Loanh Quanh với cái Mỹ

vanflorida

Thành viên
Mình mở tiêu đề này cách đây đã 5 giờ trong trương mục Thư Giãn. Không biết vì sao mà chỉ nhận được tin nhắn "không biết chủ biên" và không hiển thị trong mục Bài Viết mới. Mình xin đăng lại, có gì sai sót xin các Moderators tha thứ giùm, vì mình cũng còn là tân binh trên DĐ và đây chỉ là tiêu đề thừ 2 mình khởi. Và nếu có sự trùng lập, xin Moderators xóa giùm ở phần đăng bị lổi. Mới nói về cái Mỹ là có vấn đề, chắc sẽ ăn gạch ăn đá dài dài.

Thưa các bậc chú bác cùng các anh chị em, xin cho mình gọi chung là Bạn để tiện bề xưng hô ngắn gọn.

Loanh quanh đi tìm cái mỹ như đã nêu dưới cái tên của mình, mà thật ra đó đâu phải là một việc làm từ sở thích. Rốt cục sau mấy mươi năm trong cuộc sống, với mình, tìm cái mỹ thì hình như mình đang đi tìm... mình. Các Bạn có cùng sự loanh quanh lẫn quẫn như vậy không? Theo mình nghĩ, cái mỹ nó vô cùng, và trong khuông khổ nhỏ hơn là Bonsai, cái mỹ trong Bonsai cũng như cái bóng, người khác có thể “dẫm” lên được, nhưng mình thì chẳng bao giờ nắm bắt được. Hôm nay để khởi đầu trình bày cái việc loanh quanh tìm cái mỹ, mình xin đăng một số bài tản mạn thâu lượm trên các trang Web hay trong sách báo bằng tiếng Anh, nếu điều kiện thời gian cho phép, sẽ dịch ra từ từ để trình bày với các bạn. Mong sao các Bạn đọc qua các bài dịch từ các tác giả, phán cho vài lời về sự cảm thụ của các Bạn như thế nào, và xin các Bạn chân thành luận bàn với nhau. Trong sự hiểu biết hạn hẹp, nếu có gì bổ sung được cho câu chuyện thêm đượm đà, mình sẽ cố gắng; còn không, xin lắng nghe bàn luận từ các Bạn để khai quang vùng u tối trong tâm thức của mình về cái mỹ. Xin lỗi các Bạn vì dùng chữ mình hơi nhiều, khó mà trình bày được câu chuyện nếu không đã động đến cái TÔI – LỪA DỐI của mình.

Và đây là bức hình lượm được trên mạng nói lên cái TÔI – LỪA DỐI, mình dùng làm chân dung avatar trong các trang trên mạng xã hội.

 
Last edited:

Juniperus

Thành viên
Bác có tâm hồn ưu nhã lại thêm cảm nghiệm nữa thì đã có cái Mỹ bên trong sẵn rồi chẳng qua tìm công cụ thích hợp hiện sinh ra nữa thôi.
 

vanflorida

Thành viên
Trả lời: Re: Loanh Quanh với cái Mỹ

Bác có tâm hồn ưu nhã lại thêm cảm nghiệm nữa thì đã có cái Mỹ bên trong sẵn rồi chẳng qua tìm công cụ thích hợp hiện sinh ra nữa thôi.
Cảm ơn anh Ju, mình đăng tiêu đề này hy vọng kéo được anh và các Bạn thâm niên đã chia sẻ rất nhiều trong các bài viết trước đây mà mình vô cùng cảm tạ đã giúp ngắn lại cái chạy loanh quanh của mình. Hy vọng anh dành ít thời gian làm sáng thêm những điều mình sắp trình bày, mê tít thò lò các bài anh đã viết trước đây ấy thôi.
 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Đễ bắt đầu câu chuyện ý niệm về mỹ, xin trình bày đến các Bạn theo lần lượt 3 bài viết của cha đẻ trường phái mô phỏng tự nhiên (naturalistic) cho Âu châu, ông Walter-Pall.

