Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nhatrang77 ơi. Vấn đề trên để sau. Giờ tập trung vào câu hỏi của chú hưng anh à

Cảm ơn các bạn .
Nồng nhiệt qua mức !
Bạn luuviêtvu khoan lo lắng . Chúng ta còn thời gian và tất cả ý kiến của các các bạn
vẫn còn trong đường đi mà .
(Mình lấy ý niệm đường cao tốc 6 hàng xe (Freeway 6 lanes ) cho rộng rãi! ).

Mời các bạn cứ tiếp tục góp ý .
Cảm ơn
 

nguyễnphi1

Thành viên Mua Bán
Thưa bạn Mrkhongbiet, có lẽ trước tiên bạn nên đọc kỹ lại những gì tôi đã viết trên topic này. Tâm lý chung là khi tranh luận người ta hay nôn nóng đọc lướt qua những gì người khác nói ngược lại mình mà quên mất việc nắm vững và thấm sâu ý của họ. Bạn cũng vậy.
Tôi chỉ xin tóm lại rằng, ở đây tôi không nói cây nào đẹp hơn cây nào mà chỉ muốn phân tích thế nào là PCTN và thế nào là cây nhìn thấy tự nhiên. Và có đẹp hay xấu thì chỉ khi áp đặt nó vào định chuẩn của mỗi phong cách thôi. Với quan niệm của cây kiểng cổ thì chê PCTN , còn PCTN thì không chấp nhận cây kiểng cổ. Tuy nhiên trên bình diện mỹ học chung thì tất cả đều đẹp. Vậy chấm dứt tranh luận điều này nhé!
Còn việc bạn nhất quyết rằng cây kiểng cổ cũng rất tự nhiên thì tôi thấy buồn cười quá và chợt nghĩ ra rằng chắc với riêng bạn thì nó tự nhiên thì tôi tôn trọng ý thích đó. Còn nếu bạn muốn cho đó là chân lý thì tôi cũng không tranh luận nữa vì tôi có nói thêm thì cũng nhắc lại ý của ngài Water Pall mà thôi. Vậy bạn có thể đọc lại những gì Water Pall đã nói rồi viết bài tranh luận với ông ấy ở trang Web của IBC. Hy vọng bạn sẽ chứng minh được ngài Water Pall sai và như vậy cả tôi và nước Việt Nam sẽ chúc mừng và cám ơn bạn vì nhờ bạn mà Việt Nam đã có một danh tài bonsai thế giới (trên cả danh tài)
Và xin nói lại cho bạn rõ tôi không phải là họa sĩ , tuy là người lảm nghệ thuật nhưng đó là một bộ môn khác. Còn chuyện quy luật toán học trong hội họa thì ngay cả âm nhạc, kiến trúc...đều có nhưng nó không phải là khuôn vàng thước ngọc bất di bất dịch mà luôn biến đổi theo chiều lịch sử phát triển của nghệ thuật. Nhưng đó là chuyện khác và không phải ở topic nay. Nhưng đầu tiên bạn phải là người có học về nghệ thuật hay mỹ học đàng hoàng thì mới hiểu và tranh luận đươc.

Còn với câu hỏi của bạn Nhatrang 77 thì tôi xin nói thế này: khái niệm cây làm theo PCTN cây nhìn tự nhiên vừa là một vừa là hai cái riêng. Bởi vì có thể bạn làm cây theo PCTN nhưng lại nhìn không tự nhiên.(Nhưng ngược lại, cây nhìn tự nhiên là thuộc phong cách tự nhiên rồi) Cho nên, cây kiểng cổ của bạn hỏi tôi khi làm tàng lại có theo PCTN hay tự nhiên không , thì quá trườu tượng vì tôi phải có hình ảnh cụ thể của cái cây mà bạn đang nói thì mới dám có nhận xét.
Chúc mọi người ngày chủ nhật vui vẻ với các cháu thiếu nhi của chúng ta@};-@};-@};-
 

nhatrang77

Thành viên tích cực
Còn với câu hỏi của bạn Nhatrang 77 thì tôi xin nói thế này: khái niệm cây làm theo PCTN cây nhìn tự nhiên vừa là một vừa là hai cái riêng. Bởi vì có thể bạn làm cây theo PCTN nhưng lại nhìn không tự nhiên.(Nhưng ngược lại, cây nhìn tự nhiên là thuộc phong cách tự nhiên rồi) Cho nên, cây kiểng cổ của bạn hỏi tôi khi làm tàng lại có theo PCTN hay tự nhiên không , thì quá trườu tượng vì tôi phải có hình ảnh cụ thể của cái cây mà bạn đang nói thì mới dám có nhận xét.
Chúc mọi người ngày chủ nhật vui vẻ với các cháu thiếu nhi của chúng ta@};-@};-@};-
Cảm ơn bạn, vậy là chờ câu hỏi của anh Hưng được trả lời thì chúng ta sẽ thảo luận tiếp.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn đã nồng nhiệt góp ý .

