"...Hồn ở đâu bây giờ???"

GioNui

Moderator


Từ hình trái đến hình phải, ngoài khoảng cách về nhận thức thì khoảng cách
về kỹ thuật vẫn còn một quãng đường dài.

Chú Hưng có nói chuyện này xa lơ xa lắc từ cái chủ đề Phong Cách Tự Nhiên ấy.

Gió núi gọi mấy cây nằm chậu như hình trái là kiểu ăn gian!

Nguời làm không đủ trình độ để đưa cái cây vào chậu cạn,
buộc lòng phải đôn gốc lên cao để lấy thêm không gian cho rễ.
Cuối cùng phải đắp thêm đất lên gốc, nhìn tròn ủm như nấm mồ.
 

thienhai

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: "...Hồn ở đâu bây giờ???"



Từ hình trái đến hình phải, ngoài khoảng cách về nhận thức thì khoảng cách
về kỹ thuật vẫn còn một quãng đường dài.

Chú Hưng có nói chuyện này xa lơ xa lắc từ cái chủ đề Phong Cách Tự Nhiên ấy.

Gió núi gọi mấy cây nằm chậu như hình trái là kiểu ăn gian!

Nguời làm không đủ trình độ để đưa cái cây vào chậu cạn,
buộc lòng phải đôn gốc lên cao để lấy thêm không gian cho rễ.
Cuối cùng phải đắp thêm đất lên gốc, nhìn tròn ủm như nấm mồ.
Anh nói thì em mới để ý. Nhưng mà thời gian gần đây vấn đề này không còn là vấn đề về trình độ nữa, do việc trồng chất trồng vô cơ cùng với kỹ thuật chăm sóc cây trong chậu cano đã khá phổ biến. Mà em nghĩ vấn đề này là do lựa chọn của chủ nhân tác phẩm:
1. Số lượng cây quá nhiều không đủ thời gian tưới tắm.
2. Vốn đầu tư tăng cao bán không được ôm sô cũng khổ.
3. Công sức thay đất toàn vườn cũng khá mệt.
4. Do chủ nhân cho rằng cây vẫn sống tốt trong chất trồng truyền thống theo kỹ thuật riêng.
5. Cây có độ thẩm mỹ cao khi đắp mô vì khoe được rễ chân nôm theo cách nhìn địa phương.
Và ý kiến riêng của bản thân em thấy đại đa số thích "Tạo tác theo kiến thức cơ bản" và " chăm sóc theo kỹ thuật riêng của cá nhân hay vùng miền". Mong rằng mọi người sẽ đạt được việc chăm sóc cây bonsai cơ bản theo điều kiện địa phương, rồi thì tạo tác gì thì tùy, dù một cây đơn giản kiểu cọ nhẹ nhàng nhưng được nằm trên đúng cỡ chậu và xài đúng chất trồng nhìn nó đã ra dáng rồi.
Cây này mà đẹp thì cái chậu với mớ đất vun lên cũng phá vỡ " tính toàn vẹn" của tác phẩm.
Cả cuốn sách của ông Andy em rất khoái " tính toàn vẹn". Theo em chỉ riêng tính này đã đủ tạo ra một cây rất tuyệt rồi(không phải phủ nhận các tính còn lại. Một cây mà rễ thân cành lá cùng biểu lộ một chủ đề thì ắc hẳn sẽ là một cây quá truyền cảm.
Để sửa lại chất trồng cũng tốn tiền đất bằng nửa gói thuốc lá với ít thời gian. Vấn đề là chủ nhân không muốn làm chứ chả phải làm không được.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Do công việc nên phải xé nhỏ comment, xin viết tiết tiếp:
Từ to/ nhỏ tôi thấy định lượng quá nên ko thích hợp, nên chăng dùng từ "độ chênh" cho trường hợp này.
Ở đây là độ chênh giữa không gian hình học rất hữu hình có thể đo đếm với tỷ lệ, quy tắc, nguyên tắc giữa đế, thân, tán....và không gian mỹ thuật là không gian mang tính trừu tượng vốn được mở ra vô hạn với các đường nét và chi tiết để người thưởng lãm phải miên man, phải nhập hồn(thần) trong khám phá.
Độ chênh đó lớn hay nhỏ do sức sáng tạo của người tạo tác.
Như anh V.Hưng và Ju nhận xét, cây bạn Gu có một không gian hình học tốt, và Ju thừa nhận có sự liền lạc, sự liền lạc của một cây non, cây mới dựng.Nhưng cây chỉ dừng ở đó, nó chưa có một không gian mỹ thuật tương ứng khi các điểm nhấn lại là các điểm yếu chứ ko phải là yếu điểm! Ngay thoạt tiên nhìn cây, khoảng trống giữa bộ rễ và độ cao của nó cho tôi liên tưởng tức cười đến cây bao báp bên Xenegan? mà họ đã làm đường xuyên qua rồi đến các rễ như tôi đã nói, chút lướt qua đoạn thân rồi thoáng bộ tàn đã nhìn cả ngàn lần ở ngàn cây khác, và, Hết! Khi bạn đưa cây đã sửa, tệ cái là chẳng còn gì để nhìn do ánh sáng chụp làm cây nham nhở vài mảng đen đen nên ko nhận xét nữa chỉ liên tưởng một chữ tượng hình:Sỹ (tôi biết chơi cờ tướng)!
Ju nói trình độ mỹ thuật của tôi ấn tượng thật hài, trong các điểm yếu thì hội họa và âm nhạc tôi dở nhất, tôi ko thể nhìn đến chi tiết, sâu như Ju, mới chỉ có những cảm nhận rất nông và khái quát.Mà ko sao, dạo này Ju hay tung hỏa mù và ám chỉ,nó ảnh hưởng đến chất lượng chuyển tải thông tin trong các bài viết của bạn đó, không phải nhiều người "đọc" được các nội dung đó đâu!
Quên cây đó đi, tôi nói đưa để tìm cái sai, cái xấu là để tôi rút kinh nghiệm và sửa chứ ko khoe thành phẩm mà sao đến hai lần phân tích vội vậy?
==================================
 

