Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
1. Tỉa bỏ bớt cành nhánh bên phải vòm lá : tạo vòm tam giác lệc sang trái.
Tàn lệch trái sẽ dễ cân đối động với hướng thân cong sang phải.

2. Hạ thấp gốc trồng đến chỗ có dạng xòe rộng : tạo thêm sức vững chãi).

3. Nghiêng cây sang trái = bớt đổ.

4. Mức phủ tàn của cây với chậu.
(Chuyện này sẽ nói rộng hơn ở phần sau. Tại đây, chúng ta chỉ nói sơ).
Tổng quát thì nếu vòm lá phủ tàn ra ngoài vành chậu (tốt nhất là ở
cả 3 phía : trái, phải, sau) sẽ dễ khiến người xem có ý nghĩ : cây đã ở lâu
trong chậu và từ đó ý nghĩ về chậu hợp với cây sẽ dễ dàng hơn.

Vì thế, nếu tàn trái của cây MCT trên được kéo dài ra thêm chút xíu,
vấn đề cân đối sẽ hoàn hảo hơn.

5. Chậu cây nên dùng loại có màu cũ, thành chậu cong và có những
núm tròn (chậu dạng cái trống), tương tự chậu ở cây dưới đây.



Với chậu như thế 3 điểm hòa hợp với cây sẽ được thể hiện :

-nét quái của núm tròn.
-cây già và màu chậu cũ (bạc)
-nét cong thân và đường thành chậu

Tổng hợp toàn bộ những thay đổi nho nhỏ trên, mình đề nghị
chậu và cây như hình vẽ (+_ copy) thế này:




Mong các bạn thêm ý kiến.
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Cảm ơn chú Hưng rất nhiều, cháu sẽ có phuơng án như chú đưa ra để cây được hoàn thiện hơn.
Vậy mới biết chơi cây cần phải học hỏi nhiều từ những người hiểu biết đi trước như chú.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Cảm ơn chú Hưng rất nhiều, cháu sẽ có phuơng án như chú đưa ra để cây được hoàn thiện hơn.
Vậy mới biết chơi cây cần phải học hỏi nhiều từ những người hiểu biết đi trước như chú.
Giả tiền tư vấn chưa chuyên gia công nghệ =))?

Bác H cho cháu hỏi? Thường thì đối lập tôn nhau lên.
Cây quái thì cần chậu trơn cho nó đối lập
Vậy sao ta lại chon chậu "kiểu trống"-quái để chứa cây?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Giả tiền tư vấn chưa chuyên gia công nghệ =))?

Bác H cho cháu hỏi? Thường thì đối lập tôn nhau lên.
Cây quái thì cần chậu trơn cho nó đối lập
Vậy sao ta lại chon chậu "kiểu trống"-quái để chứa cây?
Chuyện bạn hỏi : đối lập tôn nhau lên ?
Mình chả rõ là đối lập ở vấn đề gì ? màu sắc chăng ?
Chứ còn bảo một ông khoác áo veste, thắt cà-la-guắt mà
đi dép lẹp xẹp rồi bảo đôi dép ấy làm tôn bộ đồ ông ấy đang mặc
thì mình đến chịu!
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Chú Hưng cho cháu hỏi là mình vẫn sử dụng loại chậu Oval nhưng có chấm bi như kiểu chú nói đúng không, hay có thể chậu tròn vậy chú?
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Mẫu chậu tròn nè chú Hưng, nếu không hợp cháu sẽ đặt chậu Oval (Mẫu vậy có được không chú).

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chú Hưng cho cháu hỏi là mình vẫn sử dụng loại chậu Oval nhưng có chấm bi như kiểu chú nói đúng không, hay có thể chậu tròn vậy chú?
Theo ý riêng của mình thì chậu tròn hay oval là tùy bộ rễ hoặc tùy
vòm lá.

Nếu vòm lá chưa đủ dài sang trái nhiều, chậu tròn là kiểu nên chọn.
Nhưng nếu tàn bên trái dài và thấp xuống (cho cây có vẻ già hơn) thì chậu
oval sẽ giúp chứa đủ rễ và độ lệch của vị trí gốc trong chậu oval sẽ nhiều
hơn = mức cân bằng động sẽ cao hơn (dễ nhìn hơn).