Ngay như ý kiến của bạn mrkhongbiet thì mình không hợp :

=> dù tạo bonsai theo cách nào thì ít nhiều anh đã trùng khớp với các niêm luật cổ, bởi cả hai đều hướng đến, tuân thủ và mô phỏng cái tự nhiên.
Khi a tạo ra hình ảnh 1 cây tự nhiên, nhưng bỏ qua vài quy luật của tự nhiên thì người ta sẽ bảo không giống, chưa đẹp (đây cũng là trả lời cho câu hỏi của Bác Hưng theo cách của cháu)

nhưng bạn lý luận chặt chẽ nên mình chịu thua .

Phần bạn Nguyênphi góp ý thì mình thật tâm đắc với :

Anh can thiệp vào cây đến từng chi tiết mà cuối cùng người ta vẫn thấy cái cây mọc và lớn lên như tự nó vậy mới đạt chuẩn. Đó là sự khác nhau giữa trình độ. Và ở đây , cái hồn người làm quyết định, còn cái phần kỹ thuật chỉ là phương tiện.

Ngay như bạn Nhatrang 77 thì mình hết sức cảm ơn vì bạn đã đưa ra từ ngữ mà mình mong đợi : sự cảm nhận .

. Em không muốn trả lời là do cảm nhận vì câu trả lời rất là chung chung.
Cần phải có cái gì đó cụ thể. Một cái cụ thể hơn là cây uốn theo dáng gió lùa vẫn còn những lỗi không thỏa đáng về mặt vật lý tạo cảm giác gượng gạo khi quan sát sự di chuyển của cành nhánh dưới tác động của gió.


Riêng với bạn luuvietvu thì , xin lỗi , mình không hiểu rõ ý bạn . Chỉ đoán là một vật được hai người nhìn ngắm
thì mỗi người mỗi ý ?


Cũng hết sức cảm ơn hai bạn mrkhong biet và Huongvanthiên , nhờ hai bạn mình có vẻ như tìm được cách gửi đến các bạn
ý nghĩ của mình về PCTN .


1. Phong Cách Tự Nhiên được đánh giá dựa trên cảm nhận : một điều mông lung , không cụ thể ?


Mọi người trong chúng ta thường mường tượng PCTN như một kết hợp một phần rất lớn là thiên nhiên và một phần nhỏ là
trí tưởng tượng của người thực hiện tác phẩm , và cả đầu óc của người ngắm cây . Chúng ta chỉ cảm nhận thấy
vì một lý do nào đó tác phhẩn này rất tự nhiên và tác phẩm kia thì không .

Cái mà bạn Nhatrang gọi là cảm nhận , bạn bigbabol gọi là hồn hay tiếng sét .

Điều mà các bạn gọi , ông Walter Pall cũng đôi lần nhắc tới trong suốt thời gian thực hiện
viếc tạo dáng cây thông Scot . Ông đã dùng chữ "thanh tao " (elegant) để diễn tả sự khác biệt nơi cây
thông Scot của ông nếu so với những cây thông đen Nhật bản mập mạnh , dữ dằn kiểu võ sĩ sumo.

Cây thông Scot chả bao giờ mọc kiểu tàn tán nặng nề (nhìn
mạnh bạo )như bộ dạng những cây thông bonsai thời buổi ngày nay .Ngược lại , cây thông Scot vốn có khuynh hướng
mọc thanh tao .Nên chi , nói về chuyện thanh tao , cành chính vẫn là quá dài và vốn chỉ có chồi lá ở phiá ngoài
ngọn cành . Cành này thoạt nhìn , các bạn thấy nó qúa ư rậm rạp (quá mạnh) nhưng thiệt ra thì nó chỉ được
giữ để thực hiện bí quyết trồng thông ( tạo cân đối phát triển ).


Với ý kiến mình , ông Walter Pall đã hoàn toàn dựa trên khuynh hướng mọc thanh tao để tạo dáng cây thông Scot.
Đồng thời ông đã không để lại vết tích uốn nắn nào trên cây ,nên ông đã tạo được một tác phẩm phong cách tự nhiên .

Mà thanh tao thì chỉ là chuyện cảm nhận của một người ngắm đối với cây thông .

Vậy nên nói PCTN được đánh giá dựa vào cảm tính :mmộtt điều mông lung không cụ thể .

2. Phong cáhh tự nhiên và sự sao chép nét đẹp của cây (ngoài thiên nhiên )
Có vẻ đã có chút lầm lẫn giữa sao chép lại vẻ đẹp thiên nhiên với PCTN .

(xin lỗi tạm ngưng , sẽ tiếp )
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bạn Huongvanthien đã góp ý với bản tin :

Tháng 11 năm 2012 hai bố con, nghệ nhân Kenichi Abe và con trai Daiki đã tiến hành chuyến khám phá lên dãy núi Alps từ Fukushima, rồi một loạt các nước châu Âu, đặc biệt là Bỉ và Ý, nhằm tìm những cảm hứng từ những cây phát triển tự nhiên như các loài thông trên các dãy núi khác nhau.

Sau hai ngày làm việc với Bonsai Club Du Leman, chia sẻ các kinh nghiệm tuyệt vời về nuôi trồng, kĩ thuật bonsai đối với Pinus Uncinata, một câu của ông Kenichi mà tôi cho rằng rất gần với bonsai phong cách tự nhiên trích dẫn như sau:

"Các cây của chúng ta phải thể hiện càng tự nhiên càng tốt. Chúng ta có thể đạt được mục tiêu này bằng cách quan sát các cây mọc trên núi - những cây sống trong môi trường thiên nhiên của chúng".