ptaagu

Thành viên
VIẾT TIẾP NỘI DUNG BÀI TRƯỚC. Câu chuyện về cây Kim Thanh Mai con đưa lên ! Cây này ban đầu do một anh nghệ nhân cũng khá tên tuổi tạo tác ... Và là sở hữu là của một cậu bạn cũng khá mê Bonsai ... Ngày đó, nó khác bây giờ rất nhiều! Khi anh bạn chuẩn bị chuyển lên Sài Gòn để bán trong một dịp cuối năm! Con ngạc nhiên và con cầm lên nó cho con một cảm giác rất lạ ! Lạ ở chỗ là con thấy nó có nhiều khuyết điểm nhưng hoàn toàn có thể khắc phục phục được và trở thành một tác phẩm đẹp trong tương lai, vậy mà sao người ta lại vội vàng bán quá ... Con quyết định mua lại với cái giá cao ngất ngưỡng 7tr và ko trả giá .... VÀ TỪ LÚC ĐÓ CON TRỞ THÀNH MỘT "THẰNG KHÙNG" VÌ MUA CÂY TÀO LAO GIÁ TRÊN CAO. Đó là câu chuyện trước khi nó về với con. ==============================================================


Tiếp sau đó là những chuỗi ngày nhức đầu với nó. Cuối cùng cũng đã có giải pháp và con chuẩn bị cho nó từ từ theo từng bước định sẵn.


- Việc đầu tiên là hạ ngọn và chỉnh sửa toàn bộ tán, sửa một phần rễ ! Do đặc tính của cây KTM khá nhạy cảm trong việc thay chậu nên lần đầu chỉnh sửa và với trình độ của con ngày đó chỉ tạm được thế này:





- Quyết định nuôi trong chậu nhỏ: Đây là quyết định khiến con cân nhắc nhiều. Nuôi ở chậu to hay nuôi ở chậu nhò ! Lợi và hại ? Cuối cùng con đã quyết định nuôi trong chậu nhỏ với các lí do: Để mức sinh trưởng phù hợp với mục tiêu rút lá về mức tối thiểu nhất có thể (phù hợp với kích thước của cây), do nuôi chậu nhỏ nên cần nuôi trong điều kiện nước để đảm bảo lượng nước cho cây và tăng độ già lão do tác động của tự nhiên trong điều kiện trương nước, nuôi trong chậu nhỏ vẫn đáp ứng được mức sinh trưởng mong muốn! Sau 3 tháng nuôi, ngọn được cắt một lần nữa để đạt được chiều cao như hiện tại!


- Quyết định gia tăng độ lớn của cốt chi: Cách đây 1 tháng khi xem cây này, anh nghệ nhân trên đã khá ngạc nhiên về độ cân đối của cốt chi của cây hiện tại. Giống như anh Ju đã nói, một cây già lão thì khó mà để tỉ lệ cốt chi ngang ngang như hình ban đầu ở trên. Tuy nhiên cách làm con có khác với anh Ju, thả xổng chi 1, nuôi cành mồi cho phần cốt gần thân, dùng dây và liên tục làm đứt mạch nhựa bằng cách uốn bẻ định kỳ ở phần xa thân (cách làm này con lấy ý tưởng từ những lần dây bị xiết và khi quan sát cây cần một thời gian sau khi uốn bẻ để có thể sinh trưởng tốt trở lại). Với cách làm này về lâu dài phần xa thân vẫn sẽ giữ được tỉ lệ mong muốn lâu dài (tương tự chi bị chai trong lúc uốn bẻ).


TUY NHIÊN, NẾU KHÔNG THEO SÁT MỨC SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TỐT NHẤT ĐỪNG NÊN ÁP DỤNG CÁCH NÀY! CÓ MỘT CÁCH KHÁC CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC TỈ LỆ TỐT HƠN CHO HẦU HẾT CÁC CÂY LÀ CẮT VÀ NUÔI CHUYỂN NHỊP NHƯ ANH JU ĐÃ TRÌNH BÀY! VỚI CÁCH NÀY CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN KÍCH THƯỚC CÂY VÀ TẠO CO CỰC KỲ TỰ NHIÊN MÀ RẤT ÍT CÓ DẤU TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI - NGOẠI TRỪ VẾT CẮT. (ĐIỀU NÀY ĐÚNG VỚI TẤT CẢ CÁC GIỐNG MCT).

