Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn đã góp ý.

Sẵn vấn đề tỉ lệ thân và chậu (d=h) với những hình khái quát ở trên,
các bạn có thể (về cơ bản) người xem rất dễ có sự so sánh : khối nào
"quan trọng" hơn khối nào.

Nhìn vào hình 5, chúng ta có thể thấy :

- h < d : cây nổi hơn chậu (cây lấn chậu)
- h = d :cây và chậu tương đương
- h > d : chậu nặng hơn cây (chậu lấn cây)

Thành thử, trên lý thuyết thì, dùng một chậu có chiều cao từ bằng
đến kém hơn đường kính thân một chút sẽ dễ tạo được ấn tượng :
cây già, vững, nhẹ nhàng cho tác phẩm.

Thế nhưng, thường ra thực tế không cho phép dễ đâu tìm được ngay
một chậu hoàn hảo đúng ý cho cây. Nếu gặp một chậu khá nhất về
nhiều mặt, nhưng chiều cao hơi lớn hơn đường kính thân một chút
thời chúng ta phải dùng tạm thôi.

Nếu phải dùng chiếc chậu có chiều cao lớn hơn thân một chút ,
câu hỏi đặt ra là
chúng ta nên làm gì (với cây, với chậu, với khu trưng bày... ) để giúp
tình trạng "chậu lấn cây" nhẹ đi
?

Rất mong được các bạn góp ý giải đáp.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Để lên miếng ván cao và dài hơn chậu nhiều phải kg anh?
Phen này thi trượt rồi...hi
Dũng cảm và tự tin lên chút nào.
Điều quan trọng là dám tham dự cuộc thi.
Đậu rớt chưa thành vấn đề.

Ý kiến trên của bạn Nguyenquanghung đâu có dở đâu ?
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Dù sai cũng trả lời anh cho vui:
_ko dùng kệ cao mà dùng tấm trải, màu sắc ko tương phản nhiều với chậu.
_Cây đặt thấp hơn tầm nhìn
 

Galaxy Tan

Thành viên
Để lên miếng ván cao và dài hơn chậu nhiều phải kg anh?
Cháu đồng ý với ý tưởng này. Kê đôn gỗ dày và to. Khi đó cái chậu sẽ có cảm giác nhìn mỏng hơn. Nhưng mà kết hợp với ý 2 và ý phối màu của anh Sanh bên dưới sẽ tốt hơn nữa, vì nhìn từ trên xuống (do tầm nhìn thấp) sẽ có cảm giác chậu "lùn" bớt đi và màu chậu không tương phản thì cũng ít ai "để ý" hơn.

Dù sai cũng trả lời anh cho vui:
_ko dùng kệ cao mà dùng tấm trải, màu sắc ko tương phản nhiều với chậu.
_Cây đặt thấp hơn tầm nhìn
Cháu có một ý nữa là để người ta ít để ý tới chậu cao hơn chiều rộng cây thì bên cạnh cây mình để thêm một món đồ trang trí gì đó cho "phân tán" bớt, ví dụ như đặt một con trâu gặm cỏ trên mặt chậu, nếu điều này là khả dĩ.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn những góp ý trả lời của các bạn.

Thú thật thì bản thân mình cũng ít đụng vào trường hợp này.
Do đấy, mọi góp ý giải đáp của các bạn xem ra đều có nhiều ít
kết quả. Mình chỉ có thể gởi đến các bạn nhận xét tổng quát để
giải quyết vấn đề "chậu lấn cây" thế này :

a. làm cách nào cho chậu nhẹ đi : màu nhạt, chân chậu ốm, vành
chậu mỏng... trong đó màu sắc nhạt của chậu là điều ảnh hưởng
khá mạnh.

b. làm cách nào cho người xem chú ý vào điều gì khác ở tác phẩm và nếu
điều đó to lớn, rộng, đậm nét hơn chậu : tán vòm lá rộng , kệ để chậu
dài và đậm màu... thời sẽ có tác dụng làm " chậu trở thành thứ yếu".

Cũng mong trong tương lai, khi gặp phải vấn đề trên, các bạn tìm được cách
giải quyết nào khác, sẽ chia xẻ kinh nghiệm cho mọi người thì hay quá.
 