Nghe thì rõ ràng có vẻ như người ta đang làm công việc quan sát , học hỏi những biến tấu của cây cối trong thiên
nhiên để thực hiện những tác phẩm bonsai y hệt thiên nhiên thời có tác phẩm bonsai phong cách tự nhiên .
Hẳn các bạn cũng như mình đếu biết rằng bonsai vốn là chuyện sao chép thiên nhiên , đưa thiên nhiên về để trong nhà ,
hay đưa thiên nhiên từ nơi xa xôi cách nửa vòng trái đất về cạnh mình ngay từ thời mới phát sinh cái thú bonsai .

Bạn thấy ngay như gia đình họ Abe bên Nhật ( chả biết có liên quan gì đến cha con ông Kênchi Abe ở trên không ) đã
từng trèo đèo lội suối với giấy và bút để ghi lại những hình ảnh bắt mắt của cảnh tượng và cây cối . Sau đó họ cố
thực hiện những tác phẩm y hệt bản vẽ để truyền lại cho con cháu .

Mời các bạn ghé thăm vườn gia đình họ Abe (bên Nhật ) xem thử (hình ành đăng trong tạp chí Bonsai Focus , số 139
tháng 3 - 2012 ).
==================================










 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn nghĩ sao ?
Các bạn có đồng ý rằng : sao chép vẻ đẹp thiên nhiên để đưa vào bonsai là có tác phẩm bonsai PCTN ?

Mình thì không đồng ý rồi .
Thì chính ông Walter Pall vốn cũng nói :

"Tự nhiên nhưng phải có ít tưởng tượng nhưng không quá đà ."

Và bạn Nguyễnphi cùng từng phát biểu :

"tự nhiên đã được nghệ thuật hoá "

Nghĩa là từ sao chép thiên nhiên đến tác phẩm bonsai PCTN vẫn còn một bước cần thực hiện : lột tả được vẻ đẹp
thiên nhiên trong một bố cục bé xíu gọi là bonsai .Mà muốn lột tả được vẻ đẹp đó , chúng ta cần chút trí tưởng tượng ,
cần sự hiểu biết về loài cây đang có , sau đó mới xử dụng phương tiện kỹ thuật sao cho hợp .

Chính vì chút trí tưởng tượng đó ( chuyện này thì rõ ràng là những ông cỡ Kimura hay Robert Steven nhiều hơn
chúng ta bội phần ), phải rồi , chính cái mà Walter Pall gọi là chút trí tưởng tượng đó đã biến được những "khối gỗ
có mầm sống " thành những tác phẩm phong cách tự nhiên .

Mình rất thích một tác phẩm nhỏ xíu của ông Kimura được thực hiện gần như chớp nhoáng để thấy được khả năng nắm
bắt được cái thần , cái tính "thiên nhiên " của "một cây cột thẳng đuột có lá ".

Các bạn thử nghĩ xem , với cái cây dưới đây do bạn bè đưa tới nhờ tạo dáng thì bạn tính sao :





Quan sát thêm ở tả hữu , hậu diện xem sao nào :








 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Ghi chú ngoài lề .

Xấp rày tay chân bắt đầu hơi run (cũng có khi chưa đủ đô cà phê , trà lá không chừng ) nên nín thở chụp
hình mà vẫn là tấm rõ tấm không . Các bạn chịu khó xem đỡ .

Hình ảnh trên được chụp lại trong quyển The Bonsai Art of KIMURA (xb. 1992 ).
Đó là hình ảnh gốc cây Yew . Có người bên VN gọi là Thông đỏ (vì cây có quả mềm màu đỏ ).
Mình không đồng ý với tên gọi này vì không muốn cây Yew (Taxus ) bị lẫn lộn với cây Thông đỏ (Xích tùng.
Pinus densifllora ).

Cây Yew chậm lớn , gỗ cứng , quả đỏ (đẹp, mềm , nhưng độc ).
Để mình tót ra vườn chụp đỡ vài lá Yew cho các bạn thấy .Ở Đà lạt hình như có bán giống này ,
tuy niên chưa phổ biến thì phải .













Để thêm rõ , hình như có sự lầm lẫn khi Dịch giả Ngọc Minh dịch Yew Anh Quôc ( Taxus baccata ) là Thuỷ tùng Anh quốc .
Có thể ông ta lầm lẫn với cây Thủy tùng ( cây Bụt mọc , Taxodium) chăng ?




==================================
Các bạn có thể tưởng tượng được ông Kimura làm thế nào không ?

