"...Hồn ở đâu bây giờ???"

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trở lại với các con số tỉ lệ chúng ta hay dùng trong bonsai.
Nếu các bạn đọc vài lần chương 3 của sách ông Andy ( từ bài số 704 ),
chúng ta có thể thấy ngay : những người làm nghệ thuật bằng cây Bonsai
đã dùng hình ảnh cây cối trong thiên nhiên làm cơ sở. Thế nhưng (tương tự
những họa sĩ vẽ tranh phong cảnh) :

-chúng ta tự sắp xếp lại những phần trên cây để trông nó gọn gàng , thuận mắt,
mỹ thuật... (điều mà chúng ta hay gọi là : bố cục); chứ nào có phải cứ bắt chước
y hệt thiên nhiên là mỹ thuật đâu.
Hình ảnh thiên nhiên gây cảm hứng là điều tốt nhất.

-Trong khi tạo tác phẩm bonsai, chúng ta còn đưa vào đó những cảm xúc, cảm nghĩ
của cá nhân chúng ta. Thế nên, cái cây bây giờ sẽ trở nên "một tác phẩm diễn tả một
câu chuyện ẩn chứa xúc cảm con người". Nếu được như vậy: cái cây trở thành một
tác phẩm nghệ thuật (nghệ thuật =truyền đạt).

Để đạt được 2 chuyện trên, nếu ứng dụng những tỉ lệ ( kỹ thuật) liên quan đến tỉ lệ vàng,
chúng ta có thể "ăn gian một chút" khi phô diễn cây ra trước mắt người khác :

-ăn gian về kích cỡ,
-ăn gian bằng cách cho cây ngả ra trước,
-ăn gian bằng cách cắt tỉa tỉ lệ cành với thân,
-ăn gian bằng cách xếp cành nhặt dần ở phần ngọn thân,
-ăn gian bằng cách tạo một góc nhìn đặc biệt cho cây ( phép phối cảnh)...

Kể cả việc chúng ta diễn tả một vài chi tiết trên cái cây "hơi lố" lên một chút, cũng nhằm
để "đánh lừa " mắt người xem (chú ý chuyện này mà quên đi, hay bỏ qua chuyện khác).



Nói tóm lại, ông Andy, trong chương 3, đã giải thích rất rõ cho chúng ta thấy những
quy ước thẩm mỹ về tỉ lệ, cùng một vài thủ thuật, mà nếu khéo dùng, chúng ta có thể
dễ dàng biến một cây non trẻ thành một cây già lão "dưới mắt nhìn của một người
bình thường". Vấn đề chính yếu là khi dùng những "thủ thuật đó", cái cây bonsai của
chúng ta có nói lên được chuyện gì hay không ? (nghĩa là cây được kiến tạo có mục
đích truyền đạt điều gì đó, hay kể câu chuyện nào đó).

Cho nên, với hình ảnh cùng một cái cây (hình trên), khi được mô tả dưới 3 góc nhìn khác nhau
(xa, gần, cận cảnh), cây sẽ có 3 bộ dạng khác nhau. Vây thì :

-nếu bạn chọn "diễn tả cái cây ở cách xa", bạn nên uốn cái cây tương tự hình thứ nhất.
Một khi cây đã ở xa, vậy thì bạn không nên để cây lộ ra từng cái rễ hay rõ mồn một từng
cái lá (tính đồng nhất).

-tương tự, diễn tả cái cây hơi hơi xa, thân cành rõ nét hơn một chút, nhưng cũng chả thể
nào nên thấy rõ từng vết nứt trên vỏ ?

-còn như muốn diễn tả cái cây ở gần ngay trước mặt, lúc này bạn khoe lộ bộ rễ, vỏ sần
thì hợp. Dĩ nhiên là dưới gốc nhìn lên thì bạn cũng thấy đường thân vặn vẹo và thân ngắn
chũn lại.

Cho nên, có 2 trường hợp hoàn toàn trái ngược nhau trong diễn tả :

-Vì những thể hiện quá rõ nét trên cái cây : bộ rễ lồi đẹp, vỏ nứt sần... bạn phải
chọn diễn tả cái cây ở góc nhìn gần (mõi thứ rõ nét), vậy thì cách diễn tả chi cành
và cỡ lá của một cây nhìn gần cũng cần phải phù hợp.

