Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

hotandat

Thành viên Mua Bán
theo mình nghỉ thì , lúc đầu ông cần 40 năm để hoàn thành tác phẩm đủ thời gian dể lựa cây dể suy ngẩm ,nhưng sau đó thì quá ngắn . thứ hai là do bản sao nửa ,thời gian làm quá nhanh, lại manh tính chất biểu diển
 

GioNui

Moderator
Hehe...... không khí sôi động ghê, còn nhiều anh rất nhanh nhảu trên diễn đàn chưa thấy lên tiếng. Đây chính là nguồn cảm hứng vô tận cho những chia sẻ và thảo luận.
 
theo mình nghỉ thì , lúc đầu ông cần 40 năm để hoàn thành tác phẩm đủ thời gian dể lựa cây dể suy ngẩm ,nhưng sau đó thì quá ngắn . thứ hai là do bản sao nửa ,thời gian làm quá nhanh, lại manh tính chất biểu diển
==========
Tôi cũng có ý như Anh.
(Thời gian quá ngắn cho một tp...Nhất là tp của một Bậc Thầy.)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Em cảm nhận đây là goshin chụp từ mặt sau, chứ em thấy goshin III trên internet thì khác mà anh về vị trí các cây?

Cảm ơn bạn đã theo dõi và bổ xung .
Thật sự thì mình cũng không rõ lắm .
Hình bạn đăng lên có thể là GoshinIII lúc mới làm xong (xuân 1999 ).
Hình mình đăng lên có thể là cánh rừng đã được sửa đổi , vài cây chết đã được thay thế ,
ngay cả chậu cũng khác (dung tích chậu rộng hơn .(cuối năm 2000).

Nhưng đó là chuyện nhỏ .Mời bạn tham dự giải đáp : lý do khiển GoshinII và III không đạt mức
thành phẩm cao như Goshin I ?
 

nhatrang77

Thành viên tích cực
Cảm ơn bạn đã theo dõi và bổ xung .
Thật sự thì mình cũng không rõ lắm .
Hình bạn đăng lên có thể là GoshinIII lúc mới làm xong (xuân 1999 ).
Hình mình đăng lên có thể là cánh rừng đã được sửa đổi , vài cây chết đã được thay thế ,
ngay cả chậu cũng khác (dung tích chậu rộng hơn .(cuối năm 2000).

Nhưng đó là chuyện nhỏ .Mời bạn tham dự giải đáp : lý do khiển GoshinII và III không đạt mức
thành phẩm cao như Goshin I ?
Dạ, cái này thì có thể là hơi ignorant, chứ theo thông tin từ trên flickr thì cái này được Taken on June 21, 2010
Los Angeles, California, US
16 Views

http://www.flickr.com/photos/15810383@N02/5018489423/

Vấn đề này thi không thể kiểm chứng được, chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Chỉ cảm nhận khách quan thì nếu có sự thay đổi đi nữa thì những nhận xét tiếp theo sẽ thành vô nghĩ nếu những dẫn chứng ban đầu không chính xác. Nên em sẽ không nhận xét.

Thêm một cái link về goshin III
http://www.journeyofenlightenment.com/Travel/LA-2010/11136349_ZQ8wTL#!i=780563200&k=hbs5htW

Và goshin at the back bởi wikipedia
http://en.wikipedia.org/wiki/File:Goshin,_2007.jpg
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn góp ý .
Mình e rằng ý kiến giải đáp của mình cho câu hỏi trên hơi nặng tính kỹ thuật .
Trong tương lai , khi thực hiện cánh rừng bonsai , các bạn cần lưu ý điểm này .
Đó là : sự gây chết cây trong cánh rừng do hậu quả giành đất lấn rễ của cây.

Người ta gọi là "cây đá nhau chết ".
Vì thế , trước khi xếp cây thành rừng , nên thực hiện :

-trồng riêng từng cây vào chậu cạn bonsai vài năm (trên 2 năm là tốt ) .
-nếu rừng có 11 cây , bạn nên sửa soạn trước cỡ 13 cây để sẵn sàng có cây
thay thế .