Một cây cổ thụ bị mối đục khoét ráo trọi chỉ còn trơ ít gỗ . Gỗ bị mưa nắng và gió cát tắm gội riết còn như vầy :


 

ThôngXanh1

Thành viên tích cực


cây thông đỏ Đà Lạt hoàn toàn ko giống cây trong hình này, và Đà Lạt em chưa thấy bán loại cây trong hình này :)

cây thông đỏ :


 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


cây thông đỏ Đà Lạt hoàn toàn ko giống cây trong hình này, và Đà Lạt em chưa thấy bán loại cây trong hình này :)

cây thông đỏ :


Thì cũng là Yew (Taxus ) thôi. Có điều 6,7 loại Yew thứ lá dài lá ngắn khác nhau ,nhưng tất cả đều có quả đỏ rất đẹp.
(Quả này độc cho người . Chớ ăn thử )
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
2Q:
1. "Nếu một người man rợ ở Châu Phi (ý nói ít đi ra ngoài, chỉ sống loanh quanh nơi Phi Châu) thấy một cây bonsai phong cách thiên nhiên nhưng không có ở nơi họ sống (cây thông Scot tuyệt đỉnh trên kia chẳng hạn) thì họ có thấy nó (giống) thiên nhiên không?"
=> câu hỏi phái sinh là Nếu lấy 1 cây thông chứ không phải 1 cây si, sanh, đa đi làm "cây dáng làng" thì nó có tự nhiên?
2. Nếu 1 cái cây nghệ nhân bảo nó đẹp, phong cách rất tự nhiên. 1 thằng người trần mắt cận thị bảo nó không tự nhiên=>ai đúng ạ?
Em xin cảm ơn ạ.

1 ý hỏi khác: (nguồn)
Ông Kandaka Keiji, người đứng đầu Hiệp hội Những người trồng bonsai Kinashi. Ông trồng hàng nghìn cây bonsai ở nhà:

Ở phía cuối vườn, có một cây bonsai nhìn rất cổ. Nó đã hơn 200 tuổi và từng thuộc về một chính trị gia nổi tiếng. Nếu đưa ra thị trường, cây bonsai này có thể bán dược vài chục triệu Yên.

"Điểm cơ bản về bonsai là phải trồng cây này với đúng dáng mọc tự nhiên của cây. Phải để cây trông như thể đã lớn lên tự nhiên trong hàng chục, hàng trăm năm"

=> Cái tự nhiên 200 năm trước mà người ta làm theo có giống với cái tự nhiên các nghệ nhân đang bàn ở đây không ta?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trở lại vấn đề :cần thêm chút sáng tạo để đưa cây vốn có đã có dáng dấp thiên nhiên
vào bonsai phong cách tự nhiên.

Rõ ràng là sự sáng tạo này không hoàn toàn dựa vào phương tien kỹ thuật , nhưng vào
cảm nhận của người sáng tạo nắm bắt được "điểm tự nhiên nhất của cây ". Nắm được điểm này ,
người tạo dáng tác phẩm sẽ giúp cho người khác ,khi ngắm cây thấy được nét sinh động ,
thấy được cái hồn , cảm được vẻ đẹp của cây đang ung dung tự tại phát triển nơi hoang dã .

(như bạn bigbabol gọi là truyền được nét hồn cây tới người xem )

Mình manh mieng nói như thế để các bạn suy nghĩ cho ý kiến : tai sao tác phẩm thông Scot của ông Walter
Pall sau khi đưa triền lãm ( vốn là phô diễn được phong cách tự nhiên của cây ) nhưng năm sau
đã không còn là một cây thông đẹp nữa , dù phong cách tự nhiên vẫn còn đó .

Mời c1c bạn góp ý rồi mình sẽ tiếp với hình ảnh chứng minh nghe .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
2Q:
1. "Nếu một người man rợ ở Châu Phi (ý nói ít đi ra ngoài, chỉ sống loanh quanh nơi Phi Châu) thấy một cây bonsai phong cách thiên nhiên nhưng không có ở nơi họ sống (cây thông Scot tuyệt đỉnh trên kia chẳng hạn) thì họ có thấy nó (giống) thiên nhiên không?"
=> câu hỏi phái sinh là Nếu lấy 1 cây thông chứ không phải 1 cây si, sanh, đa đi làm "cây dáng làng" thì nó có tự nhiên?
2. Nếu 1 cái cây nghệ nhân bảo nó đẹp, phong cách rất tự nhiên. 1 thằng người trần mắt cận thị bảo nó không tự nhiên=>ai đúng ạ?
Em xin cảm ơn ạ.
ah ! bạn Mrkhongbiet chạy nhanh quá tốc độ freeway rồi đây .
Câu bạn hỏi rất hay . Câu hỏi này chính là điều mình muốn nói ở phần sau
dựa trên ý của bạn Nguyenphi :
trình độ hiểu biết của người thực hiện và trình độ cảm nhận của người xem .

Bạn chịu khó lơi chân ga cho xe chậm chậm lại chút nghe .
(hơi méo mó nghề nghiệp ,các bạn thông cảm ! )
Chúng ta sẽ bàn tới chuy6en này ngay thôi .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
2Q:
1. "Nếu một người man rợ ở Châu Phi (ý nói ít đi ra ngoài, chỉ sống loanh quanh nơi Phi Châu) thấy một cây bonsai phong cách thiên nhiên nhưng không có ở nơi họ sống (cây thông Scot tuyệt đỉnh trên kia chẳng hạn) thì họ có thấy nó (giống) thiên nhiên không?"
=> câu hỏi phái sinh là Nếu lấy 1 cây thông chứ không phải 1 cây si, sanh, đa đi làm "cây dáng làng" thì nó có tự nhiên?
2. Nếu 1 cái cây nghệ nhân bảo nó đẹp, phong cách rất tự nhiên. 1 thằng người trần mắt cận thị bảo nó không tự nhiên=>ai đúng ạ?
Em xin cảm ơn ạ.