-Ngược lại, bạn muốn diễn tả một đại thụ được nhìn từ xa, vậy thì bạn chả nên chọn
những cây lộ rõ vỏ, rễ hay lá to, hoặc thân cong queo. Dĩ nhiên những loài cây lá ri rí
và thân cây hơi cao, thẳng sẽ dễ dàng diễn tả chuyện này.
(và nếu cây được nhìn từ xa, bạn cũng cần chuyển cây sang mức tỉ lệ hoàn toàn khác
với cây nhìn gần. Thí dụ như mức tỉ lệ 1:15 (nhìn hơi xa) thay vì 1:6 (nhìn gần)

Chúng ta có thể xem lại ba góc nhìn : xa, hơi xa, cận cảnh qua 3 tác phẩm dưới đây.
(Hình trích trong quyển Vision of My Soul , tác giả Robert Steven, với sự cho phép của tác giả).



Cây được nhìn từ xa.




Cây được nhìn hơi hơi xa.




Cây được nhìn rất gần (cận cảnh).

Thực sự thì những tỉ lệ mỹ thuật chỉ là như vậy, thế nhưng, khốn nỗi, có một số người
có lẽ vướng vào chuyện "làm biếng sáng tạo" , thế nên khi vừa nắm được chút chuyển
dạng của một cây "phôi" sang một cây bonsai với tỉ lệ 1:6 bèn là coi như : chỉ như vầy
mới là bonsai ! Thế nên, rốt lại thì : cây nào cũng chỉ rập khuôn một tỉ lệ, một kiểu
phân cành ? Có lẽ rồi từ đó chúng ta đã có cây bài chăng ?
 

Juniperus

Thành viên
Re: Trả lời: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Bạn TMC hỏi vậy làm sao tôi nhớ đc, bạn có thể nhớ thêm mang máng link đó nói về nội dung gì đc không ?
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Điều chú nói trên có nghĩa là tùy vào cự ly nhìn muốn tả mà mình có mức độ chi tiết cho phù hợp đó là thứ nhất,
Thứ 2 ở mỗi cự ly nhìn và góc đứng nhìn nó có mức ảnh hưởng tới dáng cây do sự biến dạng bởi góc nhìn từ mắt tới vật thể (ở đây là cái cây) nên đâm ra ảnh hưởng tới dáng cây nó củng biến dạng theo từng cự ly và góc nhìn.

Như vậy thì rỏ là cái cây cở đại mình phải đứng xa mới nhìn tổng thể cây được?
Cây mini phải tới sát mới coi được?
Còn cây trung trung thì dễ nhìn ở cự ly vừa không xa không gần?

củng có thể nói tùy mình muốn tả mức độ chi tiết hay tổng thể mà chọn cự ly và góc nhìn cho phù hợp nhất.

Nhưng mà dù ở góc nào và cự ly bao xa đi nữa thì nhìn vào cái cây, bộ tàn chiếm tỉ lệ khá lớn so với các phan72 còn lại.
Nên cái ý của anh Vinh nói bộ tàn nó thể hiện tính già trẻ của cây thì quá có lý.

Xong, có lý thôi thì chưa đủ,
Vì trên thực tế, bộ tàn của cây miền triền dốc nó khác cây vách núi, lại càng khác cây ở đồng bằng,
Nên nếu đem so bộ tàn của từng loại với nhau thì đúng,
Còn so bộ tàn các loại với nhau rồi kết luận con thấy nó không hợp lý,
Bởi bộ tàn cây ở dạng nào (vách núi, đồng bằng, đỉnh núi....vv) đều có vẻ già trẻ của riêng nó.
Điều này không phải con lẹo lưỡi nói hàng hai.
Mà con thấy, bộ tàn cây mọc từng vị trí nó tả từng trạng thái khác nhau.
Khác khổ, hay bệ vệ yên bình hoặc cheo leo đầy bất ngờ....??

Chú và ae góo ý gìm con, vì con thấy các ý trên của con có sự xung đột chưa rạch ròi, mặc dù để thống nhất thì phải có loo71 lang, đàng này thấy thằng nào củng có lý, xếp đứng ở đâu củng có ý, nên không biết phải xeo61 sao cho thống nhất để cất vô đầu được chú ơi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Điều chú nói trên có nghĩa là tùy vào cự ly nhìn muốn tả mà mình có mức độ chi tiết cho phù hợp đó là thứ nhất,
Thứ 2 ở mỗi cự ly nhìn và góc đứng nhìn nó có mức ảnh hưởng tới dáng cây do sự biến dạng bởi góc nhìn từ mắt tới vật thể (ở đây là cái cây) nên đâm ra ảnh hưởng tới dáng cây nó củng biến dạng theo từng cự ly và góc nhìn.