Riêng cây chủ trong cánh rừng (nếu chết thì gần như không thay thế được )
nên được trồng riêng trong chậu bonsai trên 5 năm cho chắc ăn .

Đồng thời với việc trồng riêng ở chậu bonsai , toàn bộ số cây của rừng cũng đủ
thời gian quen thuộc với "tiểu khí hậu "(micro climate) ở khu vực đặt cây để sớm
phát triển . Nhờ thế , mức sống sót và phát triển cao hơn , nhanh hơn .

Tùng lá kim có ba điểm rất độc đáo :

-nguyên nhân ẩn (pathogen) gây chết luôn luôn nằm sẵn trong cây .Pathogen này vốn
bị sức phát triển của cây dìm đi . Mạch cây (vein) nào hơi yếu là bị pathogen này triệt
ngay .Mạch nào bị chết sẽ thành gỗ chết (lũa ).Mạch nào còn sống , cứ sống .
-Những mạch bị pathogen gây chết áp đảo có thể có lá vẫn xanh tốt trên 6 tháng .
nên chi khi bạn nhìn ra được cây chết ( lá vàng xảm nâu ) thì thực sự cây đã chết trước đó
vài tháng rồi .
-Khi thiếu rễ , tùng lá kim càng phát triển thật chậm (bình thường nó vốn đã chậm , gỗ khá cứng )
nên khi trong chậu bonsai cỡ 10 năm , các bạn thấy lá vẫn xanh tốt , cành có thể dài ra chút đỉnh ,
chứ thân cây thì có vẻ không lớn thêm chút nào .


Do đấy , vì nhu cầu thôi thúc , những cánh rừng Goshin II và III đã được thực hiện hơi vội .
Không phải các bậc thày như Ben Oki , Mel Ikeda không biết , nhưng vì làm việc với "Đại sư phụ"
nên học trò không dám có ý kiến . Đó là nền nếp thày trò của Nhật bản và một số nước Á châu .

Rà xét lại vấn đề thời gian , các bạn thấy ở Goshin I : cây chủ nằm trong chậu bonsai 10 năm .
Cánh rừng bonsai 7 cây (tiền thân của GoshinI ) đã có cũng có gần 10 năm để sống hòa hợp
được với nhau . Sau đó 4 cây nữa được thêm vào lại phải chờ 20 năm nữa mới thực sự ổn định.
 

doremi

Thành viên

theo cảm nghĩ riêng mình, khu rừng đượm buồn thiếu sinh động, các ngọn cây khô cứ chĩa lên nhiều tạo cái cảm giác thừa thãi và lặp đi lặp lại một cái gì đó, và quan trọng là tuy rừng cây có cây to cây nhỏ nhưng ta vẫn thấy nó thiếu điểm nhấn, điểm chính, điểm tập trung của mắt, thiếu chiều sâu vì khu rừng hơi ít cây
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Dạ, cái này thì có thể là hơi ignorant, chứ theo thông tin từ trên flickr thì cái này được Taken on June 21, 2010
Los Angeles, California, US
16 Views

http://www.flickr.com/photos/15810383@N02/5018489423/

Vấn đề này thi không thể kiểm chứng được, chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Chỉ cảm nhận khách quan thì nếu có sự thay đổi đi nữa thì những nhận xét tiếp theo sẽ thành vô nghĩ nếu những dẫn chứng ban đầu không chính xác. Nên em sẽ không nhận xét.

Thêm một cái link về goshin III
http://www.journeyofenlightenment.com/Travel/LA-2010/11136349_ZQ8wTL#!i=780563200&k=hbs5htW

Và goshin at the back bởi wikipedia

Hết sức cảm ơn bạn Nhatrang 77 đã bỏ giờ tìm tòi , cho mình thêm tin tức về Goshin .
Vậy là những chuyện về Goshin II và III của mình suốt từ gần 10 năm nay (sau khi ông John Naka qua đời )
sai be bét rồi . Chả là thấy bộ điệu ông John lúc nói chuyện về Goshin II và III không được vui nên coi như
hai tác phẩm này tiêu rồi . Và suốt 10 năm qua cũng chả thấy ai đề cập .
Chắc là chúng được "những bàn tay vàng " chăm sóc nên sống sót trở lại . Chắc ông John cũng mừng.
Cảm ơn bạn lần nữa .
 

