Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

bonsaihainhon

Thành viên
"Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên"
Chào bác Hùng, với tựa nầy của bác mình có chút thắc mắc xin hỏi với thiện chí: Phong cách tự nhiên có phải ý bác nói là phong cách tạo nên hình dáng như thiên nhiên của một dáng hình của một cây vốn sẵn có ngoài thiên nhiên phải không ?. Vậy một cây được coi là cây có dáng tự nhiên bắt buộc nó là một cây tự mọc ngoài tự nhiên khi nào nó phát triển sinh lý thực vật tự nhiên và suy thoái theo những điều kiện tự nhiên do môi trường tự nhiên tác động đến cây đó. Đối với Bonssai thì khác, bởi nó là một cây được cắt tỉa, được trồng lại trong chậu. Được chế tài để nó phát triển đúng ý người trồng nó, có chế độ săn sóc theo cách đặc biệt khác với cây ngoài tự nhiên từ bàn tay con người tác động rất tích cực để bonsai đó phát triển do sự chăm bón của con người. Nên nhờ bác nói rõ hơn để phân biệt cây bonsai theo phong cách tự nhiên với bonsai không theo phong cách tự nhiên là thế nào. Theo tôi được biết bonsai có chia ra các thể thức đúng bài nên gọi là bonsai nghi thức và bonsai không theo nghi thức. Bonsai theo phong cách tự nhiên của bác có phải bác muốn nói đến các bonsai không theo nghi thức ?. Mong bác thông cảm cho cách hỏi của em nhé.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình tạm dịch lại vài điều nhắc nhở của ông Walter trước khi mời các bạn theo dõi một lần nữa clip video
bên dưới .

-Thường các bạn khởi đầu việc tạo dáng quá sớm .

-Hãy cố gắng hiểu về cây bạn đang có và hãy liên hợp với cây để giúp nó phát triển mạnh khỏe trước đã .

-Nên nhớ : bộ dạng tổng thể của cây là việc cần lưu tâm trước hết .Cho nên ít nhất giữ cho cây mạnh khỏe
trong 3 tới 5 năm rồi hãy nghĩ tới việc tạo dáng . Làm nhanh quá , các bạn chỉ là từ từ gây chết cho cây .

-Các bạn nên hiểu : rễ cây lấy nước và muối khoáng từ đất đưa lên cây (nhựa nguyên ).
Loại nhựa này không nuôi sống được cây . Phải chờ cho lá cây dùng ánh sáng mặt trời chuyển nhựa nguyên
này thành nhựa luyện ,lúc đó cây mới phát triển mới có chất dự trữ để mập thân , to cành .

-Cho nên ta có thể nói : không phải là rễ nuôi cây , nhưng chính là lá cây nuôi rễ .

-Các bạn cần để ý đến giòng năng lượng lưu động trong cây . Đó chính là giòng nhựa luyện chảy từ lá xuống
thân cành gốc rễ . Muốn chỗ gốc chóng phù to chẳng hạn , các bạn cần phải tạo được một cành to gần gốc .
Khi dòng nhựa chuyển động mạnh do nhiều lá làm việc chuyển hóa nhiều nhựa nguyên , chúng sẽ tạo được
nhiều chất dự trữ ở ngay phần thân dưới chỗ tiếp giáp của cành với thân một chút .

-Thế nên , dùng một cành "hy sinh " (sacrifice branche ) cho mọc ngang rồi mọc thẳng lên trời với thật nhiều
lá , các bạn sẽ nhanh chóng có một cành to . Đồng thời , nhựa luyện tích tụ nơi phần dưới chỗ tiếp xúc của cành
với thân sẽ giúp đoạn thân này phù to .

-Đừng ngại khi nhìn ngắm vẻ xâu xí của nhưng cây đang được "vỗ béo " bằng những cành hy sinh này ;
ngay cả khi các bạn phải chấp nhận nét xấu xí này trong 10 năm để cành cành có đủ độ lớn hoặc thân to đúng
mức với thiết kế tạo dáng của bạn đề ra.


.

Thích bài phát biểu của ông Walter Pall về bonsai từ căn bản đến triết lý mà dễ hiểu và nhẹ nhàng.
+ YouTube Video

==================================
Dạo một vòng bên BCI, coi được mấy tấm hình về cây đoạt giải WBFF thì thích nhất cây này.