Nói 1 cách đơn giản, nếu chia cành cây thành các chiều TRÊN - DƯỚI - TRÁI - PHẢI THEO CÁCH NHÌN TỪ TRÊN XUỐNG, thì phần Trên ở phần cốt gần thân cần nuôi 1 CHI MỒI(chi này giữ nhiệm vụ chính để nuôi phần cành này - chi này thường được thả xổng và vị trì thì phụ thuộc rất nhiều về kinh nghiệm nuôi - nhưng thường thì nằm ở vị trí trung điểm của điểm co đầu tiên với điểm tiếp xúc của cành với thân). Vị trí Trái và PHẢI sẽ là xuất phát của 2 chi thứ cấp tiếp theo, trong đó Chi bên Phải sẽ trở thành chi dương đầu tiên của Co Đầu Tiên, chi thứ 2 bên TRÁI sẽ trở thành chi mạch chính. Phần CHI CHÍNH HIỆN TẠI SẼ ĐƯỢC CẮT KHI CỐT PHẦN GẦN THÂN ĐẠT TỈ LỆ MONG MUỐN CỦA NGƯỜI TẠO TÁC.

ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN VÀ CŨNG KHÔNG PHẢI KHÓ NHƯNG ĐỂ ĐẠT SỰ TINH TẾ TRONG TÁC PHẨM THÌ ĐÒI HỎI NGƯỜI TẠO TÁC PHẢI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC: NẮM BẮT SỨC SINH TRƯỞNG CỦA ĐỐI TƯỢNG TẠO TÁC THẬT VỮNG, PHẢI ĐỊNH HÌNH CỤ THỂ TỈ LỆ TÁC PHẨM KHI THÀNH PHẨM TỪ ĐÓ UỐN ĐỊNH HÌNH BAN ĐẦU CHO PHÙ HỢP, PHẢI KIÊN TRÌ VÌ THỜI GIAN ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC NÀY SẼ CHẬM HƠN NHIỀU SO VỚI VIỆC CHI NÀO CŨNG LẤY ĐỂ NHANH THÀNH PHẨM .V.V. !


- Quyết định nuôi rễ ở vị trí chính mặt: Anh nghệ nhân trên thì khuyên không nên vì sẽ phá hỏng tính cổ thụ của cây ! Con thì quyết định thực hiện vì cái con muốn chính là chuyển điểm nhìn của cây hiện tại sang vị trí thân bên phải gần vị trí chi số 2. Hướng chuyển động của cây sẽ chuyển về bên phải ... thay vì như hiện tại. TUY NHIÊN GIỮA ƯU TIÊN CHO VIỆC TẠO TỈ LỆ CỐT CHI VÀ ĐỂ TRÁNH ẢNH HƯỞNG SỨC SINH TRƯỞNG CỦA CÂY, CON ĐÃ ƯU TIÊN TẠO RỄ VÀ PHÁT TRIỂN CHI DĂM VÀ LỰA CHỌN CHI PHÁT TRIỂN CỦA PHẦN NGỌN VÀ CHI SỐ 2! HIỆN TẠI PHẦN CHI DĂM ĐÃ TẠM ỔN NHƯ CON MONG MUỐN ! ĐÂY LÀ HÌNH CHI DĂM ĐƯỢC NUÔI SO VỚI BAN ĐẦU:



NHỮNG BƯỚC CẦN LÀM VỚI CÂY HIỆN TẠI:


- GIA TĂNG ĐỘ GIÀ VÀ LỚN CỦA RỄ HIỆN TẠI ĐỂ PHÙ HỢP VỚI THÂN, CHÚ Ý ĐẶC BIỆT PHẦN RỄ CÂY MỚI TẠO (TUY NHIÊN ĐIỀU NÀY SẼ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN KHÔNG XA). - XÉ TÁN TỰ NHIÊN TƯƠNG TỰ VỚI RẤT NHIỀU CÂY KHÁC CON ĐÃ LÀM (VÀ TƯƠNG TỰ NHƯ Ý CỦA THẦY HƯNG) NHƯNG NHỊP CHUYỂN ĐỘNG CON CHỌN LÀ BÊN PHẢI Ạ!


- PHỤ KIỆN HỖ TRỢ LÀ ĐÔN, KỆ CON ĐÃ CHUẨN BỊ CHO NÓ TỪ TẾT NĂM RỒI NHƯ BÊN DƯỚI

.