1 - Truyền Thống trong Bonsai
2 - Cuộc bàn luận vô bổ về phong cách Bonsai
3 - Nếu phong cách “truyền thống” không có mặt trong Bonsai?

Các bài viết này nằm trong trang Blog của ông, các bài viết của ông đã được các người chơi Bonsai từ các nước khác xin chuyển ngữ sang ngôn ngữ của họ. Ông cho phép dịch, nhưng phải tôn trọng để cái Link nối kết nguồn gốc của nó.

http://walter-pall-bonsai.blogspot.com/

Mình sẽ dành thời gian giữa các bài dịch để các Bạn góp ý càng nhiều càng hay, và cũng từ từ dịch đễ không vô tình làm thoát ý trong quá trình biên dịch, Các sai lầm cũng không thể tránh được, xin ráng thật cẩn thận vậy.


Truyền Thống trong Bonsai
Tradition in bonsai

Viết 2002
Walter Pall

Đối với tôi, mối quan hệ với truyền thống trong bonsai không mấy rõ ràng. Nhất là trên nền tản truyền thống được xây dựng lên, nơi xuất nguồn cho bonsai như chúng ta thấy hiện nay. Theo nhiều người họ cho đó là nền tản bonsai, và nền tản đó không thể nào khác được; theo truyền thống, bonsai là môn nghệ thuật đỉnh cao, đã lan rộng trong từng ngõ ngách trên thế giới bất di bất dịch.

Tôi tin rằng mỗi ai hâm mộ bonsai điều cần học và hiểu nhiều về truyền thống của bonsai, đó là điều thiết thật. Theo cách gọi “bonsai cổ điễn” sẽ bao gồm tất cả những gì ta gọi là truyền thống. Theo truyền thống, những chuẩn mẫu cổ điễn, được kiến tạo theo phong cách cổ điễn. Đó là phong cách đễ đạt được điều lý tưởng khi trồng một bonsai; là sự trừu tượng tối hậu cho tiêu chuẩn khi trồng bonsai. Ai muốn tạo tác một tác phẩm bonsai điều cần học và hiểu cách kiến tạo bonsai theo chuẩn mẫu truyền thống, theo tinh thần cổ điễn. Ngoài vấn đề kiến tạo phong cách cho cây, kèm theo là vô số các điều lệ truyền thống trong bonsai. Như chậu và phong cách của chậu được làm ra, kiểu mẫu khi chưng bày một tác phẩm bonsai trong không gian nhỏ (tokonoma), chân đôn, cùng các hiện vật chưng bày phụ như cây cỏ, tranh ảnh… Trong linh hồn của nghệ thuật Đông phương, tất cả các vấn đề nêu trên là một sự đòi hỏi cần thiết phải tuân thủ nếu muốn kiến tạo một kiệt tác theo tinh thần truyền thống. Bất kỳ một sự phân rẽ nào từ đường lối này phải cần đặt câu hỏi tại sao.

Nhưng nếu nhìn mặt dưới của đồng xu, thì truyền thống của mặt trên không phải là của tôi. Đó là truyền thống Đông phương, hay nói kỹ hơn là truyền thống của người Nhật. Tôi hoàn toàn có một sự kính nể cho sự cao siêu trong truyền thống đó, nhưng tôi cũng tự hỏi trên phương diện trong phần thế giới của tôi đang sống có nên tuyệt đối tuân thủ theo truyền thống không phải từ đất nước của tôi, nếu theo như vậy, nó có đáng thời gian để tôi chạy đuổi theo truyền thống đó. Thật ra, tôi chũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, vì tôi phủ nhận nó. Tôi tin tưởng rằng truyền thống của người Nhật cần đặt vào vị trí đầu tiên khi muốn bước vào môn nghệ thuật này, và tiếp tục là những bước tiến diễn sau đó. Nếu người phương Tây cứ tiếp tục sao chép những kiệt tác (masterpieces) của người Nhật, bonsai không phải là bộ môn nghệ thuật phổ cập cho toàn thế giới. Sao chép không bao giờ được chấp nhận là nghệ thuật theo truyền thống phương Tây.

