"...Hồn ở đâu bây giờ???"

Proartree

Thành viên tích cực
:-B:-B:-B:-B
Vấn đề là đi mãi, từ A-->Z rồi lại quay lại A, cuộc chạy theo vòng thúng cho các anh hùng!!!



Chắc hẳn những bạn từng được học và "cố gắng tuân thủ quy tắc bonsai" khi nhìn
những tác phẩm như kiểu trên sẽ thốt : "cái cành âm như thế là lỗi! Cắt bỏ ngay !"


Để giải thích sự thích hợp của cành âm, ta thử đặt câu hỏi, nếu không có cành âm này thì với đặc điểm của thân chính, liệu có thể hoàn thiện tổng thể tác phẩm k? Nếu câu trả lời là không thể, thì cành âm này là phù hợp.
Còn khái niệm " Cây bài", nói chung đây là thuật ngữ không phổ biến. Đa số chủ đề trên Diễn đàn CCVN, nói đến khái niệm Cây bài áp dụng nhiều cho thể loại cây có kiểu thân Trực biến cách - Informal Upright.
Nếu nhìn theo cách sắp xếp vị trí các cành trên thân chính thì: " Cây bài là cây có các cành chính ( 1,2,3 ...) đầy đủ, bố trí tại tất cả các điểm lồi dương trên thân chính, không có cành tại đường cong âm thân chính, đủ để hoàn thiện tổng thể tác phẩm".
Các bác nghĩ sao về khái niệm này ah.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vậy chứ vấn đề là gì ?

Vấn đề là bạn muốn trưng ra cái cây dưới khía cạnh nào ?
Sở dĩ bạn chọn khía cạnh đó bởi vì "bạn biết " cái cây sẽ truyền tới cho người xem
câu chuyện (bạn muốn nó mô tả).

Để dễ nắm bắt ý mình, bạn cho mình dùng thí dụ trên những bức hình chân dung dưới đây:

Hình lấy bất kỳ trên trang mạng : https://www.google.com/search?q=portrait+photography&biw=



Nhìn vào 6 bức hình chân dung trên, giả sử bạn là người đã chụp.
Có phải ở mỗi chân dung, bạn muốn nắm bắt được "nét thần" ở mỗi
khuôn mặt. Thế nên, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, bạn biết là nên
chụp ở góc độ nào, gần xa ra sao, chụp ngang hay dưới lên, ai cần trực
diện, ai cần chụp nghiêng... để có thể lột tả được điều bạn thấy trên mỗi
gương mặt.

Thế rồi, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sẽ biết dùng thêm ánh sáng,
thêm kính lọc ....để tăng cường điểm nhấn. Dĩ nhiên gương mặt khi thu vào ống
kính, bạn đã có khả năng để " xếp đặt" điểm nhấn của gương mặt nằm ở vị trí
nào trong khuôn hình (bố cục, tỉ lệ vàng).

Một khi bạn đã chọn, đã xếp đặt và quyết định chụp để có một tác phẩm, sau đó
bức hình sẽ được trưng lên cho nhiều người thưởng lãm.
Vậy thì : bức hình ấy (theo bạn) đã lột tả được "nét thần" của chân dung, đã được
bạn "nắm bắt " hình ảnh đó dưới "góc cạnh " nào đấy. Dĩ nhiên người xem, dù đứng
xa đứng gần, đứng cao hay thấp thì cũng chỉ thấy "chân dung đó dưới một góc độ
duy nhất do bạn đã chọn để chụp".

Nếu đưa thí dụ chụp hình trên vào bonsai thì cũng chả khác gì mấy (đương nhiên
là chúng ta phải tạm lý tưởng hóa việc trưng bày tác phẩm : ngưởi xem đứng ở khoảng
150 cm cách tác phẩm và ngắm thẳng tới).
Với bonsai, vấn đề thì tương tự , nhưng thứ tự hành động thì hơi ngược lại :

-nhìn một cây phôi, nắm được điểm thú vị của nó, với kinh nghiệm +kiến thức, bạn biết
rằng cây phôi này nếu được nhìn dưới góc độ nào thì tuyệt nhất ?
Nói nôm na dễ hiểu : tỉ lệ chiều cao cây với đường kính thân ở cỡ nào thì hợp với dáng
cây nhất.
Chẳng hạn như cây có gốc cỡ 10 cm đường kính mà thân chỉ cao có 40 cm, vậy thì nếu
nuôi tạo ngọn thêm 10 cm, có phải bạn sẽ cây tỉ lệ 1:5. Nếu dùng tỉ lệ này có nghĩa là
cây nên diễn tả một cổ thụ to, cao nhưng được nhìn từ gốc ngước lên.