- NHƯNG CÓ MỘT CÁI KHÁ ĐAU ĐẦU LÀ CÁI CHẬU: CON ĐÃ TÌM RẤT LÂU VẪN CHƯA TÌM ĐƯỢC CÁI CHẬU NÀO PHÙ HỢP VỚI KÍCH THƯỚC CỦA NÓ : Oval và mỏng hơn (Cũng đã nhờ anh Nguyên Bình Dương làm dùm riêng một cái chậu cho nó từ Tết Năm Rồi nhưng lần gần nhất vẫn chưa đạt được như mong muốn :-SS:-SS). ==============================================================
 

Juniperus

Thành viên
Cảm ơn bạn Gù, bài bạn dài nhưng tôi luôn đọc từng chữ thật chậm quả là một thước phim đầy tình cảm và thân ái. Rất hay và thấy nhiều điều bổ ích, thần thái chơi của bạn làm tôi nể phục lắm!
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Trong lớp này, anh nể sự thẳng thắn của hai người, nhưng anh sẽ không nói tên ra vì không muốn nhìn thấy mũi của hai ông đó phồng lên :)), không có tên ông em trong hai cái tên đó đâu nhé. >:)[/QUOTE]

Chắc hẳn là có chú Vinh (VincentVo)?
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Thú thật với các bạn, cho đến giờ tôi cũng chưa rõ chính xác thế nào là cây bài , cây dáng làng!!!!
Nếu như cây bài là chi sắp xếp thứ tự 123.... theo góc 120o thì rất hợp lý với cây trực vì cho một không gian sống tốt nhất cho các chi chứ nhỉ?
Vậy lý do gì mà nó gây dị ứng với nhiều người đến thế? Phải chăng do 99% cắt thật ngắn, làm cây thật thấp theo định hướng cây càng lùn lực (Tỷ lệ cao/hoành nhỏ) càng đẹp nên tất cả đều bị mất không gian thể hiện của tán lá để chỉ còn là một khối bất động không biểu cảm khiến ánh nhìn trượt đi như nước đổ lá khoai?
Cây lá bản để làmtheo mấy cây của Nhật thì hãm lá, tách tán giữ được mảng khối hay phô diễn chi cành được mấy ngày? Chưa nói mật độ cành kìm hãm sự phát triển tỷ lệ .Kết cục sẽ lại như Ju nói, cái dáng to bóng nhỏ hay theo ý tôi là cái bóng mỹ thuật nhỏ hơn cái bóng không gian hình học nhiều lắm.
Thực sự mà nói cái cây bài, hay cây bạc nó không có lỗi phải gì hết, nó vốn đẹp theo cách của nó cứ như cô gái việt mặc chiếc áo dài duyên dáng.

Nhưng do bàn tay người tạo tác đưa ra khiến cho nhiều người cảm nhận nó bị méo mó rồi đâm vhan1,
Cứ giống như cô gáo tây mặc áo dài việt mà quen theo kiểu mặc đầm nên chi khi mặc áo dài mà cứ diện cái quần củn cỡn mà bỏ đi cái quần dài đi kèm với chiếc áo dài.....
@Ju:
Tôi không thuộc trường phái phiến diện chỉ thích mỗi một thứ rồi mặc xác chê bai hay miệt thị các thứ khác nếu không hợp nhãn, hợp ý với mình theo lối tương đương tính gia trưởng như cách bạn Ju nhận xét việc như thánh đối với cây phôi mà tôi chọn.

Cái tôi của Ju đang phổng lên lớn hơn cái bóng rồi đó, nhưng như thế mới là Ju.
Tôi thích ngắm điều đó như cách tôi chọn phôi,
Nhìn thấy những chổ lắc léo quanh co có đủ ý nghĩa cho cho đến khi thảnh thơi để hiểu rỏ hơn nhiều điều qua cái thú Bonsai,
Chứ mà không có cái đó thì đối với tôi nó thật chán ngắt

Khi tôi dùng hình ảnh đứa trẻ để nói bóng nói gió cái ý thì Ju cho rằng tôi làm văn tả người,
Đành chịu thôi chứ tôi không thể ghi thêm vào đoạn ấy là: bạn không được hiểu theo nghĩa đen như bạn đng hiểu được.

Bạn chưa chưa đủ độ trầm để mà phải chỉ cho người khác thấy độ trầm,
Tôi củng không ngại mà chỉ cho bạn biết Tâm của bạn không những không đủ độ lắng mà có khi không có độ lắng để mà có thể làm cái việc dung hòa, và lan tỏa tới người khác = tạo ra cái bóng của bạn và nó ảnh hưởng tời người khác,
Nên về sau này dù bạn đã có sự cố gắng dung hòa nhưng nó chưa ổn, trông vẫn còn gượng gạo lắm,
Khi nào bạn dẹp bỏ mấy cái tôi, cái mục đich khi bạn làm ấy đi sẽ hy vọng cải thiện hơn.
Tôi nói không vì tôi tức giận bạn mà tôi muốn giúp bạn,
Còn bạn có nhận hay không thì tùy, vì tôi không làm việc này để mục đích tạo ra cái bóng như bạn.
Đó là lý do sao mà tôi nói tôi không thích bạn khuyên ở comment trước.