Một nghệ nhân phải vận dụng tư tưởng hoàn toàn vào sự sáng tạo nằm ngoài sự sao chép, phải định hướng cho sự sáng tạo của riêng mình, và sự sáng tạo ấy nếu được chấp nhận, có sự trường tồn, biết đâu dần dần cũng trở thành truyền thống. Vấn đề trọng điểm là có nên đặt câu hỏi cho những triết lý ẩn ngầm được che đậy bên trong truyền thống để tạo một bonsai lý tưởng. Tôi dư biết rằng khi đặt ra câu hỏi này sẽ mở cánh cửa cho biết bao điều thị phi vô lý cùng những sự kiến tạo kỳ quặt. Tôi cũng dư biết khái niệm nêu trên sẽ không giúp được gì cho những ai còn chập chững trong bộ môn này và đang tìm cho mình một sự trấn an. Nhưng dồng thời nó cũng mở cánh cửa cho chúng ta ít nhất cho phép chúng ta sáng tạo nghệ thuật chứ không phải chỉ tuyền sao chép. Một nghệ nhân phải, luôn luôn, có một sự tôn trọng tuyệt đối với các bậc tiền bôi và những vị thầy của mình.
 
Last edited:
Rất cám ơn anh Thành đã chia sẻ.Hy vọng những "đóng góp" của anh sẽ giúp nhiều ace có thêm "hành trang" trên con đường dài thòn này...
 

soncm

Thành viên tích cực
Đi ( tìm cái mỹ thì hình như mình đang đi tìm... mình. )
Đôi khi bất chợt nhìn ra cái mỹ của chính mình rồi...
Nhưng không ngờ xấu quá nên cũng chẳng dám nhìn ...luôn ! kkkkkkkkkkkk:)):)):)):)):))
 

NDQ

Thành viên
Có cảm giác diễn đàn đang trở lại với những bài viết hay, AE cùng chia sẽ, học hỏi để tìm ra cái 'Mỹ' của riêng mình....
 

vanflorida

Thành viên
Cảm ơn anh Ju, anh Dũng, anh Sơn:">, và anh Quang gởi lời động viên. Và xin đăng bài kế tiếp:



Cuộc bàn luận vô bổ về phong cách bonsai?
Worthless discussion about bonsai styles?

http://walter-pall-bonsai.blogspot.com/
Viết tháng 1 2011
Walter Pall

Cách đây vài năm, tôi có cơ duyên trò chuyện với ông Kimura và hỏi ông đôi điều. Lổn ngổn trong vài điều hỏi ông, tôi có hỏi : Thưa ông, ông là người khởi đầu phong trào cho những gì mà bây giờ người ta gọi là phong cách bonsai hiện đại (modern bonsai style), nguyên nhân và đông lực nào cho đều ấy xãy ra? Ông Kimura trả lời đại loại như vầy: “Tôi không khởi đầu một thứ gì cả, những gì tôi đã làm và đang làm luôn luôn nằm trong phong cách bonsai truyền thống.” Những trò chyện sau đó, ông Kimura cũng tránh né tranh luận thêm về vấn đề này.

Ryan Neil, một học trò người Mỹ theo học ông Kimura tại Nhật sáu năm, gần đây khi hỏi về phong cách cũng có phát biểu một cách miễn cưởng đại khái như vầy: “Ở Nhật, về vấn đề phong cách theo tư cách phong trào không là vấn đề để tranh luận. Họ chỉ thiết kế bonsai, không cần mạn bàn bonsai là một bộ môn nghệ thuật hay không.” Ryan, thông thường cởi mở trong những vấn đề khác, hình như cũng không muốn bàn luận về phong cách bonsai. Boon, một người cũng sang Nhật học bonsai trong một thời gian dài và một trong những ngôi sao ở Mỹ hiện nay, có nhiều lần phát biểu khi hỏi về phong cách trong bonsai: “Những tranh luận về phong cách bonsai chỉ là đều làm dư thừa và phản tác dụng. Không có ‘phong cách’ trong bonsai, chỉ có bosai đẹp hoặc không đẹp.”