Đang ghép 86 vô mấy cây hoành 60, 70 để làm một cây chơi. 8->[/QUOTE]

Cây rất tự nhiên !
(Bạn Nhatrang77 giải thích câu :"Đang ghép 86 vô mấy cây hoành 60, 70 để làm một cây chơi." cho mình rõ được không ? Thú thật là mình nghĩ mãi mà chả hiểu bạn nói chuyện gì ? cảm ơn .)
 

nhatrang77

Thành viên tích cực
\
(Bạn Nhatrang77 giải thích câu :"Đang ghép 86 vô mấy cây hoành 60, 70 để làm một cây chơi." cho mình rõ được không ? Thú thật là mình nghĩ mãi mà chả hiểu bạn nói chuyện gì ? cảm ơn .)
Dạ ý là đang ghép linh sam lá siêu rí giống 86 (lá cỡ hạt gạo và to hơn một chút) vào mấy gốc linh sam có hoành thân 60 tới 70cm để nuôi. Vì nhìn hình cây trên thấy lá nhỏ trên một thân cây lớn tạo nên một cảm giác đồ sộ ấn tượng.
 

luuvietvu

Thành viên
Dạ ý là đang ghép linh sam lá siêu rí giống 86 (lá cỡ hạt gạo và to hơn một chút) vào mấy gốc linh sam có hoành thân 60 tới 70cm để nuôi. Vì nhìn hình cây trên thấy lá nhỏ trên một thân cây lớn tạo nên một cảm giác đồ sộ ấn tượng.
cây ls 86 trồng một cây nguyên, lên như vậy mới đáng ( 100 năm ) để đời luôn đó anh nhatrang77
==================================
Mê là tốt rồi . Nhưng dặn trước , càng tự nhiên càng tốn nhiều công đa !
Ráng làm lấy 2 cây thành phẩm , mai mốt truyền lại cho con trai một cây ,
cháu nội một cây là thỏa .
con cảm ơn chú, đã trồng cây thì không sợ tốn thời gian, chỉ sợ trời có cho mình đủ thời gian để làm không, con chỉ mong có được 40 năm nữa để tạo cây, và một cậu con cũng biết giá trị tinh thân của cây là đủ rồi.[-O<
 

huongvanthien

Thành viên
Nếu hiểu bonsai phong cách tự nhiên theo trường phái Walter Pall là cây nhìn rất tự nhiên, không cảm nhận thấy sự can thiệp của con người thì rất nhiều các nguyên tắc chính của bonsai truyền thống VN cũng như từ Nhật Bản, Trung Quốc, Indo, Malaisya… không nhất thiết cứng nhắc áp dụng.

Mục đích đã không bị gò bó, chúng ta cần tạo ra các sản phẩm mà chính bản thân và có một nhóm người thích, thấy đẹp có thể là thiểu số.

Vẻ đẹp tự nhiên này sẽ phụ thuộc vào:

Vị trí địa lý - các châu lục khác nhau sẽ có vẻ đẹp tự nhiên không giống nhau.
Miền khí hậu - ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới, sa mạc, nóng ẩm, gió mùa… cũng có vẻ đẹp tự nhiên khác nhau.
Văn hóa vùng miền, bản địa - miền núi, đồng bằng, cao nguyên.
Tri thức của con người - dân trí, sự hiểu biết, xu hướng…
Thời gian - những năm 60, hiện tại và tương lai.

Vậy, chúng ta có sử dụng mọi công cụ tùy ý sáng tác các tác phẩm nhìn thật tự nhiên và tinh tế, đó là tác phẩm nghệ thuật, sự sáng tạo là vô hạn, chân lý không ai có thể độc quyền.