Tuy nhiên nếu để hai chậu cây : một với chậu oval, một với chậu tròn
(cả hai chậu đều có núm tròn như đinh) bạn có thể thấy đường cong dịu
và xòe rộng của chậu oval đã khiến cây trong tác phẩm trên bớt "gồ ghề"
đồng thời khoảng cách A (của gốc tới vành chậu) rộng ra nên gốc cây sẽ
thấy nhỏ đi (= cây trẻ ra).




Chúc bạn sớm có quyết định.
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Cảm ơn chú Hưng rất nhiều cháu sẽ cố chỉnh sửa theo demo của chú.
Không làm phiền chú nữa để chú cùng anh em tiếp tục chủ đề.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
b2. Tính cân đối chủ động

Mình gọi là chủ động bởi đây là chuyện đặt cây ở vị trí nào
trong chậu cho mắt nhìn dễ chịu nhất.

Ngoài chuyện thu vén sao cho rễ dễ có hướng phát triển tốt ( trường
hợp những cây có rễ một bên) bằng cách chặn mốp, dùng thanh tre
ngăn rễ hoăc dùng dây gai bó rễ thành chùm... chúng ta còn cần thêm
hai điều kiện được thỏa trước khi quyết định.

* Thỏa mắt nhìn.
Dùng tỷ lệ vàng làm hướng dẫn cơ bản, các bạn có thể thử đặt cây ở nhiều
vị trí trước khi quyết định. Chuyện tỷ lệ vàng cho mỹ thuật thì mình và các
bạn vốn đã thảo luận nhiều ở vài chủ đề (PCTN, Rừng Bonsai), mong các bạn
chịu khó xem lại phần này trong các chủ đề trên nếu bạn nào cần thêm chi tiết.

Tổng quát thì việc đặt cây nên tránh nằm trên 4 đường phân đôi mặt chậu
và đồng thời tránh khu vực tử điểm.
Ý nghĩa là nếu gốc cây nằm trên những điểm ở 4 đường này sẽ có khuynh hướng
phân đôi mặt đất chậu.
Còn như cây nằm ở trung tâm tử điểm của chậu thì trạng thái tĩnh(= tử) của
cây sẽ dễ xuất hiện.



Hình trên :
- 4 đường phân đôi nên tránh đặt cây: AC, BD, EF, GH
- khu trung tâm (tử điểm) : vùng T

** Hướng phát triển của cây.


Thường thì chúng ta dựa trên hướng phát triển thân để quyết định
đặt cây nghiêng sang vùng A của chậu (vùng trái) để cây rộng chỗ
phát sang vùng phải (như hình dưới đây).

Chúng ta cũng có thế thấy ở một số cây trực (hướng phát triển
thẳng lên trời) thì vị trí của cành số 1 sẽ thường là phía nên
được chừa rộng (tức là đặt cây về nửa ngược phía cành 1).




Theo đồ hình trên, chúng ta có thể thấy vài chuyện.
==================================
1. Gốc cây nằm bên nửa trái của chậu = khu A(choàng một chút qua nửa phải, B)
vì hướng phát triển của thân sang phía phải (tứ A sang B).

2.Sau khi cây đã yên vị trong chậu, chúng ta sẽ thường thấy xuất hiện hai vùng:

-vùng E : có lực như hướng lên.
-Vùng F : có lựa như trầm xuống.

Bởi vậy, việc thu vén tàn lá cho cành trĩu xuống hoặc cong lên sẽ
có ảnh hưởng tới chuyện cân đối của tác phẩm. Tức là, như hình đồ trên,
nếu tán lá vùng E dài ra và chĩu xuống hoặc tán lá vùng F ngắn và vểnh
lên thì mắt người nhìn sẽ có cảm giác "tác phẩm cân đối" nhờ sức cân bằng
về lực ở vùng E và F.
 

GioNui

Moderator



Theo đồ hình trên, chúng ta có thể thấy vài chuyện.

1. Gốc cây nằm bên nửa trái của chậu = khu A(choàng một chút qua nửa phải, B)
vì hướng phát triển của thân sang phía phải (tứ A sang B).

2.Sau khi cây đã yên vị trong chậu, chúng ta sẽ thường thấy xuất hiện hai vùng:

-vùng E : có lực như hướng lên.
-Vùng F : có lựa như trầm xuống.

