"...Hồn ở đâu bây giờ???"

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chúng ta chơi cây thì có ai mà không thèm thuồng, thích thú được làm chủ
một bonsai cổ lão. Chỉ có điều là chả phải ai cũng có khả năng để được
hưởng cái sung sướng làm chủ một cây già lão, dù là mới ở dạng phôi.
Thế nên cái việc dùng một vật liệu bonsai non trẻ để biến nó thành một
"cổ thụ" trong chậu dưới cái nhìn của một người bình thường,
là điều mà
người chơi bonsai cần biết cách thực hiện.

Chứ còn nếu chỉ chăm chăm vào những cây sẵn vẻ cổ lão (đào từ núi về) rồi
biến nó ra bonsai, như ý bạn Dst, thì chắc hẳn là dễ hơn được một bậc.

#1292

"....
Quan điểm xuyên suốt của tui thật đơn giản khi chơi cây đó là
"Cây càng già càng đẹp, Vợ càng già càng xấu" đơn giản thế thôi
Các cụ cứ phán như thánh cũng chẳng qua là lý thuyết hão huyền cả.
..."

Chính những quy ước bonsai sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn chúng ta "nên làm
thế nào" để cái "cây vật liệu 5, 10 năm tuổi" trong tay chúng ta "dễ dàng
trở thành một cổ thụ" già trên trăm tuổi. Tức là cái cây vật liệu non trẻ ấy đã được
chúng ta " cắt xén, uốn éo " và "trưng trong chậu" như thế nào đó để rồi nó mang
bóng dáng một cổ thụ trên đồi, chứ không còn tí ti gì hình ảnh của một cây non trẻ.

Quy ước bonsai giúp chúng ta làm được chuyện đó. Thế nhưng , chẳng may, những
quy ước mỹ thuật thị giác này lại bị một số bạn "làm biếng sáng tạo" đã chuyển
nó ra thành "luật". Với ý là "cây nào giữ đúng luật như vầy, như vậy ... thì mới đúng
là bonsai!".

Thế cho nên, cuối cùng thì quá nhiều bạn đã dùng cái "khung" :
cây bonsai là có hình dạng như thế : cành 1 phải thế này, cành 2 phải... và chiều cao
cây thì gấp 6 lần đường kính thân...
để làm ra những cây bonsai.Bởi thế mà hàng ngàn, hàng chục ngàn cây bonsai có cùng
một khung đã được sản sinh trong nhiều năm.

Giá như những cây bonsai "cùng khung " này được coi như cây của một người tập chơi
bonsai thì chắc cũng chả gì để nói. Không may, ngay cả những cây đem triển lãm cũng
trong khuôn khổ như vậy thành ra mới có chuyện : người nước ngoài bảo sao cây
bonsai triển lãm mà sao cây nào cũng giống cây nào? (Đây là chuyện của năm 2013).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu lần giở những trang sách Kỹ thuật Bonsai, tỉ như quyển :

Kỹ Thuật Bonsai , Giáo Sư Lê Công Kiệt và Nguyễn Thiện Tịch, tái bản lần thứ 12 với
bổ sung , 2012.



Hoặc như quyển Bonsai Techniques , John Yoshio Naka, 1973






Chúng ta sẽ chả bao giờ thấy tác giả nào nói : đây là quy tắc bonsai !

Như trong quyển Bonsai Techniques thì ông John Y. Naka gọi là :
Những (hiểu biết ) tổng quát tiếp cận Bonsai.




Còn trong sách của Giáo Sư Lê Công Kiệt thì gọi là : Vài Quy Ước Thẩm Mỹ.

Làm gì có ai gọi những tỉ lệ giữa thân, cành, gốc, chậu...là quy tắc hay luật lệ gì đâu?
 

GioNui

Moderator
...ở nhà có mấy cây có nhánh sau khi cắt nó cứ cắm đầu xuống đất thẳng tưng mà mnh5 chứ không yếu xíu mới oái oăm,
Em không cố ý nhưng vô tình kiểu lào ấy, nó cứ cắm xuống.
Nếu thích, bạn chụp hình nó lên, rồi mở topic khác chúng ta cùng nói chuyện.
Cái cây cùi cùi của mình ở trên cũng giúp mình vỡ ra được nhiều điều đấy.

