Biến đổi dáng thế bằng Cưa..ngon-bổ-rẻ.

Status
Not open for further replies.

centimet

Quản lý mới
Xin góp ý thẳng thắn cho em trai thế này nhé, buồn lòng thì cũng đừng phiền trách anh.
Trên youtube đã có những đoạn clip rất hay về kỹ thuật này rồi, và họ thực hiện trực quan sinh động bằng hình ảnh thực tế và cây thật chứ không phải bằng hình ... vẽ như em!
Em vẽ tốt và có năng khiếu, khi vẽ phương án làm phôi, điều này giúp người làm cây làm chủ được định hướng tương lai của cây. Nó như một bản vẽ thiết kế, còn việc thực hiện được hay không, thành công bao nhiêu % là chuyện khác hoàn toàn.
Vì thế em đừng lạm dụng việc vẽ của em trong mọi chuyện mà người ta bảo em là...vẽ vời chứ không phải sáng tạo.
Là họa sĩ anh có thể vẽ đẹp hơn em và cũng có hàng vạn họa sĩ khác vẽ đẹp hơn anh và bằng bản vẽ có thể tạo nên những cây đẳng cấp hoàn cầu. Nhưng đó chỉ là lý thuyết suông. Nói dễ làm khó. Chỉ cần bỏ ít thời gian đọc vài cuốn cẩm nang về bon sai cũng như tham khảo mấy kinh nghiệm của anh em trên forum này thì ai cũng có thể nói vanh vách như một Robert Steven thôi.
Nếu có những cây thực tế đã làm như hình vẽ thì em mới đưa lên forum thì mới có sức thuyết phục hơn em nhé. Còn những bản vẽ đó hãy để cho thời gian trả lời và kiểm chứng.
Chúc em có được những tác phẩm như hình vẽ của mình.
Dạ , Cent em rất vui dc những góp ý của anh , Em định sau khi lo việc gia đình xong khoảng 4 giờ thì bắt đầu cưa trực tiếp trên cây chia sẻ với mọi người anh ạ , bằng hình vẽ và ảnh chụp nữa.

thí dụ chụp hình thì không diễn tả được mạch nhựa, cấu trúc của tầng sinh gỗ...bên trong cây...vẽ thì diễn tả dc tốt hơn.....giúp một số anh em cảm nhận dc tận gốc rễ của vấn đề...

việc làm cây bằng phương pháp bẻ cổ này ở Hóc Môn người làm ăn phí khá cao , biến một cây bị đơ có giá trị thấp thành cây lắc lượn giá trị cao hơn .. việc ăn phí như thế cũng công bằng , thuận mua vừa bán...

có thể họ sẻ biểu diễn nhưng không bán công nghệ.... mà bí quyết để thành công nằm ở nhiều chổ trong quá trình chứ không hẳn chỉ cưa là dc..... Cent em hi vọng khi kết hợp với việc vẽ sẻ diễn tả được tốt hơn.

vẽ vời em là đứa lăn tăn làm cho vui , cố làm chỉ thể hiện dc ý tưởng của mình chia sẻ đến người khác không tính phí gì cả....khi nào em bán bản vẻ phát thảo cho ai đó vài chục ngàn đồng đổi lấy bửa sáng hay trưa cho đưá con ......thì em chịu trách nhiệm giải thích và thậm chí nhận phôi đó về làm đến khoảng thời gian nào đó để hoàn thành

mong dc anh hiểu em chỉ làm cho cái thú chơi bonsai của mình dc thêm sắc màu và truyền cảm hứng đến những người bạn.
cung kính
Centimet
 

dinhhmcc

Thành viên
Chào tiên sinh, bài viết rất hay, bổ ích, em có cây sam núi cũng muốn cưa bẻ, nhưng không biết khi nào thì có thể làm được, cần có những điều kiện gì cây ở ngoài Nghệ An tiên sinh nhé.
 