Chúng ta có thể kết luận rằng ít nhất ba nhân vật rất quan trọng trong thế giới bonsai hiện nay có cùng chung một lối suy nghĩ về vấn đề phong cách trong bonsai. Những gì họ phán điều có đủ quyền lực. Vậy, tôi cũng tin chắc rằng ai cũng có thể tìm ra hàng tá những người có trọng lực trong thế giới bonsai cùng có suy nghĩ như vậy. Khi vấn đề phong cách được nêu trên mạng, luôn luôn có những nhân vật nặng ký dập cánh cửa và nhấn mạnh đó chỉ là điều làm vô hiệu quả. Trong khi có thể gọi những nhân vật nầy là những nhân vật rường trụ ‘fundamentalists’ và có thể nói một cách không công bằng rằng tất cả những nhân vật rường trụ từ chối trong vấn đề tranh luận này. Tuy nhiên rõ ràng cũng có một số đông những người không đồng quan điểm rường trụ, nhưng họ cũng là những nghệ nhân khá thành công trong nghệ thuật bonsai.

Như vậy ta có nên ngừng tranh luận ‘tất cả vấn đề dư thừa’ hay không? Tóm lại, câu nói của Boon bao gồm tổng thể: “Chỉ có bonsai đẹp, hoặc không đẹp.” Vậy, ta có thể nhìn nhận trên nhiều phương diện khác : Trong âm nhạc phong cách là dư thừa, chỉ có nhạc hay hoặc dở. Làm ra sự khác biệt trong các món ăn cũng là dư thừa, chỉ có món ăn ngon hoặc dở. Bằng cách tranh luận như vậy, một người có thể tiếp tục câu nói kỳ quặt như vậy cho từng lãnh vực.

Sự suy nghĩ của tôi như thế nào trong vấn đề này, và tại sao tôi hay bàn luận đến nó? Thật tình, trong khoảng thời gian dài trang trải trong mảnh vườn trồng của tôi, cũng chỉ cố gắng trồng bosai sao cho đẹp. Tôi cũng có được sự may mắn là không cần phải bán đi các cây tôi trồng. Vì vậy tôi có thể kiến tạo những gì tôi thích chứ không cần suy nghĩ người khác thích như thế nào. Tôi thật tình cật lực kiến tạo làm sao cho hoàn hảo và cả khoảng thời gian dài mới thuyết phục với chính tôi trong sự tương đối hoàn chỉnh. Khi đạt được gần đỉnh điểm như vậy tôi đem ra chia sẻ kết quả với mọi người. Hầu như mỗi lần chia sẻ như vậy, tôi điều nhận vài nhát búa của vài người. Thường họ hỏi làm sao tôi kiến tạo một cây tồi tệ như vậy mà gọi đó là ‘nghệ thuật’ – và những điều đại khái như vậy. Mỗi lần như vậy thôi thật sự rúng động khi thấy sự chia sẻ vô hại tôi nghĩ là đẹp kết cục trong những cuộc chiến cho nhiều đối tượng trung thực và quái quắt.

Với kinh nghiệm nhiều lần như vậy làm tôi suy nghĩ nhiều về thị hiếu(taste) trong bonsai. Kết quả dẫn đưa tôi viết nguyên bản, bây giờ gần như huyền thoại, ‘phong cách và kiểu mẫu’(styles and forms). Sau đó tôi viết nhiều về hai thứ này. Tất cả không kết quả và chả đáng một xu? Như vầy, tôi đi đến một kết luận, để nhận thức sự khác biệt trong phong cách âm nhạc và ẫm thực là một điều cần thiết, thì nó cũng cần thiết trong những phong cách của bonsai. Nó cho ta khả năng thảo luận một cách thông minh, để kiến tạo một luật lệ thông thường ai cũng có thể hiểu, không cần khi bắt đầu cuộc thảo luận phải giải thích sự suy nghĩ của mình.

