Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

GioNui

Moderator
3...Tạm giải thích sơ thế này : tánh ham học hỏi , khéo tay , nhẫn nại của người Việt Nam thì rõ rồi . Thêm
bây giờ , việc du nhập những dụng cụ tinh xảo giúp thay đôi bộ dạng thân cây nhanh chóng . Thế nhưng
một tác phẩm cần 20, 30 năm để đạt gần tới mức hoàn thiện thì chúng ta chưa có đủ .

Cạnh đó , thay vì bỏ ra 20 năm nuôi trồng một cây Đỗ quyên lá nhỏ , hoa dày (thí dụ như giống Đỗ quyên
Satsuki ) là chúng ta có thể sẵn sàng có một tác phẩm tác bonsai đầy hoa . Ngược lại , các bạn
chỉ có loại Đỗ quyên "Sun Azalea " lá to , hoa to thì cho dù có trồng khoảng 40 năm cũng hơi khó có thể
thành một tác phẩm bonsai tuyệt vời .
Nghe chú nói mấy con số 20, 30, hay 40... chắc nhiều người choáng! Người Việt Nam có lúc rất nhẫn nại, nhưng lại rất hay đua đòi dẫn tới nóng vội, ăn xổi. Có khi nói nuôi cây để 5,6 năm sau có cây tàm tạm để ngắm thì đã bị chê là quá dài rồi đó chú. Bởi vậy có rất hiếm các tuyệt tác khiến người xem sững sờ.

Cháu rất thích có những thành viên đang sống ở nước ngoài tham gia vào diễn đàn. Trước hết là mang đến các thông tin mới mẻ, nhưng cái mà cháu đánh giá cao nhất là truyền bá các tư tưởng (ví dụ như tư tưởng nuôi cây 40 năm ở trên) để dần dần từng bước phá vỡ các tảng băng ù lì trong suy nghĩ của nhiều người trong đó có cháu. Có vậy bonsai Việt Nam mới bắt kịp với các nước tiên tiến khác.

mục một . Tạm đưa ra danh sách nhóm đặc chủng của VN .
-nhóm hoa : mai vàng (Ochna integerrima )
-nhóm thông tùng bách : thông ba lá (Pinus kempfii )
-nhóm có gỗ chết : linh sam ( Desmonium unifolium )
-nhóm đại thụ ven biển : dương (phi-lao) (Casuarina equisetifolia )
-nhóm đại thụ đồng bằng : me ( Tamarindus indica )
Còn về danh sách nhóm đặc chủng của VN mà chú đưa như trên cháu chưa rõ là chú lựa chọn dựa trên tiêu chí nào? Nếu theo tiêu chí về tài liệu mà chú đang có thì chú cứ tiến hành. Còn nếu theo tiêu chí các loài cây phổ biến đang được ưa chuộng thì theo cháu không thể thiếu Sanh, Mai Chiếu Thủy, Sam Núi... được ạ.

Các bài viết của chú rất tuyệt, rất nhiều anh em đang mong chờ theo dõi tiếp...


...Trong lúc chờ đợi 3B tiếp tục, post những cây có tàn phong cách tự nhiên mà thím.
Đúng là tự nhiên từa lưa luôn......:-S
 

lymieucay

Thành viên
minh ung ho loi tu duy cua ban,tuy nhien fuong fap dung day de uon canh thi se de de lai dy chung tên t.fam.theo minh de cho tac fam khi hoan tien dc hoan my thi nen dung fuong fap dung day keo vit va cat dat...cam on ban da chia se.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Còn về danh sách nhóm đặc chủng của VN mà chú đưa như trên cháu chưa rõ là chú lựa chọn dựa trên tiêu chí nào? Nếu theo tiêu chí về tài liệu mà chú đang có thì chú cứ tiến hành. Còn nếu theo tiêu chí các loài cây phổ biến đang được ưa chuộng thì theo cháu không thể thiếu Sanh, Mai Chiếu Thủy, Sam Núi... được ạ.

Cảm ơn bạn GioNui .Tiêu chí chọn lựa gì đâu .Mình chỉ chợt nghĩ tới hai chuyện:

-đặc chủng của VN là giống cây gần như không có mặt ở những quốc gia khác .
-tạm đặt ra một số nhóm như vậy , rồi mỗi nhóm đưa ra một cây thgôi đặng chúng ta dễ thảo luận .
Khi việc thảo luận có chút kết quả , chúng ta sẽ lan sang những nhóm , những cây khác .

Đa số những cây đang thịnh hành về bonsai ở VN mình cũng chẳng có bao nhiêu tài liệu . Thành thử nêu
ra để các bạn góp ý cho mình học theo tí vẬy . Mai mốt trời cho ,được về VN ở và chơi cây thì đỡ "quê".