centimet

Quản lý mới
Chào tiên sinh, bài viết rất hay, bổ ích, em có cây sam núi cũng muốn cưa bẻ, nhưng không biết khi nào thì có thể làm được, cần có những điều kiện gì cây ở ngoài Nghệ An tiên sinh nhé.
ở phương pháp này có thể làm trên nhiều cây , cây có nhựa và cây không nhựa , với cây có nhựa thì mau lành hơn ...Cent có chứng kiến họ đã thành công trên cây sam núi , cẩm thị , nguyệt quế , kim quýt , mai vàng , mai chiếu thủy ...đặc biệt cây tùng thì rất nhiều .

Cent sẻ thống kê các câu hỏi để thực hiện .., thèm cafe quá , pha cafe xong thử làm luôn trời còn dc ít ánh sáng..hii

cung kính
Centimet
 

nguyễnphi1

Thành viên Mua Bán
Dạ , Cent em rất vui dc những góp ý của anh , Em định sau khi lo việc gia đình xong khoảng 4 giờ thì bắt đầu cưa trực tiếp trên cây chia sẻ với mọi người anh ạ , bằng hình vẽ và ảnh chụp nữa.

thí dụ chụp hình thì không diễn tả được mạch nhựa, cấu trúc của tầng sinh gỗ...bên trong cây...vẽ thì diễn tả dc tốt hơn.....giúp một số anh em cảm nhận dc tận gốc rễ của vấn đề...

việc làm cây bằng phương pháp bẻ cổ này ở Hóc Môn người làm ăn phí khá cao , biến một cây bị đơ có giá trị thấp thành cây lắc lượn giá trị cao hơn .. việc ăn phí như thế cũng công bằng , thuận mua vừa bán...

có thể họ sẻ biểu diễn nhưng không bán công nghệ.... mà bí quyết để thành công nằm ở nhiều chổ trong quá trình chứ không hẳn chỉ cưa là dc..... Cent em hi vọng khi kết hợp với việc vẽ sẻ diễn tả được tốt hơn.

vẽ vời em là đứa lăn tăn làm cho vui , cố làm chỉ thể hiện dc ý tưởng của mình chia sẻ đến người khác không tính phí gì cả....khi nào em bán bản vẻ phát thảo cho ai đó vài chục ngàn đồng đổi lấy bửa sáng hay trưa cho đưá con ......thì em chịu trách nhiệm giải thích và thậm chí nhận phôi đó về làm đến khoảng thời gian nào đó để hoàn thành

mong dc anh hiểu em chỉ làm cho cái thú chơi bonsai của mình dc thêm sắc màu và truyền cảm hứng đến những người bạn.
cung kính
Centimet
Em đưa vấn đề hơi xa ý anh. Anh không nói em tư lợi gì ở đây cả. Không ai lên diễn đàn này, ngoài chuyên mục mua bán ra, lại có ý nghĩ tìm lợi về kinh tế mà chỉ vì niềm đam mê bonsai, cây cảnh-muốn giao lưu và thỏa mãn cái thú của mình thôi.
Nếu em làm mà có cây và tác phẩm thực tế thí quá tốt rồi. Lúc đó nếu kết hợp thêm vẽ thì càng hấp dẫn hơn. Có "trực quan sinh động" bằng thực tế thì cái thú và cảm hứng mà em muốn truyền đạt nó mới thấm sâu và phát huy tác dụng đó em. Hơn nữa, chúng ta đang ở trong chuyên mục"Sáng tạo" thì đừng làm cái gì mà người khác đã làm rồi. Nó phù hợp ở mục "kinh nghiệm..." hoặc "chia sẻ..."thì đúng hơn.
Chúc em có những sáng tạo đúng nghĩa nhé. Thân
 

centimet

Quản lý mới
Nhà Cent em hiện nay không có phôi nào đáp ứng yêu cầu , lấy tạm em cây dâu này làm đở.

Cent em sẻ làm cắt trong nhiều trường hợp từ cành nhỏ đến cành lớn và thân lớn...cắt kéo cây về trái , về phải , trên dưới...v.v.