Về bài giảng của Walter Pall, các ý chính giải thích là đúng nhưng một số ý không thực đủ và chính xác về chuyên sâu. (có thể do ông không phải là biologist)

Hai sản phẩm ngẫu hứng:





Cảm ơn,

Một ngày mới tốt lành!
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

"Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên"
Chào bác Hùng, với tựa nầy của bác mình có chút thắc mắc xin hỏi với thiện chí: Phong cách tự nhiên có phải ý bác nói là phong cách tạo nên hình dáng như thiên nhiên của một dáng hình của một cây vốn sẵn có ngoài thiên nhiên phải không ?. Vậy một cây được coi là cây có dáng tự nhiên bắt buộc nó là một cây tự mọc ngoài tự nhiên khi nào nó phát triển sinh lý thực vật tự nhiên và suy thoái theo những điều kiện tự nhiên do môi trường tự nhiên tác động đến cây đó. Đối với Bonssai thì khác, bởi nó là một cây được cắt tỉa, được trồng lại trong chậu. Được chế tài để nó phát triển đúng ý người trồng nó, có chế độ săn sóc theo cách đặc biệt khác với cây ngoài tự nhiên từ bàn tay con người tác động rất tích cực để bonsai đó phát triển do sự chăm bón của con người. Nên nhờ bác nói rõ hơn để phân biệt cây bonsai theo phong cách tự nhiên với bonsai không theo phong cách tự nhiên là thế nào. Theo tôi được biết bonsai có chia ra các thể thức đúng bài nên gọi là bonsai nghi thức và bonsai không theo nghi thức. Bonsai theo phong cách tự nhiên của bác có phải bác muốn nói đến các bonsai không theo nghi thức ?. Mong bác thông cảm cho cách hỏi của em nhé.
em thấy nhửng thắc mắt của anh đã có cây trả lời ở phần bài viết đầu tiên dịch lại cuả ông Walter Pall cuả chú Hưng rồi đó anh , nếu anh đọc kỷ lại sẻ thắy ông ta phân tích rất rỏ sự khác biệt giửa cây PCTN và cây PC Nhật Bản
vi dụ như câu nói này cuả ông Walter Pall

"Vậy thì ý niệm "phong cách tự nhiên" là gì ? Chỉ là đúc kết từ câu nói của ông John Naka :" Đừng có ráng
uốn éo cắt tỉa cho cái cây của bạn thành một cây bonsai , nhưng hãy làm sao cho cái cây bonsai của bạn
trông giống cái cây mọc ngoài thiên nhiên ". Chỉ có đơn giản vậy thôi .

thêm câu này nửa
gọi là phong cách tự nhiên bởi vì nó không theo (kiểu mọc) tự nhiên .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
"Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên"
Chào bác Hùng, với tựa nầy của bác mình có chút thắc mắc xin hỏi với thiện chí: Phong cách tự nhiên có phải ý bác nói là phong cách tạo nên hình dáng như thiên nhiên của một dáng hình của một cây vốn sẵn có ngoài thiên nhiên phải không ?. Vậy một cây được coi là cây có dáng tự nhiên bắt buộc nó là một cây tự mọc ngoài tự nhiên khi nào nó phát triển sinh lý thực vật tự nhiên và suy thoái theo những điều kiện tự nhiên do môi trường tự nhiên tác động đến cây đó. Đối với Bonssai thì khác, bởi nó là một cây được cắt tỉa, được trồng lại trong chậu. Được chế tài để nó phát triển đúng ý người trồng nó, có chế độ săn sóc theo cách đặc biệt khác với cây ngoài tự nhiên từ bàn tay con người tác động rất tích cực để bonsai đó phát triển do sự chăm bón của con người. Nên nhờ bác nói rõ hơn để phân biệt cây bonsai theo phong cách tự nhiên với bonsai không theo phong cách tự nhiên là thế nào. Theo tôi được biết bonsai có chia ra các thể thức đúng bài nên gọi là bonsai nghi thức và bonsai không theo nghi thức. Bonsai theo phong cách tự nhiên của bác có phải bác muốn nói đến các bonsai không theo nghi thức ?. Mong bác thông cảm cho cách hỏi của em nhé.
Cảm ơn bạn bonsaihainhon đã chân tình đặt câu hỏi .
Mình cũng hết sức vui để trả lời bạn ngay hai chuyện :
1. chủ đề này là do bạn bigbabol đưa ra. Mình chỉ góp ý ké và có lẽ sẽ góp ý nhiều vì mình rất thích .
2. Đối với Bonssai thì khác, bởi nó là một cây được cắt tỉa, được trồng lại trong chậu. Được chế tài để nó phát triển đúng ý người trồng nó, có chế độ săn sóc theo cách đặc biệt khác với cây ngoài tự nhiên từ bàn tay con người tác động rất tích cực để bonsai đó phát triển do sự chăm bón của con người.
Phát biểu trên đây của bạn hoàn toàn chính xác cho một cây bonsai .Tiếp theo , nếu bạn thêm vào một chút xíu
nữa cho định nghĩa trên : sau một thời gian được chăm sóc , cắt tỉa , cây đã phát triển đúng ý người trồng để trở thành
một thành phẩm bonsai . Nếu một người nào đó đứng ngắm cây thành phẩm bonsai này , vì không hề thấy một dấu hiệu cắt
tỉa , hay vết tích dây cuốn nào trên cây , họ phải thốt lên "cái cây bonsai này mọc uốn éo mình ên nó , ngộ há !"