Trở lại ý bạn GioNui , mình thấy thế này : những cây như sam núi , sanh , mai chiếu thủy trong tương lai
chắc cũng sẽ được chúng ta thảo luận . Tuy nhiên có mấy chuyện bạn cần lưu ý :

-Sanh (Ficus benjamina ,Weeping Fig ) :đây rõ ràng là cây xứ nhiệt đới , nhưng hiện nay nó tràn lan
ở mọi quốc gia , nhất là dưới dạng bonsai . Ngay như ở Mỹ , muốn mua một cây Sanh thì ở California hay
Florida đầy rẫy .Điều đặc biệt là chỉ có VN mới tạo được cây Sanh ra dáng làng . Ở Florida (khí hậu , thời
tiết hơi giống miền nam VN ) nhà vườn cũng tạo những cây sanh dáng làng nhưng chỉ cao chừng 50cm .

(cỡ như vầy là ghê lắm rồi .)

Tóm lại , cây Sanh (với mình ) không phải cây đặc hiệu của VN .Nhưng cách tạo cây Sanh dáng làng
thì quả là đặc biệt kiểu VN.

-Mai chiếu thủy (Wrightia religiosa) :cây này ở Indonesia và Philippines khá nhiều .
-Sam núi ( Antidesma acidum ) : cây này rất lạ lẫm với mình . Có thể cũng là một đặc chủng của VN .

Nói chung , chúng ta chỉ tạm đưa ra vài cây đặc chủng làm mẫu bàn luận chuyện phong cách tự nhiên.
Ngay như cây dương liễu (phi-lao ) cũng chả phải đặc chủng gì . Nhưng cây này bắt đầu nổi tiếng 7 năm
nay từ ngày ông Robert Steven (Indonesia )nổi tiếng với quyển "Vision of My Soul " (năm 2006 ) . Trong đó
tác phẩm cây phi-lao dưới đây làm nhiều người sửng sốt về tài năng của Robert :



(Casuarina equisetifolia )

Nhưng được cái , ít quốc gia có cây dương liễu ven biển như VN thành thử mình đưa cây này ra làm đại diện nhóm .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Một lỗi sai cần được sửa ngay :
nhóm hoa : mai vàng (Ochna integerrima )
-nhóm thông tùng bách : thông ba lá (Pinus kempfii )**********
-nhóm có gỗ chết : linh sam ( Desmonium unifolium )
-nhóm đại thụ ven biển : dương (phi-lao) (Casuarina equisetifolia )
-nhóm đại thụ đồng bằng : me ( Tamarindus indica )

Đại diện cho nhóm thông tùng bách không phải là thông ba lá (Pinus kesiya )
mà là thông lá dẹt ( Pinus kemfii )
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

Nghe chú nói mấy con số 20, 30, hay 40... chắc nhiều người choáng! Người Việt Nam có lúc rất nhẫn nại, nhưng lại rất hay đua đòi dẫn tới nóng vội, ăn xổi. Có khi nói nuôi cây để 5,6 năm sau có cây tàm tạm để ngắm thì đã bị chê là quá dài rồi đó chú. Bởi vậy có rất hiếm các tuyệt tác khiến người xem sững sờ.
Núi em nói rất đúng .có quá nhiều người chơi cây ở VN cứ muốn cây thật mao thành phẩm để có cây chơi với bạn bề .nhưng thật ra những cây đó chưa có thể gọi là cây thành phẩm được. thậm chí có những cây mới bứng về nuôi 1-2 năm uốn éo cho đầy tàng một chúc thì đã gọi là cây thàng phẩm . anh nghỉ cái quan niệm một cây thành phẩm cuả người việt mình hơi đơn giản quá

kế hoạch nuôi cây cuả anh từ 15-20 năm mà đã có người cho là quá lâu và thậm chí còn mĩa mai nưả chứ nói chi 3-40 năm thì chắc sẻ có ngưởi cho là điên mất :)):))nhưng ai nói sao cũng được mình luôn làm theo những gỉ mình tích lủy được và cho đó là đúng
nhưng cũng có lúc mình sẻ bị sai .

qua bài chia sẻ cuả chú Hưng anh cảm thấy mình tự tin hơn rất nhiều
 

GioNui

Moderator
...
-tạm đặt ra một số nhóm như vậy , rồi mỗi nhóm đưa ra một cây thgôi đặng chúng ta dễ thảo luận .
Khi việc thảo luận có chút kết quả , chúng ta sẽ lan sang những nhóm , những cây khác .
Có lẽ chú nên tiếp tục dẫn dắt câu chuyện bằng việc bắt đầu thảo luận vào một nhóm cụ thể đi chú.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
minh ung ho loi tu duy cua ban,tuy nhien fuong fap dung day de uon canh thi se de de lai dy chung tên t.fam.theo minh de cho tac fam khi hoan tien dc hoan my thi nen dung fuong fap dung day keo vit va cat dat...cam on ban da chia se.