Nếu gọi tuyền là “thức ăn” chắc là không đủ sự riêng biệt cho cuộc bàn luận, để rõ ràng và chi tiết hơn tôi ví dụ gọi là “thức ăn Ý – món mì sợi sốt cà (spaghetti) – nguyên gốc từ Ý”. Bàn luận bonsai thật sự dể dàng hơn nếu ai cũng có thể hiểu như ví dụ khi gọi cụm từ “bonsai hiện đại – theo ngạn ngữ Ý” **. Thật ra, gọi vậy thì chẳng ai hiểu mình nói cái gì. Gần đây tôi cũng ngộ ra một diều: Các nghệ nhân tốt nhất là chẳng cần quan tâm gì trong vấn đề bàn luận này, chỉ cần làm công việc họ đang cố gắng làm. Họ có quyền từ chối thảo luận theo một cách hệ thống hóa như vậy. Nhưng những người khách quan không chuyên môn thì cần sự phân biệt từ ngữ của một hệ thống để khi bàn thảo biết mình đang nói riêng về cái gì. Nên theo tôi là đừng nên nghe các ông nghệ nhân, những người có trọng lực. Vì các vị ấy chỉ nói về sự việc cá nhân của họ và cũng chẵng cần quan tâm đặt nặng các vấn đề.




** “bonsai hiện đại – theo ngạn ngữ Ý” là gì? Trên là tác phẫm thành danh của Enrico Savini. Đây là tôi muốn nêu về cách gọi theo hệ thống. Vậy tại sao là hiện đại và gì là ngạn ngữ bonsai? Tuyệt! Bây giờ chúng ta có thể trò chuyện một cách rỏ ràng hơn.
 
Last edited:

GioNui

Moderator
...theo tôi là đừng nên nghe các ông nghệ nhân, những người có trọng lực. Vì các vị ấy chỉ nói về sự việc cá nhân của họ và cũng chẵng cần quan tâm đặt nặng các vấn đề.
Walter Pall nói như vậy, còn Colin Lewis thì nói:

"Nghệ thuật Bonsai nó không nằm trong những nghệ nhân, không nằm trong các vị tiếng tăm xa xôi tứ phương kiếm sống..."

Phải chăng 2 vị trên - những người tiếp xúc với nhiều bậc thầy Bonsai trên thế giới - hiểu rõ mặt trái của tầng lớp mà nhiều người ngày đêm theo đuổi Bonsai vẫn đang ngưỡng mộ và tôn thờ không chọn lọc?
 

Thai tue

Thành viên tích cực
[FONT=&quot]Cảm ơn anh đưa ra chủ đề này.

"tôi có thể kiến tạo những gì tôi thích chứ không cần suy nghĩ người khác thích như thế nào"

Em thích câu này, nó đúng nghĩa giải trí đối với với một người chỉ tạo tác để làm thú vui cho mình

[FONT=&quot]Có lẽ như vậy thì nó sẽ cho ra kết quả như viết ở trên:
[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]"c[/FONT][FONT=&quot]á[/FONT][FONT=&quot]i m[/FONT][FONT=&quot]ỹ[/FONT][FONT=&quot] trong Bonsai cũng nh[/FONT][FONT=&quot]ư[/FONT][FONT=&quot] c[/FONT][FONT=&quot]á[/FONT][FONT=&quot]i b[/FONT][FONT=&quot]ó[/FONT][FONT=&quot]ng, ng[/FONT][FONT=&quot]ườ[/FONT][FONT=&quot]i khác có th[/FONT][FONT=&quot]ể[/FONT][FONT=&quot] “d[/FONT][FONT=&quot]ẫ[/FONT][FONT=&quot]m” lên đ[/FONT][FONT=&quot]ượ[/FONT][FONT=&quot]c, nh[/FONT][FONT=&quot]ư[/FONT][FONT=&quot]ng m[/FONT][FONT=&quot]ì[/FONT][FONT=&quot]nh thì ch[/FONT][FONT=&quot]ẳ[/FONT][FONT=&quot]ng bao gi[/FONT][FONT=&quot]ờ[/FONT][FONT=&quot] n[/FONT][FONT=&quot]ắ[/FONT][FONT=&quot]m b[/FONT][FONT=&quot]ắ[/FONT][FONT=&quot]t đ[/FONT][FONT=&quot]ượ[/FONT][FONT=&quot]c"[/FONT]
 