Trong trường hợp này Cent em cắt để đổi hướng và tạo co cho cành ...với kích thước cành như trong hình quấn kẻm vào cũng khó bẻ , Cent hoàn thành cái này khoảng 5 phút bằng 3 lần cắt. thật ra làm cho có làm thôi để mình họa cho nó cụ thể chứ với kích thước trên thì có nhiều pa hơn.... đây chỉ là bước khởi đầu cho vui , chứ để tăng tính thuyết phục cần lựa phôi đủ nhu cầu...v.v. Mong tiên sinh xem vui.

Đầu tiên có phôi này .


nhành cần kéo xuống đã cở ngón tay.


Cent em cưa từ bên dưới.


Sau khi cưa vào 2/3 cành , rút cưa ra sẻ tạo một khoảng trống.


à , cái hình này rỏ hơn một tý


Sau đó lấy tay kéo cành xuống , khoảng trống khép lại.

Lúc này là lúc khá cẩn thận , vì khép nhanh và mạnh , mạch nhưa trên lưng sẻ đứt từ bên trong mà mình không thấy dc...khiến cành làm bị chết. Cho nên khi kéo lại cần nhẹ và cảm giác tốt.


Khi miệng của rãnh khép lại thì ta đặt cưa vào cưa tiếp , trong khi tay kia vẫn giữ cành kéo xuống.


Sau đó rút cưa ra , rãnh đã rộng hơn ..



lại kéo xuống lần nữa , ướm chừng đủ độ cong rồi thì băng bó.


Băng bó để giử cho cành không lúc lắc hay chuyển động , như vậy vết thương mới kết dính lại , nếu xục xịch thì cành sẻ gần như chết.


Bôi keo vào chấm thấm , nếu nước tưới lọt vào trong thì cành cũng chết.


Sau đó dùng băng keo lụa thường dùng trong ống nước quấn lại thật nhẹ


kết quả.






Sẻ có một số trường hợp sau khi lành thẹo , Cent sẻ bổ xung bằng hình vẽ và hình ảnh sau


cung kính
Centimet
 

hiengo80

Thành viên tích cực
Đầu tiên Cent em có một phôi như thế này , với phôi này có rất nhiều cách tạo dáng bonsai đẹp cho nó....nhưng Cent em chọn biến nó thành một cây thác đổ , thời gian hoàn thành nhanh và tận dụng được đường thân sẳn có.







.
.
Cái này cách đây 1 năm HienGo đã làm thử với 2 cây rồi
 

centimet

Quản lý mới
.
.
Cái này cách đây 1 năm HienGo đã làm thử với 2 cây rồi
oh thế thì hay quá , mời tiên sinh chia sẻ thêm cho nhiều kiến thức

cách này ở Hóc Môn và nhóm của Cent nhiều người thấy và biết cũng lâu lắm rồi....nhưng có nhiều vị tiên sinh không có cơ hội đến dc nên Cent viết lên để nhiều người cùng biết..

Cent có mời cái anh làm cách đây 5 năm , ảnh thực hành , còn Cent chụp ảnh cho khỏe....nhưng anh ko thích chơi trên mạng...chẳng lẽ lại bó tay ....thôi thì ráng ráng cho nó rồi

cung kính
Centimet
 

ngansao

Thành viên mới
oh thế thì hay quá , mời tiên sinh chia sẻ thêm cho nhiều kiến thức

cách này ở Hóc Môn và nhóm của Cent nhiều người thấy và biết cũng lâu lắm rồi....nhưng có nhiều vị tiên sinh không có cơ hội đến dc nên Cent viết lên để nhiều người cùng biết..