Cảm ơn bạn góp ý . Bạn không dùng dấu nên mình không chắc nắm rõ ý bạn .
Hình như bạn cho rằng :dùng dây quấn có thể để lại dấu nên chi dùng cách vít cành và cắt giật .

Chúng ta có lẽ chưa nói đến phần kỹ thuật vội .

Tuy nhiên sẵn đây cũng gởi bạn ý mình (theo bài phát biểu của ông Wallter ):

a.Phong cách tự nhiên không hạn chế dùng bất kỳ kỹ thuật , phương pháp nào .

b.Bạn muốn quấn dây , vít cành , cắt giật ...sao cũng được .

Tuy nhiên về mặt kỹ thuật :

-vít cành: thường tạo những độ cong dài , dễ mất tự nhiên .

- cắt giật : phương pháp tuyệt vời cho những đường gấp đẹp nhưng thường tốn gấp đôi thời gian tạo thành phẩm.
( thay vì 10 năm , có thể bạn cần 20 năm ).
- quấn dây : nhanh tạo hình ,nhưng khó có đường gập đặc sắc .Muốn không để dấu thì tháo dây sớm rồi uốn lại .

Theo ý mình , chúng ta nên áp dụng nhiều kỹ thuật trên cùng một cây tùy độ cứng của cành và tùy mục đích tạo dáng.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
chú Hưng cho cháu hỏi từ vít cành chú nói cháu chưa nấm rỏ lấm chú có thể giải thích thêm không ạ
==================================
Theo ý mình , chúng ta nên áp dụng nhiều kỹ thuật trên cùng một cây tùy độ cứng của cành và tùy mục đích tạo dáng.
cháu cũng nghỉ là nên áp dụng cả hai cách vưà cắt giật vưà uốn kẻm . vì nếu chỉ dùng cách cắt giật không mà không quấn kẻm thì khó lấy được những cành mọc theo như ý muốn .và nếu muốn thân chi cành có độ vót đẹp thì chỉ có cắt giật thì mới làm nên điều đó thôi . tuy thời gian có lâu hơn nhưng về lâu về dài thì cây sẻ đẹp hơn.

cháu nghỉ như vậy có đúng không chú?
 

luuvietvu

Thành viên
3h ngồi đọc chủ đề từ trang 01 đến trang 15, (vừa đọc vừa ngâm cứu) đúng là cả đời người có khi chỉ làm được 01 đến 02 cây thành phẩm. Cảm ơn chú Hùng rất nhiều,
con rất là mê những cây làm theo hướng tự nhiên ( làm sao cho nó thật tự nhiên ,như thiên nhiên tự tạo )đang chờ các chú các anh bàn về những loại cây ở VN
 
Lâu lắm mới có "loạt bài "quá hay ...đọc quên dừng.
Tôi thấy chúng ta có một chứng bịnh mà đa số mắc phải :Đó là bệnh "nôn nóng" Khi cầm dây uốn một cành, một cây trong đầu thì có suy nghĩ phải 3 lần uốn mới cho ta một cái "co" như ý ;Nhưng lúc thực hiện quên đi mất ...mà cố gò ép trong một lần vào dây...Hậu quả có thể "hỏng cây" dẩn đến tốn thêm th/gian nuôi lại.
Đây là một BỆNH khó trị quá.Nên theo lời BÁC HƯNG bảo với thời gian 2,3 hay 40 NĂM CHO MỘT TP ĐẸP... thì trước hết ta phải trị cái bệnh NÓNG VỘI vì nó là một "nguy cơ" tiểm ẩn và làm chậm bước tiến của chúng ta.:p
-Cám ơn tất cả ACE .
 

nhatrang77

Thành viên tích cực
Chờ những bài tiếp theo của anh Hưng.

Thích bài phát biểu của ông Walter Pall về bonsai từ căn bản đến triết lý mà dễ hiểu và nhẹ nhàng.
+ YouTube Video

==================================
Dạo một vòng bên BCI, coi được mấy tấm hình về cây đoạt giải WBFF thì thích nhất cây này.



Đang ghép 86 vô mấy cây hoành 60, 70 để làm một cây chơi. 8->
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trước khi đưa ý chi tiết về bonsai phong cách tự nhiên cho các cây đai diện của
từng nhóm , thiết nghĩ mình cần minh định với các bạn vài điều .