nhatrang77

Thành viên tích cực
Hết sức cảm ơn bạn Nhatrang 77 đã bỏ giờ tìm tòi , cho mình thêm tin tức về Goshin .
Vậy là những chuyện về Goshin II và III của mình suốt từ gần 10 năm nay (sau khi ông John Naka qua đời )
sai be bét rồi . Chả là thấy bộ điệu ông John lúc nói chuyện về Goshin II và III không được vui nên coi như
hai tác phẩm này tiêu rồi . Và suốt 10 năm qua cũng chả thấy ai đề cập .
Chắc là chúng được "những bàn tay vàng " chăm sóc nên sống sót trở lại . Chắc ông John cũng mừng.
Cảm ơn bạn lần nữa .
Dạ, thật tình không có ý sửa lưng anh nhưng mà vấn đề gì để hiểu rõ thì phải tìm tòi để có nhân xét khách quan. Em không thích những nhận xét có tính chất cá nhân và đem ra khái quát tạo nền tảng cho một vấn đề lớn. Một nguyên cứu có tính chất khoa học cũng phải có dẫn chứng căn bản và có tính chất phản biện chính xác thì mới tồn tại qua thời gian.

Từ quan điểm cá nhân, tới thời điểm này em vẫn rất kính trọng anh vì có sai nhận sai không quanh co. Một chất rất american. =D>
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Dạ, thật tình không có ý sửa lưng anh nhưng mà vấn đề gì để hiểu rõ thì phải tìm tòi để có nhân xét khách quan. Em không thích những nhận xét có tính chất cá nhân và đem ra khái quát tạo nền tảng cho một vấn đề lớn. Một nguyên cứu có tính chất khoa học cũng phải có dẫn chứng căn bản và có tính chất phản biện chính xác thì mới tồn tại qua thời gian.

Từ quan điểm cá nhân, tới thời điểm này em vẫn rất kính trọng anh vì có sai nhận sai không quanh co. Một chất rất american. =D>
cảm ơn bạn Nhatrang77. Chúng ta rất cần những góp ý "sửa lưng" như vậy cho rõ ràng .
Từ ngữ sửa lưng mình dùng đây với tinh thần chân thành: cảm ơn và cần thiết .
Mình đâu có thích lưng khòm .Ai chỉ cho mình sửa được thẳng là mừng cảm ơn không hết .
Có vậy mới khá được .
Có điều mình cần nêu thêm chút ý kiến :không phải với giọng văn hơi dung dị ,đùa đùa của mình khi nói về cụ John,
mà mình không kính trọng tài năng của những bậc thày như cụ John Naka .
Thứ nữa , để thỏa tính tò mò , khi nào có dịp gặp lại cụ Ben Oki (người từng là Curator của Collectin South )
để mình hỏi thăm chút về Goshin III coi sao nghe .


Rồi, cảm ơn tất cả các bạn . Có lẽ chúng ta dừng chuyện này ở đây để trở về chuyện PCTN cho kịp thời vụ .
Các bạn thấy sao ?
 

doanvunguyen

Thành viên tích cực
cảm ơn bạn Nhatrang77. Chúng ta rất cần những góp ý "sửa lưng" như vậy cho rõ ràng .
Từ ngữ sửa lưng mình dùng đây với tinh thần chân thành: cảm ơn và cần thiết .
Mình đâu có thích lưng khòm .Ai chỉ cho mình sửa được thẳng là mừng cảm ơn không hết .
Có vậy mới khá được .
Có điều mình cần nêu thêm chút ý kiến :không phải với giọng văn hơi dung dị ,đùa đùa của mình khi nói về cụ John,
mà mình không kính trọng tài năng của những bậc thày như cụ John Naka .
Thứ nữa , để thỏa tính tò mò , khi nào có dịp gặp lại cụ Ben Oki (người từng là Curator của Collectin South )
để mình hỏi thăm chút về Goshin III coi sao nghe .