Tôi không biết bạn trầm cở nào, nhưng mà qua những comment của tôi bạn suy diễn như thế đủ cho tôi thấy bạn chưa có chịu động não trong khi đọc đã vội phán như đúng rồi.
Có thể tôi viết không hay, nhưng ý tôi rỏ như ban ngày, nên đừng bôi đen, bôi đỏ theo lối suy diễn làm mất hay nhé bạn.
 

Juniperus

Thành viên
Không nên làm loãng vì cá nhân với cá nhân chả liên quan đến bonsai nữa bạn tmc ạ, tôi đã hối hận vì những comment dành cho bạn ko đúng chỗ; thành thực nhận sai lầm này, chúc bạn vui và tôi cung sẽ chấm dứt lan man tại đây dành thời gian cho bonsai hay hơn.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Không nên làm loãng vì cá nhân với cá nhân chả liên quan đến bonsai nữa bạn tmc ạ, tôi đã hối hận vì những comment dành cho bạn ko đúng chỗ; thành thực nhận sai lầm này, chúc bạn vui và tôi cung sẽ chấm dứt lan man tại đây dành thời gian cho bonsai hay hơn.
Thôi, không đá động chuyện đó nữa, kẻo làm loãng top,
Ju củng đừng bận tâm gì kẻo mất vui,

Quay lại cái cây bài hồi nãy tôi đang nói nữa chừng,
Tôi có ý kiến thế này mời Ju và Ae xem và phân tích thử xem,

Đối với cái cây mini, cụ thể như cây bạn Gù đi cho nó dễ hình dung
(Xin lổi em Ptaagu nhé, anh xin phép mượn cây em đăng để ví dụ phân tích cho vấn đề, nếu em không hài lòng thì nói để anh biết em nhé)

Như tôi nói comment trước lúc sáng khi anh Vinh nói vấn đề tàn (tán lá).
Tôi thì nói ở cái tổng thể trước rồi đến chi tiết sau.

Thế nhưng, ở trường hợp cây mini thì sao?
Ý kiến tôi vẫn vậy,
Tuy nhiên theo tôi mức độ chi tiết ở cây mini cần chi tiết hơn, sắc sảo hơn nhiều ở những dòng cy6 lớn hơn.
Vì sao tôi nói vậy bởi vì các bạn thấy,
Ở cây mini nó có chút tẻo tèo teo,
Muốn tạo tác nó mà không khéo thì chỉ một cọng rể củng đủ chiếm trọn một khỏng so với cái cây,
Vì nó quá nhỏ nên mức độ chi tiết ở đây tức là mức độ kỷ lưỡng và tỉ lệ sao cho phù hợp,
Thì mới tạo ra cho mắt nhìn giống như trước các dòng cây trung đị trở lwn6....


Chứ mà làm không khéo thì nó rất dễ phô cái xấu ra ngoài hơn cc1 dòng cây cở lớn.
Cho nên nếu nói như ý một số anh chị là cây mini chỉ để chơi cho vui chứ không đủ để cảm nhận tji2 tôi chỉ đồng ý có một phn62 nhỏ,
Còn đa số phần còn lại là không đồng ý,

Bởi vì cách đánh giá đó có phần quá chủ quan,
Do họ thấy vậy mà quên là tùy vào tay người làm kỹ cở nào thì đnh1 giá cở ấy,
Chứ quy nạp tất cả rồi rút ra kết luận thế thì quá oan cho nó.

Trên thực tế có người còn vẻ cả bức tranh của danh họa nổi tiếng trên ht5 gạo cơ mà.
Vậy thử hỏi có phải cây mini càng khó làm hơn dòng cây lớn hay không?
Và làm nó phải đòi hỏi cao hơn cả về kỹ năng lẫn tính mỹ thuật mới có teh63 nói là tác phm63,
??
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Đúng ý em như vậy đấy anh Vinh, ngắm bonsai từ trong ra ngoài; thực ra đầu tiên là sự thiền tâm, dẹp tạp niệm lắng đọng và làm mắt đc nghỉ rồi sau đó từ từ nhìn xuyên vào bóng từ điểm đầu dẫn hão trong bóng, muốn thành công phải có điều tiết nhịp điệu lúc dài lúc ngắn có góc mở và tối quan trọng ko được xung động (Ông longio gọi là đống rơm, bầy rắn). Để nhịp điệu và tránh ẩu Người Tàu nêu 2 Thốn/Co; người Tây dùng Tỷ lệ Vàng cho điểm ngắt chính và tăng những mảng cùng hướng (direction). Thường chú Hưng đang chỉ dẫn là từ Ngoài vào Trong ở khâu Bắt Dáng, còn từ Trong Ra thì chưa Topic nào chú để cập. Dáng tốt nhìn qua ưng mắt, thêm bóng tốt càng nhìn càng sâu và mê đi.

