Sa tùng là giống cây không ưu nước

dinhtai

Thành viên
Kiểm tra kỹ rồi. Cành chi kg bị nứt gãy gì cả. Cây kg bị xê dịch gốc
Vậy thì mình có cần cắt bỏ các lá và chi dăm bị vàng kg? hay để nó tự rung rồi chờ ra lá mới. Cách dưỡng để em nó mau phục hồi?
Hiện giờ mình đem vô để ngay hiên nhà. nắng sáng tới 10-11h. Buổi chiều mát hoàn toàn. Ngày mình tưới 2-3 lần, có phun sương lên lá luôn.[/QUOTE]
anh kiểm tra xem những dăm nơi lá khô có bị khô luôn không. lấy vậy gì sắc cạo nhẹ thấy vỏ tươi là ôk. nếu thấy khô thì cắt bỏ luôn nhé. phun sương lên lá là được rồi, em nghĩ ngày tưới 1 lần là đủ thôi. anh lấy nước tiểu pha loãng 1-7 tưới cho nó nhanh ra mầm mới.
 

tungnguyennhatrang

Thành viên tích cực
anh kiểm tra xem những dăm nơi lá khô có bị khô luôn không. lấy vậy gì sắc cạo nhẹ thấy vỏ tươi là ôk. nếu thấy khô thì cắt bỏ luôn nhé. phun sương lên lá là được rồi, em nghĩ ngày tưới 1 lần là đủ thôi. anh lấy nước tiểu pha loãng 1-7 tưới cho nó nhanh ra mầm mới.
Cảm ơn bạn nhiều nhé. Để sáng sớm mai xuống kiểm tra xem thế nào?
Cho hỏi kỹ thêm 1 tí nghen bạn : pha loãng 1-7 là sao mình chưa hiểu lắm
 

Sonbn

Thành viên
Cho hỏi kỹ thêm 1 tí nghen bạn : pha loãng 1-7 là sao mình chưa hiểu lắm[/QUOTE]
Chắc là tỉ lệ Nước tiểu - Nước sạch là 1-7 đó anh
 

LinhChi4

Thành viên tích cực
MÌnh thấy AE đưa ra nhiều ý kiến rất đúng với những gì mình rút ra được,mình cũng trồng một số cây sa tùng.Thú thật ,mình khai thác ngoài tự nhiên,bằng tay không ,tức là nhổ lên xếp bó lại từng bó như bó củi mang về (vì đường xa) cắt bỏ rễ dập gãy , rồi trồng vào đất sét bình thường rồi ngâm nước,nhiều khi trời mưa nước ngập cả bầu luôn.Kết quả cho đến nay được 1 năm .tỷ lệ sống khoảng 80%.Những cây chết là do khi mang về nhà bận việc bỏ đến ngày hôm sau mới đem trồng.Mình khai thác ở chỗ đất trũng ,mùa mưa ngập nước.mùa khô thì lầy ,quê mình gọi là chằm,những cây này về tỷ lệ sống cao hơn.CÒn những cây khai thác trên gò cao ,về chết gần hết,mặc dù nước đủ,lá xanh nhưng được vài tháng là cây chết dần.Đến nay kinh nghiệm về sa tùng của mình còn chưa có gì nhưng mình cũng rút ra được : Sa tùng nó là loài cây sống theo môi trường tự nhiên tùy thổ nhưỡng.Nếu nó sống ở nơi độ ẩm lớn như vùng trũng hoặc khô ráo thì về mình cũng phải tạo cho nó có một thổ nhưỡng tương tự.
 