Tạm dừng kỹ thuật ở đây để tập trung chuyên môn theo chuyện chú Hưng!
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Cảm ơn anh V.Hưng, anh hiểu lầm comment đó mà, lâu lâu em vào núi thư giãn vài hôm thôi, vẫn luôn theo sát các bài viết của anh, chỉ là anh không nhận ra "Hai dấu chân của cùng một con quỷ ( E.L.Voynich)" thôi.
Vấn đề viết-đọc- hiểu, tôi ví dụ: Lớp 1 học 1 quả cam+1 quả cam= 2 quả cam, lớp 4 học (1) +(-1), cao hơn học a+a...Đảo thứ tự ấy là loạn, không liên kết được người viết- đọc.
Có một vấn đề ăn khá sâu vào suy nghĩ nhiều người, điều gì đi ngược với quan điểm số đông là sai hoặc tự do cá nhân là tuyệt đối nên sản phẩm của tôi, tôi làm cho tôi sướng là tiêu chuẩn cao nhất.Số đông tạo nên phong trào, cá nhân khác biệt làm nên sức sáng tạo. Nhiều cá nhân sáng tạo sẽ ra nảy sinh cái mới tạo phong trào tương lai,thế là phong trào cũng quý, sự khác biệt càng quan trọng, sao cứ phải xung đột tới mức chửi nhau nhỉ?Theo tôi, những quan niệm vậy thì cũng không nên tham gia các tranh luận làm gì, vì điều đó vô nghĩa mà còn hạ thấp cái "tôi" của mình đi, phí lắm!Ai cũng có quyền tự do làm điều mình muốn, miễn ko ảnh hưởng người khác. Bãi tắm nuy thì mặc quần vào đó là mất lịch sự, nhưng chỉ mình nước ta kiên trì XHCN đáng quý lắm chứ "TỰ HÀO ĐI LÊN, ÔI vIỆT nAM"! Miễn là ta không cố xuất khẩu sang Trung đông là IS sẽ để yên.Vì vậy, tôi thấy diễn đàn này có đa dạng các chuyên mục, ai hợp và thích vấn đề nào cũng đủ đất rồi, đừng sang sân chơi của người khác tuyên truyền hay khủng bố,hãy đóng góp bằng phản biện hoặc bảo vệ quan điểm của mình bằng thái độ xây dựng và có tri thức. Có thể điều đó giúp chúng ta cùng " lớn" lên. không chỉ là trong lĩnh vưc bon sai.
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Rất vui vì Thầy trở lại tiếp tục chia sẻ.

Những vấn đề Thầy nêu trên con rất đồng ý. Tuy nhiên con còn 1 vấn đề cần đặt ra. Biết rằng cái đẹp bonsai là vô hạn nhưng khi bước vào cuộc chơi(Thi) thì phải có quy ước thể lệ, thang điểm từ sự già lão, hài hòa, ấn tượng, gốc rễ, thân, cành,lá.... Thế nên người chơi phải tuân thủ cuộc chơi mà có khi họ buộc phải làm theo quy ước để lấy điểm, chưa chắc gì họ làm như thế khi chỉ để ngắm cho riêng mình. Từ đó trào lưu người chơi cứ theo những cây có giải mà học và làm theo. đây có thể là vấn đề cần xem lại khi nói về 1 trào lưu cây giống nhau chăng?

Với con thì chỉ chơi cho thỏa đam mê, thư giãn tinh thần là chính nên luôn tự do, phóng khoáng, nhẹ nhàng. nói cách khác cây đẹp nhất của con là cây chính con làm và thấy sướng nhất, tâm đắc nhất thế là đủ. không theo cách làm của số đông khi nó quá gò ép và kém vui cho 1 người trình abc như con
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Cảm ơn anh V.Hưng, anh hiểu lầm comment đó mà, lâu lâu em vào núi thư giãn vài hôm thôi, vẫn luôn theo sát các bài viết của anh, chỉ là anh không nhận ra "Hai dấu chân của cùng một con quỷ ( E.L.Voynich)" thôi.
Vấn đề viết-đọc- hiểu, tôi ví dụ: Lớp 1 học 1 quả cam+1 quả cam= 2 quả cam, lớp 4 học (1) +(-1), cao hơn học a+a...Đảo thứ tự ấy là loạn, không liên kết được người viết- đọc.
Có một vấn đề ăn khá sâu vào suy nghĩ nhiều người, điều gì đi ngược với quan điểm số đông là sai hoặc tự do cá nhân là tuyệt đối nên sản phẩm của tôi, tôi làm cho tôi sướng là tiêu chuẩn cao nhất.Số đông tạo nên phong trào, cá nhân khác biệt làm nên sức sáng tạo. Nhiều cá nhân sáng tạo sẽ ra nảy sinh cái mới tạo phong trào tương lai,thế là phong trào cũng quý, sự khác biệt càng quan trọng, sao cứ phải xung đột tới mức chửi nhau nhỉ?Theo tôi, những quan niệm vậy thì cũng không nên tham gia các tranh luận làm gì, vì điều đó vô nghĩa mà còn hạ thấp cái "tôi" của mình đi, phí lắm!Ai cũng có quyền tự do làm điều mình muốn, miễn ko ảnh hưởng người khác. Bãi tắm nuy thì mặc quần vào đó là mất lịch sự, nhưng chỉ mình nước ta kiên trì XHCN đáng quý lắm chứ "TỰ HÀO ĐI LÊN, ÔI vIỆT nAM"! Miễn là ta không cố xuất khẩu sang Trung đông là IS sẽ để yên.Vì vậy, tôi thấy diễn đàn này có đa dạng các chuyên mục, ai hợp và thích vấn đề nào cũng đủ đất rồi, đừng sang sân chơi của người khác tuyên truyền hay khủng bố,hãy đóng góp bằng phản biện hoặc bảo vệ quan điểm của mình bằng thái độ xây dựng và có tri thức. Có thể điều đó giúp chúng ta cùng " lớn" lên. không chỉ là trong lĩnh vưc bon sai.
Rất đồng quan điểm với anh. cũng vì thế mà thời gian qua Tôi chỉ vào đọc và cám ơn chứ không dám comment gì hết bởi sợ làm loãng topic mà các đàn anh đang thảo luận do cái trình kém cỏi về bonsai nên Tui tựa cột nghe và học.