Rồi, cảm ơn tất cả các bạn . Có lẽ chúng ta dừng chuyện này ở đây để trở về chuyện PCTN cho kịp thời vụ .
Các bạn thấy sao ?
mong bài của bác như ngóng vợ về ấy ạ8->
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
doremi; theo cảm nghĩ riêng mình said:
đượm buồn thiếu sinh động, các ngọn cây khô cứ chĩa lên nhiều [/B][/B]tạo cái cảm giác thừa thãi và lặp đi lặp lại một cái gì đó, và quan trọng là tuy rừng cây có cây to cây nhỏ nhưng ta vẫn thấy nó thiếu điểm nhấn, điểm chính, điểm tập trung của mắt, thiếu chiều sâu vì khu rừng hơi ít cây
Cảm ơn nhận xét chân thành của bạn.
Có một điều mình cần giải thích cho các bạn bên nhà rõ đôi chút về tác phẩm rừng Goshin này .
Vì được kiến tạo bằng Tùng lá kim (Foemina Juniper ), mà loại tùng này vừa phát triển chậm ,
vừa lại thường có thân thẳng đứng . Một cây Tùng lá kim có đường kính gốc khoảng 10 cm ,
thì cây cũng thường phải cao hơn 2m .n Để giải quyết việc thu ngắn chiều cao quá khổ của thân cây
trong chậu bonsai ,người ta thường dùng ý niệm :"cây bị sét đánh cháy ngọn trơ xương trắng "
để :
- vừa là cắt ngắn thân
- vừa giúp thân có độ vót (taper ).

Có thể các bạn ở bên nhà hơi khó chịu với ý niệm cây bị sét đánh vì trông dễ lộ ra vẻ giả tạo (đó là do người kiến tạo
tác phẩm chưa cần bỏ thì giờ chi tiết hóa kỹ phần này . Thường thì họ sẽ chau chuốt lại phần này sau khi chắc chắn
cây đã sống được vài năm ).Nhưng tại bờ biển California , hình ảnh những cây Cù Tùng (Redwood ) bị sét đánh cháy ngọn,
trơ xương khá nhiều ,vì cây cao trên 70 m là thường.
Đây là điều cây Cù tùng cần có để sinh tồn .

Lý do : hạt của cây Cù tùng chỉ có thể nảy mầm nếu được trải qua một nhiệt cao .Khi sét đánh vào cây Cù tùng
gây cháy rừng , vỏ dày của cây Cù Tùng giúp cây vẫn sống , nhưng sức nóng của đám cháy sẽ giúp khai quang
những cây vớ vẩn trên mặt đất và giúp hạt Cù tùng (Ẩn dưới đám lá khô ) nảy mầm .
Những anh chàng lính chữa lửa ở Nam California , ngoài nhiệm vụ chữa cháy ,còn có nhiệm vụ tạo cháy từng khoảnh
(có kiểm soát ) để giúp Cù tùng con dễ dàng phát triển .
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
1h30 khuya, vẫn còn 23 Thành viên+8 Khách đang xem chủ đề này
=> quá "nóng", cảm ơn anh Ba, chú Hưng đã chia sẻ những điều "lạ" và có ích:)

Em/cháu/con xin góp 1 ý nho nhỏ là: Với các cây lá kim xứ Ôn đới chỉ có 1 mùa xuân/4 mùa thì nó phát triển lâu là đúng rồi, còn xứ Anamit nhiệt đới như mình các chủng loại cây tươi tốt quanh năm, phát triển nhanh như vũ bão.
=> khi nói về 1 cây bonsai 40 năm của xứ Ôn đới, phải trừ hao đi cho xứ Nhiệt đới vài chục năm mới tính ra được sự công phu và cầu kì của nghệ nhân VN để họ khỏi tủi thân ạ.
Kính lão đắc thọ, chúc các bậc tiền bối nhiều nhiệt huyết để tiếp chủ đề này cho sâu, rộng thêm ạ
(con đọc bài ni cứ lật tới lật lui, chắc cũng gần chục lần rồi, khi nào cầu kì chắc phải in ra quá @@)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
1h30 khuya, vẫn còn 23 Thành viên+8 Khách đang xem chủ đề này
=> quá "nóng", cảm ơn anh Ba, chú Hưng đã chia sẻ những điều "lạ" và có ích

