Loanh Quanh với cái Mỹ

vanflorida

Thành viên
Trả lời: Re: Loanh Quanh với cái Mỹ

Ryan nói rất hay!

Nhớ lại cái thời xin làm đệ tử của ông Kimura, cứ mỗi tháng Ryan viết một lá thứ tới ông Kimura để xin học. Đến lá thư thứ 18, tức là 18 tháng sau, anh ta mới được ông Kimura chấp thuận cho vào học. Bản thân trong con người Ryan đã có tính kiên trì nhẫn nại. Đó là căn bản để sau này qua Nhật, trải qua thời gian cực khổ về khác biệt văn hóa ở cái thuở ban đầu, Ryan đã dần dần thấm được cái tư tưởng của người á đông để truyền vào tác phẩm vẻ đẹp sâu kín, mà chúng ta hay gọi là "Hồn" ấy.
Cảm ơn Bạn Gió Núi góp ý. Có lẽ qua các bài viết trước đây của chú Hưng, chúng ta cũng biết khi Ryan đến học với ông Kimura, anh chàng thấy khổ sở và tuyệt vọng khi thấy thầy như ruồng bỏ mình. Một năm đầu, công việc chỉ mỗi vấn đề là ngồi ở ảng nước giặt các giẻ lau chùi chứ không cho làm việc gì khác, đây cũng là cách ông Kimura dạy cho Ryan bài học đầu: Tiên học lễ, hậu học cắt cây. Ông Kimura cũng biết bản chất của những chàng Mỹ con, tự do phóng khoáng – dân ta là bá chủ thiên hạ. Thật ra lúc đầu ông Kimura cười với khái niệm đem thằng Mỹ con vào trong vườn khi ông Ben Oki xin một xuất học cho Ryan khi thăm và gặp ông Kimura. Có lẽ chắc cũng chẳng muốn hao hơi tổn tiếng, nhưng cũng vì tò mò sau 18 lá thư xem cái thằng này kiên quyết như vậy nhưng khi đụng lữa chịu được bao lâu, ông nghĩ chắc sau 1 năm nhiều lắm là 2 cho ăn chỉ rau với gạo là nó bỏ chạy mất dép khi đêm đêm nằm mơ tưỡng những đĩa Bí-tết tràn ngập bên xứ Mỹ. Thật ra Ryan cũng là đứa lì lợm ngang bướng, qua các bài phỏng vấn ông Kimura trên video, ông ít nhắc Ryan hơn các học sinh khác. Theo như Taiga Urushibata, Taiga là lớp học sinh đàn em của Ryan, kể về quá trình học với ông Kimura, khi thấy sự vật màu đen nhưng nếu thầy nói trắng, tức là nó trắng miễn cần phãi hỏi thầy tại sao, ấy là tinh thần răm rắp tuyệt đối nghe theo thượng cấp trong xã hội người Nhật.

Nhưng phải nói rằng Ryan là người học trò có khả năng nhất trong đám học trò của ông Kimura, chỉ sau 5 năm rời thầy Ryan đã thành lập khu vườn Bonsai Mirai với những tác phẫm mang tầm cở đáng nể. Không những vậy, Ryan đã một mình gánh vác và tạo ra khá đình đám trong cuộc triển lãm Artisians Cup tháng 9-2015, Artisians Cup sẽ được tổ chức ở Sidney – Úc vào 2020. Thích hay không thích là một chuyện, có một người học trò làm được những điều trong một thời gian ngắn như vậy cũng đáng nể cho tâm sức miệt mài với công việc để nối tiếp sự nghiệp của thầy. Ông Walter Pall xếp các tác phẫm của ông Kimura vào phong cách Hiện Đại (Modern Style), nếu vậy thì Ryan có số lượng tác phẫm tầm cở mang phong cách Hiện đại hiện nay chỉ sau ông Kimura. Những gì ông Kimura lưu truyền cho Ryan thì nó đang lớn dần và đang thay đổi sắc diện và gây ảnh hưỡng lớn trên bộ mặt Bonsai ở Mỹ hiện nay. Có thể nói trong tương lai, phong cách Hiện đại sẽ là những gì đại diện cho nền bonsai Mỹ.

Vậy có phải Ryan đã bước qua được cái lằn ranh Loanh Quanh của ông Walter Pall?
Cũng nên nhắc lại phần này của ông Pall: Một nghệ nhân phải vận dụng tư tưởng hoàn toàn vào sự sáng tạo nằm ngoài sự sao chép, phải định hướng cho sự sáng tạo của riêng mình, và sự sáng tạo ấy nếu được chấp nhận, có sự trường tồn, biết đâu dần dần cũng trở thành truyền thống. Vấn đề trọng điểm là có nên đặt câu hỏi cho những triết lý ẩn ngầm được che đậy bên trong truyền thống để tạo một bonsai lý tưởng.