"Điểm cơ bản về bonsai là phải trồng cây này với đúng dáng mọc tự nhiên của cây. Phải để cây trông như thể đã lớn lên tự nhiên trong hàng chục, hàng trăm năm"

=> Cái tự nhiên 200 năm trước mà người ta làm theo có giống với cái tự nhiên các nghệ nhân đang bàn ở đây không ta?


Mình định chờ phát biểu thêm vài chuyện nữa rồi sẽ tiến về phần bạn Mr.khongbiet đề cập . Nhưng thấy bạn Mr.khôngbiết
sốt sắng quá (thức quá nửa đêm đăng bài thế này thì chịu khó thật ),nên mình cũng ráng sốt sắng theo đặng gọi là khỏi
phụ lòng người trông đợi .
Sáng chúa nhật dậy trễ , cà phê cà pháo xong rồi từ từ coi nghe .

Chuyện là thế này .


A .
Minh đang đưa sự kiện : một cây vốn có dáng dấp thiên nhiên ( đào từ rừng núi về hay do bạn uốn gì đón giống cây
ngoài thiên nhiên chả hạn ). Thế rồi bạn chiếu theo đúng với hình ảnh cây thiên nhiên và tạo được một cây bonsai
y hệt . Lúc đó ,nếu bạn bảo : tôi đưa một cây y hệt thiên nhiên vào chậu bonsai rồi đây . Quý vị thấy sao? Nó xứng
đáng được gọi là cây bonsai phong cách tự nhiên chứ ?

Mình xin trả lời ngay : có thể , nhưng chưa chắc.

Còn nếu bạn hỏi (cho cái cây ở trên ) : giống hệt thiên nhiên đây này ! Đẹp không ?

Mình cũng trả lời ngay : Có thể đẹp , có thể chưa đẹp .

Mình sẽ giải thích từng câu trả lời tới bạn ( và có lẽ nhiều bạn khác cũng có thể thấy chuyện này )

B.

Đồng thời với hai câu hỏi đầu tiên về cái ông ở châu Phi ( Mình xin xóa tên gọi này , không thôi có ông nào ở
châu Phi biết tiếng Việt rồi đọc được chuyện chúng ta nói thế này thì họ kiện mình chết . Mình dùng là một người
chưa hề thấy cây thông Scot cho tiện nghe và ông ta tên là XX)và một người bình thường tên YY đứng trước cây
thông Scot bonsai .

Bạn hỏi ông XX : Ông thấy cây thông này nom giống mấy cây thông mọc trong rừng không ?
Ông X sẽ trả lời : ..............

Bạn hỏi ông YY : Ông thấy cây thông này mọc tự nhiên hứ ?
Ông YY sẽ trả lời :............

Với mình giải thích qua câu trả lời của ông XX và ông YY không phải là chuyện chúng ta thảo luận ở đây .
(Xin nhấn mạnh thảo luận chứ không phải tranh luận .Thảo luận ngầm ý : tôn trọng ý kiến nhau , hỏi đáp
để hiểu nhau , không đặt nặng chuyện đúng sai . Trong khi tranh luận ,như chuyện tòa án , có tính cách
bên thắng bên thua ).


Cho nên , với câu hỏi bạn đặt cho ông XX với ông YY và bạn là người làm ra cây thông Scot đó (coi như bạn là
ông Walter Pall đi ) , thì tạm gọi là có hai câu trả lời (giống nhau ở hai người ):

-cả hai đều thấy cây rất tự nhiên . Dĩ nhiên là bạn thích quá phải không ? Bạn nghĩ : thiệt là đáng công 10 năm .
-cả hai đều thấy cây không tự nhiên . Chắc là bạn sẽ có 2 ý nghĩ :

*a) Hai cái ông thần này chả biết gì về nghệ thuật cả . Cây người ta làm công phu thế này , trông thật thế này
mà bảo không tự nhiên . Đúng là không biết thưởng thức .

*b) Bạn suy nghĩ tìm xem điểm nào mình còn thiếu sót hay để lộ trên cây thông khiến cho hai ông thần này
đều lắc đầu quầy quậy bảo là không tự nhiên .


Bạn Mrkhông biết thấy đấy , có phải là câu trả lời của ông XX và ông YY chả liên quan gì tới thảo luận của chúng ta .
Kế đến , một khía cạnh khác : nếu bạn là ông XX hay ông YY đó , ý mình , bạn là người ngắm cây . Bạn có thể có
hai trường hợp :

a -Bạn ngắm cây và thấy nó rất tự nhiên . Bạn khâm phục và chúc mừng tác giả (Chuyện này thì miễn bàn phải không nào?)
b- Bạn không thấy cây có vẻ gì là tự nhiên cả . Lúc đó , hai ý nghĩ hiện ra :
-bạn có thể phát biểu với tác giả hoặc người khác : tôi chả thấy cây thông này tự nhiên chút nào hết .
Cây thông tự nhiên thì nó phải thế này ....và thế này .... ( tác giả cây mà nghe được chắc thích lắm đây !)
-hoặc là bạn suy nghĩ và tự hỏi : cây thông này tại sao nhiều người bảo nó đẹp tự nhiên mà mình lại không
thấy nó tự nhiên nhỉ ?Và bạn bỏ giờ tìm hiểu xem tại sao người ta nói thế mà mình không nhận ra thế ....