Last edited:

luuvietvu

Thành viên
Lau lắm rồi em mới đọc lại 1 bài dịch rất hay ( nhớ nhớ chú vũ hưng cũng có nhiều bài dịch rất hay) d đ đang trở lại, rất mong điều đó, vì BF giờ nhàm, lên FB chỉ toàn bán cây, 100 người chơi lên thì có tới 80 người bán, bán cây trên d đ còn phải chụp 4 mặt, bán trên FB chụp có 1 mặt( nhiều người mua bảo cho thêm thì chủ bảo cho thêm hình tăng thêm tiền)
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Lên mạng là phải đúng chính tả he he. Loanh Quanh sao quanh lại viết hoa. Mỹ phải có môi trường riêng của nó, tài liệu dịch dĩ nhiên là môi trường dịch. Như Mỹ Tho hay Mỹ Đình, Mỹ Tiến, Mỹ Tâm, Mỹ Kim usd hay Mỹ Thuận ...
 

NDQ

Thành viên
Re: Trả lời: Loanh Quanh với cái Mỹ

Lên mạng là phải đúng chính tả he he. Loanh Quanh sao quanh lại viết hoa. Mỹ phải có môi trường riêng của nó, tài liệu dịch dĩ nhiên là môi trường dịch. Như Mỹ Tho hay Mỹ Đình, Mỹ Tiến, Mỹ Tâm, Mỹ Kim usd hay Mỹ Thuận ...
E cũng đồng ý với Bác Huân về lỗi chính tả. Nhưng Bác có thể inbox riêng với Chú Vân về vấn đề này. Lâu lắm rồi em mới đọc được 1 chủ đề hay. Ae có chuyện gì thì góp ý riêng thì hay biết mấy...
 

NDQ

Thành viên
Chắc rằng nhiều người đến với Bonsai trong sự tình cờ, cảm nhận vẻ đẹp trong một phút giây choáng ngợp nào đó... Chắc rằng với bề bộn, lo toan cuộc sống, cái "Mỹ" đơn giản với nhiều ... - người mới, không được đào tạo bài bản - chỉ đơn giản nhìn thấy đứa con tinh thần thay đổi vẻ đẹp theo thời gian... Hóng chủ đề Chú Vân để làm hành trang trong chặn đường chơi "Cây" đối với em.
 

vanflorida

Thành viên
Lên mạng là phải đúng chính tả he he. Loanh Quanh sao quanh lại viết hoa. Mỹ phải có môi trường riêng của nó, tài liệu dịch dĩ nhiên là môi trường dịch. Như Mỹ Tho hay Mỹ Đình, Mỹ Tiến, Mỹ Tâm, Mỹ Kim usd hay Mỹ Thuận ...

Bác Huân là người đầu tiên chỉ cái sai cho mình trong chủ đề này nhá, cảm ơn bác rất nhiều. Mình luôn nghĩ là nên mở lòng ra với các chỉ trích và phản biện, nếu các lời chỉ trích ấy trung thực đúng đắn sẽ giúp cho mình thấy vấn đề theo một khía cạnh khác. Con người cũng như xã hội, nếu muốn phát triển bền vững, phải biết lắng nghe các lời chỉ trích mới có thể cải chỉnh hoàn thiện cuộc sống cùng mọi người chứ không chỉ cho riêng mình. Lời chỉ trích làm mình khôn lớn, và người chỉ trích thường có tấm lòng vì đôi lúc chấp nhận hy sinh cả tính mạng để được nói lên sự thật. Lời khen khi nghe cũng làm mình bẽn lẽn không dám nhận.... vì muốn được nghe thêm lần nữa.