Bởi vậy, việc thu vén tàn lá cho cành trĩu xuống hoặc cong lên sẽ
có ảnh hưởng tới chuyện cân đối của tác phẩm. Tức là, như hình đồ trên,
nếu tán lá vùng E dài ra và chĩu xuống hoặc tán lá vùng F ngắn và vểnh
lên thì mắt người nhìn sẽ có cảm giác "tác phẩm cân đối" nhờ sức cân bằng
về lực ở vùng E và F.
Đoạn phân tích trên cháu mới được biết lần đầu, nghe rất hẫp dẫn và rút ra thêm được vài chuyện cho mình.
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Chuyện bạn hỏi : đối lập tôn nhau lên ?
Mình chả rõ là đối lập ở vấn đề gì ? màu sắc chăng ?
Chứ còn bảo một ông khoác áo veste, thắt cà-la-guắt mà
đi dép lẹp xẹp rồi bảo đôi dép ấy làm tôn bộ đồ ông ấy đang mặc
thì mình đến chịu!
Xin phép cho nhà cháu spam ku ếch cái
=))=))=))
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tưởng cũng nên nhắc chừng thêm các bạn một chi tiết :
mắt người xem thường bao giờ cũng hay so sánh giữa các
chiều dài hiện ra trong tác phẩm. Bởi thế, nếu chiều dài của chậu
có vẻ như dài hơn chiều cao của cây (trường hợp những cây
lùn, mập ), lúc đó mắt người xem sẽ chuyển sang so sánh
đường kính vòm lá (từ ngọn cành trái sang ngọn cành phải) lúc đó,
nếu tỉ lê giữa chiều dài chậu với vòm lá trong khoảng 2/3 -5/8 thì
thường là ít khó chịu.

Tuy nhiên, một chi tiết khá quan trọng là cố gắng tránh dùng
chậu có chiều dài "có vẻ" bằng chiều cao cây hay bằng đường
kính vòm lá.


Điều trình bày về sự so sánh ở trên thường xuất hiện rõ nét nhất
trong những tác phẩm bonsai mà cây ở thế trực.
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Trước đây em có học được 1 điều là tỷ lệ vàng dành cho các cây thông thường là chiều cao của chậu=đường kính thân cây.[ngoại trừ các cây có dạng đặc biệt như MinhThang nêu trên]
A Hưng cho em hỏi,ý anh thế nào để em biết đúng sai,học hỏi.Cám ơn anh.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
==================================
1. Gốc cây nằm bên nửa trái của chậu = khu A(choàng một chút qua nửa phải, B)
vì hướng phát triển của thân sang phía phải (tứ A sang B).

2.Sau khi cây đã yên vị trong chậu, chúng ta sẽ thường thấy xuất hiện hai vùng:

-vùng E : có lực như hướng lên.
-Vùng F : có lựa như trầm xuống.

Bởi vậy, việc thu vén tàn lá cho cành trĩu xuống hoặc cong lên sẽ
có ảnh hưởng tới chuyện cân đối của tác phẩm. Tức là, như hình đồ trên,
nếu tán lá vùng E dài ra và chĩu xuống hoặc tán lá vùng F ngắn và vểnh
lên thì mắt người nhìn sẽ có cảm giác "tác phẩm cân đối" nhờ sức cân bằng
về lực ở vùng E và F.[/QUOTE]

Chúng ta, (kể cả trong nhà trường) thường có thói quen nói :làm như thế này là đúng (đẹp)...chứ ít phân tích (hay ko biết) các kiến thức nền để hiểu sâu hơn vấn đề.Và do thói quen chia sẻ hay học hỏi theo cách bắt chước như thế nên tính sáng tạo thấp.
Tôi học thêm ở anh Vũ Hưng ko chỉ ở những kiến thức anh chia sẻ mà còn ở cách chia sẻ hay nói cụ thể là phương pháp truyền đạt và tự xây dựng cho mình phương pháp học hỏi , tiếp cận một vấn đề từ bản chất chứ ko từ hiện tượng.
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Trước đây em có học được 1 điều là tỷ lệ vàng dành cho các cây thông thường là chiều cao của chậu=đường kính thân cây.[ngoại trừ các cây có dạng đặc biệt như MinhThang nêu trên]
A Hưng cho em hỏi,ý anh thế nào để em biết đúng sai,học hỏi.Cám ơn anh.
Cái này trong sách Thầy Thiện có viết, cuốn Kỹ Thuật Bonsai Cơ Bản.
Nhưng đang ngóng thêm những điều mới mẻ.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trước đây em có học được 1 điều là tỷ lệ vàng dành cho các cây thông thường là chiều cao của chậu=đường kính thân cây.[ngoại trừ các cây có dạng đặc biệt như MinhThang nêu trên]
A Hưng cho em hỏi,ý anh thế nào để em biết đúng sai,học hỏi.Cám ơn anh.
Cảm ơn bạn nguyenquanghung đã hỏi.
Mình thì nghĩ là bạn nguyenquanghung đã dư biết chuyện này rồi
(vì mình đã ghé thăm và thấy đa số những tác phẩm của bạn đã rất thuận mắt,
hòa hợp cây và chậu), nhưng cũng đoán là bạn nêu câu hỏi giúp những bạn
chưa biết để hỏi,
Bởi đó, cảm ơn bạn đã nhắc để mình có dịp trình bày một chuyện rất thường gặp
là bề dày chậu và đường kính thân cây.

