Trả lời: Đất trồng bonsai
Chào bạn BBB. Thấy bạn trồng bonsai tốt quá vậy bạn có thể bật mí cho anh em biết thành phần chất trồng mà bạn thường dùng gồm những gì không? Những cây phôi bạn thường dùng giá thể gì để nuôi rễ và tạo chất trồng cho cây đã thành thục như thế nào, trồng và cấy rêu ra sao? Cảm ơn bạn
mình biết bạn camauteur là cao thủ, nên không dám múa rìu qua mắt thợ, chỉ là một ít kinh nghiệm mà mình lượm lặt được trên chốn giang hồ hiểm ác thôi.
chất trồng của mình không có gì mới mẻ cả:
thành phần chủ yếu là cát xây dựng, tro trấu, vỏ trấu tươi, mụn dừa
thành phần phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng: đất thịt ( có thể có nhiều sét hay ít sét)
mình thường dùng chất trồng có thành phần nhiều cát khoảng 50%,25% tro trấu,15% mụn dừa và 10% còn lại là vỏ trấu để trồng cây nguyên liệu( thành phần này chỉ mang tính khái quát và không nhất thiết phải chính xác như vậy), tùy vào từng chủng loại cây mình có thể thêm vào chất trồng một lượng đất thịt vừa phải.
như đã trình bày ở trên mỗi chủng loại cây thích hợp với một loại đất trồng riêng biệt nên khó có một công thức nào là chuẩn.
tuy nhiên đối với cây đã thuần thục ta nên tạo ra chất trồng có tính ổn định, thông thường hàm lượng đất thịt trong chất trồng giai đoạn này sẽ cao hơn giai đoạn cây nguyên liệu và cây đang trong quá trình nuôi dưỡng.
trồng và cấy rêu đối với mình thì dễ còn hơn ăn cơm

1. chuẩn bị lớp đất mặt trồng rêu sao cho có tính giữ ẩm thật tốt, thường thì ta nên phủ lên bề mặt chậu cây một lớp đất thịt mỏng
2. dùng rêu có sẵn ở các chậu khác, lấy ra và xé thành từng miếng nhỏ có kích thước tùy ý nhưng đừng nên xé quá nhỏ sẽ làm rêu lâu hồi phục hơn
3. đắp lên bề mặt chậu đã được chuẩn bị lớp mặt, đắp xong dùng nước tưới nhẹ nhàng lên bề mặt, sau đó dùng bàn tay phải nếu bị cụt tay trái, hoặc nếu không bị cụt, thì dùng hai tay ém nhẹ nhưng thật chắc tay cho lớp rêu mới cấy bám vào lớp đất mặt, việc làm này có ý nghĩa quyết định lớp rêu mới cấy sẽ nhanh chóng hồi phục hay không.
4. có thể để ngay ra nắng nếu mình kiểm soát được ẩm độ của lớp đất mặt cũng như ẩm độ cục bộ của cả chậu cây.
Ở trên là hình thức nhân giống cơ quan sinh dưỡng, bạn cũng có thể nhân giống cách dùng cơ quan sinh thực như sau:
lấy một lớp rêu già( chắc chắn là có bào tử nằm trong đó vì rêu đã trưởng thành), vò nát phần rêu đó trong một ca nước, rối lấy nước đó tưới đều lên bề mặt chậu như trên, nhớ giữ ẩm cho lớp đất mặt. Trong điều kiện có ánh sáng ,nhiệt độ và ẩm độ thích hợp bào tử rêu sẽ phát triển nhanh chống thành cây rêu che phủ lớp mặt cho cây của bạn.
Có 1 cách tạo rêu mà dân chuyên nghiệp thường làm là dùng rễ lục bình đắp lên bề mặt chậu, cách này có ưu điểm là khi ta tưới nước không bị văng đất ra ngoài, và khi bào tử rêu phát triển thành cây rêu thì lớp rêu sẽ bám rất chắc vào bề mặt đồng thời nhìn rất đẹp, khuyết điểm của nó là cần có thời gian lâu hơn hai cách kia, nhưng chúng ta có thể rút ngắn bằng cách kết hợp với việc lấy một lớp rêu già( chắc chắn là có bào tử nằm trong đó vì rêu đã trưởng thành), vò nát phần rêu đó trong một ca nước, rối lấy nước đó tưới đều lên bề mặt chậu như ở trên đã trình bày.
Phần này xin được nói thêm là: rêu cũng như tất cả các sinh vật sống khác đều chịu chung số phận bởi quy luật sinh tử, cho nên lớp rêu sẽ có những giai đoạn rất đẹp và dĩ nhiên cũng có những giai đoạn rất là xấu, bạn có thể khắc phục giai đoạn xấu này bằng cách tái tạo lại một lớp rêu mới theo các cách trên.
chúc các bạn thành công
nên nhớ: rêu chỉ có thể tồn tại được trong môi trường ẩm ướt mà thôi
đây là lớp rêu vừa mới cấy
đây là lớp rêu đã cấy lâu( rêu này là rêu bèo, khác với rêu nhung ở trên nhưng cách làm tương tự)