-Một khi đã xác định tỉ lệ nên có , bạn dựa vào điểm thú vị của cây để xem : liệu cái cây
có thể kể câu chuyện gì ? Liệu cây mập lùn có kể chuyện sống ở vùng gió cát không ?
hay đại thụ ở hẻm núi ? Dĩ nhiên là không hay rồi. Vậy thì bạn để cây phôi ấy sống và
phát triển rễ cành đi (nuôi thả), và bạn ra ngoài thiên nhiên nhìn ngắm xem cây cối
ngoài đường , trong rừng...có gợi ý gì cho bạn để bạn có thể thiết kế ra một bonsai
cổ lão với cây phôi như bạn đang có và nó sẽ có thể kể ra một câu chuyện nào đó (thí
dụ như cổ thụ bị mối mọt đục ruỗng thân ?)

Qua những trình bày trên, mình mong bạn Proartree đã nắm được ý về góc nhìn cây
do bạn chọn và đưa vào thiết kế (chứ không phải do người ngắm tác phẩm).


 

caycanhphuongviet

Thành viên
Rất tiếc là ý của mình (và cả của ông Andy) đều không phải như ý bạn Proartree
nêu trên :

a. vấn đề không phải là chọn chính diện.
b. vấn đề không phải là " mặt chính diện phải được nhìn theo hướng thẳng ngang vuông góc,
chứ k fải là kiểu nhìn hay chụp chéo lên trên, chếch xuống dưới hoặc sang fải, sang trái"

Vậy chứ vấn đề là gì ?
Con nghĩ đó là tính truyền đạt,nét đặc trưng .
 

GioNui

Moderator
Chả biết có đúng không, mình chỉ đoán là có lẽ trên thế giới, chỉ có miền
nam Việt Nam là có hiện tượng "cây bài Bonsai" (?). Có lẽ do phong trào
Bonsai bùng phát nhanh quá, rất đông người cùng xắn tay áo "nhào vào
thú chơi", để bắt kịp "trào lưu"
, các lớp bonsai nở rộ và đưa ra phương thức:
"cây bonsai là thân phải như vầy, cành 1,2,3 phải mọc như vầy như vầy cho
đúng quy tắc ". Mà thực sự thì một cây sau khi được cắt và uốn theo quy tắc
đó, trông nó "rất bonsai"! Thế nên sau vài năm, khu vực miền Nam Việt Nam
đã có một "kiểu Bonsai rất bài bản"(?).
Cháu nghĩ là Bonsai Âu Mỹ phát triển trên cái nền của dân chơi.
Các nhóm, hội, câu lạc bộ... thấy hình ảnh toàn là các vị đã đứng tuổi, và trai gái gần như cân bằng.





Còn ở VN, Bonsai lại bùng phát trên cái nền buôn bán.
Ban đầu là những vườn kiểng làm cây để bán cho mọi người mua về chưng ở sân.
Về sau các vườn dần phát triển tới các cây chậu cạn để bàn.

Một số người thấy đây là nghề có thể kiếm sống, nên đi đến các vườn để xin vào học việc.
Thời gian sau là về lập vườn bán cây kiểng.

Cái nghề trồng cây kiểng để bán thì cũng chỉ là một bộ phận của nông dân.
Tức là đa số chọn nghề này vì không có khả năng theo học các ngành nghề công nghiệp,
hoặc là không vào nổi các trường đại học.

Chính vì những người đi học làm vườn có một trình độ nhất định. Nên những người truyền dạy,
hay các trung tâm bonsai cố tìm cách hướng dẫn bài vở một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất.
Người học cố gắng nắm bắt những cái gạch đầu dòng... dần dần nó hình thành cái gọi là quy tắc bonsai .

Thế hệ tiếp theo đến với bonsai là nhờ các diễn đàn mạng. Đây là thành phần trẻ và năng động.
Internet kéo theo dân chơi thứ thiệt như Vincentvo, BS Hồng...
nhưng cũng làm ra đời một thế hệ trẻ kinh doanh buôn bán cây kiểng qua mạng.

Những người buôn bán trẻ hình thành từ mạng cố gắng học từ các bài chia sẻ trên mạng,
sau đó về làm cây để bán theo những hình được nhìn thấy. Mà các bài chia sẻ đầy đủ nhất lại
từ những người đang sống bằng nghề cây cảnh, tức là từ những người học các quy tắc ngắn gọn.

Hình ảnh các sự kiện bonsai ở VN toàn thấy thanh niên trai tráng là chủ yếu:



Các cuộc thi bonsai có lẽ là cuộc thi của các nhà vườn bonsai thì đúng hơn chăng?



Những người trẻ chơi bonsai thường theo phong trào. Giống như phong trào chơi chim, chơi gà...
Nghĩa là chơi thì chơi đó, nhưng mà trong đầu cứ có tư tưởng: được giá là bán

Mà muốn được giá thì phải theo thị trường, tức là làm cây kiểu nhà vườn.
Thú chơi hoàn toàn không bền vững chút nào.
 