Như vậy thì rỏ là cái cây cở đại mình phải đứng xa mới nhìn tổng thể cây được?
Cây mini phải tới sát mới coi được?
Còn cây trung trung thì dễ nhìn ở cự ly vừa không xa không gần?


củng có thể nói tùy mình muốn tả mức độ chi tiết hay tổng thể mà chọn cự ly và góc nhìn cho phù hợp nhất.

....................
Chú và ae góo ý gìm con, vì con thấy các ý trên của con có sự xung đột chưa rạch ròi, mặc dù để thống nhất thì phải có loo71 lang, đàng này thấy thằng nào củng có lý, xếp đứng ở đâu củng có ý, nên không biết phải xeo61 sao cho thống nhất để cất vô đầu được chú ơi.

Tội nghiệp !

Hình như bạn Tmt_arc hiểu lệch ý ở đây rồi, nên mới phát biểu
như cái hàng chữ bôi đậm ở trên !

Bây giờ bỏ chuyện cây cối, bộ tàn sang một bên (sẽ nói sau), mình giải thích
để bạn tránh hiểu lầm về góc nhìn đã.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
@ Tmt . đúng là em đã hiểu mà hiểu chưa tới nên nó mới đâm ra nhiều rút mắt .
ví dụ cái câu này cuả em

Bởi bộ tàn cây ở dạng nào (vách núi, đồng bằng, đỉnh núi....vv) đều có vẻ già trẻ của riêng nó.

em nó câu này thì nó chẳng sai chúc naò , mà cũng có ai bảo là em nói sai đâu .., chẳng qua em chưa hiểu hết được ý người ta muốn nói thôi .
ví dụ như những bài viết cuả anh , anh cũng có nói là một cá́i cây được nhìn thấy và cảm nhận nó già lảo thì nó lệ thuộc vào nhiều yếu tố , như thân ,cành , võ , màu sắc .v.v. nhưng cái mà dể nhận ra nhất chính là bộ tán , vì khi nhìn vaò mật cái cây thì bộ tán lá sẻ dể làm cho người ta nhận ra nét già cuả cái cây , nó sẻ đập vaò mắt người xem trước tiên .có lẻ là do nó chiếm nhiều không gian nhất trên một tác phẩm, nên sẻ dể nhận ra trước ,còn những thứ khác thì nó nằm ở phần chi tiết hơn
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bây giờ chúng ta ra Sài gòn, nghó một cái khách sạn 10 tầng ở khoảng cách 50 m.
Có phải bạn sẽ thấy nó như vầy không nào ?




Thế bây giờ bạn tiến đến gần sát cửa, bạn ngẩng đầu nhìn lên, thì hình dạng cái cao ốc sẽ
thế này :




Chuyện như vậy thì bạn Tmt-arc dư biết rồi.
Thế nhưng mà, đây mới là chuyện chính, bạn chụp xong cái hình B (cận cảnh)
và cái hình chỉ to bằng bàn tay hay là bạn phóng lớn cái hình B ra cỡ 1X2 mét
thì đó vẫn là cái nhà nhìn ở cận cảnh. Dù người nào có đứng ngay trước cái hình
B đó hay đứng xa nhìn cái hình B đó , thì cái hình vẫn la "tả cái nhà cận cảnh".

Vậy nên : hình cái nhà cận cảnh ấy nó đâu có ăn nhậu gì với việc người xem đứng
xa đứng gần đâu. Thế nên khi bạn nói :

Như vậy thì rỏ là cái cây cở đại mình phải đứng xa mới nhìn tổng thể cây được?
Cây mini phải tới sát mới coi được?
Còn cây trung trung thì dễ nhìn ở cự ly vừa không xa không gần?

Mình nghĩ rằng bạn đã hiểu sai ý .


Tóm lại là vậy : góc nhìn tới 1 cái cây là do người thiết kế tác phẩm chọn.
(thí dụ bạn Tmt-arc làm bonsai, vậy bạn cọn góc nhìn). Một khi cây đã được thiết kế
dưới một góc nhìn ào đó rồi (tương tự như bạn đã chụp cái nhà ra tấm hình B rồi),
vậy thì dù tác phẩm đó to, nhỏ (cỡ đại, cỡ trung, cỡ tiều) gì đó thì góc nhìn của
nó cũng vẫn thế (cái hình B đã chụp rồi thì hình to, hình bé cũng vẫn vậy). Dĩ nhiên,
đã không đỗi rồi, thì người xem cái cây , cái hình có đứng gần đứng xa cũng thế !
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Không phải ý con là góc nhìn khi chụp hình chú ơi,
Ý con là thế này con ví dụ cho dễ,

Ở cái ý chú nói trước đó về dáng cây ở gần ở xa,
Để tạo tác 1 cây có rể nổi, da xù xì....vv (= mức độ chi tiết) cao hơn cái cây trông xa xa.....