Xin Cám ơn Thầy và các anh em vì sự nhiệt tình chia sẻ. chúc ngày mới tốt lành.Kính
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Bsvuhongbvdkhb.
Lâu lắm hôm nay mới lại được đọc bài của bạn.

Mình có 2 ý kiến với điều bạn trình bày ở trên :
1. chấm điểm
2.chơi cho thỏa đam mê, thư giãn.

1. Chấm điểm

Về chuyện chơi cây để đem đi thi được giải thì chắc chúng ta "đành phải gạt sang một bên".
Mỗi thời buổi, mỗi vùng miền ...đều có có những quy định và thể lệ riêng, chả sao nói được.

Cũng vì thế, hôm trước mình đã gợi ý tới các bạn : chả thể có điểm để chấm tác phẩm nào
đẹp hơn tác phẩm nào. (Tương tự như thi bằng lái xe). Thành thử, với những tác phẩm cùng
cỡ cùng ngành ( thí dụ : cùng là Thông Tùng, cùng cỡ trung) thì người ta có thể xem tác phẩm
nào ít điểm lỗi, thời cho giải cao hơn tác phẩm còn lại.

Cho nên, nếu tâm trạng chơi cây mà nặng tính ganh đua thì tuy có thể được nhiều lợi lộc
nghề nghiệp, như cũng dễ bị vướng vào "chấp". Thực tế thì chính những cuộc triển lãm và
tranh giải Bonsai :
-kích thích sáng tạo
-cổ vũ phong trào
-định hướng nghệ thuật
Bởi vậy, nếu bạn sáng tạo một vài tác phẩm nghệ thuật mà theo bạn là rất đẹp, nhưng khi
đem dự thi lại không được giải gì cả, thì có thể hiểu là tác phẩm của bạn rơi vào một trong
những trường hợp sau đây :

1-Mức nghệ thuật của tác phẩm chưa đủ khả năng "diễn đạt"tới BGK,
2-Tác phẩm không phù hợp mục đích của cuộc tranh giải,
3-Có nhiều tác phẩm đặc sắc hơn,
4-Tác phẩm chưa được trưng bày đúng mức (bố cuc) để diễn đạt,
5-...

Nói gọn : có hàng trăm lý do khiến tác phẩm không đạt giải thưởng, chứ chả phải hễ không
đạt giải thưởng là không đẹp, không nghệ thuật.
Chắc hẳn bạn còn nhớ ông Walter Pall. Ông ta chăm chút cây Thông Scott suốt 10 năm.
Với mình thì đó là một tác phẩm đẹp, đầy tính nghệ thuật. Thế nhưng, khi mang dự thi,
cây chả được giải nào cả. Ông Walter Pall hỏi tại sao cây này chả được gì cả? BGK bảo :
cây ông đào ngoài rừng về thì vốn nó sẵn đẹp vậy rồi. Chứ ông có làm gì cho nó đẹp thêm
đâu mà đòi giải !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
2. Chơi cho thỏa đam mê, thư giãn tinh thần

Chuyện chơi như bạn Bsvuhongbvdkhb nói thì mình thấy rất nhiều người hay nói như vậy.
Với ai khác thì mình không ý kiến, riêng với bạn Bsvuhongbvdkhb thì mình nghĩ nên có đề
nghị với bạn một chút thì hơn.