Đáng lẽ viết hoa hết: Loanh Quanh Với Cái Mỹ, nhưng thấy như xáng vào mắt và cái tôi bự xư nên giảm lại. Cái mỹ, cũng như cái ý, cái tư duy, cái suy nghĩ tất cả là ý niệm chứ không là một tên riêng, suy luận như vậy không biết đúng không? Thì thầm bên tai nói nhỏ với bác nhé, tiếng Việt mình chỉ trình độ lớp 7, bây giờ nhờ DĐ có cơ hội đọc tiếng Việt nhiều hơn nên cũng đã khá hơn cách đây mấy tháng trước. Trước đây, đôi lúc cả tháng hoặc cả năm không đụng được chữ nghĩa tiếng Việt. Nếu bác tiếp tục chỉ các điễm sai cho mình, mình sẽ cảm ơn bác rất nhiều.
 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Cảm ơn các Bạn đã đọc và gỡi ý, rất vui khi thấy nhiều Tên-Nick thân quen đã đóng góp rất nhiều trên DĐ. Xin đăng tiếp bài thứ 3 của ông.

Nếu phong cách “Truyền Thống” không có mặt trong bonsai?
What if 'Traditional 'Bonsai Style did not exist?

Được ấn hành trong
Art of Bonsai Project dưới tên 'Eristic'
by Walter Pall

Qua một số nhìn nhận để tôi kết luận rằng: Không có cái gì để gọi là truyền thống (traditional) trong bonsai cả, truyền thống chẳng qua thường dùng như đồng nghĩa với bonsai cổ điển (classical).

Hãy nhìn các bonsai “cổ điển” trong quá trình phát triển của chúng theo thời gian. Ta có thể tìm các bonsai cổ điển bằng cách nào? Cứ theo các cuốn sách của Kokufu-ten (**) được xuất bản từ trước đến nay. Nếu bạn có cơ hội để nhìn các cuốn được ấn hành trước thế chiến thứ II, bạn sẽ thấy hầu hết các cây được chưng bày trong thời điểm ấy chẳng giống các cây “cổ điển” như bây giờ. Thật tình, đại đa số các cây lúc ấy có thể bị đánh giá là yếu kém so với các cây thời điểm bây giờ. Và sau đó, nếu bạn xem những cuốn sau đệ nhị thế chiến, trong những thập niên 60 và 70, các bonsai được chưng bày trong thời kỳ này rất giống như các bonsai bây giờ người ta gọi là “Phong cách Truyền thống Cổ điển – Classical Traditional Bonsai Style” từ các người phương Tây (nhưng ở Nhật thì họ không gọi vậy!). Qua thời gian, bonsai có thay đổi trong vấn đề cảm nhận, và trong các cuốn được ấn bản trong vòng mười năm nay, các bonsai cũng qua thêm những rất nhiều thay đổi. Những gì nhiều người hiện thời gọi là cây cổ điễn thật ra là những cây cổ điễn của cuối thập niên 70 và thập niên 80. Nếu đem cái mốc thời gian đê so sánh sự chuyển hóa của bonsai với các môn nghệ thuật khác, khoản thời gian ấy rất ngắn ngũi. Nhưng theo một số người, bonsai “cổ điễn” đã cũ mèm.

Nhìn các cây được kiến tạo và chăm sóc ở Nhật gần đây. Những cây ấy đâu có giống như những gì đã được chỉ dạy theo phong cách bonsai “truyền thống”? Các cây ấy hầu như chẳng thấy có mang nề nếp truyền thống. Tôi không phải đang nói về các cây do đám trẻ học trò của ông Kimura làm ra, và tôi cũng không phải đang nói về các các cây từ các nhân vật nghiêng nặng về kiễu mẫu hiện thời (contemporary). Tôi muốn nói đến các cá nhân luôn nhấn mạnh rằng những gì họ học được và những gì họ đang làm là bonsai “thuyền thống”.