Cent có mời cái anh làm cách đây 5 năm , ảnh thực hành , còn Cent chụp ảnh cho khỏe....nhưng anh ko thích chơi trên mạng...chẳng lẽ lại bó tay ....thôi thì ráng ráng cho nó rồi

cung kính
Centimet
Cái này mình nhớ trên diễn đàn này hay bên vạn niên tùng có bạn đã úp lên một đoạn video thực hiện kỹ thuật như thế này roài trên một cây thông. Xem đã và hay hơn nhiều .Không có gì mới.
 

hiengo80

Thành viên tích cực
Thực sự là sau khi làm thử với 2 cây nên h không dám làm nữa :-?? ( Biết rồi chứ gì :) )

Nhìn cách làm thì rất đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm k hề dễ.

_ Khi cưa vào thân hoặc cành tạo 1 góc tam giác để uốn bạn phải ước lượng được góc cưa (nếu nhỏ quá thì k đủ độ cong, còn to wa' thì không uốn cho khớp góc), phải làm thật nhanh nếu k cây khô nhựa

_ Sau khi uốn xong nếu sử lý k cẩn thận góc cắt sẽ thối

_ Với cây linh sam thì cách này làm cực khó vì gổ LS rất cứng nếu ep' theo cách này thì dễ bi gãy ( AE đừng liều, tui liều rồi :) )

.
.
Theo hình vẽ của tiên sinh từ 1 cây thế này :





Mà tạo ra được cây thế này thì ít nhất phải từ 3 góc cắt trở lên và phải chờ góc cắt đầu liền da thì mới làm góc tiếp theo( Tiên sinh lấy VD thực tế lại dùng cành qua' nhỏ nên thấy đơn giản)




PS: cây chết nhiều nên KN chia sẽ với AE 8->
 

centimet

Quản lý mới
Thực sự là sau khi làm thử với 2 cây nên h không dám làm nữa :-?? ( Biết rồi chứ gì :) )

Nhìn cách làm thì rất đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm k hề dễ.

_ Khi cưa vào thân hoặc cành tạo 1 góc tam giác để uốn bạn phải ước lượng được góc cưa (nếu nhỏ quá thì k đủ độ cong, còn to wa' thì không uốn cho khớp góc), phải làm thật nhanh nếu k cây khô nhựa

_ Sau khi uốn xong nếu sử lý k cẩn thận góc cắt sẽ thối

_ Với cây linh sam thì cách này làm cực khó vì gổ LS rất cứng nếu ep' theo cách này thì dễ bi gãy ( AE đừng liều, tui liều rồi :) )

.
.
Theo hình vẽ của tiên sinh từ 1 cây thế này :





Mà tạo ra được cây thế này thì ít nhất phải từ 3 góc cắt trở lên và phải chờ góc cắt đầu liền da thì mới làm góc tiếp theo( Tiên sinh lấy VD thực tế lại dùng cành qua' nhỏ nên thấy đơn giản)




PS: cây chết nhiều nên KN chia sẽ với AE 8->
hihi...với riêng Cent em thì làm mấy chục lần thất bại rồi , nghiền ngẫm mấy năm mới hiểu dc làm như thế nào ..... cứ tưởng đơn giản cắt bừa là xong phim.

Nếu đơn giản quá thì họ đâu tính phí cao. trong cách làm này có quá nhiều ứu điểm nên Cent cố theo đuổi đến nay...


cây sam núi 3 tháng từ khi làm.











Hôm nay cũng không còn hứng nữa , hôm nào Cent lại tiếp tục....các tiên sinh khoan cắt cây của mình , nên thực tập trên các cây bóng mát cho quen dần cảm giác , có khi lại tìm ra nhiều điều thú vị...


cung kính
Centimet
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Nguyên một kho sam núi chết khô sau quá lão quỷ có phải phần nhiều công đóng góp của Cent đại ca ko vậy?:))
 

Blackrose86

Thành viên tích cực
Mình cũng từng thấy những cây sanh đc ngta nuôi công nghiệp chuyên cắt V,cây sau này luôn có tình trạng hoặc vết cắt vẫn lành nhưng hở,hoặc liền nhưng phù. Mình amater thử dùng cách này với cây sanh của mình cho kết quả cũng tạm đc.


