Minh Xuân
Quản lý
Gần đúngem thấy ở tùng la hán.trên các rễ nhỏ có các hạt li ti .có phải là thành phần dạng như là nấm rễ cộng sinh giống như Minh Xuân nói ở trên không??
Gần đúngem thấy ở tùng la hán.trên các rễ nhỏ có các hạt li ti .có phải là thành phần dạng như là nấm rễ cộng sinh giống như Minh Xuân nói ở trên không??
Cám ơn bác Minh Xuân nhiều. Bác nói đúng. Đất trồng cho bonsai khác với đất cho cây trồng dưới đất ở chỗ: không nên dùng chất mùn vì đây là nguyên nhân dẫn đến sự tắc nghẽn các mao mạch của đất trồng, dẫn đến sự thoát nước không được tốt, làm cho các mầm mống bệnh, và thúi rễ sẽ không tránh khỏi.Đất trồng ngoài thành phân vô cơ (nước, không khí, NPK) còn có thành phần hữu cơ, cũng rất có ích cho cây. Đó là:
- Các chất mùn (chất màu đen). Thành phần và tỷ lệ mùn ảnh hưởng lớn đến lý tính của đất (khả năng hút ẩm, giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng, thoáng khí, ...)
- Vi sinh vật.
- Động vật đất (giun dế)
- Cỏ dại))
Đối với cây bonsai những thành phần này có thể không quan trọng, nhưng đối với cây cảnh thân thảo và đối với cây con thì phần hữu cơ chiếm vai trò khá lớn. Ví dụ, đối với các loài thông vai trò của phần hữu cơ thể hiện ở nấm rễ cộng sinh.
Góp vui vài ý với bác bohne.
Nhờ Honglong237 mà tôi không phải đánh máy nhiều.Nói chung, đất nào cũng có thể trồng được bonsai cả, ngoại trừ loại đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Có điều ta phải tăng cường chất bổ dưỡng cho hợp lý vào đất để cây trồng được sinh trưởng tốt hơn. Căn bản là đất phải đạt những đòi hỏi sau đây:
- đất phải có ***** chất dinh dưỡng.
- Đất không mang những mầm mống dịch hại cho cây trồng
- Đất không có tạp chất lẫn vào.
- Đất có khả năng giữ ẩm tốt.
- Đất phải tơi xốp để giúp bộ rễ hô hấp tốt.
- Đất có nhiều mùn và chất hữu cơ…
.
Quên không nhắc. Các bạn chú ý nhìn sự khác nhau giữa chất trồng vô cơ có và không có lỗ (hình 1, 2 : vô số lỗ nhỏ được thấy trên bề mặt) Bonhe- Vô cơ: chia làm 2 loại:
+ có lỗ, khoang nhỏ: đá núi lửa nghiền- màu đỏ, đen hay trắng (lava cinder or pumice) (hình 1: đá núi lửa nghiền, có màu đen; hình 2: đá núi lửa nghiền, có màu trắng). Loại này gọi là đá, nhưng nhẹ vô kể)
+ không có lỗ hoặc khoang: turface (đất sét nung cứng ở nhiệt độ cao- dùng tay không thể bóp bể được); decomposed grannite, viết tắt DG (đá hoa cương bị phân hủy); sạn (thấy ở bầu diều gà). Loại này nặng hơn loại trên ( hình 3: turface; hình 4: DG)
- Hữu cơ: vỏ cây xay, phân chuồng, lá mục, than gỗ xay, v.v.. (hình 5: vỏ cây thông xay và đã qua xử lý - phân hủy).
Bonhe
Có thể xem đất trồng như một môi trường gồm 3 thành phần:Tại sao đất trồng cần có những khoảng trống?
Khoảng trống trong đất trồng giúp thoát nước, dự trữ ẩm độ, chất dinh dưỡng và là chỗ để trao đổi khí cần cho bộ rễ.
Bonhe
Cám ơn bác Minh Xuân.Có thể xem đất trồng như một môi trường gồm 3 thành phần:
- Phần rắn hay phần đất nền.
- Phần lỏng hay phần nước (dung dịch đất)
- Phần khí là phần còn lại.
Cân bằng giữa ba phần này tạo nên tính chất của đất đối với cây trồng (tính màu mỡ của đất). Vì thế khi pha đất phải tính cả 3 phần này thì cây mới sống tốt.
Hi Ngwabi, đá hoa cương thì quá nặng. Cách đây khoảng nửa năm, có một người cho tôi một bao DG, nhưng rồi chỉ dùng một lần thôi, vì nó quá nặng so với turface. Không biết bạn có dùng thử turface MVP chưa, rất tốt.chào bonhe cây thông thì không thèm chỉ thèm cây hồng vàng phía sau kia kìa hôm kia đi qua chổ anh nhưng không có thời giờ ghé thôi đợi dịp khác ghé . mấy ngày này ở Santa Ana lạnh hơn trên River side nhiều . bên anh trồng đá núi lữa được chứ bên em mà trồng khi trời lạnh xuống chết là cái chắc bên em thi đá hoa cương nhiều hơn và cám ơn anh về thông tin & bài viết bữa nào mời đi ăn cá nướng hen ngay góc đường busha & bolsa