Nói gọn lại : chúng ta thảo luận phong cách tự nhiên cho người có ý định làm tác phẩm bonsai theo phong cách tự nhiên
và cả cho những người muốn hiểu được phong cách tự nhiên khi ngắm một tác phẩm bonsai , còn đối với những người khác (không ở trong hai trường trên) thì miễn bàn .Vì có lẽ chúng ta chưa có đủ khả năng nâng cao kiến thức thẩm mỹ quần chúng
trong một thời gian ngắn .

Bạn Mrkhôngbiet đồng ý không nào ?
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

Bạn chịu khó lơi chân ga cho xe chậm chậm lại chút nghe .
(hơi méo mó nghề nghiệp ,các bạn thông cảm ! )
Chúng ta sẽ bàn tới chuy6en này ngay thôi .
hên quá vì chú Hưng đã về hưu rồi nếu không sao này có dịp sang Cali sẻ có nguy cơ bị ăn ticket. cháu là chuyên gia over speed

cháu cũng là người mới tập chơi cho nên chỉ biết theo dổi và học hỏi chứ không dám có ý kiến . những bài viết của chú đã giúp ít cho cháu rất nhiều trong giai đoạn đang hình thành tư tưởng và cách nhìn như thế naò để sao này có thể tạo ra được một cây bonsai như mình mong muốn . thanks chú rất nhiều
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình xin hơi dông dài lấy thêm một thí dụ để tỏ rõ ý mình trong câu hỏi của bạn Mrkhongbiet ,đồng thời
cũng để cảm ơn hai bạn Nguyenphi và Nhatrang77 vì đã góp cho mình hai ý rât hay :
-trình độ hiểu biết của tác giả
-mức cảm nhận của người xem .

Mình muốn lấy thí dụ âm nhạc (vốn là mình cũng sính nhạc nhưng chưa được học nhạc nên có hơi dốt tí .
Có điều lấy thí dụ âm nhạc cho dễ hiểu vậy thôi ).
Thí dụ như lấy bản nhạc Le Beau Danube Bleu đi .
Mời các bạn vừa xem bài vừa nghe nhạc há !


+ YouTube Video
http://www.youtube.com/watch?v=KdM7brcpyeQ


Nếu ông Johann Strauss , tác giả bản nhạc mời hai ông XX và YY tới dự trình diễn rồi hỏi :
-các ông thấy sao ? bản nhạc hay không ?
Mình chắc là cả hai ông đều lắc đầu quầy quậy : nhạc nghe buồn ngủ chết đi được !
(Chả là một ông quen nghe tiếng trống bên xứ ông và một ông quen nghe nhạc Rap nhịp thật nhanh thời thượng )
Nhưng nếu ông Johann Strauss hỏi :
-các ông thấy sao ? đây không phải là tiếng động chứ ?
Thì chắc cả hai ông XX và YY đều công nhận :đây là nhạc chứ không phải tiếng động .

Theo mình thấy ,hàng ngàn người dự buổi trình diễn hoà tấu bản Le Beau Danube Bleu ; nhưng giá hỏi ra
chắc cũng chỉ 50% hiểu được dòng nhạc diễn đạt điều gì mặc dù là gần 100% thì bảo nhạc hay .(?).
Mời bạn nghe lại lần nữa bản nhạc bất hủ này qua cách trình diễn của dàn nhạc Johann Strauss dưới sự điều khiển
của ông André Rieu .

+ YouTube Video
http://www.youtube.com/watch?v=IDaJ7rFg66A



Mình thấy cũng chả cần phải đi học nhạc cực khổ 5,7 năm , giá có ai đó hướng dẫn chỉ cho mình trong 10 phút
là mình đã có thể cảm nhận được phần nào bài nhạc . Chứ còn dựa vào lời nhạc (do ai đó sáng tác ghép thêm vào
thì chỉ tổ làm hư đi ý nghĩa thực của dòng nhạc .

Bạn có thấy từ những nốt nhạc rời rạc đầu tiên đưa bạn liên tưởng đến những tiếng tí tách củ từng giọt sương đêm đọng
trên lá rơi xuống đất . Từng giọt từng giọt nhỏ nhoi đó tạo thành những giòng nước nhỏ xíu ngấm nhẹ vào đất .
Rồi thì giòng nhạc nhanh dần , mạnh dần , đưa bạn đến hình ảnh những khe nước róc rách . Chúng hiền hoà nhỏ nhẻ
và gộp lại thành những con suối mạnh mẽ hơn và giòng thác tuôn trào .
hàng trăm con suối tụ thành sông Danube .Giòng sông có lúc cuồn cuộn sóng nước , có lúc lững lờ trôi .
Để rồi cả dòng sông tuôn trào ra biển với những biến tấu dồn dập như sức đối chọi nước biển nước sông và
cuiốii cùng là một hòa hợp êm đềm .