Theo ý mình , như vậy là bạn đã thực hiện một tác phẩm bonsai có dáng đúng ý bạn nhưng theo phong cách tự nhiên.
Phong cách bonsai tự nhiên không liên quan gì tới bonsai nghi thức và bonsai không theo nghi thức .

Cho phép mình tạm dùng một thí dụ : dưới ánh đèn màu trong quán nước , bạn đang diện kiến một phụ nữ có mái tóc đẹp với tửng lọn tóc quăn quăn .Người đẹp còn có làn da trắng trên gương mặt , sóng mũi hơi cao . Kinh nghiệm sống cho bạn biết ngay mái tóc đẹp quăn quăn kia là quăn tự nhiên của người Âu Mỹ .
. Nhưng nếu vài hôm sau gặp lại cũng phụ nữ đó , cô ta chưa
đánh phấn gương mặt , tóc đã nhuộm và chải bới kiểu khác . Chắc lúc đó bạn sẽ phải chặc lưỡi khen cô ta một câu :
" bữa hổm em trang điểm đẹp thiệt tự nhiên ".
Như vậy có phải trang điểm đẹp tự nhiên là mức trang điểm cao cấp : trang điểm như không trang điểm gì hết .
Tương tự : cắt tỉa , chăm sóc thiệt kỹ lữơng cho cây bonsai đẹp tự nhiên như không có ai cắt tỉa chăm sóc nó hết .( tự mình ên nó đẹp )là bạn đã chăm sóc , cắt tỉa cây theo phong cách tự nhiên vậy .

Hy vọng bạn thỏa ý .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Dạ ý là đang ghép linh sam lá siêu rí giống 86 (lá cỡ hạt gạo và to hơn một chút) vào mấy gốc linh sam có hoành thân 60 tới 70cm để nuôi. Vì nhìn hình cây trên thấy lá nhỏ trên một thân cây lớn tạo nên một cảm giác đồ sộ ấn tượng.

Cảm ơn bạn .
Đúng là không ở quê nhà không biết được cách nói ngắn gọn này .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu hiểu bonsai phong cách tự nhiên theo trường phái Walter Pall là cây nhìn rất tự nhiên, không cảm nhận thấy sự can thiệp của con người thì rất nhiều các nguyên tắc chính của bonsai truyền thống VN cũng như từ Nhật Bản, Trung Quốc, Indo, Malaisya… không nhất thiết cứng nhắc áp dụng.

Mục đích đã không bị gò bó, chúng ta cần tạo ra các sản phẩm mà chính bản thân và có một nhóm người thích, thấy đẹp có thể là thiểu số.

Vẻ đẹp tự nhiên này sẽ phụ thuộc vào:

Vị trí địa lý - các châu lục khác nhau sẽ có vẻ đẹp tự nhiên không giống nhau.
Miền khí hậu - ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới, sa mạc, nóng ẩm, gió mùa… cũng có vẻ đẹp tự nhiên khác nhau.
Văn hóa vùng miền, bản địa - miền núi, đồng bằng, cao nguyên.
Tri thức của con người - dân trí, sự hiểu biết, xu hướng…
Thời gian - những năm 60, hiện tại và tương lai.

Vậy, chúng ta có sử dụng mọi công cụ tùy ý sáng tác các tác phẩm nhìn thật tự nhiên và tinh tế, đó là tác phẩm nghệ thuật, sự sáng tạo là vô hạn, chân lý không ai có thể độc quyền.