Thì ý con là bay giờ con làm 1 cái cây nhìn sao cho giống cảm giác đang ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây to trên đồng mỗi buổi trưa khi làm cái việc đồng áng.
Vậy thì con chọn để thể hiện sao cho tạo ra góc nhìn cận cảnh gần để có cảm giác nguồi dưới bóng cây đó, tất nhiên khi đó thì sẽ thấy rõ vỏ, rể....vv
Nó khác đứng xa xa nhìn.


Còn chuyện con đem gán ghép cây đại, cây trung, cay mini là con đang so sánh kiểu cách,
Tức là ở những loại cây đó cần có cự ly nhất định để nhìn trọn 1 cái cây và không gian chung quanh nó.
Vì con thấy điểm này nó không ăn nhậu gì đến góc nhìn, nhưng nó có điểm chungbla2 cần có cự ly nhìn phù hợp để trường nhìn của mắt con người chúng ta có thể bao quát,
Sau đó muốn xem kỹ hơn tất nhiên là phải tiến đến coi từng chi tiết một rồi.
==================================
Em củng nghỉ như anh Vunh vì nhận thấy các bộ phận cấu thành cái cây thì tỉ lệ của hộ tàn là chiếm nhiều nhất về thể tích,
Hồi dem86 em nghỉ rồi, muốn viết vào comment đó nhưng do các ý nó cứ lung tung không thống nhất nên khi viết gởi bài thì quên khúc này.

Chính vì vậy em mới hỏi cái chổ đó và muốn xác thực suy nghỉ để biết đúng sai mà còn sắp xếp.
Tất nhiên em biết để có được cái vẻ già lão, đại thụ thì khing6 chỉ duy nhất ở cái tàn, cái da,

Mà ngay từ chi tiết nhỏ thường dễ làm người ta hay quên nhất như là cách cái cành nó mọc ra từ thân, các đốt u nần ở nách cành.....
Hướng cành....vv.
Tất cả các cái đó củng tác động và gợi ra cho người nhìn cảm nhận được sự già lão, đại thụ không kém.
Nhưng đó là chuyện khác, chuyện chi tiết để bàn sau,
Mà vấn đề chính là em muốn kiểm chứng suy nghỉ về cái tàn đã.
 

GioNui

Moderator
@TMT: Bạn nói nhiều mà toàn cái chung chung, tóm lại chẳng rõ ý bạn muốn gì.

Nghĩ cách diễn tả ngắn gọn và cụ thể hơn tí xem nào.
 

Juniperus

Thành viên
Định dáng lại cảm dưới gốc cây đại thụ thì hỏng, các bài liên kết trong topic này nếu đọc theo dòng thời gian rất dễ hiểu
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Thôi được ! Coi như bạn Tmt-arc hiểu không sai.
Mình xin lỗi.
Bây giờ cho mình trình bày tiếp chuyện quy tắc Bonsai mà cá nhân mình nghĩ
dẫn đến hiện tượng cây bài.


Trở lại chuyện những quy ước thẩm mỹ.
Có lẽ chỉ duy nhất quyển sách kỹ thuật của ông John Naka là đề cập đến những tỉ lệ
trên một bonsai rút ra từ tỉ lệ vàng. Nhưng tiếc rằng, mặc dù ông John Naka chỉ đưa
ra những tỉ lệ giúp mắt người ngắm cây dễ thấy ra được một đại thụ trong chậu và
đặc biệt ông John Naka dùng một cây trực làm chuẩn cho thí dụ, một số người khi thử
áp dụng những tỉ lệ này đã thấy "hiện ra một cây bonsai tuyệt vời"(?). Nó tuyệt vời
có lẽ vì có hình dạng của nó khác hẳn với mọi loại cây mà một người bình thường vẫn
hay thấy ngoài đường hay trong chậu ngoài sân. Thế là hình ảnh một bonsai với cành 1,
cành 2, cành 3, và vòm lá hình tam giác đã trở thành "một chuẩn định cho cây được
gọi là bonsai"(?). Nghĩa là "phải có hình dạng và cách xếp đặt cành 1, cành 2, cành 3
như vậy mới là bonsai".