Galaxy Tan

Thành viên
Ịn thêm ít đất đá rêu cỏ cho gốc(hoặc phần gần gốc) to ra hả chú:D
Em thấy cách này có thể làm chậu cao hơn nữa không anh Thức? Cái này em tưởng tượng vậy thôi chứ về kinh nghiệm bài trí thì em ko dám bàn nghen :).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cháu đồng ý với ý tưởng này. Kê đôn gỗ dày và to. Khi đó cái chậu sẽ có cảm giác nhìn mỏng hơn. Nhưng mà kết hợp với ý 2 và ý phối màu của anh Sanh bên dưới sẽ tốt hơn nữa, vì nhìn từ trên xuống (do tầm nhìn thấp) sẽ có cảm giác chậu "lùn" bớt đi và màu chậu không tương phản thì cũng ít ai "để ý" hơn.



Cháu có một ý nữa là để người ta ít để ý tới chậu cao hơn chiều rộng cây thì bên cạnh cây mình để thêm một món đồ trang trí gì đó cho "phân tán" bớt, ví dụ như đặt một con trâu gặm cỏ trên mặt chậu, nếu điều này là khả dĩ.
Cũng là một ý hay.
Nhưng tại sao bạn không đặt con trâu ( trên kệ trưng bày ) cạnh chậu ?
Có khi con trâu trên mặt đất trồng làm chậu cao thêm chăng?

Nếu con trâu màu đậm gặm cỏ (trên một miếng gỗ dày, tượng trưng bãi cỏ )
ở gần nhưng phía trước, còn chậu cây đẩy ra xa (tương tự ý : đưa góc nhìn chậu thấp xuống
của bạn Stobeornottobe07 ), thời hình ảnh chiếc chậu cũng dễ nhòa đi hơn.

Tuy nhiên, ý là như thế nhưng bạn cũng nên để ý chuyện hợp lý.
Nếu bạn có cây bonsai lá bản mà để con trâu thì được, chứ mà cây Thông bonsai
có con trâu bên cạnh là không ổn rồi. Vậy thì con nai vậy ?




Thành thử tổng kết lại thì : mọi cố gắng giải quyết vấn đề " làm cho chậu nhẹ bớt"
cần được chúng ta thử nghiệm thực tế dựa trên một số căn bản : chậu nhẹ đi nhờ
nhạt màu, nhìn từ trên xuống, bị những vật chung quanh to,dài , đậm hơn gây bớt chú ý về chậu...


Rất cám ơn ý kiến các bạn.
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
b2. Tính cân đối chủ động

Mình gọi là chủ động bởi đây là chuyện đặt cây ở vị trí nào
trong chậu cho mắt nhìn dễ chịu nhất.

Ngoài chuyện thu vén sao cho rễ dễ có hướng phát triển tốt ( trường
hợp những cây có rễ một bên) bằng cách chặn mốp, dùng thanh tre
ngăn rễ hoăc dùng dây gai bó rễ thành chùm... chúng ta còn cần thêm
hai điều kiện được thỏa trước khi quyết định.

* Thỏa mắt nhìn.
Dùng tỷ lệ vàng làm hướng dẫn cơ bản, các bạn có thể thử đặt cây ở nhiều
vị trí trước khi quyết định. Chuyện tỷ lệ vàng cho mỹ thuật thì mình và các
bạn vốn đã thảo luận nhiều ở vài chủ đề (PCTN, Rừng Bonsai), mong các bạn
chịu khó xem lại phần này trong các chủ đề trên nếu bạn nào cần thêm chi tiết.

Tổng quát thì việc đặt cây nên tránh nằm trên 4 đường phân đôi mặt chậu
và đồng thời tránh khu vực tử điểm.
Ý nghĩa là nếu gốc cây nằm trên những điểm ở 4 đường này sẽ có khuynh hướng
phân đôi mặt đất chậu.
Còn như cây nằm ở trung tâm tử điểm của chậu thì trạng thái tĩnh(= tử) của
cây sẽ dễ xuất hiện.



Hình trên :
- 4 đường phân đôi nên tránh đặt cây: AC, BD, EF, GH
- khu trung tâm (tử điểm) : vùng T
Với chậu chữ nhật thì như trên.

Còn với chậu vuông, lục giác, bát giác, tròn thì sao bác chủ?
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Với chậu chữ nhật thì như trên.