Về bài giảng của Walter Pall, các ý chính giải thích là đúng nhưng một số ý không thực đủ và chính xác về chuyên sâu. (có thể do ông không phải là biologist)

Một ngày mới tốt lành!


Cảm ơn bạn huongvanthien với những ý chi tiết cho vẻ đẹp tự nhiên .
Quả là vẻ đẹp tự nhiên vốn có lắm khác biệt tùy nhiều điều .
 

luuvietvu

Thành viên
Mời các bạn tiếp tục góp ý cho câu hỏi : PCTN dựa vào mẫu nào để tạo dáng ?
đọc mà không nói nghe cũng hơi khó chịu, mà nói thì biết bao nhiêu người hơn mình mà không nói, thôi kệ nói tý, có sai đi nữa thì mình cũng nhận ra được cái sai của mình.ý con thế này Dựa vào thiên nhiên, quan sát thật chi ly, của từng loại cây tại từng vùng ngoài tự nhiên,mỗi loài có một cách phân bố chi cành, không giống nhau, không nên nhìn vào cây tùng , cây bách mà làm cho cây mai chiếu thủy ....con xin hết
 

centimet

Quản lý mới
Mời các bạn tiếp tục góp ý cho câu hỏi : PCTN dựa vào mẫu nào để tạo dáng ?
Cent em nghĩ cây dựa vào gì để sinh tồn thì mình dựa vào điều đó để tạo dáng.

HÌnh mẫu mà ta nhìn - thấy hay cảm nhận : chỉ là một sự mô tả , sự mô tả này không vĩnh cửu và nó sẻ thay đổi rất nhiều trong đời cây.

Việc mô tả ( tạo dáng ) tạm thời là tùy cá nhân người chơi muốn trình diễn cây ở giai đoạn nào của quá trình sinh tồn.


@};-
Cent em có viết bài viết này , mời tiên sinh xem vui.

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=83983

Cung kính
Centimet
 

nguyễnphi1

Thành viên Mua Bán
Có thể nói PCTN (phong cách thiên nhiên) là phong cách bonsai đương đại và nó là một giai đoạn phát triển nghệ thuật theo chiều lịch sử tất yếu. Và tất nhiên, rồi nó cũng sẽ nhường vũ đài nghệ thuật cho phong cách khác trong tương lai như cách các phong cách bonsai trước đó(như của Nhật, Trung..)đã thoái vị. Nghệ thuật là vậy, luôn sáng tạo và tìm tòi cái mới. Vì vậy rất nhiều trường phái và chủ nghĩa ra đời vừa phủ định vừa kế thừa lẫn nhau. Việt Nam luôn là kẻ đến sau. Bây giờ chúng ta đang bắt đầu khởi động cho PCTN, để rồi 20 hay 30 năm sau có những tác phẩm PCTN đúng chuẩn ra mắt thì lúc đó vũ đài bonsai thế giới chắc chắn đang sốt lên vì một phong cách mới khác hoặc cái cũ tái sinh và phát triển thêm những yếu tố mới. Lúc đó những cây PCTN của chúng ta bị xem là đã cũ và đón nhận sự thờ ơ. Mozart, thiên tài âm nhạc cổ điển đã đúc kết chân lý cho sáng tạo nghệ thuật bằng quan điểm sáng tác của mình: Không tuân thủ quy tắc, chỉ tuân thủ tai nghe." Dịch" câu này sang bonsai thì như thế này: Không tuân thủ quy tắc , chỉ tuân thủ mắt nhìn. Nếu mơ bonsai Việt có chỗ đứng chiếu trên của thế giới ngày mai thì ngay hôm nay chúng ta nên chịu khó nghĩ ra một"mắt nhìn mới" thì mới không đóng vai phụ trên sân khấu bonsai thế giới hoặc mãi mãi làm kẻ đến sau. Còn nếu để chơi cho vui, thư thái sự đời thì vô tư. Điều an ủi: nhiều khi chơi chơi mà được ăn may thì sao?
 

centimet

Quản lý mới
Nếu mơ bonsai Việt có chỗ đứng chiếu trên của thế giới ngày mai....