Em/cháu/con xin góp 1 ý nho nhỏ là với các cây lá kim xứ ôn đới chỉ có 1 mùa xuân/4 mùa thì nó phát triển lâu là đúng rồi, còn xứ Anamit nhiệt đới như mình các chủng loại cây tươi tốt quanh năm, phát triển nhanh như vũ bão
=> khi nói về 1 cây 40 năm của xứ Ôn đới phải trừ hao đi cho xứ Nhiệt đới vài chục năm mới tính ra sự công phu và cầu kì của nghệ nhân VN để họ khỏi tủi thân ạ.
Kính lão đắc thọ, chúc các bậc tiền bối nhiều nhiệt huyết để tiếp chủ đề này cho sâu, rộng thêm ạ
(con đọc bài ni cứ lật tới lật lui, chắc cũng gần chục lần rồi, khi nào cầu kì chắc phải in ra quá @@)
Chính xác . Cảm ơn bạn về sự nhắc nhở thiết thực này .
Ấy , nhưng (khổ quá lại "nhưng" ) đó là điều hay và cũng là điều dở cho chúng ta (những người ở xứ nhiệt đới ).
Điều hay là cây lớn nhanh , gốc thân chóng mập . Điều dở là nếu không biết cách kềm hãm đúng lúc ,gốc chân
voi nhưng suông đuột hoặc cành dài ngoằng khó chỉnh sửa thì lại rất khó đưa về phong cách tự nhiên .
Có khi phần chỉnh sửa lại tốn giờ tốn công gấp bội hơn là kềm cho cây mọc từ từ .
Bạn thấy sao ?
 

GioNui

Moderator
Điều hay là cây lớn nhanh , gốc thân chóng mập.

Điều dở là nếu không biết cách kềm hãm đúng lúc ,gốc chân voi nhưng suông đuột hoặc cành dài ngoằng khó chỉnh sửa thì lại rất khó đưa về phong cách tự nhiên. Có khi phần chỉnh sửa lại tốn giờ tốn công gấp bội hơn là kềm cho cây mọc từ từ.
Có thể điều dở còn nằm ở chỗ: cây anh A sao lớn nhanh thế, anh B nóng ruột về nhà thúc phân thêm nước... cho mau bằng bạn bằng bè. Dần dần nó kéo theo cả hệ tư tưởng: phải nhanh chóng có kết quả, tính kiên trì nhẫn nại bị giết chết. Hậu quả là tác phẩm đẹp thì có nhưng tác phẩm tinh tuế, sâu sắc thì lại hiếm.

Những người kiên trì theo đuổi mục đích thường đi ngược với đám đông. Lúc đầu còn mạnh mẽ nhưng một thời gian dài thì cũng bị mất tự tin, dần dần đánh mất chính mình. Nói như anh vincentvo1975, nhờ những chia sẻ từ chú và các AE đang sống ở nước ngoài, giúp cho những ai đang đi ngược dòng chảy tự tin và kiên định hơn với lựa chọn của mình.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

Những anh chàng lính chữa lửa ở Nam California , ngoài nhiệm vụ chữa cháy ,còn có nhiệm vụ tạo cháy từng khoảnh
(có kiểm soát ) để giúp Cù tùng con dễ dàng phát triển .
cái dụ này phải gọi là phá rừng mà còn được lãnh lương nửa chứ.

mà cái ông Cù Tùng này cũng lạ nhỉ phải thiêu cháy rồi mới chịu nảy mầm
 

chauchau_longan876

Thành viên
Lời đầu tiên Cháu muốn gởi đến Chú lời cảm ơn chân thành nhất vì những kiến thức mà Chú đã chuyển ngữ rất thành công từ 1 quyển sách thật sự giá trị.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trước khi đưa ý chi tiết về bonsai phong cách tự nhiên cho các cây đai diện của
từng nhóm , thiết nghĩ mình cần minh định với các bạn vài điều .