0không0

Thành viên mới
Chả biết có đúng không, mình chỉ đoán là có lẽ trên thế giới, chỉ có miền
nam Việt Nam là có hiện tượng "cây bài Bonsai" (?). Có lẽ do phong trào
Bonsai bùng phát nhanh quá, rất đông người cùng xắn tay áo "nhào vào
thú chơi", để bắt kịp "trào lưu", các lớp bonsai nở rộ và đưa ra phương thức:
"cây bonsai là thân phải như vầy, cành 1,2,3 phải mọc như vầy như vầy cho
đúng quy tắc ". Mà thực sự thì một cây sau khi được cắt và uốn theo quy tắc
đó, trông nó "rất bonsai"! Thế nên sau vài năm, khu vực miền Nam Việt Nam
đã có một "kiểu Bonsai rất bài bản"(?).

Có lẽ, dưới mắt kinh doanh, việc kiến tạo kiểu bonsai cây bài sẽ rất nhanh chóng
phát triển. Giá trị cao thấp chỉ còn tùy vào việc phát triển chi dăm ở các cành 1,2,3.
mà việc này, đối với cây lá bản ưa nước như MCT thì chắc chả khó khăn.

Nhưng xét về mặt nghệ thuật thì cuối cùng chúng ta có thể nói : cây bài chả truyền
đạt được chuyện gì !
chú kết luận sao về cây bài là quyền của chú.

nhưng xin chú đừng dùng đại từ chúng ta, thấy oan uổng cho nhiều người và tội cho cây bài.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Hồi xưa con cũng vất vả gom góp kiến thức từ diễn đàn mới biết sơ sơ về 3 cành căn bản, rồi cách phân chi trên cành, 5 cấp phân chi. Cuối cùng khi nhìn cây nước ngoài và đặc biệt là cây của ông Kimura trong sách chú tặng con chả tìm ra nổi đâu là chi 1 2 3, chi dăm thì đâu là trái phải. Đâm ra tối rắm hết cả lên. Cuối cùng thì đọc tới cây Đỗ quyên của ông Kimura cùng với câu nói của ông nào đó không nhớ tên rằng cái nào thừa thì bỏ.
Từ đó con thấy nhẹ nhõm cả đầu với mớ lý thuyết gom góp bấy lâu, chỉ còn lại quan niệm là nuôi cây khỏe hướng tới chậu cạn và chất trồng thích hợp. Tàn lá cứ để nó mọc um tùm, phân chi nhiều thật nhiều, cân bằng năng lượng, rồi mai mốt có nhiêu xài nhiêu chỉnh sơ sơ lại. Cứ mà nuôi chi 1 xong tới chi 2 thì nó ít lá, đọt vượt bắn tùm lum dài ngoằng chả cách nào hãm nổi.
À, vậy so ra anh còn có phần may măn hơn em chút đỉnh,
Vì từ khi chơi cây anh không có biết chi 1 tay 2....vv,
Và do không học ai, cứ thấy thích thì làm cộng thêm tìm kiêm những cái nào thích thì học,
Thú thiệt là mãi tới bài abc của anh soncm anh mới hình dung ra cái tay chân số 1 hay số 2 nó nằm ở đâu,
Nhưng củng như anh Stobeornottobe07 nói ở comment trước, riết rồi cái thói quen đó nó như tạo thành cái rảnh để lại dấu vết nên dù khi biết tay chân nó nằm ở đâu thì củng vậy, dù nó có đúng vị trí mà thấy không thuận mắt và bản thân thấy no ẹ là tìm cách xử nó ngay cho khỏi chướng....:-"
 

ptaagu

Thành viên
Viết thật nhiều rồi lại xóa! Chỉ vương vấn vài câu hỏi?

Liệu không có sự xuất hiện của cây bài thì bonsai Việt Nam đang ở đâu?
Liệu không có người nông dân thì sao?
Liệu không có người kinh doanh cây cảnh thì sao?

Liệu không có những điều trên bonsai Việt sẽ tốt đẹp hơn? Và làm thế nào để mọi thứ tốt đẹp hơn mà vẫn giữ được CÁI HỒN CỦA NGƯỜI VIỆT trên BONSAI VIỆT?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
chú kết luận sao về cây bài là quyền của chú.

nhưng xin chú đừng dùng đại từ chúng ta, thấy oan uổng cho nhiều người và tội cho cây bài.
Ai dà ! Bạn 0không0 đã nhận xét rất chính xác.
Cảm ơn bạn đã nhắc mình chuyện sai sót (bài sẽ được chỉnh lại).
Các bạn cho mình xin lỗi sơ suất không nên có.

Mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đúng đắn của bạn 0không0.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sẵn đây , bạn Trunghongmon cho mình xin lỗi đã dùng những hình ảnh
bạn chụp trong Triển lãm ABFFVN 2015 trong các bài viết trên mà chưa
kịp xin phép.

