Gửi BQT và ace: 1 ý tưởng

nguyen tran

Thành viên tích cực
Ý tưởng hay đó Phú, làm tới luôn đi, anh em tự chơi với nhau cũng được. Làm vài sự kiện cho nó vui vui để anh em còn có hứng thú mà vô diễn đàn. Dạo này chui vô này thấy nặng nề (Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) với sặc mùi thương mại...Vote cho chú 1 phiếu trong BGK nhé :)
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Báo cáo, thành phần ban giám khảo có sẵn rồi đó
- Tất cả thành viên danh dự
- Tất cả mod, đàn chủ...
Đây là những người thừa uy tín và kinh nghiệm
(nhân tiện để cho các mod và Thành viên danh dự có dịp thể hiện mình ^_^)
----
Cây bài hở

E006 - Italy
Scots Pine (Pinus sylvestris)
Height: 65 cm, 25.59 inches
Pot: Isabelia (Rep. Cekia)
Categories: Best Overall Bonsai and Best European Bonsai
_____________________
Artist: Enrico Savini
Judge Min Hsuan Lo Scored 8
Judge Budi Sulistyo Scored 7
Judge Robert Steven Scored 7
Total Points: 22 (tb hơn 7)
Comments:
?The fascinating curves of the trunk line can be felt extremely old bonsai. The pot is well match." - Min Hsuan Lo
(cú quẹo nhiều cảm hứng của đường thân tạo nên cảm giác về một cây bonsai già tuyệt đỉnh, chậu thì tuyệt đẹp)
?Nice tapering trunk and good flow" - Budi Sulistyo
?Nice composition." - Robert Steven

ĐIểm cao này

E008 - Italy
Japanese Red Pine (Pinus densiflora)
Height: 77 cm, 30.31 inches
Pot: Tokoname
Categories: Best Overall Bonsai and Best European Bonsai

_____________________
Artist: Enrico Savini
Judge Min Hsuan Lo Scored 9
Judge Budi Sulistyo Scored 9
Judge Robert Steven Scored 9
Total Points: 27
Comments:
?The thick powerful trunk with rugged bark are full represent the dignity of great age" - Min Hsuan Lo
?Very high quality of a red pine. The trunk and shape are very interesting" - Budi Sulistyo
?Very strong in character." - Robert Steven
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Mấy ngày trôi qua rồi...được...nhưng sẽ được rơi vào quên lãng kaka :D
dạ, tại dế mèn gáy có to thì to với um cỏ
còn cả mảnh vườn thì cần dế cồ, dế cụ gáy mới to anh ạ.

Thôi để e thử làm 1 nhúm nhỏ thí nghiệm, chơi vui vui xem sao đã.
Khổ thân, suốt ngày mang tội đời @,@

(thấy con mụ KK vào đây,
giờ đang giận nhá,
vào đây rớ rớ đập phát chết tươi =)))
 

nguyen tran

Thành viên tích cực
dạ, tại dế mèn gáy có to thì to với um cỏ
còn cả mảnh vườn thì cần dế cồ, dế cụ gáy mới to anh ạ.

Thôi để e thử làm 1 nhúm nhỏ thí nghiệm, chơi vui vui xem sao đã.
Khổ thân, suốt ngày mang tội đời @,@

(thấy con mụ KK vào đây,
giờ đang giận nhá,
vào đây rớ rớ đập phát chết tươi =)))
Thì anh đã bảo ở trên rồi, anh em chơi với nhau thôi. Các cụ lớn còn bận rộn nhiều chuyện lắm, không tham gia mấy dzụ dzớ dzẫn này với chú được đâu.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình thì rảnh đây.
Thấy ý của mấy bạn muốn bắt chước việc bình phẩm của người ta thì hay quá.
Thế nhưng mà ....liệu tính tình của những bạn trên D Đ có chịu đựng nổi khi
bị chê không? Cái khó là chỗ đó thôi. Của ai vừa người ấy.

Mà tánh mình thì cũng hay soi mói nên hay được nhiều người không thích/.
Giả như hỏi mình về 2 tác phẩm trên.

Thành thực thì mình sẽ phê như vầy :



Đẹp , già nhưng thiếu tự nhiên (đỉnh cây quá xum xuê và tròn trong khi
thân cây có cành chết, jin)

Chuyển động của vòm lá quá cân đối = tĩnh= không hợp chuyển động thân.




Rất đẹp, hiếm.

Ba điểm giảm nổi bật tính già lão của lớp vỏ đặc sắc :
-vòm lá quá xum xuê (thông già thường lưa thưa )
-đỉnh cây quá um tùm .
-mặt đất thiếu tính đồi núi (dốc + khô khan)

Cũng may, cây của người nước ngoài nên có chê chút cũng chả sao.

Các bạn thấy, căn bản thì những cây Thông ở trên hết sức tuyệt vời.
Chỉ là nhổ đi ít lá và o bế sao cho lá ngắn thêm chút nữa thì quả sẽ là
những kiệt tác. Thế nên, người nuôi sống cây Thông thì nhiều , nhưng
người luyện cây Thông thành tác phẩm bonsai thì ...

Cảm ơn các bạn đã bỏ quá cho ý kiến mình.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Có bạn vừa gửi tin nhắn hỏi mình : bình xong sao không cho điểm?
Thưa với các bạn , mình chỉ bình cây theo chuyện : cây có tự nhiên không?
(phong cách tự nhiên). Mà ở PCTN thì không có thang điểm như lối chấm
thông thường trong thi bonsai.

Vấn đề chỉ là : nêu ra những điểm khiến tác phẩm bonsai thiếu mất tính tự nhiên.