Cent em có viết trong bài trên , trong đó có nói đến cái nhìn của ông về thế mạnh của Việt Nam ...mời anh xem vui

cung kính
Centimet
Robert steven - ngọn lữa bất tận trong trái tim tôi.




Thật là một quyết định tuyệt vời khi tham gia học hỏi trong buổi thuyết giảng của ông tại vườn nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh do công ty Vạn Niên Tùng tổ chức...Cent em vô cùng hạnh phúc được đón nhận sự san sẻ ngọn lữa nhiệt tình nơi ông cùng các tiên sinh có mặt hôm nay.




Với em , việc đến trang IBC hay lên diễn đàn ccvn là chuyện thường ngày , như nhu cầu hít không khí ... nhưng Cent em phát hiện mình đã quá gà mờ khi không tìm hiểu về ông từ trước kia , một trái tim nồng nàn chia sớt cái đẹp , cái đam mê trong nghệ thuật bonsai.



Một bậc thầy với khối lượng kiến thức dường như bất tận ,hiện diện nơi ông một phong thái tự tin , gần gũi và sâu thẳm đó là nhưng chìa khóa mở ra bao gút mắt trong em...một tên vô danh bé nhỏ thế này lại có ngày được ông soi sáng thì quả là hạnh phúc lắm thay..Cent em như nổ tung trong hạnh phúc miên man....cảm giác như tên phạm nhân vừa thoát khỏi xích tù , tìm đến tự do.



Thật khôi hài khi nghĩ về mình , đã bao lần nung nấu viết bài gì đó nói lên điều cơ bản của bonsai chia sẻ cùng mọi người ...hôm nay Cent em tự thấy mình quá bé nhỏ , quá trẻ thơ khi được nghe ông rao giảng về nghệ thuật...ông thường dẫn chứng , và những dẫn chứng đó thường dẫn đến một kết quá...ông đúng.

Cent em thật súc động khi nghe ông nói , ông trả lời ..."Nào.câu hỏi tiếp theo , please!"..và khi thấy ai đó giơ tay thì mắt ông như sáng rực một niềm phấn khởi , một phấn khởi được sẻ chia ...sớt chia cái trí tuệ sáng ngời của mình cho mọi người lphảii chăng đó là niềm vui và hạnh phúc của một nghệ nhân ?

Dường như ngọn lữa mãnh liệt nơi ông đang lan truyền và đang đốt cháy đi bao thắc mắc trong Cent em , chỉ còn vụn tro vưỡng rải....giờ thì khó khăn của Cent em là sẻ thu dọn những bụi tro này ...đôi khi sẻ là cam kho , sẻ là khó khăn....không có gian lao sao có tự hào!



Cent em tâm đăc lắm những câu nói nó đơn giản nhưng chứa đựng một lý luận cao siêu : Anh muốn làm cây đúng "đúng bài" , hay anh làm cây đẹp ?


...để khuyên em cùng các tiên sinh có mặt hôm nay hãy phá vỡ lối mòn , hãy tạo một phong cách , hãy đặc biệt... vì mỗi con người điều là đặc biệt , ông cho rằng sự bài bản của chúng ta là không sai , chúng ta làm the phong cách của nhật bản...nhưng người nhật họ làm thế trên cây tùng ...mà cây Tùng thì cách làm đó là tối ưu

Chúng ta lại khác ...chúng ta ở miền nhiệt đới , loại cây chúng ta sở hửu vô cùng đa dạng về chủng loại ....và vì là nhiệt đới nên sự sinh trưởng của cây cũng khác Nhật bản và châu âu....chúng ta hãy là ta , chúng ta hãy tạo nên một phong cách Bonsai nhiệt đới , vì đó là thế mạnh tối ưu.

Cớ gì ông phải lo cho chúng ta thế nhỉ ? Ông được lợi gì ?....hay ông mở ra một tương lai cho nền bonsai Việt Nam một phong cách riêng biệt mà nó sẻ tạo nên đẳng cấp của BS Việt Nam trên bản đồ BS thế giới.

Nhiệt tình nơi ông như ngọn lữa bất tận...soi đường cho Cent emcùng những người khâm phục trí tuệ ấy...đi theo... để đạt được sự thỏa mản của nghề chơi.