1. Nếu bạn nào cảm thấy mình chưa hiểu rõ lắm : bonsai phong cách tự nhiên là gì .
vui lòng đọc lại bài của Walter Pall . Đôi khi chúng ta dễ mắc cái tật muốn sớm biết kết quả
cuối cùng coi ông này làm ăn cái cây ra sao nên đọc vội vội và coi hình . Do đấy , có thể
nhiều chi tiết quan trọng ông ta đề cập trong bài không được chúng ta lưu tâm .

2.Nhằm giúp các bạn xác định vấn đề chúng ta sắp thảo luận , mình tạm đưa ra một số
câu hỏi về phong cách tự nhiên (PCTN )và tự trả lời . Bạn nào chưa vừa ý , hoặc không đồng ý ,
vui lòng góp tiếng .

3.Các bạn cũng thấy : ông Walter Pall đã phải mất 10 năm (1995 -2005) để trình làng phong cách
tự nhiên theo ý ông ta qua tác phẩm cây thông Scot . Sau bao búa rìu dư luận mới được khá nhiều
người chấp nhận . Cho nên nếu chúng ta có mất 1,2 năm để tìm ra được hướng đi mới mà mình thích
(theo mình , ở đây không có vấn đề đúng sai . Chỉ là ai thích thì làm theo ) thời cũng đáng .


Các câu hỏi và trả lời như thế này .

*Từ đâu nảy ra PCTN cho cây bonsai ?

Do nhàm chán với phong cách bonsai Nhật bản , vốn dễ tạo ra những cây bonsai cùng kiểu dáng,vô hồn
và không giống lắm với kiểu mọc của những cây ở địa phương , người ta đưa ra phong trào : cây bonsai
có dáng dấp cây địa phương . Walter Pall là một trong những người cổ vũ phong trào này , và ông ta
đặt cho nó cái tên : phong cách tự nhiên .

*PCTN sẽ chối bỏ mọi quy tắc tạo dáng bonsai Nhật bản phải không ?

Phải và không phải .

Không phải vì lý do : các quy tắc tạo dáng bonsai Nhật bản vốn được rút ra từ cách mọc của cây cối trong
thiên nhiên . Như thế , những quy tắc này đâu có đi ngược lại kiểu cây mọc trong thiên nhiên . Nếu không
đi ngược lại thiên nhiên , thiết nghĩ , không có lý do gì chúng ta phải chối bỏ .
Phải , vì lý do :
Sau đó , vì tập quán "lễ đạo " của người Nhật cần tất cả mọi chuyện phải thật chuẩn xác nên
quy tắc tạo dáng bonsai Nhật bản cũng tiến tới mức chuẩn xác cho dễ dàng đạt mức thẩm mỹ của người Nhật .
Đồng thời , các bậc thày bonsai Nhật bản cũng muốn các học trò phải theo sát quy tắc tạo dáng để
thày dễ đánh giá và kiểm soát khả năng học trò .Riết rồi thành nếp , hễ chuyện gì không nằm trong quy
tắc là đều bị coi là mất thẩm mỹ . Tới nay , những quy tắc này tạo sự cứng ngắc .Tại sao ?
Lý do : trước kia , người Nhật chỉ xử dụng khoảng 5 nhóm cây cho bonsai cổ điển :
a. nhóm thông tùng bách : vì lá luôn luôn xanh nên coi như cột trụ của vườn cây .
b.nhóm lá : Japanese Maple (THích Nhật ) , Japaneese Beech (Dẻ Nhật ) , Zelkova (Du Nhật )
c. nhóm hoa : Đào(Flowering Plum ) , Anh đào (Flowering Chery ).
d. nhóm trái : Holly , Quince (Mộc qua )
e. nhóm tre trúc .

Các bạn thấy mỗi nhóm cũng chỉ vài chủng loại . Đặc biệt là quy tắc tạo dáng được áp dụng rất chặt chẽ cho
nhóm thông tùng bách và nhóm lá .

Đến nay , tại mỗi quốc gia đã có hàng trăm chủng loại cây khác nhau được đưa vào bonsai . Nếu cũng
cứ áp dụng cứng ngắc những quy tắc (vốn cho tùng thông bách ở Nhật ) về tạo dáng cho hàng trăm loại
cây khác thì quả là tệ hại . Cây có hoa cũng zích zắc như cây thông đen Nhật bản , cây có trái cũng
có cành 1 , cành 2 , cành 3 như cây maple ....

