính cân đối chủ về sự xếp đặt vị trí trong so sánh kích thước cùng các
khoảng không gian của tác phẩm, thì mức hài hòa của chậu và cây lại thường
được người xem cảm nhận ở đường nét và màu sắc.

Giá như ngồi cà-phê bàn luận về tính hài hòa của chậu với cây thì chắc cả năm
chưa hết chuyện. Vốn là mỗi người mỗi ý và chả có ý nào đúng sai . Bởi như các
bạn cũng đã cùng mình thảo luận ở chủ đề Phong Cách Tự Nhiên trong Bonsai
thì quan điểm , mức mỹ thuật ở mỗi người mỗi khác, chưa kể những khác biệt lớn
từ phong tục tập quán địa phương.

Thế nên trong phần này, mình xin phép được trình bày đôi điều hết sức tổng quát,
những chi tiết xin dành để các bạn tự tìm hiểu, cảm nhận và áp dụng tùy sở thích.

Thêm chuyện nhiêu khê nữa : thời buổi này, chậu bonsai không còn bó gọn
trong vài chục kiểu dáng cổ điển. Gần như không còn chút xíu ràng buộc
(kỹ thuật) nào về mặt kiểu dáng và màu sắc trong việc thiết kế chậu đương đại.
Vì thế, nếu mà ngồi liệt kê ra từng kiểu chậu rồi xét nó hài hòa đường nét,
màu sắc với cây như thế nào thì đến chịu. Cả tỷ kiểu chậu chứ có ít đâu !

Mời các bạn xem sơ vài kiểu .

(Images from Bonsai Today n.100 . For training purpose only)















còn tiếp
==================================
Xin ý kiến, giơ tay nãy giờ:

Cháu có 1 câu hỏi mang tính tùy ứng nhất đó là, theo sách vở thì cây dáng trực nên dùng chậu chữ nhật.
Vậy hỏi chú Hưng cây dáng trực ngoài chậu chữ nhật ra chúng ta có thể dùng các loại chậu như tròn, Oval... được không?
Trả lời ngay : Cây dáng trực bạn dùng chậu gì chả được. Cứ gì phải chữ nhật !
Vấn đề là : đừng đặt ra quy luật cứng ngắc nào về chậu với cây.
Ngược lại, nếu bạn nắm duy nhất 1 điều căn bản : cây nam tính cần chậu dương tính,
cây nữ tính cần chậu âm tính.


Và điều thực tế là chả mấy khi có thứ gì nam tính 100% hay âm tính 100%.

Như theo lưỡng nghi thì trong dương có âm...cho nên vấn đề cây trực như bạn
Minh Thăng đề cập vốn là dáng nam tính, nhưng vòm lá của cây, kiểu lá của cây
sẽ pha bao nhiêu phần trăm nữ tính vào đó. Như thế chọn chậu chữ nhật góc cạnh vuông
(100% nam tính) hay chậu chữ nhật cạnh bo tròn (có vài % nữ tính) hay chậu oval
(có 50% nữ tính trong đó) vân vân và vân vân...
là chuyện cần để ý về cây trước khi quyết định chậu nào phù hợp hài hòa.

Bạn Minh thăng thử kiểm lại vài tác phẩm dáng trực (trong số trăm cây ở hình sẽ đăng
ở bài dưới)
xem có mấy cây chậu chữ nhật bén cạnh, mấy cây chậu chữ nhật bo tròn, mấy cây chậu
oval và nhớ để ý xem cây đó nữ tính mạnh hay nam tính mạnh.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự







Chắc các bạn chả nghĩ đến chuyện làm ra chiếc chậu hình tam giác bhỉ ?
Thế mà cũng có người làm đấy !





Và cả những hình dạng tưởng bình thường như lại là bất bình thường như trên.


Tóm lại : khuynh hướng tạo chậu theo cây ngày nay khá phổ biến ở những
vùng địa phương có điều kiện. Vì thế, kiểu dáng của chậu biến thiên gần
như không giới hạn.

(còn tiếp)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Riêng vài chục kiểu chậu cổ điển đã phát mệt rồi.
Bạn xem thử gần 100 tác phẩm với 100 cái chậu dưới đây.



(hình bìa Tạp chi Bonsai Today số 100 , Kỷ niệm số báo thứ 100,
ngừơi ta đăng hình bìa của 99 số báo đã ra.















Nhiều quá ! Coi phát mệt.


Cứ như vậy thì những người mới chơi bonsai sẽ dễ phát điên khi chọn chậu
cho hài hòa với cây.

Để đơn giản hóa mọi chuyện, mình để nghị các bạn (trong phần abc ) hãy chỉ
dựa tạm vào duy nhất một ý niệm khi chọn chậu ở mức độ hài hòa.

Nếu nói hài hòa xét theo đường nét và hài hòa xét theo màu sắc thì ý niệm
duy nhất nói trên sẽ thể hiện như thế này.

-ý niệm âm dương khi xét mức hài hòa đường nét
-ý niệm nóng lạnh khi xét mức hài hòa màu sắc.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
c1.Mức độ hài hòa đường nét chậu và cây

Bởi quá nhiều kiểu chậu trong thời buổi computer này, mình đề nghị
những bạn đang tìm hiểu cơ bản abc về chậu, trong tác phẩm bonsai,
tạm dùng ý niệm âm dương hay nói khác đi : xác định mức độ phần
trăm nam tính và nữ tính ở cây để quyết định một chậu có mức tỉ lệ
nam , nữ tính tương xứng.


Còn như, thế nào là một cây nam tính cao hoặc cây nữ tính cao thể hiện
ra sao thì các bạn vui lòng xem lại phần này ở chủ đề : Từ abc, Thân cây bonsai.

Tổng quát xác định, chúng ta có thể thấy:

Nam tính (dương) thể hiện qua đường nét :
*thân , cành thẳng, góc cạnh (gập), hướng thiên mạnh...
*lá dạng kim, nhỏ, cứng chắc

Nữ tính (âm) thể hiện qua đường nét :
*thân cành cong, uốn lượn ( biểu trưng sự dịu dàng, ôn nhu, mềm mại), cành rủ (hướng địa)...
*lá bản dễ đong đưa...

Từ hai ý căn bản trên, các bạn có thể nhận xét và suy ra hàng trăm biểu trưng khác nhau
ở ở cây để nhận ra rằng mức độ nam tính của cây là bao nhiêu phần trăm. Sau đó, việc chọn
một chậu cho phù hợp (hài hòa đường nét) chỉ là tìm ra chậu nào có tỉ lệ phần trăm nam
tính tương đương.
Nói rộng ra thì một chậu được tạo hình sẽ gồm những đường cong và đường thẳng.
Góc cạnh càng nhọn, thẳng , gập với thành chậu phẳng thì chậu càng có dương tính cao.
Góc tù, cạnh tròn, thành chậu cong là biểu hiện âm tính cao.

Một chậu thường được tạo hình do kết hợp nét thẳng với nét cong.
Xét phần trăm nét thẳng và phần trăm nét cong ở chậu là chúng ta có thể tạm
xác định mức độ nam tính hay nữ tính cao thấp ở chậu.
 
Top