Nhưng đầu tiên tạo tác thì cần bắt dáng, nếu ko tiến bộ là chết đứng mãi ở đây thôi.
à thì ra là vậy . giờ anh mới biết lý do tại sao mấy anh em chơi cây ngoài Bắc luôn áp dụng kỷ thuật cắt giật để lấy bộ cốt cho thân cành thay vì dùng dây quấn theo kiểu mì ăn liền .chính là vì cái Bóng mà chú Ju đã đề cập.

thật ra thì anh cũng đã nhận thấy điều này từ lâu và đã định hướng và áp dụng cách cắt lấy cốt cho những cây phôi cuả mình .nhưng chỉ nghỉ là làm như thế để cho bộ cốt thân chi liền lạc nhau thì trông sẻ đẹp mắt và có nét cổ lảo hơn .không nghỉ đó lại là cái Bóng cuả cây .
anh lại học thêm ở chú một điểm nưả là cách điều tiết nhiệp điệu cho bộ chi cành lúc dài lúc ngắn có mỡ có tối .điều này anh chưa để ý nhiều, chắc có lẻ do giai đọan thự hiện trên cây cuả anh chưa đi đến phần này ,nêu chưa nhìn thấy ra được cái lợi hại cuả nó

nhưng có một điều là nếu muốn tạo được cái Bóng lớn như chu Ju nói thì việc thể hiện nó trên những cây lá bản sẻ không khó ,chỉ cần chịu khó và bỏ thêm thời gian thì sẻ đạt .nhưng đối với cây lá Kim như cây tùng thì chú Ju sẻ làm cách naò để tạo cái Bóng nó lớn được , trong khi sinh lý cuả loài lá kim không cho phép mình làm những chuyện cắt giật được ?
dĩ nhiên là anh hiểu nếu áp dụng từ khi cây con lên thì cũng có kh́ả năng , nhưng ý anh muốn hỏi với những cây phôi Tùng dạng khai thác ở rừng về chú Ju làm cách naò để tạo cho cái Bóng nó lớn mà không thể dùng phương pháp cắt giật được
 

GioNui

Moderator
Hình như anh Gionui ko thích cây nhỏ :D.
Lớn ,nhỏ đều có cái hay riêng của nó.
Lại lôi kéo người khác ra để nói chuyện riêng à?...:-j

Các cây mình đang huấn luyện chủ yếu cao chừng gang tay đổ lại không đó.
Từ những kiến thức thu thập được, mình đang cố gắng biến nó thành kinh
nghiệm nuôi trồng của bản thân.
Và thấy việc áp dụng trên các cây nhỏ khá là thuận lợi, dễ dàng.

Nhưng từ cây nhỏ qua cây cỡ trung bắt đầu va vấp, lọng cọng rồi.
Rất nhiều kỹ thuật áp dụng tốt trên cây nhỏ thì qua cây lớn hơn chẳng có tác dụng.

Ví dụ như đem cột một cọng nhôm ở gốc để làm nở gốc cây nhỏ thì dễ,
nhưng đem cột vào cái cây bằng cổ chân thì chỗ phù ra chẳng ăn thua so với nhu cầu.

Ở trên, mình thấy cái chuyện làm cho cái cây có bóng lớn là chuyện hay.
Nhưng mọi người lại bàn dựa trên cái cây của bạn Gù thì hơi đáng tiếc.
Cây đã nhỏ, ở dáng trực, lùn... vậy là tự giới hạn đi rất nhiều điều để bàn.

Do đó mới đề nghị nên kiếm cây lớn hơn để bàn luận, đặng làm rõ nhiều ý hơn.

Khi học, chúng ta nên bắt đầu từ cây lớn đến cây nhỏ, vì cây lớn có nhiều chuyện để nói.
Nhiều chuyện trên cây lớn mà muốn cây nhỏ cũng thể hiện được như vậy
đòi hỏi kỹ thuật và trình độ cao hơn nhiều.

Ngược lại, quá trình thực hành thì nên làm từ cây nhỏ đến cây lớn cho quen dần.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Theo tôi, làm gì mà phi tiêu chuẩn đều khó hơn tiêu chuẩn.Cây rất to như dòng cây cần cẩu hay cây mini đều khó hơn các cây tầm trung.
Cây to quá, không gian sáng tạo quá rộng, các điểm nhấn dễ bị "loãng" thì ngược lại , cây rất nhỏ hạn chế không gian thể hiện nên các chi tiết phải được chắt lọc tinh giản tối đa thì bố cục mới không rườm rà, như ý bạn Tmc Arc là mỗi chi tiết đều biểu lộ rõ hơn cây lớn. vì vậy, tôi có suy nghĩ khác Gionui,cây nhỏ thể hiện đậm hơn khả năng người tạo tác và "bóng" nó "phóng" to hay "thu nhỏ" rõ rệt hơn cây lớn.
Bạn Vinh có lẽ quá chú trọng đến cắt giật thì phải, theo tôi, cắt giật là thủ pháp kỹ thuật làm tăng (chứ không là quyết định kết quả) hiệu quả mỹ thuật của co gút. Mà để "mở rộng bóng" thì co gút cũng là một phần trong tổng thể những yếu tố mỹ thuật cần có mà (hầu như) toàn bộ các giải pháp (bao gồm cả kỹ và mỹ) đã được anh V.Hưng đề cập trong ABC...và topic này rồi.Tức cách nói của Ju chỉ là cách nói hình tượng cho vấn đề nâng cao sức chuyển tải thẩm mỹ trên một bon sai.
(Các luận điểm trên chỉ mang tính tham luận để nêu cách hiểu sau khi thu nạp thông tin,không mang tính giới thiệu kiến thức,để mong các bạn góp ý xem bản thân đang đi đúng hướng hay không.Thank.)
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Cháu cũng đoán cây này cỡ 55cm. Tuổi chừng 20.
Thuộc dòng Si lá nhỏ nên nhìn cây nó đồ sộ thế.