Nếu có bạn nào còn giữ những số báo Hoa Cảnh của các năm 2009, 2010, 2011, 2012
xem lại các bài viết chủ đề "Cùng nhau xây dựng tác phẩm Bonsai" của tác giả Tần Kịch,
chắc hẳn các bạn sẽ nhận ra ngay : bất kỳ một cây đưa vào chậu bonsai dáng nào, cuối
cùng cũng đều được tác giả để nghị chuyển sang kiểu cành 1, cành 2, cành 3 (có lẽ thỉnh
thoảng có chút khác biệt ở chuyện thưa thớt tàn lá nhiều ít).






Cây ở hình số 6 được đề nghị sửa lại như hình số 7.







Cây ở hình bên phải là đã được đề nghị sửa lại xong.




 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Một khi những quy ước tỉ lệ Mỹ thuật được chuyển đổi thành quy luật và
được mọi học viên tuân thủ để được công nhận : đã chuyển một cây phôi
cành lá tùm lum tà la thành một cây bonsai với cành 1, cành 2, cành 3 ở
đúng vị trí quy định (theo quy luật). Thế là học viên tốt nghiệp sau khi đã
nắm giữ và tuân thủ mọi "quy tắc bonsai"(?).

Thành thử, hễ mà thấy một tác phẩm như ở link do bạn Juniperus đăng
(#710 ) :

"Cháu thấy thực sự nuôi cây và biết phân tích theo mạch nhựa khi cắt cây đau nó chết thảm do khí thoát mạnh không cầm được, bỏ mạch cành rồi moi rễ lên thấy thối rễ theo mạch, tắc đường khí làm hỏng rễ trước phá thân sau mới thấm thía;

Link: Cây cảnh nghệ thuật khí và thế

*Cách miêu tả cũng thực là dễ gần, Cây chữ Nữ lấy cái tên "Vũ Lộng" hoặc "Bay lên", "Thuận buồm xuôi gió"... cũng là cái tinh thần muốn gửi gắm qua hình hài. "

http://www.onesheng.cn/sjsc/pjpzk/7592.html






Chắc hẳn những bạn từng được học và "cố gắng tuân thủ quy tắc bonsai" khi nhìn
những tác phẩm như kiểu trên sẽ thốt : "cái cành âm như thế là lỗi! Cắt bỏ ngay !"


 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Định dáng lại cảm dưới gốc cây đại thụ thì hỏng, các bài liên kết trong topic này nếu đọc theo dòng thời gian rất dễ hiểu
Cảm ơn Ju nhắc chừng, ~O)~O)
Nhưng mình hỏi và nói ý thế khing6 phải chỉ mỗi việc tạo dáng đâu,
Mình dùng cho việc khác, chả hạn sau này mình sẽ vận dụng cho các trường hợp điển hình như tạo ra cách sắp xếp để trưng bày,....vv
Nhưng ý mình là trưng bày đơn thuần thì không nói làm gì,
Còn trưng bày theo chủ đề để tạo một cái gì đó hoàn chỉnh cô động nhất vho 1 ý nào đó thì tất nhiên những chuyện râu ria cần phải vó,
Tuy nhiên chủ đạo vẫn là cái ý muốn nói là duy nhất và trực chỉ nhất.

Mình viết thế chứ trong đầu mình nghỉ nhiều việc khác mà không biết sao để nói hết ý.
Túm lại là đầu óc mình nó cứ nghỉ nhiều thứ, còn viết thì lại không viết được nhiều thứ.
Nên nhiều khi vủng khổ,
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình đoán là những năm 2011 sang 2012, giòng cây MCT trong miền Nam bùng phát.
Bởi đây vốn là giống cây đã được ông bà ta dùng làm cây Kiểng với những đặc tính ưu
việt, thế nên nay đưa vào Bonsai có vẻ rất dễ ăn : nhanh chóng hình thành tác phẩm.
Đã thế, không ít những cây MCT với hình thức gần như "cố định", đạt giải thưởng trong
các cuộc thi. Thế là hình ảnh những cây MCT với dạng cành 1, cành 2, cành 3 nằm đúng
vị trí quy định tạo thành vòm tam giác, đã trở thành "mẫu mực bonsai" , để rồi được
gọi là cây bài.