Cho nên , cần thiết hơn nữa , với PCTN , những quy tắc tạo dáng cần được để tạm sang một bên . Sau đó
chúng ta xem xét từng quy tắc : điều nào nên áp dụng , điều nào nên bỏ qua .
Nghĩa là chúng ta cần học hỏi những quy tắc tạo dáng bonsai Nhật bản và dùng từ ngữ "nên " chứ
tránh dùng chữ "phải" .

Thí dụ: một cây me có thân trụ thẳng và ba cành chính xoè ra thành ba vòm , trông từ xa như một vòm lá
(hơi giống như dáng cây chổi ) .Nếu đặt vấn đề ; cây này nên có một cành chính , nhưng nó không cần có
thì thôi . Chứ đặt vấn đề : cây cần phải có một cành chính ( nếu không , không phải là cây bonsai ) thì ngặt quá !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên

chú Hưng cho cháu hỏi từ vít cành chú nói cháu chưa nấm rỏ lấm chú có thể giải thích thêm không ạ
==================================


cháu cũng nghỉ là nên áp dụng cả hai cách vưà cắt giật vưà uốn kẻm . vì nếu chỉ dùng cách cắt giật không mà không quấn kẻm thì khó lấy được những cành mọc theo như ý muốn .và nếu muốn thân chi cành có độ vót đẹp thì chỉ có cắt giật thì mới làm nên điều đó thôi . tuy thời gian có lâu hơn nhưng về lâu về dài thì cây sẻ đẹp hơn.

cháu nghỉ như vậy có đúng không chú?



Mình phác vội vài nét cho bạn thấy thế nào là vít cành .
Đây là chữ hồi 9,10 tuổi mình hay dùng . (Đứa này cõng đứa kia vít cành trứng cá xuống đặng hái trái chín đỏ hay trái hường hường ). Vít tức là vin vào cành rồi kéo xuống .
Kỹ thuật này xa xưa lắm rồi . Đâu từ thời ông Bảo Đại còn làm Vua lựng .Dù người ta có chống thêm khúc cây nạng , độ cong của cành cũng lớn uá . Không đẹp .
Khoảng năm 1946, người Nhật chế ra dây nhôm (mềm ) để uốn cành cho Đỗ Quyên .Trước đó họ
dùng dây đồng và dây kẽm cho tùng bách . Dây quấn có tác dụng tốt , nhanh , gọn và bắt đầu phổ biến rộng .
Thế là chả ai vít cành nữa . Thỉnh thoảng cũng có người vừaa quấn dây vừa vít cành vì mô gỗ trong cành ngấm lignin
cứng quá , lâu vào thế ..

Vừa cắt giật vừa uốn kẽm là nhất rồi .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
3h ngồi đọc chủ đề từ trang 01 đến trang 15, (vừa đọc vừa ngâm cứu) đúng là cả đời người có khi chỉ làm được 01 đến 02 cây thành phẩm. Cảm ơn chú Hùng rất nhiều,
con rất là mê những cây làm theo hướng tự nhiên ( làm sao cho nó thật tự nhiên ,như thiên nhiên tự tạo )đang chờ các chú các anh bàn về những loại cây ở VN
Mê là tốt rồi . Nhưng dặn trước , càng tự nhiên càng tốn nhiều công đa !
Ráng làm lấy 2 cây thành phẩm , mai mốt truyền lại cho con trai một cây ,
cháu nội một cây là thỏa .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Lâu lắm mới có "loạt bài "quá hay ...đọc quên dừng.
Tôi thấy chúng ta có một chứng bịnh mà đa số mắc phải :Đó là bệnh "nôn nóng" Khi cầm dây uốn một cành, một cây trong đầu thì có suy nghĩ phải 3 lần uốn mới cho ta một cái "co" như ý ;Nhưng lúc thực hiện quên đi mất ...mà cố gò ép trong một lần vào dây...Hậu quả có thể "hỏng cây" dẩn đến tốn thêm th/gian nuôi lại.
Đây là một BỆNH khó trị quá.Nên theo lời BÁC HƯNG bảo với thời gian 2,3 hay 40 NĂM CHO MỘT TP ĐẸP... thì trước hết ta phải trị cái bệnh NÓNG VỘI vì nó là một "nguy cơ" tiểm ẩn và làm chậm bước tiến của chúng ta.:p
-Cám ơn tất cả ACE .
Cảm ơn bạn Trungdunggialai .
Thật là chính xác .
Để mình kể cho các bạn nghe câu chuyện nóng vội ở hậu trường sân khấu bonsai .Coi như giờ ra chơi đi .