Và mình thì cũng chỉ có thể làm được tới mức ấy.
Chuyện thang điểm xin để các vị khác chấm.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Ngôn ngữ ban đầu là để miêu tả tiếng trong tự nhiên,
mèo kêu thì ng việt miêu tả là meo meo
Mỹ thì ghi là mèo kêu meow meow
<= đã hơi khác nhau, ko đúng lắm với tự nhiên.
nhưng ko có tiếng meo, meow ấy thì ng ko gặp con mèo họ đâu hình dung ra nó kêu làm sao.

Chấm điểm cũng sẽ phần nào làm mất đi tính đúng đắn của đánh giá vì phải gò vào khuôn điểm.
Nhưng nếu ko cho điểm thì chả bik đc cây nào hơn cây nào.

Cũng có 1 lối chấm điểm khác là: đạt hay không đạt
(học sinh tiểu học của VN đang và sẽ đc đánh giá theo dạng này,
tránh việc các em bị ảnh hưởng tâm lý, hơn thua nhau về điểm số)
=> nhưng với tư các tình thân, mến thân, 90% cây sẽ đc chấm đạt quá bác ạ @@
Có bạn vừa gửi tin nhắn hỏi mình : bình xong sao không cho điểm?
Thưa với các bạn , mình chỉ bình cây theo chuyện : cây có tự nhiên không?
(phong cách tự nhiên). Mà ở PCTN thì không có thang điểm như lối chấm
thông thường trong thi bonsai.

Vấn đề chỉ là : nêu ra những điểm khiến tác phẩm bonsai thiếu mất tính tự nhiên.

Và mình thì cũng chỉ có thể làm được tới mức ấy.
Chuyện thang điểm xin để các vị khác chấm.
==================================
ứng cử viên giám khảo tiềm năng penjing Nhỡ sư phụ cho ý kiến với ạ^^
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu nói như kiểu tóm tắt của giới bonsai Việt Nam : Cổ , Kỳ , Mỹ
(mình cũng chỉ là nhớ ang áng như vậy, không chắc lắm) để cấu thành
một tác phẩm bonsai thì gần như mình hoàn toàn đồng ý.
Tuy rằng một số bạn (do ý thích ) thường đưa chữ kỳ ra đứng đầu
để chuyển thành ý nghĩa kỳ quái và coi như "quái" sẽ trùm lên hết
hai khía cạnh còn lại.

Mình thì quan niệm có hơi khác ở chữ Kỳ .

Với mình: kỳ là điểm đặc sắc của tác phẩm (interesting).
Đó là điểm để người thưởng thức có ấn tượng nhất với một tác phẩm.
Và mỗi tác phẩm cũng chỉ cần một điểm Kỳ là đủ.

Riêng về chữ Mỹ, thì quả là khó nói. Mỗi người thích một kiểu đẹp.
Với cá nhân mình : đạt được điểm Mỹ thì cần vượt qua được hai điểm :

- không có một chi tiết nào ở toàn tác phẩm và khu vực trưng bày
(tức là bao gồm cả cây, chậu, mặt đất trồng, kệ , phông màn, phụ kiện,
ánh sáng....) gây "xốn mắt","gai mắt" về mọi mặt(màu sắc, góc cạnh...).

-cây toát được thần (chúng ta hay dùng cụm từ " tác phẩm có hồn") tức là
thể hiện rõ nét "cái cây trong khung cảnh thiên nhiên" : biến động theo mùa
(Xuân Hạ Thu Đông = chồi non, hoa , trái , lá đổi màu, cành khẳng khiu...).
chống chọi thiên nhiên, uốn theo thiên nhiên...

Thành thử hồi nào tới giờ, mỗi khi bàn chuyện nét đẹp bonsai là mình cứ hay
lấy chuyện thi Hoa hậu ra làm thí dụ so sánh. Như vấn đề Mỹ của cây, mình
thấy cũng chả khác lắm với việc giám khác đưa ra các số đo chuẩn của thí sinh
hoa hậu. Sau khi qua chuyện số đo, người ta thi về tài năng và cuối cùng là :
cái thần của thí sinh (tức là cách ứng xử ).

Riêng người Việt chúng ta còn một ý niệm khá đặc biệt về mỹ thuật: cái duyên.

Có cái duyên nổi nhưng cũng lắm cái duyên ngầm.


Như cây Thông trên đây, nếu là của mình , mình sẽ làm vài chuyện
để : thưa thớt vòm đỉnh, tỉa bớt lá...

Riêng cành thẳng đơ bên trái được cắt bỏ ( vì cành lộ vẻ non trẻ ở lớp
vỏ láng , thẳng đơ và tạo sự cân đối tĩnh ).

Mặt đất trồng sẽ cao lên chút , lộ một vài rễ. Chậu cạn hơn vài phân.

Tất cả như vậy, với mình , cũng chỉ là để vừa mắt , để tạo tính
tự nhiên của cây Thông đặc sắc. Tức là mới đạt tính tự nhiên .
Còn thiếu gì nữa ?
Còn thiếu chút duyên!

Cây già khú cũng cần chút duyên.

Với mình, mình rất thích chút duyên của cây Thông này ở mấy cành
rủ con con dưới mé trái. Nhỏ mà xinh là vậy đấy.




Cũng là giải bày vài ý kiến cá nhân tới các bạn yêu bonsai.
 

nguyen tran

Thành viên tích cực
Thấy bác Hưng bình cây hay quá. Yêu cầu mrkhông biết lập 1 top chuyên về bình cây đeeeeeê...
 
Top