Còn với chậu vuông, lục giác, bát giác, tròn thì sao bác chủ?
Từ từ đi cưng.
Đang nói chậu chữ nhật cũng nghĩa là những cây phù hợp với chậu chữ nhật như trực...chẳng hạn, còn chậu tròn vuông méo gì đó thì nó lại thuộc các thế cây khác bay đổ...Vì vậy mỗi dáng cây sẽ có vị trí nằm khác nhau.
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Từ từ đi cưng.
Đang nói chậu chữ nhật cũng nghĩa là những cây phù hợp với chậu chữ nhật như trực...chẳng hạn, còn chậu tròn vuông méo gì đó thì nó lại thuộc các thế cây khác bay đổ...Vì vậy mỗi dáng cây sẽ có vị trí nằm khác nhau.
Tui thấy bàn luận lúc thì theo phương bổ dọc, rồi lúc lại theo chiều chém ngang, hơn loạn xạ thì phải.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Kim Khánh đã đưa một thắc mắc khá thực tế.
Nếu từ lý thuyết tỉ lệ vàng với các trục chia đôi chậu và vùng tử điểm ở
trung tâm chậu, những nơi mà một thân cây trụ ở đó, có thể dễ dàng dẫn
việc mắt người xem thấy ra "sự chia đôi chậu" hay "chia đôi mặt đất trồng
ở chậu". Đó là điều chúng ta nên tránh. Thế nhưng khi áp dụng điều này
cho chậu tròn, lục giác,và vuông, sự việc lại có hơi khác đi chút xíu.

Như bạn Kim Khánh đã từng đăng hình một số tác phẩm bonsai trước đây,
mình nhớ ra rằng bạn đã xử lý vấn đề vị trí cây trong chậu rất khéo. Có thể nói
ngay được là bạn vốn đã trải nghiệm, đã thấy vấn đề, nếu bạn có thể chia xẻ
thử nghiệm của bạn trong vấn đề này thì hay quá.

Nhưng nếu bạn thích đặt vấn đề để các bạn mới chơi bonsai nhận ra được sự
đặc biệt của các cây ở 3 loại chậu trên thì mình cũng rất sẵn sàng đưa ý kiến .

Ba loại chậu: tròn, vuông, và lục giác có hai dạng chính là lùn và cao.
Tức là chiều cao của chậu thay đổi từ ngắn hơn (hay bằng) một cạnh của chậu
(hay chiều rộng ngắn -chậu oval) đến gấp nhiều lần (chậu cao cho cây đổ).

Thông thường thì 3 hình thức chậu này ít bị vấn đề mặt đất trồng chậu chi phối.
Có nghĩa là nếu gốc cây nằm ở ngay vùng trung tâm cùa các chậu tròn, vuông,
lục giác thì mắt người xem tương đối ít bị khó chịu nếu....???

Nếu vùng đế rễ và gốc có mức xòe rộng = khoảng cách từ vành ngoài đế rễ đến
mép chậu nhỏ.

Thế nhưng, nếu thân cây hơi nhỏ, một điều không đẹp mắt sẽ rất dễ xảy ra.
Đó là việc thân cây nằm lọt vào đường trung trực của chậu.

Mình tạm gợi ý như thế, bạn Kim Khánh và các bạn thử suy nghĩ, tưởng tượng
xem đó là chuyện gì ? xảy ra như thế nào ?

Các bạn chịu khó chờ mình phác sơ vài mâu chậu để minh họa ý kiến này sau vậy.
Chúc các bạn ngủ ngon. Sáng mai chúng ta bàn tiếp.

Cũng phải nhắc trước : thường thì những chậu tròn, vuông, lục giác hay ở
những kích thước nhỏ (cho cây cỡ trung và mini) do đấy các bạn cần để ý
kỹ phần chân chậu. Chân chậu sẽ có tầm ảnh hưởng lớn trong việc đặt
cây vào chậu tròn, vuông và lục giác.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Kim Khánh đã đưa một thắc mắc khá thực tế.
Nếu từ lý thuyết tỉ lệ vàng với các trục chia đôi chậu và vùng tử điểm ở
trung tâm chậu, những nơi mà một thân cây trụ ở đó, có thể dễ dàng dẫn
việc mắt người xem thấy ra "sự chia đôi chậu" hay "chia đôi mặt đất trồng
ở chậu". Đó là điều chúng ta nên tránh. Thế nhưng khi áp dụng điều này
cho chậu tròn, lục giác,và vuông, sự việc lại có hơi khác đi chút xíu.

Như bạn Kim Khánh đã từng đăng hình một số tác phẩm bonsai trước đây,
mình nhớ ra rằng bạn đã xử lý vấn đề vị trí cây trong chậu rất khéo. Có thể nói
ngay được là bạn vốn đã trải nghiệm, đã thấy vấn đề, nếu bạn có thể chia xẻ
thử nghiệm của bạn trong vấn đề này thì hay quá.