Cảm ơn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Rất vui được bạn Dovanlo chỉ cho mình đọc những bài viết hết sức lý thú,
đầy giá trị của bạn Tamchi07 đăng trên Diễn Đàn CCVN từ năm 2009.
Chưa nói đến vài viết và những góp ý của nhiều bạn, chỉ riêng những hình
ảnh do bạn Tamchi07 sưu tầm và đăng lên đã cho thấy biết bao công sức
và kỳ vọng.

Rất mong các bạn bỏ chút thì giờ đọc lại 10 trang của chủ đề này (rất liên
quan đến chủ đề "Hồn ở đâu bây giờ ???")

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4258




Chúc các bạn ngủ ngon.
Sáng mai Chúa Nhật đẹp trời Thu, chúng ta lại thảo luận tiếp.
 

dungvan

Moderator
Viết thật nhiều rồi lại xóa! Chỉ vương vấn vài câu hỏi?

Liệu không có sự xuất hiện của cây bài thì bonsai Việt Nam đang ở đâu?
Liệu không có người nông dân thì sao?
Liệu không có người kinh doanh cây cảnh thì sao?

Liệu không có những điều trên bonsai Việt sẽ tốt đẹp hơn? Và làm thế nào để mọi thứ tốt đẹp hơn mà vẫn giữ được CÁI HỒN CỦA NGƯỜI VIỆT trên BONSAI VIỆT?
Cái bệnh mũi của tôi nó đang dở chứng do một đợt không khí lạnh, nên xem bài ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, định chỉ xem thôi chứ không nói gì vì tư thế nửa nằm nửa ngồi khó cho việc gõ chữ.
Nhưng thấy bài trên của bạn và cũng cảm thấy một phần tâm tư của bạn nên tôi đăng nhập để trao đổi với bạn một chút.

Tôi thấy có lẽ bạn hơi cả nghĩ chăng?
Có thể là trong topic này có vài bài viết thể hiện cái ý không đánh giá cao về cây bài nên đã ảnh hưởng đến tâm tư của bạn. Định trao đổi nhiều nhiều một chút cho rõ ý nhưng do tư thế không thuận lợi nên tôi không gõ được nhiều.

Cá nhân tôi cho rằng cây bài là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của nền bonsai VN nói chung, nó không thừa và cũng không hề có tôi tình gì. Thậm chí có thể nói là nó cũng có những ý nghĩa tích cực, thúc đẩy phong trào đi lên.

NÓi đơn giản hơn cho dễ hiểu là: ngay trong quá trình tiếp cận và chơi bonsai của ngay chính từng người chúng ta, cũng giống như một số anh em đã chia sẻ trong topic này, lúc đầu mới tiếp xúc với bộ môn này, phần lớn mọi người nhìn thấy những tác phẩm cây bài là đã mê tít rồi, chăm chăm làm theo và mong ước là làm được những cây như thế.
Nhưng đến một giai đoạn nhất định, có lẽ là do đã tích lũy được một số kiến thức, kinh nghiệm, một số người lại không thấy thích những cây dạng bài đó nữa mà muốn vươn lên đi tìm những hình dáng mới hâp dẫn hơn, điều đó hoàn toàn có lý và phù hợp với quy luật phát triển. Tôi cũng nằm trong nhóm này, tôi cũng đã từng làm những cây như thế và rồi cũng chính tay tôi phá bỏ chúng, để rồi đến giờ, phôi vẫn là phôi.

Có lẽ là có một số câu từ nào đó làm cho bạn cảm thấy mọi người đang đả kích, ném đá cây bài chăng? Theo tôi là bạn nên bỏ qua những suy nghĩ đó thì sẽ đỡ bận lòng hơn.
Cũng chẳng nên trách cây bài, chẳng nên trách những người làm ra chúng, và cũng đừng trách những người không còn thấy thích thú với cây bài. Xuất phát điểm và phương pháp tiếp cận của phần lớn chúng ta khác với phương Tây nên không thể trách, nhưng ta cũng cần nhìn nhận một cách khách quan về những mặt còn chưa được, nếu không muốn nói là yếu kém, để tìm cách khắc phục nếu muốn phát triển. Và tôi nghĩ rằng chẳng ai ngăn cản được quá trình đi lên này đâu.

Vài dòng tâm sự với bạn.
 

ptaagu

Thành viên
Cái bệnh mũi của tôi nó đang dở chứng do một đợt không khí lạnh, nên xem bài ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, định chỉ xem thôi chứ không nói gì vì tư thế nửa nằm nửa ngồi khó cho việc gõ chữ.
Nhưng thấy bài trên của bạn và cũng cảm thấy một phần tâm tư của bạn nên tôi đăng nhập để trao đổi với bạn một chút.

Tôi thấy có lẽ bạn hơi cả nghĩ chăng?
Có thể là trong topic này có vài bài viết thể hiện cái ý không đánh giá cao về cây bài nên đã ảnh hưởng đến tâm tư của bạn. Định trao đổi nhiều nhiều một chút cho rõ ý nhưng do tư thế không thuận lợi nên tôi không gõ được nhiều.