Từ thí dụ trên , mình muốn thưa với các bạn thế này : Có lẽ chúng ta thực sự không lý giải được thế nào là một
phong cách tự nhiên cho cây bonsai chúng ta đang ngắm . Nhưng việc đầu tiên là : hãy cảm nhận cái cây đã ,
ngắm nó , hiểu được nó , rồi phụ thêm trình độ thực hiện của tác giả , các bạn sẽ thấy cây có phong cách tự
nhiên như thế nào .
(CHỨ nếu dễ dàng lý giải , ông Walter Pall đã chả phải mất 10 năm thuyết phục ).

Trong khi chờ đợi các bạn góp ý thêm ,trước khi mình trả lời câu hỏi :


Tai sao tác phẩm thông Scot của ông Walter Pall sau khi đưa triển lãm ( vốn là phô diễn được phong cách tự nhiên của cây ) nhưng có thể năm sau đã không còn là một cây thông đẹp nữa , dù phong cách tự nhiên vẫn còn đó ?

Mờiii các bạn xem qua vài "tiền "tác phẩm bonsai (Chắc chắn nhiều bạn sẽ đoán được ngay tác giả ).




















Mời các bạn góp ý .
Khoan bình luận mấy cây bonsai đang ở dạng training trên nghe !
 

nguyễnphi1

Thành viên Mua Bán
Rất cám ơn chú Hưng đã diễn giải rất sinh động và đầy tính khoa học trong việc dẫn dắt vấn đề. Trước khi thảo luận tiếp câu hỏi của chú cho phép cháu được góp thêm vài ý
Chắc ai cũng từng biết đến câu nói này: Muốn hiểu nghệ thuật phải được giáo dục nghệ thuật. Giáo dục ở đây là mình phải học về nghệ thuật. Học ở trường lớp hay tự học.
Một người Châu Phi man rợ như Mrkhongbiet ví dụ thì tất nhiên không thể biết đâu là tranh của con nít vẽ và tranh có giá hàng chục triệu đô của Picaso.
Cũng như không phân biệt được giá trị giữa nhạc thảm họa của Việt nam với nhạc của Beethoven!
Một người ít học thức tất nhiên thích đọc tác phẩm ba xu hơn là đọc tiểu thuyết được giải Nobel. Và với họ, Nobel không hay bằng tiểu thuyết ba xu!
Bonsai cũng là một bộ môn nghệ thuật, cho nên đừng đánh đồng rằng tất mọi người phải công nhận nó đẹp, hay đúng hay sai thì mới được, đó là điều hết sức ngớ ngẩn. Điều quan trọng: đối tượng đánh giá là ai? Để nhận xét một tác phẩm opera chẳng hạn thì giữa ý kiến của một người bình thường với một nhà soạn nhạc thì ý kiến nào giá trị và đáng nghe hơn thì chắc ai cũng biết câu trả lời rồi.
Cho nên khi chơi bonsai nghiêm túc chúng ta phải trang bị cho mình một cái phông nền cơ bản về nghệ thuật và mỹ học tương đối đầy đủ thì mới gọi là tạm được, nhất là khi thảo luận về chuyên môn mà kiến thức về nghệ thuật và mỹ học mất căn bản hoặc mù mờ, chắp vá thì...^#(^
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

cháu cũng là người mới tập chơi cho nên chỉ biết theo dổi và học hỏi chứ không dám có ý kiến . những bài viết của chú đã giúp ít cho cháu rất nhiều trong giai đoạn đang hình thành tư tưởng và cách nhìn như thế naò để sao này có thể tạo ra được một cây bonsai như mình mong muốn . thanks chú rất nhiều
Bạn Vincentvo không cần phải khiêm tốn quá như vậy .
Bạn mà không hỏi , ai mà biết được bạn hiểu cỡ nào .
Còn như bạn không hỏi , mà người khác hỏi thì nghĩ sao cứ trả lời vậy .
Chỉ vài người đồng thảo luận thôi cũng kém vui..
Cũng may là thỉnh thoảng thấy bạn phát biểu , chứng tỏ bạn chưa ngủ gục trong lớp
hay lặng lẽ chuồn về (?).

Một chuyện bạn nên thấy rõ trong topic này :
Bản thân mình cũng đang là học hỏi và có vẻ như đang làm cái chuyện diễn dịch lại
ý của các bạn khác trong diễn đàn theo mình hiểu mà thôi . Cho nên , bạn nên đọc kỹ
các ý kiến của các bạn khác để suy nghĩ và góp ý trao đổi thì hơn .
Chúc cuối tuần vui vẻ .
Sáng mai nhớ dậy sớm hưởng những ngày cuối xuân .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bonsai cũng là một bộ môn nghệ thuật, cho nên đừng đánh đồng rằng tất mọi người phải công nhận nó đẹp, hay đúng hay sai thì mới được, đó là điều hết sức ngớ ngẩn. Điều quan trọng: đối tượng đánh giá là ai?^#(^^#(^
Cảm ơn bạn Nguyễnphi . Thế là mình lại học được bạn thêm chuyện nữa.
Nói dông nói dài như mình thì dễ , chứ mà nói ngắn gọn súc tích như bạn thì khó chứ chả chơi .
Đúng rồi : đối tượng đánh giá là ai ?