Cái Loanh Quanh là ông Pall mặc dầu biết nó chứa đựng một triết lý ẩn ngầm, khổ nỗi ông mơ hồ về sự ẩn ngầm ấy. Mà làm sao trách ông được trong sự mơ hồ ấy, chỉ đâu riêng gì ông, cả xã hội phương Tây có được bao nhiêu người biết cái triết lý ấy. Không biết cái triết lý ấy không đồng nghĩa sẽ kém đi trên phương diện nhìn nhận sự việc. Xã hội hay đất nước nào cũng vậy, khi đời sống đầy đủ để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống, con người có bản chất hướng mỹ hướng thiện. Mình nghĩ mỹ và thiện nó không tùy thuộc vào sự khác biệt về văn hóa hay tín ngưỡng, nó tùy thuộc vào sự nhìn nhận của con người.

Thế anh Thành có biết Ryan đã học được gì để truyền cái hồn vào tác phẩm như người á đông đang làm?
Sáu năm ăn chắc cũng không ít gạo rau từ đất người, một khoản thời gian không phải là ngắn. Như Ryan nêu, không có ai có thể giải thích học là học gì, nhưng rồi theo thời gian nó ngấm từ từ khá nhiều về cái gì gì ấy, ta cũng cảm được sự bàng bạc trong thâm tâm Ryan qua Video trên.
 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Loanh Quanh với cái Mỹ

Cảm ơn anh vanflorida
Cũng chỉ là chút tâm sự vài dòng cùng anh.
Khi thưởng thức nghệ thuật phải xem bằng tâm thức sáng suốt.
Mình cũng cần khiêm tốn tiếp thu, học tập cái hay cái đẹp của thế giới để bổ sung, hoàn thiện mình.
tạo được cái hồn cho tác phẩm. gạt đi những thể hiện thái quá mong muốn của riêng mình. Nên biết kết hợp với văn hóa bản địa làm nên cái hồn của Bonsai Việt Nam. Quá trình thời gian sẽ làm giàu thêm kinh nghiệm.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng”.
Có ai không học mà biết? Kiến tạo thì phải công phu, cầu kỳ, tốn kém, chắt lọc được những tinh túy mới đạt mức độ là nghệ thuật, nếu không chỉ là một thứ bình thường hỗn độn không hơn, không kém.


Cảm ơn ông Anh tận tụy. Người Mỹ thường nói một bức hình đáng giá 1000 chữ, vậy gởi ông Anh bức hình cây Sồi (Live Oak – Quercus virginiana ). Loại này mọc rất nhiều ở Florida, cây này trên 300 tuổi, phải hơn 1000 chữ chứ nhỉ?

Mình có nên cùng nhau khai thông những bế tắc còn tồn đọng giữa ranh giới với cá nhân, tập thể.
quan niệm và ý thức hệ nơi cộng đồng Bonsai hướng tới tương lai để cùng nhau phát triển nghệ thuật?
(Có lẽ suy nghĩ mình đi hơi xa vời quá). và cảm ơn bài viết của anh.


Đây là câu hỏi dành cho tầt cả các anh em trong nước, dĩ nhiên khi đến nước ta thì ngay cả các vị nguyên thủ của các quốc gia cũng quàng chiếc áo dài để nói lên sự tôn trong phong tục tập quán của quốc gia ấy. Còn khi ta đi ra ngoài thì sao? Cái khó là cần ăn mặc giống người ta nhưng vẫn nói lên được bản chất của chiếc áo dài đen khăn đóng hay chiếc áo bà ba nâu khăn vải.
 
Last edited:

soncm

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Trả lời: Loanh Quanh với cái Mỹ



Cảm ơn ông Anh tận tụy. Người Mỹ thường nói một bức hình đáng giá 1000 chữ, vậy gởi ông Anh bức hình cây Sồi (Live Oak – Quercus virginiana ). Loại này mọc rất nhiều ở Florida, cây này trên 300 tuổi, phải hơn 1000 chữ chứ nhỉ?
Thanks anh nhiều.
Nhìn hình này không chỉ hơn ngàn chữ mà lột tả hết được vẻ của cây.
Thật sự mình cũng không biết diễn tả như thế nào khi nói đến cái hồn của nó,
bởi dùng hơn ngàn chữ để nói về kiến tạo một cành thôi mình nghĩ cũng không đủ.





Chắc chắn chẳng ai không hiểu một điều ngọn cây có bao giờ đi tìm bóng tối để chui vào phát triển đâu?
Nhưng cũng đừng nghĩ các chi cành hướng xuống là sai.
" Bởi ngọn cành là tương lai, thân cành là quá khứ".
Qua thân cành ta cảm nhận được "mốc thời gian" thể hiện qua già nua nét cổ kính.
Hơn ngàn chữ cũng không đủ thôi thì có vài lời cùng ACE. cũng có thể là mình "ngộ nhận" chăng.

Việt Nam cũng đâu nhất thiết ai cũng phải đội nón lá?



Và Thế giới cũng đâu phải không đội nón là Việt Nam?




Rất cảm ơn bài viết của anh vanflorida
 
Last edited:
Top