Cá nhân tôi cho rằng cây bài là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của nền bonsai VN nói chung, nó không thừa và cũng không hề có tôi tình gì. Thậm chí có thể nói là nó cũng có những ý nghĩa tích cực, thúc đẩy phong trào đi lên.

NÓi đơn giản hơn cho dễ hiểu là: ngay trong quá trình tiếp cận và chơi bonsai của ngay chính từng người chúng ta, cũng giống như một số anh em đã chia sẻ trong topic này, lúc đầu mới tiếp xúc với bộ môn này, phần lớn mọi người nhìn thấy những tác phẩm cây bài là đã mê tít rồi, chăm chăm làm theo và mong ước là làm được những cây như thế.
Nhưng đến một giai đoạn nhất định, có lẽ là do đã tích lũy được một số kiến thức, kinh nghiệm, một số người lại không thấy thích những cây dạng bài đó nữa mà muốn vươn lên đi tìm những hình dáng mới hâp dẫn hơn, điều đó hoàn toàn có lý và phù hợp với quy luật phát triển. Tôi cũng nằm trong nhóm này, tôi cũng đã từng làm những cây như thế và rồi cũng chính tay tôi phá bỏ chúng, để rồi đến giờ, phôi vẫn là phôi.

Có lẽ là có một số câu từ nào đó làm cho bạn cảm thấy mọi người đang đả kích, ném đá cây bài chăng? Theo tôi là bạn nên bỏ qua những suy nghĩ đó thì sẽ đỡ bận lòng hơn.
Cũng chẳng nên trách cây bài, chẳng nên trách những người làm ra chúng, và cũng đừng trách những người không còn thấy thích thú với cây bài. Xuất phát điểm và phương pháp tiếp cận của phần lớn chúng ta khác với phương Tây nên không thể trách, nhưng ta cũng cần nhìn nhận một cách khách quan về những mặt còn chưa được, nếu không muốn nói là yếu kém, để tìm cách khắc phục nếu muốn phát triển. Và tôi nghĩ rằng chẳng ai ngăn cản được quá trình đi lên này đâu.

Vài dòng tâm sự với bạn.
Cảm ơn anh Dungvan vì những tâm sự chân tình ! Sáng sớm thấy lòng thư thái nên cùng anh trao đổi vài ý!

Nhớ cách đây không lâu và trong topic này, em đã có dùng một cụm từ để nói lên quan điểm của em về bonsai Miền Nam nói chung và bonsai An Giang nói riêng, đó là "VŨNG LẦY CÂY BÀI". Mà khổ nổi em lại sinh sống tại trung tâm cái Vũng Lầy đó!
Nguyên nhân nó trở thành Vũng Lầy theo cá nhân em có 2 nguyên nhân:
- Khách quan: Việc tiếp cận thông tin và những tiến bộ về nghệ thuật bonsai kém, chủ yếu thông qua sự truyền đạt từ người đi trước, thông tin kém dẫn đến việc người chơi lẫn người tạo tác không có được cái nhìn tổng quát, từ đó đánh giá và hiểu lệch lạc! THÔNG TIN NÀY ĐÔI KHI BỊ HIỂU NHẦM như trường hợp tỉ lệ Vàng mà chú V.Hưng đã đề cập!
- Chủ quan: Do ý muốn của người đi trước! Mà cụ thể là một số nghệ nhân có vai trò định hướng! Không phải họ không biết mà là họ KHÔNG MUỐN THAY ĐỔI! Việc không muốn thay đổi này chủ yếu là vì Lợi ích CÁ NHÂN, LỢI ÍCH NHÓM chứ không vì LỢI ÍCH CỦA TẬP THỂ! ĐIỀU NÀY ĐÚNG CẢ VỚI MỘT SỐ TRÀO LƯU BONSAI KHÁC ĐANG TỒN TẠI tại Việt Nam!

BÊN CẠNH ĐÓ THỰC TẾ TẠO TÁC, do chủ yếu sự tiếp thu kỹ thuật do kinh nghiệm mà không có nghiên cứu và định hướng lâu dài nên dẫn đến tình trạng vì lợi ích TRƯỚC MẮT mà thực hiện VÔ TỘI VẠ!
Trên thực tế hiện nay trong trong những cuộc thi Bonsai cây bài gần như chiếm số lượng ÁP ĐẢO! Nguyên nhân: DO CHÍNH SỰ HỜI HỢT CỦA BAN TỔ CHỨC TRONG CÁC CUỘC THI ! NẾU NHƯ THANG ĐIỂM PHÙ HỢP HƠN CÓ LẼ ĐÃ KHÔNG XẢY RA TÌNH TRẠNG TRÊN! Rất may mắn là Một năm gần đây vấn đề này đang dần được cải thiện!