Tỉ lệ này : bề cao chậu (mình gọi ở đây là h) = đường kính thân(gọi là d) là điều
các sách kỹ thuật bonsai (kể cả sách của Cụ John Naka) cũng thường nhắc tới.

Với mình thì hoàn toàn không có chuyện đúng hay sai trong tỉ lệ vàng, cũng như tỉ lệ
về h=d như trên. Tất cả chỉ là kết quả của những nhận xét rằng: nếu chưa tìm ra được
một vị trí "mỹ thuật nhất" cho các điểm cần có sự cân đối, hòa hợp trong tác phẩm,
thì ít nhất (nếu dựa vào những tỉ lệ nêu trên hay tỉ lệ vàng) chúng ta cũng đã có thể
có được một tác phẩm "không chướng mắt" cái đã.

Tương tự như vậy, xin đừng đặt chuyện đúng sai (tức là có phải triệt để áp dụng tỉ
lệ d=h hay không?). Nhưng vui lòng tìm hiểu xem :

d=h thì sao?
d>h thì sao?
d<h thì sao ?

Mời các bạn để mắt vào các hình 1,2,3,4 dưới đây :



Các bạn thấy được những ảnh hưởng như thế nào của 4 trường hợp
khác nhau về chiều cao chậu (h) đối với đường kính thân (d) ở cùng một cây?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cho mình nhắc lại thêm 1 lần : việc so sánh ở mắt người xem tác phẩm
ở tỉ lệ h và d thường dễ xuất hiện (và có ấn tượng nhất) khi cây ở thế trực.

So sánh 4 hình 1,2,3,4 ở trên chắc hẳn các bạn cũng thấy ngay :

-hình 1. h=d , cho chúng ta thấy một tác phẩm ổn định, tuy không đặc sắc gì ở
phần gốc, thân và chậu nhưng rõ là không hề có điều gì "gai mắt".

-hình 2. h>d , dễ đưa tới một hình tượng nặng nề cho tác phẩm. Chậu cao (sâu)
hơn gốc khiến cho ý nghĩ về "cái cây" trong chậu đang sống mạnh với "khối rễ " lớn.
Đó cũng thường đưa tới suy nghĩ : cây chưa già , sức sống còn rất mãnh liệt.

-hình 3 và hình 4. h<d , thường đưa tới 3 ý niệm cùng lúc :

*tác phẩm trông rất nhẹ nhàng
*rễ ít ỏi chứng tỏ cây sống chậm = cây quá già.
*rễ xòe rộng trên mặt đất = cây già và đế rễ rất vững.

Và thường thì 3 ý niệm trên được người xem gộp thành 1 kết luận :
tác phẩm bonsai có trình độ tay nghề cao (ở đây chưa bàn chuyện đẹp hay không).


Để rõ hơn về sự so sánh về h và d , mời các bạn xem hình 5.
So sánh giữa h và d chính là việc mắt người xem "ước lượng" sự liên hệ giữa
một cột thẳng đứng và một nền nằm dưới.
Không phải diễn giải nhiều , các bạn chắc hẳn đã có thể tự suy đoán.
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Đoạn phân tích trên cháu mới được biết lần đầu, nghe rất hẫp dẫn và rút ra thêm được vài chuyện cho mình.
Có lẽ tham gia diễn đàn hơn 3 năm, đây mới là lúc MT thu hoạch kết quả đó GioNui.
Thank chú Hưng quá trời luôn.=((
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Chia sẻ,hướng dẩn căn bản,gợi mở tư duy như anh Hưng tốt bụng mới gợi được tính sáng tạo,kg rập khuôn.Cám ơn anh rất nhiều.
 
Top