Với một người bình thường thì chơi sao cũng được, nhưng với một người đã lỡ có chữ "sĩ"
đi kèm với tên thì cần phải lưu tâm một chút!

a. Hễ đã là "sĩ" thì đầu óc cần phải làm việc "nhiều hơn" người bình thường. Bởi thế, việc
tự học hỏi về các kiến thức phổ thông ( nhất là về mặt Mỹ thuật) không được phép lơ là,
buông lỏng.

b. Đã là "sĩ" thì đương nhiên sẽ phải gánh thêm trách nhiệm "hướng dẫn" người khác. Thế
nên nếu cứ dậm chân tại chỗ, lúc nào cũng nhũn nhặn " cái trình abc" là không được. Có
thể bạn không cắt tỉa giỏi, không khép cây giỏi bằng người khác, nhưng việc "thiết kế, sáng
tạo" thì một "sĩ" không được phép "ẹ " hơn người bình thường.

Ấy là mình nhắc chừng bạn chút vậy!
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Rất cám ơn những chia sẻ của Thầy. Với con học cái gì cũng ham nhưng chuyên môn nghề nghiệp là chính, thế nên có những lúc lực bất tòng tâm, nhưng con chắc 1 điều không hề đứng yên 1 chổ khi đam mê của con luôn cháy bỏng và con vẫn luôn theo học tất cả mọi ae và cả topic này

Chúc Thầy luôn vui-khoẻ
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn cho mình tiếp thêm chút ý kiến về quy tắc bonsai.

Đa phần thì chúng ta ít nhiều đã đọc đâu đó trong sách hay trên internet một số
những chuyện về "quy ước mỹ thuật" dùng trong bonsai. Kiểu như :

- cây có nên tỉ lệ đường kính gốc / chiều cao = 1/6,
-chậu nên có chiều dài gấp 3 đường kính gốc cây,
-chậu nên có bề sâu bằng đường kính gốc cây,
-cành thấp nhất nên ở 1/3 chiều cao thân,
-khoảng cách các cành (trên thân) càng lên đỉnh càng nhặt ....

Tất cả những tỉ lệ nêu trên (mà chúng ta hay lầm lẫn gọi là quy tắc bonsai) chẳng
qua chỉ là những nhận xét của "cổ nhân" khi thấy một "cây đẹp, già lão, dễ nhìn"
thì thường xuất hiện những chi tiết na ná như trên. Từ đó, người ta rút ra những
kinh nghiệm : muốn biến những cây non trẻ trông cho có vẻ già lão thì chuyển
về những "tỉ lệ " như trên. Lúc đó, nhận thức của người xem sẽ "bị xáo trộn".

Tức là như kiểu Andy giải thích trong tập sách của ông ta ở chương 3 :
bài số 705


Chương 3

Những Thách Thức dính liền với tính Nghệ Thuật của Bonsai

(
Những việc cần đối đầu để đạt tính Nghệ thuật trong Sáng tạo Bonsai)
Những bài học rút ra từ lối vẽ Tranh Phong Cảnh






 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Xin phép Thầy và anh em cho mình chia sẻ 1 điều với cảm nhận riêng

Thật ra khi học về cây, về nghệ thuật từ Thầy mình còn học được rất nhiều điều ngoài chuyện cái cây như cách truyền đạt, cách ứng xử, kinh nghiệm cuộc sống...trong đó có cái chúng ta cần học đó là văn hoá giao tiếp về cách ứng xử, nhất là ở topic này vấn đề thảo luận những vấn đề trái chiều, bình về 1 cái cây ai đó...Trong truyền thông ngày nay luôn là 2 chiều khi người có chuyên môn cao truyền lại cho 1 ai đó 1 vấn đề gì thì điều đầu tiên là lắng nghe xem họ làm được cái gì, chưa được cái gì và biết đúng cái gì, chưa biết cái gì? Từ đó người truyền đạt sẽ đúc kết cái được và chưa được. Sau đó lời đầu tiên là lời động viên khích lệ tinh thần cho cái đúng, cái được mà họ làm được và cần khắc phục sửa chữa những gì chưa được, sửa như thế nào tiếp theo sau. Đó là cơ sở truyền thông mang tính văn hoá ứng xử giúp cho những thảo luận trái chiều sớm có điểm chung