http://diendan.vannientung.com/threads/32059-Hinh-anh-cac-cay-doat-giai-tai-Trien-lam-Van-Nien-Tung-Lan-3-2-9-2013-.html/page2
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chả biết có đúng không, mình chỉ đoán là có lẽ trên thế giới, chỉ có miền
nam Việt Nam là có hiện tượng "cây bài Bonsai" (?). Có lẽ do phong trào
Bonsai bùng phát nhanh quá, rất đông người cùng xắn tay áo "nhào vào
thú chơi", để bắt kịp "trào lưu", các lớp bonsai nở rộ và đưa ra phương thức:
"cây bonsai là thân phải như vầy, cành 1,2,3 phải mọc như vầy như vầy cho
đúng quy tắc ". Mà thực sự thì một cây sau khi được cắt và uốn theo quy tắc
đó, trông nó "rất bonsai"! Thế nên sau vài năm, khu vực miền Nam Việt Nam
đã có một "kiểu Bonsai rất bài bản"(?).

Có lẽ, dưới mắt kinh doanh, việc kiến tạo kiểu bonsai cây bài sẽ rất nhanh chóng
phát triển. Giá trị cao thấp chỉ còn tùy vào việc phát triển chi dăm ở các cành 1,2,3.
mà việc này, đối với cây lá bản ưa nước như MCT thì chắc chả khó khăn.

Nhưng xét về mặt nghệ thuật thì cuối cùng mình có thể nói : cây bài chả truyền
đạt được chuyện gì !

Vào cuối năm 2014, mình nhớ đã đọc trong số báo Hoa Cảnh nào đó (báo được anh
Nguyễn Thiện Tịch gửi qua mail), đã có bài viết đặt vấn đề : xét lại việc chơi bonsai
với cách định vị cành 1, cành 2, cành 3.
Vả lại, nếu có dịp xem ở những sách vở Bonsai khác, mình đố các bạn tìm thấy có
quyển sách ngoại quốc nào "đề cập đến các quy tắc tỉ lệ cây bonsai phải có".
Ngay như, quyển của Giáo sư Amy Liang, bà ta cũng chả hề đề cập gì đến bất kỳ một
tỉ lệ nào trong suốt quyển sách dày 288 trang.



Mà ngay đến những quyển sách về căn bản Bonsai mới xuất bản một vài năm nay,
như quyển "The Foundation of Bonsai" ( Bonsai Căn Bản ) của anh chàng Harry Harrington
xuất bản năm 2015, tuy hết sức chi tiết nhưng tác giả này không hề đá động gì tới những tỉ
lệ hay điều gì gọi là quy tắc bonsai !








Tóm tắt lại :

a.Tỉ lệ trong bonsai chỉ là một trong hơn 7 nguyên tố căn bản cho một sáng tác nghệ thuật.

b. Cụ John Naka trong sách Kỹ thuật Bonsai nhắc lại vấn đề "tỉ lệ vàng" để giải thích
một số những tác phẩm bonsai. Theo đó, những tác phẩm đẹp, thuận mắt, thường có
những tỉ lệ thân, cành chậu phù hợp tỉ lệ vàng.

c. Việc hướng dẫn những căn bản bonsai tại một số vùng miền đã dựa trên sự hiểu lầm :
dùng một gợi ý tỷ lệ mỹ thuật (trong số nhiều tỉ lệ khác ) để đặt ra quy định chuẩn mực
bonsai. Từ đó, các học viên "giữ cứng" những quy tắc chuẩn mực này cho mọi tác phẩm
nên không còn tính nghệ thuật. Tình trạng này gây ra hiện tượng "cây bài Bonsai", có
lẽ chỉ có ở Việt Nam (?).
 

thienhai

Thành viên tích cực
Hồi xưa con cũng vất vả gom góp kiến thức từ diễn đàn mới biết sơ sơ về 3 cành căn bản, rồi cách phân chi trên cành, 5 cấp phân chi. Cuối cùng khi nhìn cây nước ngoài và đặc biệt là cây của ông Kimura trong sách chú tặng con chả tìm ra nổi đâu là chi 1 2 3, chi dăm thì đâu là trái phải. Đâm ra tối rắm hết cả lên. Cuối cùng thì đọc tới cây Đỗ quyên của ông Kimura cùng với câu nói của ông nào đó không nhớ tên rằng cái nào thừa thì bỏ.
Từ đó con thấy nhẹ nhõm cả đầu với mớ lý thuyết gom góp bấy lâu, chỉ còn lại quan niệm là nuôi cây khỏe hướng tới chậu cạn và chất trồng thích hợp. Tàn lá cứ để nó mọc um tùm, phân chi nhiều thật nhiều, cân bằng năng lượng, rồi mai mốt có nhiêu xài nhiêu chỉnh sơ sơ lại. Cứ mà nuôi chi 1 xong tới chi 2 thì nó ít lá, đọt vượt bắn tùm lum dài ngoằng chả cách nào hãm nổi.
 