1. Nếu bạn nào cảm thấy mình chưa hiểu rõ lắm : bonsai phong cách tự nhiên là gì .
vui lòng đọc lại bài của Walter Pall . Đôi khi chúng ta dễ mắc cái tật muốn sớm biết kết quả
cuối cùng coi ông này làm ăn cái cây ra sao nên đọc vội vội và coi hình . Do đấy , có thể
nhiều chi tiết quan trọng ông ta đề cập trong bài không được chúng ta lưu tâm .

2.Nhằm giúp các bạn xác định vấn đề chúng ta sắp thảo luận , mình tạm đưa ra một số
câu hỏi về phong cách tự nhiên (PCTN )và tự trả lời . Bạn nào chưa vừa ý , hoặc không đồng ý ,
vui lòng góp tiếng .

3.Các bạn cũng thấy : ông Walter Pall đã phải mất 10 năm (1995 -2005) để trình làng phong cách
tự nhiên theo ý ông ta qua tác phẩm cây thông Scot . Sau bao búa rìu dư luận mới được khá nhiều
người chấp nhận . Cho nên nếu chúng ta có mất 1,2 năm để tìm ra được hướng đi mới mà mình thích
(theo mình , ở đây không có vấn đề đúng sai . Chỉ là ai thích thì làm theo ) thời cũng đáng .


Các câu hỏi và trả lời như thế này .

*Từ đâu nảy ra PCTN cho cây bonsai ?

Do nhàm chán với phong cách bonsai Nhật bản , vốn dễ tạo ra những cây bonsai cùng kiểu dáng,vô hồn
và không giống lắm với kiểu mọc của những cây ở địa phương , người ta đưa ra phong trào : cây bonsai
có dáng dấp cây địa phương . Walter Pall là một trong những người cổ vũ phong trào này , và ông ta
đặt cho nó cái tên : phong cách tự nhiên .

*PCTN sẽ chối bỏ mọi quy tắc tạo dáng bonsai Nhật bản phải không ?

Phải và không phải .

Không phải vì lý do : các quy tắc tạo dáng bonsai Nhật bản vốn được rút ra từ cách mọc của cây cối trong
thiên nhiên . Như thế , những quy tắc này đâu có đi ngược lại kiểu cây mọc trong thiên nhiên . Nếu không
đi ngược lại thiên nhiên , thiết nghĩ , không có lý do gì chúng ta phải chối bỏ .
Phải , vì lý do :
Sau đó , vì tập quán "lễ đạo " của người Nhật cần tất cả mọi chuyện phải thật chuẩn xác nên
quy tắc tạo dáng bonsai Nhật bản cũng tiến tới mức chuẩn xác cho dễ dàng đạt mức thẩm mỹ của người Nhật .
Đồng thời , các bậc thày bonsai Nhật bản cũng muốn các học trò phải theo sát quy tắc tạo dáng để
thày dễ đánh giá và kiểm soát khả năng học trò .Riết rồi thành nếp , hễ chuyện gì không nằm trong quy
tắc là đều bị coi là mất thẩm mỹ . Tới nay , những quy tắc này tạo sự cứng ngắc .Tại sao ?
Lý do : trước kia , người Nhật chỉ xử dụng khoảng 5 nhóm cây cho bonsai cổ điển :
a. nhóm thông tùng bách : vì lá luôn luôn xanh nên coi như cột trụ của vườn cây .
b.nhóm lá : Japanese Maple (THích Nhật ) , Japaneese Beech (Dẻ Nhật ) , Zelkova (Du Nhật )
c. nhóm hoa : Đào(Flowering Plum ) , Anh đào (Flowering Chery ).
d. nhóm trái : Holly , Quince (Mộc qua )
e. nhóm tre trúc .

Các bạn thấy mỗi nhóm cũng chỉ vài chủng loại . Đặc biệt là quy tắc tạo dáng được áp dụng rất chặt chẽ cho
nhóm thông tùng bách và nhóm lá .