Mình không rõ bạn Phamthanhkt dùng nguồn tài liệu nào ?
Có thể nguồn đó ghi số liệu chiều cao cây lúc mới mua 3,1 mét, tàn rộng 2,8 mét, năm 1986 ?
Chứ còn khi về viện Bảo tàng Bonsai bên Ý họ tỉa thấp xuống chăng ?
Thấy chỉ còn ghi cao có 2,9 mét!











Trong sách thấy bảo : Viện Bảo tàng Bonsai Crespi đã phải thương thảo suốt 10 năm
mới mua lại được cây Sanh này từ bên Tàu!

Kể ra thì ngắm đám rễ khí sinh đã bám chặt và hòa vào đường thân cũng
đáng ngưỡng mộ. Các bạn cũng đừng quên : mấy xứ ôn và hàn đới họ rất quý
việc trồng cây nhiệt đới trong nhà. Bởi có khá khá một chút mới làm cái việc
chăm sóc cây cối trong nhà được.


Chúc các bạn ngủ ngon.
Trích dẫn phụ họa ở cái ý anh Stobeornottobe07 về cây to,
Vì nhận thấy ý anh nói cho dòng cây to rất đồng tình với ý anh,
Đây là cái cây chú Hưng đố vui ở bài "chào các bạn ngày chúa nhật tốt lành"
Mình không phải nói về vẻ đẹp của cây mà lấy hình này,
Nhưng vì trong này có kích thước (thông số) cụ thể để đối chứng nên tạm lấy để cho phù hợp với vấn đề đang bàn thôi.
 

Juniperus

Thành viên
Gửi bác Vinh & lão Bí

Post#1324
"Việc tạo 1 chuyển động đưa mắt về điểm focal bản chất là sự sắp xếp các nhịp điệu có tính lặp, chứ không phải chỉ đúng 1 nhịp điệu (đơ); nhịp điệu hiểu là 1 co, 1 đoạn giữa 2 điểm cắt giật, 1 đoạn mà ở đó texture/bề mặt thay đổi, 1 mảng lá khác chen lẫn có đường biên ngắt... sắp xếp theo quy luật mà không được lộn xộn, các quy luật đó tạo ra các dòng chảy (flows) mà Andy đã nêu"
=======

Với giống ko có mầm bất định thì có mầm chuyển mới cắt giật còn lại vặn bổ, lũa, uốn đỡ cứng xương gút dần sau xé tàn tạo bông, kéo bù tán, làm bề mặt, siết mạch tạo côn... chứ theo sách đòi cắt lại ko có mầm thì thành củi ngay. Vấn đề là cần gia tăng nhịp điệu có hướng và quy luật, đàn kiến nhiều con quan sát sẽ sinh động hơn 1 con lươn trườn. Thanks lão Bí đã hiểu ý tôi lấy ví dụ điểm vào cái thuộc tính chi tiết từ trong ra ngoài, làm mịn sau bắt dáng.
 

GioNui

Moderator
Vậy là anh Gionui đang chuyển qua cây trung,chắc tay nghề về cây nhỏ cao lắm đây.:D
Lại suy diễn vớ vỉn....=))

Người ta chỉ cần đủ điểm trung bình của lớp 1 là được lên lớp 2.
Có ai học tới học lui lớp 1 cho đến khi đạt điểm xuất sắc mới chịu lên lớp 2 không?

Nói tới nói lui, cà khịa để tìm cách moi cây của mình ra coi chớ gì...:D

Mấy bạn nuôi cây uốn éo linh tinh, chụp hình lên khoe thấy cũng vui vui.
Cây của mình thì hình có đầy nhưng nhìn chẳng ra cây nổi.

Bạn xem thử đây này, từ ngày nuôi đến giờ nó được uốn 2 cọng dây cho cốt thân,
1 cho đoạn gần gốc và 1 cho đoạn chuyển ngọn mới đây.





Bữa kia, kêu vợ lại trước cây này hỏi đố:

- Đố vợ, ngọn cây này sẽ là nhánh nào?

Vợ ngó tới ngó lui, đắn đo chừng 1 phút rồi trả lời............. trậc lấc!...=))
(1 phút là khá dài với vợ rồi đó)

Khi vô chậu bonsai, gần như 99% bộ tán lá ở trên đều bị cắt bỏ.
Vì vậy có chụp hình chỉ để dành đó thôi, chính mình đây nhìn hình
cũng không thấy nổi ý đồ huống hồ gì người khác. Do đó chẳng có hình để khoe.