Tuy nhiên, Lợi ích CÂY BÀI ĐEM ĐẾN KHÔNG HỀ NHỎ VÀ CŨNG CHÍNH VÌ THỰC TẾ CHƯA CÓ NHIỀU TÁC PHẨM CÓ THỂ CẠNH TRANH VỚI CÂY BÀI ! Như anh DUNGVAN đã nói Cây Bài không xấu mà thực ra nó là một giai đoạn phát triển của bonsai Việt Nam! Vấn đề là CÁCH TA BƯỚC QUA GIAI ĐOẠN NÀY LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Theo em để làm được điều này chỉ cần rất đơn giản là HÃY TẠO NHỮNG TÁC PHẨM THỰC TẾ ĐẸP HƠN MANG ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA VIỆT NAM mà không phải là của BẤT KỲ ĐẶC TRƯNG NÀO KHÁC - CÓ KHI PHÁT TRIỂN TRÊN NỀN TẢNG CÓ SẴN LÀ CÂY BÀI CHẲNG HẠN!

Bản thân em thì có hướng đi cho riêng mình mà em đã nói nhiều trong topic và VẪN ĐANG CỐ GẮNG THỰC HIỆN đó là:
- HỌC TRỒNG CÂY
- HỌC SỬA CÂY
- và quan trọng nhất là HỌC LÀM NGƯỜI!

------
 

thienhai

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Cảm ơn anh Dungvan vì những tâm sự chân tình ! Sáng sớm thấy lòng thư thái nên cùng anh trao đổi vài ý!

Nhớ cách đây không lâu và trong topic này, em đã có dùng một cụm từ để nói lên quan điểm của em về bonsai Miền Nam nói chung và bonsai An Giang nói riêng, đó là "VŨNG LẦY CÂY BÀI". Mà khổ nổi em lại sinh sống tại trung tâm cái Vũng Lầy đó!
Nguyên nhân nó trở thành Vũng Lầy theo cá nhân em có 2 nguyên nhân:
- Khách quan: Việc tiếp cận thông tin và những tiến bộ về nghệ thuật bonsai kém, chủ yếu thông qua sự truyền đạt từ người đi trước, thông tin kém dẫn đến việc người chơi lẫn người tạo tác không có được cái nhìn tổng quát, từ đó đánh giá và hiểu lệch lạc! THÔNG TIN NÀY ĐÔI KHI BỊ HIỂU NHẦM như trường hợp tỉ lệ Vàng mà chú V.Hưng đã đề cập!
- Chủ quan: Do ý muốn của người đi trước! Mà cụ thể là một số nghệ nhân có vai trò định hướng! Không phải họ không biết mà là họ KHÔNG MUỐN THAY ĐỔI! Việc không muốn thay đổi này chủ yếu là vì Lợi ích CÁ NHÂN, LỢI ÍCH NHÓM chứ không vì LỢI ÍCH CỦA TẬP THỂ! ĐIỀU NÀY ĐÚNG CẢ VỚI MỘT SỐ TRÀO LƯU BONSAI KHÁC ĐANG TỒN TẠI tại Việt Nam!

BÊN CẠNH ĐÓ THỰC TẾ TẠO TÁC, do chủ yếu sự tiếp thu kỹ thuật do kinh nghiệm mà không có nghiên cứu và định hướng lâu dài nên dẫn đến tình trạng vì lợi ích TRƯỚC MẮT mà thực hiện VÔ TỘI VẠ!
Trên thực tế hiện nay trong trong những cuộc thi Bonsai cây bài gần như chiếm số lượng ÁP ĐẢO! Nguyên nhân: DO CHÍNH SỰ HỜI HỢT CỦA BAN TỔ CHỨC TRONG CÁC CUỘC THI ! NẾU NHƯ THANG ĐIỂM PHÙ HỢP HƠN CÓ LẼ ĐÃ KHÔNG XẢY RA TÌNH TRẠNG TRÊN! Rất may mắn là Một năm gần đây vấn đề này đang dần được cải thiện!

Tuy nhiên, Lợi ích CÂY BÀI ĐEM ĐẾN KHÔNG HỀ NHỎ VÀ CŨNG CHÍNH VÌ THỰC TẾ CHƯA CÓ NHIỀU TÁC PHẨM CÓ THỂ CẠNH TRANH VỚI CÂY BÀI ! Như anh DUNGVAN đã nói Cây Bài không xấu mà thực ra nó là một giai đoạn phát triển của bonsai Việt Nam! Vấn đề là CÁCH TA BƯỚC QUA GIAI ĐOẠN NÀY LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Theo em để làm được điều này chỉ cần rất đơn giản là HÃY TẠO NHỮNG TÁC PHẨM THỰC TẾ ĐẸP HƠN MANG ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA VIỆT NAM mà không phải là của BẤT KỲ ĐẶC TRƯNG NÀO KHÁC - CÓ KHI PHÁT TRIỂN TRÊN NỀN TẢNG CÓ SẴN LÀ CÂY BÀI CHẲNG HẠN!