Proartree

Thành viên tích cực
Bây giờ chúng ta ra Sài gòn, nghó một cái khách sạn 10 tầng ở khoảng cách 50 m.
Có phải bạn sẽ thấy nó như vầy không nào ?




Thế bây giờ bạn tiến đến gần sát cửa, bạn ngẩng đầu nhìn lên, thì hình dạng cái cao ốc sẽ
thế này :




Chuyện như vậy thì bạn Tmt-arc dư biết rồi.
Thế nhưng mà, đây mới là chuyện chính, bạn chụp xong cái hình B (cận cảnh)
và cái hình chỉ to bằng bàn tay hay là bạn phóng lớn cái hình B ra cỡ 1X2 mét
thì đó vẫn là cái nhà nhìn ở cận cảnh. Dù người nào có đứng ngay trước cái hình
B đó hay đứng xa nhìn cái hình B đó , thì cái hình vẫn la "tả cái nhà cận cảnh".

Vậy nên : hình cái nhà cận cảnh ấy nó đâu có ăn nhậu gì với việc người xem đứng
xa đứng gần đâu. Thế nên khi bạn nói :

Như vậy thì rỏ là cái cây cở đại mình phải đứng xa mới nhìn tổng thể cây được?
Cây mini phải tới sát mới coi được?
Còn cây trung trung thì dễ nhìn ở cự ly vừa không xa không gần?

Mình nghĩ rằng bạn đã hiểu sai ý .


Tóm lại là vậy : góc nhìn tới 1 cái cây là do người thiết kế tác phẩm chọn.
(thí dụ bạn Tmt-arc làm bonsai, vậy bạn cọn góc nhìn). Một khi cây đã được thiết kế
dưới một góc nhìn ào đó rồi (tương tự như bạn đã chụp cái nhà ra tấm hình B rồi),
vậy thì dù tác phẩm đó to, nhỏ (cỡ đại, cỡ trung, cỡ tiều) gì đó thì góc nhìn của
nó cũng vẫn thế (cái hình B đã chụp rồi thì hình to, hình bé cũng vẫn vậy). Dĩ nhiên,
đã không đỗi rồi, thì người xem cái cây , cái hình có đứng gần đứng xa cũng thế !
Tóm lại việc đứng gần hay xa liên quan đến khoảng cách đủ để view được toàn bộ tổng thể, đúng k Chú Vũ Hưng?

Cái mà Chú đang diễn đạt ở trên, nếu nói ngắn gọn và xúc tích, thì chỉ cần gói gọn trong 04 từ là " chọn mặt chính diện" của tác phẩm là đủ.
Mặt chính diện có 1 số đặc điểm:
- Là phương án tối ưu nhất để phô bày được nét đẹp của thân, vị trí các cành.
- Là bất biến, hoặc ít khi thay đổi, được xác định khi cây còn là dạng fôi nguyên liệu ban đầu. Kiểu dáng hay style là yếu tố quan trọng để chọn mặt chính diện.
Và lưu ý rằng, mặt chính diện phải được nhìn theo hướng thẳng ngang vuông góc, chứ k fải là kiểu nhìn hay chụp chéo lên trên, chếch xuống dưới hoặc sang fải, sang trái.
Vì vậy, khi lên ảnh 1 cây phải chụp ở hướng chính diện, mặt chính diện mới k thể " ăn gian" hay " đánh lừa" thị giác như Chú đã nói ở trên.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình chả hiểu là đến HHX năm 2016 thì hình ảnh tổng quát những cây Bonsai
sẽ như thế nào. Chứ còn so sánh một số hình ảnh bonsai triển lãm từ năm 2013,
đến triển lãm tháng 6-2015 vừa rồi, kết quả của "quy tắc cành 1,2,3 " vẫn còn
phảng phất khá rõ. Thế nên, đứng từ xa mà ngắm một dàn cây bonsai triển lãm
là đã phần nào nhận ra "nét đặc biệt Việt Nam".
















Nếu so tất cả những hình ảnh trên với hình cuối cùng dưới đây, chúng ta
thấy ngay "nét đặc biệt".