Gởi đến ông và gia đình lời chúc tốt đẹp nhất.
Mong ông luôn khỏe và có những chuyến đi đến mọi miền đất cần ông.

I love you. Robert steven!!!
Centimet
 

nhatrang77

Thành viên tích cực
Đang chờ các bài viết tiếp theo của anh Hưng. Chỉ cầu mong là chủ đề kg bị lãng qua những vấn đề cá nhân khác.
==================================
Có thể nói PCTN (phong cách thiên nhiên) là phong cách bonsai đương đại và nó là một giai đoạn phát triển nghệ thuật theo chiều lịch sử tất yếu. Và tất nhiên, rồi nó cũng sẽ nhường vũ đài nghệ thuật cho phong cách khác trong tương lai như cách các phong cách bonsai trước đó(như của Nhật, Trung..)đã thoái vị. Nghệ thuật là vậy, luôn sáng tạo và tìm tòi cái mới. Vì vậy rất nhiều trường phái và chủ nghĩa ra đời vừa phủ định vừa kế thừa lẫn nhau. Việt Nam luôn là kẻ đến sau. Bây giờ chúng ta đang bắt đầu khởi động cho PCTN, để rồi 20 hay 30 năm sau có những tác phẩm PCTN đúng chuẩn ra mắt thì lúc đó vũ đài bonsai thế giới chắc chắn đang sốt lên vì một phong cách mới khác hoặc cái cũ tái sinh và phát triển thêm những yếu tố mới. Lúc đó những cây PCTN của chúng ta bị xem là đã cũ và đón nhận sự thờ ơ. Mozart, thiên tài âm nhạc cổ điển đã đúc kết chân lý cho sáng tạo nghệ thuật bằng quan điểm sáng tác của mình: Không tuân thủ quy tắc, chỉ tuân thủ tai nghe." Dịch" câu này sang bonsai thì như thế này: Không tuân thủ quy tắc , chỉ tuân thủ mắt nhìn. Nếu mơ bonsai Việt có chỗ đứng chiếu trên của thế giới ngày mai thì ngay hôm nay chúng ta nên chịu khó nghĩ ra một"mắt nhìn mới" thì mới không đóng vai phụ trên sân khấu bonsai thế giới hoặc mãi mãi làm kẻ đến sau. Còn nếu để chơi cho vui, thư thái sự đời thì vô tư. Điều an ủi: nhiều khi chơi chơi mà được ăn may thì sao?
Hoàn toàn đồng ý. Luôn cần tỉnh táo và nhận xét.
 
Chúng ta "được nghe" nhiều quá về các cách làm Bonsai của Nhật, Trung, Indo,Malai...Hay các Bậc NN tầm cở Thế Giới...Mà không đi sâu vào Cái yếu, cái Mạnh của Việt nam ta (nguồn Cây, cách tạo tác)Để làm ra một TP Thuần Việt không mang chút "Tây ,Tàu"...thì may ra mới có cơ hội có "chút Ảnh hưởng" trên b/đồ Bonsai Thế giới...(Chứ không phải tìm hiểu cái người ta đang có để 2,30 năm sau lại phải cố gắng tìm hiểu , học tập cái Mới của Người ta và cứ tiếp diển ,,,thành ra chúng ta MÃI LÀ NGƯỜI ĐI SAU-Như cảnh báo của Bác Nguyễn Phi và ch/chắn điều này có thật).
Hy vọng và mong các Bác có kinh nghiệm có Tâm huyết sẽ là "Đầu tàu" kéo nền Bonsai-CC nước ta tiến bước...(để từ từ tiến lên):p
 

centimet

Quản lý mới
Chúng ta "được nghe" nhiều quá về các cách làm Bonsai của Nhật, Trung, Indo,Malai...Hay các Bậc NN tầm cở Thế Giới...Mà không đi sâu vào Cái yếu, cái Mạnh của Việt nam ta (nguồn Cây, cách tạo tác)Để làm ra một TP Thuần Việt không mang chút "Tây ,Tàu"...thì may ra mới có cơ hội có "chút Ảnh hưởng" trên b/đồ Bonsai Thế giới...(Chứ không phải tìm hiểu cái người ta đang có để 2,30 năm sau lại phải cố gắng tìm hiểu , học tập cái Mới của Người ta và cứ tiếp diển ,,,thành ra chúng ta MÃI LÀ NGƯỜI ĐI SAU-Như cảnh báo của Bác Nguyễn Phi và ch/chắn điều này có thật).
Hy vọng và mong các Bác có kinh nghiệm có Tâm huyết sẽ là "Đầu tàu" kéo nền Bonsai-CC nước ta tiến bước...(để từ từ tiến lên):p
hihi...mới vô tham gia có 2 -3 bài mà nhứt đầu ghê...dạo này thần kinh yếu quá anh ạ...chắc phải chơi món khác cho nó nhẹ đầu...:))