Nhưng nếu bạn thích đặt vấn đề để các bạn mới chơi bonsai nhận ra được sự
đặc biệt của các cây ở 3 loại chậu trên thì mình cũng rất sẵn sàng đưa ý kiến .

Ba loại chậu: tròn, vuông, và lục giác có hai dạng chính là lùn và cao.
Tức là chiều cao của chậu thay đổi từ ngắn hơn (hay bằng) một cạnh của chậu
(hay chiều rộng ngắn -chậu oval) đến gấp nhiều lần (chậu cao cho cây đổ).

Thông thường thì 3 hình thức chậu này ít bị vấn đề mặt đất trồng chậu chi phối.
Có nghĩa là nếu gốc cây nằm ở ngay vùng trung tâm cùa các chậu tròn, vuông,
lục giác thì mắt người xem tương đối ít bị khó chịu nếu....???

Nếu vùng đế rễ và gốc có mức xòe rộng = khoảng cách từ vành ngoài đế rễ đến
mép chậu nhỏ.

Thế nhưng, nếu thân cây hơi nhỏ, một điều không đẹp mắt sẽ rất dễ xảy ra.
Đó là việc thân cây nằm lọt vào đường trung trực của chậu.

Mình tạm gợi ý như thế, bạn Kim Khánh và các bạn thử suy nghĩ, tưởng tượng
xem đó là chuyện gì ? xảy ra như thế nào ?

Các bạn chịu khó chờ mình phác sơ vài mâu chậu để minh họa ý kiến này sau vậy.
Chúc các bạn ngủ ngon. Sáng mai chúng ta bàn tiếp.

Cũng phải nhắc trước : thường thì những chậu tròn, vuông, lục giác hay ở
những kích thước nhỏ (cho cây cỡ trung và mini) do đấy các bạn cần để ý
kỹ phần chân chậu. Chân chậu sẽ có tầm ảnh hưởng lớn trong việc đặt
cây vào chậu tròn, vuông và lục giác.
Trên internet có hình 1 cây Juniper trồng trong chậu lục giác mà rất lệch với tâm, thấy củng hơi khác thường (có lẽ do bộ rễ không cho phép trồng giữa chậu)

hình sưu tầm
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Cảm ơn bạn Ratthichbonsai đã bỏ công sưu tầm.

Cây rất hay, chậu cũng đẹp.
Thế nhưng rất tiếc là mình chả thấy cây và chậu ăn nhậu gì với nhau cả.
Từ cách đặt cây sang hẳn một cạnh, cho đến việc vun loại đất trồng
trên miệng chậu : Mình có cảm giác như cái cây đẹp đẽ này đứng bên
cạnh cái chậu chứ không hề thấy chút gì là rễ cây đang ổn định trong chậu.

Tóm lại : tác phẩm bị hỏng .
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự


Cảm ơn bạn Ratthichbonsai đã bỏ công sưu tầm.

C6y rất hay, chậu cũng đẹp.
Thế nhưng rất tiếc là mình chả thấy cây và chậu ăn nhậu gì với nhau cả.
Từ cách đặt cây sang hẵn một cạnh, cho đến việc vun loại đất trồng
trên miệng chậu : Mình có cảm giác như cái cây đẹp đẽ này đứng bên
cạnh cái chậu chứ không hề thấy chút gì là rễ cây đang ổn định trong chậu.

Tóm lại : tác phẩm bị hỏng .
Vì thế mới có chuyện cây và chậu phải hợp thì tác phẩm (bonsai) mới đẹp
 

Blackrose86

Thành viên tích cực
Em thấy cách này có thể làm chậu cao hơn nữa không anh Thức? Cái này em tưởng tượng vậy thôi chứ về kinh nghiệm bài trí thì em ko dám bàn nghen :).
Ý a là ăn gian cho ngta tưởng gốc to ra để tỉ lệ với chiều cao chậu ý mà:D
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Ba loại chậu: tròn, vuông, và lục giác có hai dạng chính là lùn và cao.
Tức là chiều cao của chậu thay đổi từ ngắn hơn (hay bằng) một cạnh của chậu
(hay chiều rộng ngắn -chậu oval) đến gấp nhiều lần (chậu cao cho cây đổ).

Thông thường thì 3 hình thức chậu này ít bị vấn đề mặt đất trồng chậu chi phối.
Có nghĩa là nếu gốc cây nằm ở ngay vùng trung tâm cùa các chậu tròn, vuông,
lục giác thì mắt người xem tương đối ít bị khó chịu nếu....???