Bản thân em thì có hướng đi cho riêng mình mà em đã nói nhiều trong topic và VẪN ĐANG CỐ GẮNG THỰC HIỆN đó là:
- HỌC TRỒNG CÂY
- HỌC SỬA CÂY
- và quan trọng nhất là HỌC LÀM NGƯỜI!

------
Anh cứ yên tâm đi. Người Việt dù có bắt chước cũng chỉ làm ra cây Việt thôi, chả giống ai đâu. Cây bài cũng do học mà ra cuối cùng nó cũng có giống cây nước ngoài đâu.
Cứ làm một cây bonsai đẹp và nghệ thuật thì cái chất Việt Nam tự nó nằm trong đó rồi. Chẳng phải người Nhật khó thể nào làm cây cẩu thả, không khuôn khổ. Người Âu Mỹ chẳng thể làm cây lâu và truyền thống hay Người Indo cũng khó mất đi sự phóng khoáng. Dù tất cả họ cũng học bên Nhật như mình đấy thôi nhưng cuối cùng mỗi nước lại có phong cách riêng cả. Nếu mà người Việt mình có thể làm cây như người Nhật thì bây giờ chả có cây bài ra đời đâu, cái tay của mỗi người thợ và mỗi tính cách chung mỗi nước tự nhiên đã khác nhau rồi.
Cứ thử tìm một cây Việt làm y chang Nhật xem. Cá nhân tôi chả thấy cây nào. Thậm chí bên Âu Mỹ người ta có thông lẫn tùng vẫn không phải là bonsai kiểu Nhật.
Nhưng sự thật hiển nhiên là bonsai mình chưa đá động nổi tới đỉnh cao nghệ thuật và sự dòm ngó của các bạn bè ngoại quốc. Có cái gì đó sai lệch chăng? Và ông bác chỉ ra rằng do cây bài chưa truyền đạt được cảm xúc.
Giải quyết thế nào đây?
1. Quay lại với cội nguồn của nó rồi phát triển sẽ cho ta một lối khác( đây là cách Lý Tiểu Long sáng lập nên môn võ của mình).
2. Tiếp tục cải tiến để sửa đi sai lầm bằng cách nào đó đưa sự truyền cảm này vào tác phẩm cây bài.( Đây là hướng nên đi của nhiều người, và đây là cách nghĩ của đa số).
Theo cá nhân tôi cho rằng nên làm cả hai hướng để không mất đi những gì đã có. Nhưng sẽ thiên về hướng một nhiều hơn. Suy nghĩ đơn giản là như thế này: Một khi đã gò bó suy nghĩ lại thì khó lòng phát triển tư duy và sáng tạo. Cũng như một khi bị rằng buộc bởi cành 1,2,3 thì mình chả thể nghĩ được gì thêm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn.
Có vẻ như đã lóe lên được vài ý tưởng mới mẻ rồi đây.
Để chờ xem ý kiến của bạn chủ nhà ra sao nào ?
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Hướng đi thế nào thế nào nhỉ?
Xuyên suốt từ rất nhiều topic của anh V.Hưn, bài liên quan đến đạo chơi trên diễn đàn này mà tôi quên rồi (!!!),của Juniperus bên VNT...ta thấy được (hầu như) câu giải đáp.
Chi tiết thì nhiều vấn đề, tôi chỉ nhớ sâu nguyên tắc học và quên.
Như anh V.Hưng dã nói (không nhớ topic nào) mà tôi nhớ đại ý, học các nguyên tắc quy tắc, hiểu, rồi quên đi,sau đó sáng tạo trên cơ sở kiến thức+thực tiễn là nó sẽ ra cái hồn của mình,mà cái hồn mình thuộc chỗ nào thì nó sẽ thể hiện trên cây chứ chẳng lẽ cây lại lưu hồn ông hàng xóm.
Những người sợ rằng học Tây, Tàu mất hồn Việt thì chẳng qua do học kiểu bắt chước , không sáng tạo thì theo tôi cũng chẳng sợ vì cây làm thế làm gì có hồn mà mất!
Không chỉ bon sai kêu gào giữ lấy truyền thống mà mọi lĩnh vực đều thế cả, chỉ sợ mất bản sắc Việt, hỏi bản sắc ấy là gì thì không thấy ai trả lời hay trả lời trên mây cả, rời sách giáo khoa, tìm trong thực tiễn thời sự diễn ra hàng ngày thì tôi choáng với bản sắc Việt quá!. Tôi lại tâm đắc câu phát biểu của ông bộ trưởng hôm trước:" Làm gì có (kinh tế thị trường định hướng XHCN) mà đi tìm!Vậy là bản sắc riêng có trong kinh tế sau nhiều năm tung hô đã bị phủ nhận, bản sắc trong các lĩnh vực khác thì sao nhỉ?!!!
Có lẽ thay cụm từ "giữ gìn bản sắc dân tộc" bằng"tìm lại bản sắc Việt" có lẽ tương lai lại tốt đẹp hơn!
 