quá trình hơn 1000 năm kiến thức tích lũy của nhân loại về bs được học - nhìn - cảm nhận trong một gian quá ngắn e là có nhiều thiêu xót ....

..con đường sáng tạo tư tưởng một nghệ thuật mới để thay đổi giá trị trí tuệ của nhân loại trong hơn 1000 năm là điều vô cùng khó... tất nhiên cũng có thể sẻ sảy ra.



Loài người diện diện trái đất đã quá lâu , bao nhiêu phát minh vĩ đại , tỷ tỷ con người của bao nhiêu thế hệ ...nhưng dc biết có một ông nhận ra trái đất có sức hút.. thiệt là kì cục gì đâu .

Giá trị kiến thức càng trở nên cao đẹp và bất từ vì những con người luôn sẳng sàn sẻ chia hiểu biết của mình cho người khác.

Đa tạ những bài sẻ chia trí tuệ nghiêm túc - nhiệt huyết của các vị tiên sinh và chủ topic



em ra tới cửa rồi , chợt nhớ câu nói : chết mà không mất là bất tử.

Cent em muốn tặng câu này cho những con người có tâm bố thí trí tuệ của mình..

@};-@};-@};-

Cung kính lui ra.
Centimet
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
...Nếu mơ bonsai Việt có chỗ đứng chiếu trên của thế giới ngày mai thì ngay hôm nay chúng ta nên chịu khó nghĩ ra một"mắt nhìn mới" thì mới không đóng vai phụ trên sân khấu bonsai thế giới hoặc mãi mãi làm kẻ đến sau. Còn nếu để chơi cho vui, thư thái sự đời thì vô tư. Điều an ủi: nhiều khi chơi chơi mà được ăn may thì sao?
=> Bonsai là 1 nghệ thuật cổ, hàng ngàn năm vẫn mới tinh, sợ 1 phong cách bị cũ phải chăng là lo hơi xa hả anh ^^:bz
--------------
hihi...mới vô tham gia có 2 -3 bài mà nhứt đầu ghê...dạo này thần kinh yếu quá anh ạ...chắc phải chơi món khác cho nó nhẹ đầu...:))
em ra tới cửa rồi , chợt nhớ câu nói : chết mà không mất là bất tử.
Cent em muốn tặng câu này cho những con người có tâm bố thí trí tuệ của mình..@};-@};-@};-
Cung kính lui ra.Centimet
=> cụ Cent ni nói nhiều câu ít chữ mà nhiều nghĩa ghê, vừa hiểu theo nghĩa tiêu cực, vừa hiểu theo nghĩa tích cực cũng đc.
Lúc này, đang bùn, hiểu theo nghĩa tiêu cực:-SS
Mời các bạn tiếp tục góp ý cho câu hỏi : PCTN dựa vào mẫu nào để tạo dáng ?
=> mạn phép cho cháu cũng bon chen trả lời câu này. Trước khi trả lời cháu xin đố lại mọi người 1 câu>:) (ai trả lời đúng thì là cao nhơn đó nha, vì câu này cháu ngẫm cả ngày mới ra). Câu hỏi như sau:
"Thế, dáng cây dưới đây tồn tại ở đâu trong tự nhiên?"(%)%%-

(xin đừng trả lời là trong... truyện cố tích và em xin gợii ý là rất nhiều, rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất rất ... nhiều)>:)
 

luuvietvu

Thành viên
Mời các bạn tiếp tục góp ý cho câu hỏi : PCTN dựa vào mẫu nào để tạo dáng ? chưa thấy chú hưng trả lời, nhưng có nhiều ý kiến đâu đâu, không đúng trọng tâm.
 
Top