Nếu vùng đế rễ và gốc có mức xòe rộng = khoảng cách từ vành ngoài đế rễ đến
mép chậu nhỏ.

Thế nhưng, nếu thân cây hơi nhỏ, một điều không đẹp mắt sẽ rất dễ xảy ra.
Đó là việc thân cây nằm lọt vào đường trung trực của chậu.


Cũng phải nhắc trước : thường thì những chậu tròn, vuông, lục giác hay ở
những kích thước nhỏ (cho cây cỡ trung và mini) do đấy các bạn cần để ý
kỹ phần chân chậu. Chân chậu sẽ có tầm ảnh hưởng lớn trong việc đặt
cây vào chậu tròn, vuông và lục giác.





Trong triển lãm, những loại chậu tròn có thể chọn chính diện ở phần có 2 chân hoặc 1 chân
(thường chậu tròn và lục giác được làm 3 chân). Với chậu vuông, chính diện có thể là
một cạnh ngang hoặc đường sống của 2 cạnh. Nhưng với chậu vuông lùn, ít khi người ta
lấy đường sống làm chính diện.

Đưa ra những hình ảnh sơ lược ở trên để các bạn thấy đường trung trực
của chậu và chân chậu có một mối liên hệ khá đặc biệt khi chậu ở cỡ nhỏ :
khoảng cách chân chậu khá gần nhau.

Vì thế, nếu bạn đặt cây vào các chậuttrònn, vuông, lục giác nên để ý kỹ phần
chính diện sẽ có chân chậu như thế nào.



Hình trên là phỏng đoán một số dáng cây trong chậu tròn.
Các bạn có thể thấy thân cây gần như nằm trong trung trực của chậu.

Như vậy thì sao?
Chả sao cả.
Có khi cây nằm như thế lại thấy hay, thảng đôi lúc cảm thấy không hay
thì bạn có thể chêm gốc, đẩy cây nhích tí tí sang một bên và ngắm lại.



Đẩy sang mà thấy dễ chịu thì để yên đó, còn không thì xê dịch sang vị trí khác.

Tóm lại : không nên nhất thiết cứng nhắc theo những lý thuyết đề cập.
Tất cả lý thuyết tỉ lệ vàng chỉ là gợi giúp bạn dễ tìm thấy điểm đẹp mắt nhất
cho bạn.

Thế nhưng, cũng có hai trường hợp bạn cần lưu ý.
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Có một điều là chầu lục giác,khi vào cây đổ.
Nếu để mạt chậu chính diện,thân đổ sẽ bị cấn góc nhọn của chậu,gốc cây sẽ phải lệch hẳn về hướng đổ.
Nếu chọn thân đổ ngay cạnh,góc nhọn chậu sẽ đâm vào mặt giám khảo.:))@};-
Giỡn chử cho vui thôi.trở lại vấn đề,anh HưngTB cho em xin ý kiến ,cám ơn anh.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hai chuyện nên lưu ý là thế này.

Thứ nhất: mặc dù chả ai cấm bạn phô cây ở chậu tròn ở phía chỉ có 1 chân.
Thế nhưng cố tránh trường hợp này thì hay hơn.



Bởi vì dù cây ở vị trí lệch đường trung trực chậu đi nữa, một chân ở giữa chậu
thường gây mất tính vững vàng hoặc thiếu mỹ thuật. Chứ còn mà cây
thân nhỏ, nằm lọt vào đường trung trực (qua chân) thì chắc cũng chả dễ coi.

Thứ hai: nếu bạn thấy cây trong chậu tròn nằm ở vị trí đường trung trực
dễ coi hơn ở vị trí lệch (vì ảnh hưởng của tàn lá và vùng rễ) thì cứ đặt ở ngay
trung tâm. Nhưng đặt cây xong, bạn lại có cảm giác vùng đất hai bên trái và phải
có vẻ bằng nhau quá, trông kém hay.
Muốn sửa chuyện này , bạn chỉ việc đặt một viên sỏi trên mặt đất (phía tàn thấp nhất)
hoặc cho một vài cọng cỏ nhô lên. Mặt đất sẽ bị chia nhỏ = không còn cảm giác bằng nhau.
(đất trồng bên cao bên thấp cũng giúp giải quyết chuyện này).





Hy vọng các bạn nắm được căn bản vấn đề để từ đó dễ dàng
khai triển nhiều cách xếp đặt cây và tác phẩm trong triển lãm.

Mong sớm nhận ý kiến các bạn.
Một lần nữa cảm ơn bạn Kim Khánh.
 
Top