Chắc đa số các bạn đều biết cái ông người Mỹ gốc Nhật John Naka ?
Ông ta là một bậc Thày bonsai và được người Mỹ kính nể về tài năng và sự nghiệp kiến tạo
nền bonsai xứ Mỹ phát triển .
Hồi năm 1984 , ông John Naka tặng cho Viện Bảo Tàng Bonsai Hoa kỳ tác phẩm rừng cây Foemina Juniper
(tương tự Needle Juniper , loại Tùng lá kim ).ác phẩm được ông đặt tên là Goshin (có nghĩa là ông thần
giữ rừng ) .

Cái việc mà ông John Naka thực hiện khu rừng 11 cây này cũng nhiêu khê lắm .

Năm 1954, rong chuyến đi thăm bạn , thấy bên đường cạnh nhà bạn có cây Foemina Juniper cao hơn 2m
ông ta cưa ngang ngay giữa thân (cưa 3/4 đường kính ) rồi kéo tuột phần ngọn xuống . một mảng vỏ lột dài
xuống tới gần gốc . Đào cây về , vào chậu bonsai chơi được 10 năm (1954-1963 ) . Chán , ông kiếm thêm
được 6 cây nữa gom thành cánh rừng gồm 7 cây . Cây đào ở nhà bạn là cây cao to nhất là cây chủ trong
khu rừng .(1964-1973 ). Cánh rừng 7 cây này trông cũng xơ xác chứ chưa có hồn (dù đã 20 năm) .
Đến 1973 , ông ta kiếm thêm 4 cây nữa và hoàn tất khu rừng gồm 11 cây .Theo ông là đại diện cho 11 người
trong đại gia dìng ông ta ( ông bà , con cháu ).Đến năm 1984 , ông tặng tác phẩm cho Viện Bảo Tàng Bonsai HK.
Chính nhờ công chăm sóc của những vị trong viện Bảo Tàng , tác phẩm Goshin mới bắt đầu trổ mã và vẻ
dũng mãnh của cánh rừng thực sự xuất hiện từ năm 1995 . Tức là mất đúng 40 năm từ ngày đào cây đầu tiên
tới lúc tác phẩm lộ nét rừng .



Cây Tùng lá kim đầu tiênn John Naka đào ở gần nhà người bạn năm 1954





khu rừng đầu tiên với 7 cây . Các bạn thấy có chán không ? Xơ xác quá !





Khu rừng 11 cây vừa hoàn thành tên Goshin .(chụp năm 1980 )



Tác phẩm rừng Goshin với 11 cây rất mạnh mẽ .(1995)


Bây giờ mới bắt đầu sinh chuyện đây .

Ông John Naka chả sống ở Nam California . Mà sống ở California lại không có tác phẩm lớn nào
tặng cho CollectionSouth ở Huntington Garden ( Los Angeles ) thì kỳ quá . Thế là có mấy học
trò của ông ở Huntington Garden tổ chức một buổi trình diễn bonsai đặc biệt , mời ông John
Naka thực hiện thêm một tác phẩm rừng nữa . Ông đặt tên là Goshin II.

Để tăng long trọng , khá nhiều nhân vật thày bonsai và rất nhiều hội bonsai được mời tới dự .
Thôi thì quay phim chụp hình đăng báo đủ thứ . Ông John Naka lúc đó hơi bị trặc cổ tay nhưng
cũng rất hăng hái cùng với con trai lớn và các đệ tử gạo cội :Erniie Kuo , Ben Oki ,Jerry McNey ,
Mel Ikeda ...thực hiện trong suốt một ngày . 11 cây Tùng lá kim được gom từ nhiều nơi về trước
đó 1 tháng.



John Naka và các đệ tử đang từng giai đoạn thực hiện Goshin II.(1999).












John Naka sung sướng đứng cạnh tác phẩm Goshin II của ông


Mặc dù đã được xếp đặt trước , chắc mẩm trúng số , nhóm đa số của South Collection lại để
giải thường xổ số Goshin II lọt vào nhóm hội bonsai Bắc California .

Thế là những người của Collectin South lại vội vàng đi gom cho đủ 11 cây Foemina Juniper khác
và mời John Naka tới nhà riêng của Michael Naka ( con trai ông ta ) thực hiện Goshin III trong 2 ngày .
Sau đó , Goshin III được đưa tới Huntington Botanic Garden ở Los Angeles .