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tóm lại việc đứng gần hay xa liên quan đến khoảng cách đủ để view được toàn bộ tổng thể, đúng k Chú Vũ Hưng?

Cái mà Chú đang diễn đạt ở trên, nếu nói ngắn gọn và xúc tích, thì chỉ cần gói gọn trong 04 từ là " chọn mặt chính diện" của tác phẩm là đủ.
Mặt chính diện có 1 số đặc điểm:
- Là phương án tối ưu nhất để phô bày được nét đẹp của thân, vị trí các cành.
- Là bất biến, hoặc ít khi thay đổi, được xác định khi cây còn là dạng fôi nguyên liệu ban đầu. Kiểu dáng hay style là yếu tố quan trọng để chọn mặt chính diện.
Và lưu ý rằng, mặt chính diện phải được nhìn theo hướng thẳng ngang vuông góc, chứ k fải là kiểu nhìn hay chụp chéo lên trên, chếch xuống dưới hoặc sang fải, sang trái.
Rất tiếc là ý của mình (và cả của ông Andy) đều không phải như ý bạn Proartree
nêu trên :

a. vấn đề không phải là chọn chính diện.
b. vấn đề không phải là " mặt chính diện phải được nhìn theo hướng thẳng ngang vuông góc,
chứ k fải là kiểu nhìn hay chụp chéo lên trên, chếch xuống dưới hoặc sang fải, sang trái"

Vậy chứ vấn đề là gì ?
 

Stobeornottobe07

Thành viên
:-B:-B:-B:-B
Vấn đề là đi mãi, từ A-->Z rồi lại quay lại A, cuộc chạy theo vòng thúng cho các anh hùng!!!

Quả thật, đọc các phân tích của anh về cây bài mà cứ như anh phân tích quá trình chơi cây của tôi vậy. Học chơi, lên diễn đàn này ngốn ngấu nào chi 123...nên đặt đâu, cành một cách mặt chậu bao nhiêu, âm dương, chi uốn 3D thế nào.... 3 tháng thấy mình giỏi như nghệ nhân, một năm sau có mấy cây đẹp như cây được giải quốc gia!!!đến 2013 cắt sửa lần 1,sau đó cứ vừa đọc vừa sửa, cuối 2014 vất nốt!
Thoát ly những gì hằn sâu trong đầu từ buổi đầu thật khó, bộ não người chẳng giống bộ nhớ computer để delete nên thông tin mới nhiều khi rơi vào rãnh của sơ thức tạo nên những món lẩu tri thức khá lạ miệng.
Nói thật, kha khá thuộc bài mới rồi mà mỗi khi ra ngắm mấy phôi mới mua nhằm "cải đạo" tôi vẫn thấy lảng vảng hồn bóng cây bài!
Hơn nữa, làm cây cho tự nhiên, phù hợp sinh lý cây mà đảm bảo cả mỹ thuật đến tầm nghệ thuật thì khó quá, không biết có đủ trình độ để thay đổi không nữa!
 

Proartree

Thành viên tích cực
Rất tiếc là ý của mình (và cả của ông Andy) đều không phải như ý bạn Proartree
nêu trên :

a. vấn đề không phải là chọn chính diện.
b. vấn đề không phải là " mặt chính diện phải được nhìn theo hướng thẳng ngang vuông góc,
chứ k fải là kiểu nhìn hay chụp chéo lên trên, chếch xuống dưới hoặc sang fải, sang trái"

Vậy chứ vấn đề là gì ?
Cháu đang nói đến Góc nhìn, Chú ah. Góc nhìn có 2 cách hiểu:
- Theo nghĩa đen là hướng nhìn, hướng mà mắt nhìn đến.
- Nghĩa bóng là cách nhìn, cách cảm nhận.
Theo Chú góc nhìn còn nghĩa khác k ah? Mong Chú chỉ giáo thêm.
Còn nếu Chú đang nói về khái niệm khác, thì mong Chú nói cụ thể và rõ nghĩa hơn.
- Vấn đề: Nghiêng về hướng đưa ra cách xử lý, giải quyết, đề xuất giải pháp.
- Còn khái niệm: Cắt nghĩa để đi sâu vào bản chất.
Vậy cái đang nói tới là Vấn đề hay khái niệm ạ? Nếu là vấn đề, thì giải quyết vấn đề mới là quan trọng. Còn việc xác định vấn đề nên rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu để bàn luận.
 
Top