GioNui

Moderator
Re: Trả lời: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

...học các nguyên tắc quy tắc, hiểu, rồi quên đi,sau đó sáng tạo trên cơ sở kiến thức+thực tiễn là nó sẽ ra cái hồn của mình,mà cái hồn mình thuộc chỗ nào thì nó sẽ thể hiện trên cây chứ chẳng lẽ cây lại lưu hồn ông hàng xóm.

Những người sợ rằng học Tây, Tàu mất hồn Việt thì chẳng qua do học kiểu bắt chước , không sáng tạo thì theo tôi cũng chẳng sợ vì cây làm thế làm gì có hồn mà mất!
:-bd

Hồi sáng có gõ một mớ, gõ xong đọc lại thấy chán quá nên xóa luôn.
Giờ đọc đoạn trên thấy hoàn toàn chí lí, đúng như những gì mình định nói.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Chủ nhật, buồn, lan man tý, các bạn thông cảm, (già mất rồi!).
Nước mình đang giai đoạn quá độ lên CNXH ( bác Tổng nói hồi đầu năm là giai đoạn này có thể kéo dài 100 năm nữa), vì vậy lĩnh vực nào (rất có thể) cũng đã hoặc đang "quá độ".
Lấy một ví dụ: Những năm 80-90 thế ký trước, cái áo (lính) Nato là một gia tài, cái quần bò là niềm kiêu hãnh và đôi dép tông Thái là ước mơ của các "tay chơi". Nếu ai đó mang các quy, nguyên tắc thẩm mỹ để nói về tính đồng bộ với thống nhất hay phù hợp công việc hay lịch sự trang phục trong giao tiếp.... thì mọi người cười thối mũi:"nghèo ko mua được còn thể hiện"!Sự kết hợp 3 thứ đó làm nên "đẳng cấp" cao của ăn chơi và giàu sang (Miền Bắc, MN khi ấy tôi chưa vào)!Giờ kết hợp một cái áo quân nhân với quần bò và dép lê thì chỉ có tôi...khi làm vườn!
Vậy những năm 80-90 này là giai đoạn quá độ của trang phục (từ rách nát sang mặc đẹp) thì giai đoạn này có đang là giai đoạn quá độ của người chơi cây Việt Nam? Nếu đúng thì nó kéo dài đến bao giờ? 1 năm?10 năm hay hơn nữa? Mỗi người chơi chúng ta phải tự trả lời câu hỏi đó chứ ko thể chờ người khác, dù là ông Andy, ông R.S...hay ông V.Hưng trả lời hộ.Nhưng nếu loại bỏ các ông ấy, con đường mò mẫm của tôi, của bạn sẽ dài hơn, có thể tới 100 năm như lời dẫn!
 

phamthanhkt

Thành viên
Hi, vấn đề cây bài nếu em nhớ không nhầm đã được cụ Nick Lenz đề cập ở lời tựa ( hay lời bình?) của cụ trong tập sách của ông Andy, chỉ vài lời của cụ thôi ta cũng có thể tưởng tượng ra "lịch sử phát triển" của trào lưu cây bài ! Theo em cây bài không hề xấu, vấn đề cây bài cây thế có chăng chỉ hạn chế tư duy sáng tạo trong việc phát triển bonsai nước nhà, khó khăn để tiệm cận trình độ và xu hướng chung của bonsai thế giới !
Bản thân em bước vào lớp vỡ lòng bonsai, vẫn thường xuyên theo dõi topic tìm hồn này, và có thể do kiến thức hạn chế, chữ thầy lại trả cho thầy, em cho rằng cây bài vẫn sẽ chiếm vị trí quan trọng đối với người Việt chơi bonsai bên cạnh các xu thế, trào lưu mới.
Đối với em bonsai đơn giản chỉ là mô phỏng cái cây già lão với nhiều hình thái nằm trên chậu cạn, việc tạo tác vẫn dựa trên mô phỏng thiên nhiên được nâng cao về mặt thẩm mỹ bằng cách cường điệu hóa các chi tiết, các chi tiết đó cần tuân theo một số quy tắc mỹ thuật, thị giác căn bản. Dạo này, mỗi khi cưỡi wave tàu chạy lung tung ngoài đường cứ nhìn thấy cây là trong đầu em lại nghĩ cây này phải uốn tỉa cành này, làm Jin cành kia, haha, thậm chí cả xà cừ hay bằng lăng dọc các tuyến phố, chả tìm được hồn cây mà cây lại hớp mất hồn người.
Vài lời chia sẻ vui vẻ ngày chúa nhật, tiện đây xin cảm ơn các bác đã chia sẻ nhiều kiến thức, đặc biệt cảm tạ bác Vũ Hưng đã rất tận tụy truyền dạy giảng giải, đặc biệt cảm tạ anh Juniperus với những kiến thức hàn lâm về nghệ thuật cảm nhận, tạo tác bonsai dưới góc nhìn đông tây kim cổ.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ !
 
Top