Hai năm sau , 2001 trong buổi triển lãm của hôi Bonsai Kofukai do ông cụ Harry Hirao sáng lập và đang làm
hội trưởng ( ông cụ này hiện đã 96 tuổi , vẫn đi đào cây trên sa mạc Mojave , đáng nể !)
, mình có gặp ông John Naka (lúc này ông ta đã yếu rồi ,đi phải có người dìu ) .Hỏi thăm về Goshin II và
Goshin III , ông ta cười cười , vừa lắc đầu vừa nói nho nhỏ :"con khỉ trên cây còn rớt xuống đất nữa là ..."
(nguyên văn :Even monkeys fall out of trees . -Thực ra đây là tựa đề cuốn sách do các đệ tử ông John Naka
gom những câu nói dí dỏm của ông cho các sai lầm trong bonsai . Sách ấn hành hạn chế năm 1987 ).
Ý ông là : con khi leo trèo giỏi thế mà mà té lộn cổ , chứ mấy master bonsai mà lầm lỗi là chuyện thường tình .

Các bạn đoán thử coi những bậc thày như John Naka đã mắc lỗi lầm gì để khiến cho Goshin II và Goshin III
từ từ tàn lụi rồi tuyệt tích giang hồ .





Goshin ở Los Angeles (năm 2000 )
Xin lỗi đã ghi chú sại . Đây là hình Goshin ở mặt sau , đúng như bạn Nhatrang77 đã nêu ở dưới .
 

GioNui

Moderator
Các câu chuyện bên lề của chú rất thú vị và sâu sắc.

Để cháu đoán thử xem: chắc là do John Naka nóng vội nhanh chóng có tác phẩm nên chọn cây chưa đủ tuổi hoặc không đúng thời điểm thực hiện nên cây bị suy kiệt, tác phẩm dần bị lụi tàn...
 

ThôngXanh1

Thành viên tích cực
Các câu chuyện bên lề của chú rất thú vị và sâu sắc.

Để cháu đoán thử xem: chắc là do John Naka nóng vội nhanh chóng có tác phẩm nên chọn cây chưa đủ tuổi hoặc không đúng thời điểm thực hiện nên cây bị suy kiệt, tác phẩm dần bị lụi tàn...
theo em đóa đó là sự trùng lắp :)
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Theo Hinoki, vấn đề nằm ở những con số 1,7,11.
11 cây sinh trưởng trên một chậu khác với 7 cây, và rất khác với 1 cây.
 

centimet

Quản lý mới
Cảm ơn bạn Trungdunggialai .
Thật là chính xác .
Để mình kể cho các bạn nghe câu chuyện nóng vội ở hậu trường sân khấu bonsai .Coi như giờ ra chơi đi .

Chắc đa số các bạn đều biết cái ông người Mỹ gốc Nhật John Naka ?
Ông ta là một bậc Thày bonsai và được người Mỹ kính nể về tài năng và sự nghiệp kiến tạo
nền bonsai xứ Mỹ phát triển .
Hồi năm 1984 , ông John Naka tặng cho Viện Bảo Tàng Bonsai Hoa kỳ tác phẩm rừng cây Foemina Juniper
(tương tự Needle Juniper , loại Tùng lá kim ).ác phẩm được ông đặt tên là Goshin (có nghĩa là ông thần
giữ rừng ) .

Cái việc mà ông John Naka thực hiện khu rừng 11 cây này cũng nhiêu khê lắm .

Năm 1954, rong chuyến đi thăm bạn , thấy bên đường cạnh nhà bạn có cây Foemina Juniper cao hơn 2m
ông ta cưa ngang ngay giữa thân (cưa 3/4 đường kính ) rồi kéo tuột phần ngọn xuống . một mảng vỏ lột dài
xuống tới gần gốc . Đào cây về , vào chậu bonsai chơi được 10 năm (1954-1963 ) . Chán , ông kiếm thêm
được 6 cây nữa gom thành cánh rừng gồm 7 cây . Cây đào ở nhà bạn là cây cao to nhất là cây chủ trong
khu rừng .(1964-1973 ). Cánh rừng 7 cây này trông cũng xơ xác chứ chưa có hồn (dù đã 20 năm) .
Đến 1973 , ông ta kiếm thêm 4 cây nữa và hoàn tất khu rừng gồm 11 cây .Theo ông là đại diện cho 11 người
trong đại gia dìng ông ta ( ông bà , con cháu ).Đến năm 1984 , ông tặng tác phẩm cho Viện Bảo Tàng Bonsai HK.
Chính nhờ công chăm sóc của những vị trong viện Bảo Tàng , tác phẩm Goshin mới bắt đầu trổ mã và vẻ
dũng mãnh của cánh rừng thực sự xuất hiện từ năm 1995 . Tức là mất đúng 40 năm từ ngày đào cây đầu tiên
tới lúc tác phẩm lộ nét rừng .



Cây Tùng lá kim đầu tiênn John Naka đào ở gần nhà người bạn năm 1954





khu rừng đầu tiên với 7 cây . Các bạn thấy có chán không ? Xơ xác quá !