Tôi có cơ hội phỏng vấn ông Kumura khi ông biểu diễn trước công chúng cách đây hai năm. Tôi có hỏi ông một câu theo đường hướng “sao phong cách trên các tác phẫm của ông khác nhiều so với những gì chúng tôi học được theo truyền thống?” Ông Kimura một mực trả lời rằng những gì ông đã và đang làm là “truyền thống”. Và ông cũng nhấn mạnh rằng ông cùng chung đường hướng cổ điển và những gì ông làm có thể chỉ chăm chút chi tiết hơn, kỹ hơn. Vậy ư, tôi thì hoàn toàn không nghĩ vậy.

Vậy thì cái gì là “truyền thống, cổ điễn” trong bonsai, nếu những kiễu dáng quá khác biệt với nhau. Và ngay cả dám thay đổi, thăng tiến.

Truyền thống, cổ điễn, đồng nghĩa với sự ổn định cục bộ cho nhiều người. Đó là những gì ta có thể ngoái nhìn và tôn vinh, chiêm ngưỡng mãi mãi. Vậy thì những bonsai đã được từng gọi là những kiệt tác cổ điễn đỉnh điễm thật ra cứ thay đổi không ngừng. Điều đó không thể xãy ra, hay như thể nào?

Tại sao cũng có thể khẳng định rằng những kiễu mẫu khác nhau được tạo tác nơi phương Tây (bên ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp ở Nhật) và được gọi là “truyền thống”, và những gì như ta thấy ở Nhật bây giờ cũng gọi là “truyền thống”?

Tôi nghĩ chúng ta cũng thấy ít nhiều một số phong cách khách nhau nhưng được quy về một mối dưới cái dù “truyền thống”. Tôi thấy ít nhất là hai: Phong cách truyền thống phương Tây và phong cách truyền thống người Nhật.

Nếu những điều diễn bày này làm cho bạn ngạc nhiên, không những bạn mà tôi cũng ngạc nhiên đấy thôi.



Ghi chú - **Kokufu-ten là tổ chức triễn lãm bonsai lớn nhất ở Nhật, và đã hình thành gần cả trăm năm rồi. Hàng năm qua các chọn lọc kỹ càng, các cây được tuyễn chọn tham dự cuộc thi điều được chụp hình và in thành sách làm tư liệu.
 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Toàn chữ là chữ, nếu các Bạn đã chịu khó đọc hết 3 bài của ông Pall, có nghĩa lòng đam mê về bonsai còn cháy bỏng.

Vậy sau 3 bài viết trên ta có thể đúc kết được những gì? Xin lắng nghe những suy nghĩ của các Bạn, sẽ làm lóe lên rất nhiều điều. Xin các Bạn cứ mạnh dạn, nghệ thuật là trò chơi ý niệm chẳng có gì đúng sai cả.

Mình sẽ nấn ná chờ ý kiến từ các Bạn, nếu được nghe càng nhiều càng nhanh thì mình xin sẽ trình bày các phần tiếp theo, mong các Bạn góp thêm lữa. Nếu thấy ít cảm nhận từ các Bạn, có thể ngôn từ cùng cách trình bày mình dùng trong quá trình biên dịch có dài dòng luộm thuộm lắm chăng?
 
Last edited:

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Trên nói rồi ông Pall hay ông gì, Mỹ phải có môi trường của nó dù cổ điển phương Tây, hay Nhật thế Việt Nam không có cổ điển hay sao cần gì phải đọc tới 3 trang cây Bắc cây Nam cũng vậy thôi đừng vội nghĩ Mỹ Tho, Mỹ Đình là nói chơi. Bác viết hoa hết càng đi luôn, bởi nó thành cụm danh từ ( tức là bác đã định đưa cái bài dịch đó ngay từ đầu rồi còn bàn bạc gì ) chứ không phải suy tư của cái tôi nữa.
 

bonsaichuthoong

Thành viên Mua Bán
Cám ơn chú đã chia sẻ bài viết cũng như tâm huyết của chú đã chia sẻ ,rất hữu ích cho các ae học hỏi và mở rộng thêm kiến thức.
 
Top