Nhân tiện có ý của bạn PhuongViet, Gió núi đưa hình trên lên để nói thêm với TMT, Ju...
về chuyện đất trồng, chuyện kiểm soát lá non, chuyện cái cây sống chậm...

  • TMT còn đang thử nghiệm xỉ than thì xem đó.
    Cây trồng hoàn toàn bằng chất trồng hạt lớn với xỉ than là chủ yếu.



    Nhưng cứ nhìn bộ tán lá ở hình 2 xem có thấy thích không?
    Bấm vào hình để xem hình lớn. Mình là mình mê tít.
    .
  • Lá non mỗi lần ra vài cái, Chừng 2 ngày là già, nên chẳng có sâu bọ nào phá.
    Trong khi cây khác trồng cát, gần đó thì rầy quá chừng.

    Vì vậy, để kiểm soát lá non, sử dụng đúng chất trồng sẽ làm cho mọi chuyện dễ thở hơn nhiều.
    .
  • Lúc mới thành công với chất trồng hạt lớn. Mình hí ha hí hửng đem một mớ chậu thay đất.
    chừng vài tháng sau mới thấy cây sống chậm quá, nuôi phôi kiểu này bao giờ cho ra.
    Vậy là thế hệ kế tiếp lại sử dụng đất cát cổ điển.

    Lại mất gần cả năm sau mới thấy, mấy cây đất cát phát thì ào ào, cốt thân nhanh to,
    nhưng dáng thì hư hỏng tùm lum. Cho dù đang nuôi cốt thân, nhưng mắt lóng dài,
    sau này chuyển qua lấy mầm làm tán lá sẽ bất lợi hơn nhiều so với cái cây sống chậm
    trong chậu sỏi mà mắt lóng khít rịt. Thích mầm chỗ nào là có chỗ đó.
    .
  • Phần thì cây phát nhanh quá, kéo theo sâu bọ tối ngày.

    Cuối cùng bây giờ chuyển hết qua chất trồng sỏi.

    .
  • Theo dõi lá Thông đen từ lúc mới nhú đến khi xong hết chiều dài lá mất cả tháng,
    thì cái cây Linh Sam sống rề rà như vậy cũng hạnh phúc bội phần rồi.

    .
  • Đến giờ thì cái cây lớn nhanh lớn chậm không còn bận tâm nữa,
    miễn là đừng có phải dùng thuốc để trị sâu bọ là thấy khoái rồi.

    Đi chậm nhưng đi đúng đường, chủ yếu thời gian là chờ đợi,
    lâu lâu uốn một đoạn, cắt vài cành... công việc rất đơn giản.

    Không như mấy cái cây lớn ào ào, nuôi cho mau rồi cắt phá, nuôi tiếp rồi phá tiếp.
    Giống như mình hành hạ nó hơn là vui thú.
 

Proartree

Thành viên tích cực
à thì ra là vậy . giờ anh mới biết lý do tại sao mấy anh em chơi cây ngoài Bắc luôn áp dụng kỷ thuật cắt giật để lấy bộ cốt cho thân cành thay vì dùng dây quấn theo kiểu mì ăn liền .chính là vì cái Bóng mà chú Ju đã đề cập.

thật ra thì anh cũng đã nhận thấy điều này từ lâu và đã định hướng và áp dụng cách cắt lấy cốt cho những cây phôi cuả mình .nhưng chỉ nghỉ là làm như thế để cho bộ cốt thân chi liền lạc nhau thì trông sẻ đẹp mắt và có nét cổ lảo hơn .không nghỉ đó lại là cái Bóng cuả cây .
anh lại học thêm ở chú một điểm nưả là cách điều tiết nhiệp điệu cho bộ chi cành lúc dài lúc ngắn có mỡ có tối .điều này anh chưa để ý nhiều, chắc có lẻ do giai đọan thự hiện trên cây cuả anh chưa đi đến phần này ,nêu chưa nhìn thấy ra được cái lợi hại cuả nó

nhưng có một điều là nếu muốn tạo được cái Bóng lớn như chu Ju nói thì việc thể hiện nó trên những cây lá bản sẻ không khó ,chỉ cần chịu khó và bỏ thêm thời gian thì sẻ đạt .nhưng đối với cây lá Kim như cây tùng thì chú Ju sẻ làm cách naò để tạo cái Bóng nó lớn được , trong khi sinh lý cuả loài lá kim không cho phép mình làm những chuyện cắt giật được ?
dĩ nhiên là anh hiểu nếu áp dụng từ khi cây con lên thì cũng có kh́ả năng , nhưng ý anh muốn hỏi với những cây phôi Tùng dạng khai thác ở rừng về chú Ju làm cách naò để tạo cho cái Bóng nó lớn mà không thể dùng phương pháp cắt giật được
Cho mình hỏi:
1/ Nếu đã có bóng cây phải có nguồn sáng để tạo bóng, hướng nguồn sáng là hướng nào vậy bác?
2/ Đối với 1 cây thành phẩm, bóng của nó là hình tròn, hình vuông, hay hình chữ nhật? =))
Giải thích vậy cho nó đơn giản, dễ hiểu.
 
Top