Đến nay , tại mỗi quốc gia đã có hàng trăm chủng loại cây khác nhau được đưa vào bonsai . Nếu cũng
cứ áp dụng cứng ngắc những quy tắc (vốn cho tùng thông bách ở Nhật ) về tạo dáng cho hàng trăm loại
cây khác thì quả là tệ hại . Cây có hoa cũng zích zắc như cây thông đen Nhật bản , cây có trái cũng
có cành 1 , cành 2 , cành 3 như cây maple ....

Cho nên , cần thiết hơn nữa , với PCTN , những quy tắc tạo dáng cần được để tạm sang một bên . Sau đó
chúng ta xem xét từng quy tắc : điều nào nên áp dụng , điều nào nên bỏ qua .
Nghĩa là chúng ta cần học hỏi những quy tắc tạo dáng bonsai Nhật bản và dùng từ ngữ "nên " chứ
tránh dùng chữ "phải" .

Thí dụ: một cây me có thân trụ thẳng và ba cành chính xoè ra thành ba vòm , trông từ xa như một vòm lá
(hơi giống như dáng cây chổi ) .Nếu đặt vấn đề ; cây này nên có một cành chính , nhưng nó không cần có
thì thôi . Chứ đặt vấn đề : cây cần phải có một cành chính ( nếu không , không phải là cây bonsai ) thì ngặt quá


(Hết giờ ra chơi ! Các bạn cho mình mình tiếp vài câu hỏi và trả lời nữa
rồi chúng ta bắt đầu nói chuyện về cây mai vàng theo phong cách tự nhiên nghe.
)

*Thực hiện PCTN cho cây bonsai cần xử dụng kỹ thuật nào là tốt nhất ?

Bạn có thể xử dụng mọi kỹ thuật bạn biết sao cho thoả 2 chuyện:

1. phù hợp trạng thái sinh lý của cây , không cản trở đường hướng phát triển của cây .
Thí dụ như bạn muốn quấn kẽm để giúp cành của cây Liễu rũ ( Salix babylonica ,Weeping Willow ) rủ
xuống . 90% là cành này sẽ chết vì cây Liễu rũ không chịu quấn kẽm . Trường hợp này người ta phải cột một
vật hơi hơi nặng (khoảng 25 gr.) gần chót cành .Nếu bạn vít cành và cột chặt giây khiến cành không
đung đưa cũng có thể khiến cành chậm lớn hoặc chết .

2.Khi cây đã gần tới mức thành phẩm ,không để lại bất kỳ dấu tích nào trên cây chứng tỏ có bàn tay người đụng vào.

*Khi nào áp dụng các kỹ thuật tạo dáng theo PCTN ?

Chỉ nên áp dụng kỹ thuật khi cây thực sự khoẻ mạnh . Đồng thời nên tạo dáng từng bước
cho từng phần của cây để tránh tình trạng toàn bộ cây cùng lúc bị xáo trộn áp lực (stress ).

* Như vậy PCTN dựa vào mẫu nào để tạo dáng ?

Với mình , đây là câu hỏi mấu chốt của việc thực hiện PCTN .Và , có lẽ là điều chúng ta cần thảo luận kỹ
để mong nắm vững vấn để .
Vừa là để mình suy nghĩ và sắp xếp câu trả lời cho ngắn gọn đầy đủ , vừa là để các bạn có thời gian góp ý ,
chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này sau khi xem lại một số nhắc nhở của Walter Pall.

Bài kế tiếp dưới đây , cho mình đăng lại phần youtube do bạn Nhatrang77 gởi lên hôm qua .
Mình chờ mãi mới có dịp để nhắc tới chuyện này .
Cảm ơn bạn Nhatrang77 đã tìm được một clip phù hợp cho vấn đề .
Mình sẽ cố tóm lược vài ý chính do ông Walter Pall đưa ra khi trình bày về một số căn bản trước khi
tạo dáng .
Vì kỹ thuật quay phim không được nhuyễn nên việc ghép từng đoạn nhỏ hơi thiếu sự liên tục , các bạn chịu khó
coi . Nhớ xem kỹ hình vẽ phác thảo .
 
Top