Vết cắt sau khi liền:


nhưng nghĩ đây chỉ là cách "cực chẳng đã" chứ ko nên dùng nó nhiều lần trên cây,kiểu gì thì khi cắt đã làm sinh lý cây bị phá vỡ,khả năng cây sẽ suy yếu vì gân cốt đã cắt dán từa lưa.
 

chiyenlap

Thành viên tích cực
Cái này dân làm sanh ai cũng biết ,em chỉ trao đôi với bác Cen là theo đúng kĩ thuật thì khác.Việc cắt 2/3 mạch nhựa phải tùy từng thời điểm..,cắt làm sao khi mua cây không phát hiện cây bị cắt,thuuần thục,tự nhiên.
Có 1 số chú tỏ ra cao tay về đảo ngược tay và kết quả được 1 cây mi ni,dựng lại ngọn và quà tặng là 1 con ốc vít:))
 

binh caolanh

Thành viên mới
e cũng đã áp dụng kỹ thuật này đối với MCT rồi ok luôn nhưng theo e
chỉ nên làm đối với những cây có khả năng liền sẹo nhanh, sau khi làm cần chăm sóc thật tốt
cho cây mau liền
 

centimet

Quản lý mới
e cũng đã áp dụng kỹ thuật này đối với MCT rồi ok luôn nhưng theo e
chỉ nên làm đối với những cây có khả năng liền sẹo nhanh, sau khi làm cần chăm sóc thật tốt
cho cây mau liền
thanks tiên sinh.

Mấy hôm vừa qua mất cái hứng...tìm mãi chẳng thấy nó ở mô tê nào..:((

Cám ơn tiên sinh đã góp bài , mong tiên sinh có hướng chia sẻ để thêm kinh nghiệm cho 4r mình....


Cent thì chứng kiến họ rút ngắn thời gian từ một phôi nguyên liệu ( không cắt trụi lủi ) để biến thành một tác phẩm bonsai đẹp chưa đến 3 năm , không dùng đến một cọng kẻm , đặc biết cốt cành rất to , thuôn vót , độ cong lượn nhẹ nhàng , đôi khi kịch tính.... thì thấy hay và phục tài họ lắm.

Vì biết nó tốt , nên Cent cũng muốn những người chưa biết dc biết như Cent..

Rất nhiều cây mà Cent làm nhìn thì ra hình nhưng độ tương đồng với cốt không có , phải nuôi mây chục năm chưa chắc đã đạt dc cái sự tương đồng đó nếu cứ quấn kẻm ..

nhớ lại lời ông Robert...mặc dù cty mà tôi đang làm việc có sản xuất và bán nhôm quấn cây...theo kinh nghiệm và tôi khuyên các bạn không nên lạm dụng và quấn quá nhiều...nó làm cây lâu lớn , khi cấu trúc gỗ bị vặn xoắn sẻ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn dinh dưỡng trong giai đoạn định hình và nuôi dưỡng....v.v., nó chỉ mang tính chất định hình cụ thể hơn bản vẽ sau khi mình tưởng tượng...v.v.


Cung kính
Centimet
 

xebocset

Thành viên mới
Trước tiên tôi rất cám ơn Centimet!!! Mong anh sớm có "cái hứng" để hoàn thiện bài viết của mình.
Trên diễn đàn có người này người nọ, có người giỏi, có người mới tập sự; những bài viết như thế này rất cần cho những người mới như bọn tôi.
Tất nhiên muốn thực hiện thành công và đạt được kết quả như Centimet làm; có thể tôi sẽ thực hành nhiều lần trên cây "bóng mát", chả dại gì lần đầu lôi cây kiểng của mình ra hành xử, sau đó kết luận lung tung.
Một lần nửa mong Anh lấy lại được "cái hứng" để tiếp tục chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm.
Thân chào!
 
Status
Not open for further replies.
Top