Mà trong việc đánh giá một tác phẩm nghệ thuật sống thì người đánh giá tác phẩm đầu tiên
và quan trọng nhất phải là : người sáng tạo tác phẩm .Cho nên người sáng tạo tác phẩm
cần phải cố gắng không nên tự đánh lừa mình : phải thấy và phải sửa cho được những lỗi
gây "mất tự nhiên " của tác phẩm (cho dù phải mất một thời gian dài cũng phải ráng ).

Đó chính là điều mà có lẽ chúng ta ai cũng biết cho nên mới bỏ giờ ngồi thảo luận để giúp nhau tìm
được "tử điểm của tác phẩm " để dễ dàng lột tả được nét đẹp tự nhiên của tác phẩm . Nắm được
chuyện này rồi thì dùng phương tiện kỹ thuật gì chỉ còn là vấn đề thời gian chờ "con vịt lột xác " phải không ?

Chờ đợi một tương lai "cụ thể " nơi con vịt xấu xí thì quả đã là một hạnh phúc rồi.

Mong đón nhận thêm ý kiến các bạn , để rồi chúng ta còn sang chuyện kế.
Có vẻ như mờ mờ thấy được điều gì rồi đây .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trong khi chờ đợi thêm ý kiến các bạn ,mình xin trả lời ý mình ho câu hỏi dưới đây :

Tai sao tác phẩm thông Scot của ông Walter Pall sau khi đưa triển lãm ( vốn là phô diễn được phong cách tự nhiên của cây ) nhưng có thể năm sau đã không còn là một cây thông đẹp nữa , dù phong cách tự nhiên vẫn còn đó ?

Câu hỏi trên cho thấy hai chuyện khác nhau : đẹp và phong cách tự nhiên .
Cây bonsai đẹp nhưng không có phong cách tự nhiên thì chắc các bạn cũng thường gặp . Và có lẽ
gặp nhiều trong thời buổi này .
Còn cây bonsai có phong cách tự nhiên như cây của ông Walter Pall dưới đây :






nhưng 9 tháng sau ngày triển lãm , nếu ông Walter mà không thường xuyên chăm sóc như việc ông đã làm suốt
10 năm trước đó thì chắc chắn là cây thông sẽ phát triển theo kiểu riêng của nó : đỉnh cây phát mạnh hơn các cành thấp ,
ngọn cành phát triển mạnh hơn trong cành (ưu tiên phát triển vùng đỉnh ) .
Lúc đó , phong cách tự nhiên của cây chắc hẳn vẫn còn , nhưng dưới mắt thẩm mỹ của một người
chơi bonsai bình thường , hẳn phải thốt lên : " cây nó phát tướng , cành lá lởm chởm,
chả còn nét thanh tao , không còn phù hợp với chiếc chậu thanh mảnh ..."

Mình muốn nói : chỉ cần một thời gian lơ là , tác phẩm bonsai đẹp đẽ theo phong cách tự nhiên của chúng ta
có thể "phát tướng " để rồi ":mất đi "sắc đẹp " do mất tính cân đối hoặc là không còn lột tả được nét thanh tao như ở
cây thông Scot ban đầu .

Điều đó cũng nhắm nói lên một chuyện mà đa số người chơi bonsai thường mắc phải (bản thân mình cũng hay bị
vì lười biếng ).
Đấy là : vẻ đẹp của một tác phẩm bonsai khi đưa trình diễn cần rất nhiều "phụ kiện " chung quanh . Những phụ kiện này ,
đôi lúc thiếu xót (thí dụ : phông màn sau cây , độ cao trưng bày , kệ đế , độ bóng của chậu , accent (chữ này thì phải
nhờ các bạn tìm giúp mình danh từ tương đương , mình nghĩ mãi không ra )...Thì cũng như ca sĩ trình diễn mà thiếu
phông màn , âm thanh chọn lọc điều chỉnh được ,ánh sáng , dàn nhạc ...thời cũng bớt nổi bật giọng ca và thần thái trình diễn .
Còn không thì ngược lại : chậu không hợp với cây (thường là quá nặng nề, lấn lướt cây ,sặc sỡ hơn cây...), cỏ dại mọc tranh với rễ ...

Trở về điểm chúng ta đang thảo luận .
Sở dĩ câu hỏi được đặt ra :

Tai sao tác phẩm thông Scot của ông Walter Pall sau khi đưa triển lãm ( vốn là phô diễn được phong cách tự nhiên của cây ) nhưng có thể năm sau đã không còn là một cây thông đẹp nữa , dù phong cách tự nhiên vẫn còn đó ?

Có lẽ sẽ là một phần chìa khoá để chúng ta nắm được hồn cây . Trả lời cho chữ tại sao ở trên : tại sao không đẹp nữa ?
Theo mình , chính là vì cây đã biến tướng , mất đi vẻ thanh tao , mất đi nét quyến rũ hay : không còn hồn nữa .

Các bạn thấy sao ?

Góp ý đi chứ !
 
Top