Mình không cần thí dụ thì các ae cũng thấy về cách chia sẻ của Thầy là sẽ thấy: hỏi-đúc kết-ghi nhận cái đúng khích lệ-nêu những cái khuyết-cách khắc phục hay cũng cố

Xin cần tránh những câu từ đầu tiên như: cây này vức nó đi, chơi cây như vậy nghỉ cho rồi, nhìn kiểu cây là biết chủ cây thuộc loai choay bố láo...Chẵng những thế mà còn không có cái hậu cho chủ cây hiểu là mình nên làm gì cho cây mình đây. Nói đến nghệ thuật mà bản thân mình không có chút nghệ thuật thì rất đáng buồn cho công sức mà đáng ra mình được mọi người quý trọng?

Vài lời kính cùng ae chỉ có ý mong các cuộc thảo luận trở nên văn minh hứng khởi và sớm có điểm chung cùng vui và tiến bộ. Kính

Xin lỗi vì không biết Thầy viết tiếp
 

ptaagu

Thành viên
Em không có gì ngoài tấm lòng của em gửi đến thầy. Hôm nay 20/11 em xin gửi đến thầy những lời chúc tốt đẹp nhất. Em chúc thầy nhiều sức khoẻ, luôn thành công trong sự nghiệp của mình. Em chúc thầy và gia đình luôn hạnh phúc và luôn khoẻ mạnh. Cảm ơn thầy đã dìu dắt chúng em. Phạm Trường An.
 

tadinhphuong

Thành viên
lâu nay vẫn ngồi hóng xem những gì chú vũ hưng hướng dẫn và những chú,anh,chị em khác comment thảo luận.Rất cảm ơn những người đi trước đã hướng dẫn và xây dựng DĐCCVN ngày càng phát triển,nhân ngày 20/11 chúc chú vũ hưng (người thầy đáng kính) và những người đã cố gắng xây dựng DĐ này "một ngày thật nhiều niềm vui và hạnh phúc ", chúc cho DĐ ngày càng phát triển
 

Juniperus

Thành viên
Nhân ngày 20/11 kính chúc chú Hưng sức khỏe, sống lâu, minh tuệ và thật nhiều hạnh phúc;
Kính chúc các bạn chơi cây (cũng là những người thầy của Juniperus) sức khỏe, có nhiều cây đẹp và chảy mãi niềm đam mê cây cảnh!

Trân trọng.
 

thienhai

Thành viên tích cực
20/11 rồi sao!
Con chúc thầy luôn vui vẻ, có thật nhiều sức khỏe để truyền kinh nghiệm cho bọn trẻ.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Với một người bình thường thì chơi sao cũng được, nhưng với một người đã lỡ có chữ "sĩ"
đi kèm với tên thì cần phải lưu tâm một chút!
Cảm ơn lời khuyên của chú, tuy là cho anh Sĩ nhưng con ké,
Hổng lẽ ảnh có Sĩ mà con có Xe để ảnh yên được sao chú?... :D

20/11 Chúc chú sức khỏe thật nhiều, sắm thêm cái thước nữa chú, gỏ đầu cho sướng tay :D
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
@Ju:
Đợt trước trong bài cây cỏ và phụ kiện Ju đã có lòng giúp giới thiệu cho mình một links về Bonsai của nước ngoài hay,
Mình đã lưu trên mail để giành khi hữu dụng,
Xong giờ lục lại thì đã bị thất lạc,

Ju vui lòng cho mình xin lại links đó được không?
Không biết Ju cón nhớ hay không?
Vì lúc đó mình vá Ju đang thảo luận đến cách thức bố cục và đường thị giác,
Ju đã gởi links ở bài đó đoạn khỏng trang 60 đến 70 gì đó, mình chỉ nhớ ang ng1.
Và do vài đó bị mất nên giờ mình tìm không ra,
Cảm ơn Ju trước nhé, vá xin lổi Ae trong lớp vì comment trớt quớt này không ăn nhập với chủ đề.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn những lời chúc tốt đẹp của các bạn.
Thú thật thì nhận được những lời chúc này, mình lại thấy lo lo.
Chính yếu là chỉ e không đủ sức đáp ứng được những yêu cầu
học hỏi của các bạn. Nên chi, nếu được các bạn coi mình như
một người bạn già, hoặc cùng lắm thì như thày giáo làng, là mình
thích nhất. Học thày không tày học bạn là vậy.
Nói vậy chả phải là "trốn việc", chỉ là giãi bày cùng các bạn nỗi vui của mình.
Cảm ơn các bạn lần nữa.
 
Top