Khu rừng 11 cây vừa hoàn thành tên Goshin .(chụp năm 1980 )



Tác phẩm rừng Goshin với 11 cây rất mạnh mẽ .(1995)


Bây giờ mới bắt đầu sinh chuyện đây .

Ông John Naka chả sống ở Nam California . Mà sống ở California lại không có tác phẩm lớn nào
tặng cho CollectionSouth ở Huntington Garden ( Los Angeles ) thì kỳ quá . Thế là có mấy học
trò của ông ở Huntington Garden tổ chức một buổi trình diễn bonsai đặc biệt , mời ông John
Naka thực hiện thêm một tác phẩm rừng nữa . Ông đặt tên là Goshin II.

Để tăng long trọng , khá nhiều nhân vật thày bonsai và rất nhiều hội bonsai được mời tới dự .
Thôi thì quay phim chụp hình đăng báo đủ thứ . Ông John Naka lúc đó hơi bị trặc cổ tay nhưng
cũng rất hăng hái cùng với con trai lớn và các đệ tử gạo cội :Erniie Kuo , Ben Oki ,Jerry McNey ,
Mel Ikeda ...thực hiện trong suốt một ngày . 11 cây Tùng lá kim được gom từ nhiều nơi về trước
đó 1 tháng.



John Naka và các đệ tử đang từng giai đoạn thực hiện Goshin II.(1999).












John Naka sung sướng đứng cạnh tác phẩm Goshin II của ông


Mặc dù đã được xếp đặt trước , chắc mẩm trúng số , nhóm đa số của South Collection lại để
giải thường xổ số Goshin II lọt vào nhóm hội bonsai Bắc California .

Thế là những người của Collectin South lại vội vàng đi gom cho đủ 11 cây Foemina Juniper khác
và mời John Naka tới nhà riêng của Michael Naka ( con trai ông ta ) thực hiện Goshin III trong 2 ngày .
Sau đó , Goshin III được đưa tới Huntington Botanic Garden ở Los Angeles .

Hai năm sau , 2001 trong buổi triển lãm của hôi Bonsai Kofukai do ông cụ Harry Hirao sáng lập và đang làm
hội trưởng ( ông cụ này hiện đã 96 tuổi , vẫn đi đào cây trên sa mạc Mojave , đáng nể !)
, mình có gặp ông John Naka (lúc này ông ta đã yếu rồi ,đi phải có người dìu ) .Hỏi thăm về Goshin II và
Goshin III , ông ta cười cười , vừa lắc đầu vừa nói nho nhỏ :"con khỉ trên cây còn rớt xuống đất nữa là ..."
(nguyên văn :Even monkeys fall out of trees . -Thực ra đây là tựa đề cuốn sách do các đệ tử ông John Naka
gom những câu nói dí dỏm của ông cho các sai lầm trong bonsai . Sách ấn hành hạn chế năm 1987 ).
Ý ông là : con khi leo trèo giỏi thế mà mà té lộn cổ , chứ mấy master bonsai mà lầm lỗi là chuyện thường tình .

Các bạn đoán thử coi những bậc thày như John Naka đã mắc lỗi lầm gì để khiến cho Goshin II và Goshin III
từ từ tàn lụi rồi tuyệt tích giang hồ .





Goshin III ở Los Angeles (năm 2000 )
Cá nhân Cent lại nghĩ ông vẫn đỉnh cao ở nghệ thuật này chứ không sai lầm.
Những tác phẩm của ông sống và trải qua những gia đoạn của thời gian ....có nghĩa là hành trình đi đến cái chết.

Sinh vật không tồn tại vĩnh cửu là luật của tạo hóa , ông đã thưởng thức được một phôi , một tác phẩm , một tác phẩm suy yếu và một tác phẩm chết tự nhiên.

Cent cảm nhận các bậc thầy trong nghệ thuật này thường hi sinh một số tàng , nhánh để hóa lũa ..trên một cây đủ tàn ( sung mãn nhất ở tuổi cổ thụ ) để diễn tả thời gian , để mô tả tự hiểu biết của mình theo sự đào thải của thiên nhiên... có lẽ chỉ để sướng chứ không phải để thương mại.

trong mấy mươi năm cuộc đời cây , và cuộc đời ông...có lẽ ông đã quá nhàm chán với một hình mẫu gần như cố đinh dáng thế ...ông cần thấy nó khác đi , khác nhiều và đến gia đoạn cuối cùng của một cây cổ thụ... dù rằng với lần tạo dáng đầu tiên nhiều người vẫn cảm thấy nó đẹp...?

Cung kính và cảm phục ông.
Centimet
 
Top