lehai

Thành viên
up lên phát sau mấy tháng có đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm nào về sa tùng nữa ko lên chia sẻ cũng ae với nào
em thì chưa lên núi đào sa tùng bao giờ nhưng cuối năm vừa rồi bố em có mang về 1 cây sa tùng em trồng bằng đất sỏi núi 100% (nước tưới phía trên thì dưới đáy chậu nước chảy ra ngay) giờ lên xanh tốt hơn cả mong đợi (số là thế này cây sa tùng này máy người đào đất họ súc đất xung quanh hết, bố em thấy nên chỉ mang cuốc làm vài nhát là mang nguyên bầu về)
từ đó em nghĩ nếu muốn đào về trồng tốt thì ae mình chịu khó đào 2 lần, lần đầu thì mình lên núi đào đất xung quanh gốc, lấy bao ni lông hoặc bao gì đó ae bó bầu chung quanh lại, lấp đất để vậy, khoảng 1 đến 2 tháng sau lên đào bầu đó ra, đào đất rộng ra xíu để hớt phần đáy bầu cho dễ, bó kỹ lại mang về trồng chắc chắn sống trên 95%
sa tùng sống trên núi thì chịu gió, chịu nắng tốt chứng tỏ sa tùng chịu hạn rất tốt, em nghĩ sa tùng có đặt tính giống một số loại tùng juniper mà đặc tính chú Hưng đang có chủ đề hướng dẫn: cây ban ngày chịu nắng, gió tốt còn ban đêm thì ở vùng núi sẽ có nhiều sương và hơi nước cây sẻ hoạt động tốt hơn vào ban đêm (theo em suy đoán :D). Vì vậy khi đánh sa tùng về em nghĩ ko cần ngâm nước mà cần phun sương nhiều để giữ ẫm cho thân và đất, nhất là phun sương vào ban đêm. ở những nơi ban ngày nắng nó và gió lớn thì khi đánh cây về trồng mình nên buộc một cái dẻ (hoặc cái gì giữ ẫm tốt) quanh gốc mục đích là giữ ẫm cho thân thì em nghĩ cây sẽ sống tốt.
Giờ Huế hiện vào mùa mưa, tới đây em sẽ tranh thủ lên núi đánh vài cây về trồng hy vọng sẽ rút ra được nhiều điều về loại này.
 

thienhai

Thành viên tích cực
Nếu rễ nó không mạnh mà đào lên bán phôi như linh sam là thua8-|
Có chăng ở gần đào từng phần trong 2 năm rồi mang lên chậu đất thoáng tưới ngày nhiều lần.
trồng cây con cũng hay, nhiều loại họ cũng trồng cây con chứ không đào cây ở tự nhiên được.
 

Miêu

Thành viên
Với kinh nghiệm 4 năm, bác ấy khuyên mình là đừng dính vô em sa tùng #-o
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Cây này còn có tên là ĐI CÙNG NĂM THÁNG, cây chỉ quen sống tự do trên đồi không chịu cảnh chim lồng cây chậu.
 

Hoàng Dũng1

Thành viên Mua Bán
Re: Trả lời: Sa tùng là giống cây không ưu nước

MÌnh thấy AE đưa ra nhiều ý kiến rất đúng với những gì mình rút ra được,mình cũng trồng một số cây sa tùng.Thú thật ,mình khai thác ngoài tự nhiên,bằng tay không ,tức là nhổ lên xếp bó lại từng bó như bó củi mang về (vì đường xa) cắt bỏ rễ dập gãy , rồi trồng vào đất sét bình thường rồi ngâm nước,nhiều khi trời mưa nước ngập cả bầu luôn.Kết quả cho đến nay được 1 năm .tỷ lệ sống khoảng 80%.Những cây chết là do khi mang về nhà bận việc bỏ đến ngày hôm sau mới đem trồng.Mình khai thác ở chỗ đất trũng ,mùa mưa ngập nước.mùa khô thì lầy ,quê mình gọi là chằm,những cây này về tỷ lệ sống cao hơn.CÒn những cây khai thác trên gò cao ,về chết gần hết,mặc dù nước đủ,lá xanh nhưng được vài tháng là cây chết dần.Đến nay kinh nghiệm về sa tùng của mình còn chưa có gì nhưng mình cũng rút ra được : Sa tùng nó là loài cây sống theo môi trường tự nhiên tùy thổ nhưỡng.Nếu nó sống ở nơi độ ẩm lớn như vùng trũng hoặc khô ráo thì về mình cũng phải tạo cho nó có một thổ nhưỡng tương tự.
Oh. Mấy cây của mình củng ở vùng trũng thấp, có khi mang về bỏ bơ vơ cả tháng mới trồng nay nó sống khỏe, trâu chém còn k chết, mình củng triết được vài mươi cành trồng ở nhà cho nó quen với đk ở đây.
 

sangcay

Thành viên
Lúc đánh bác đánh có bầu hay không bầu vậy? Em thấy có hai nhóm đất có sa tùng mọc là đất sét (thịt) và nhóm cát (sỏi đá), không biết vùng bác khai thác thuộc nhóm nào? Và sau khai thác bác xử lý, trồng và chăm sóc như thế nào?
Em xin nói một chút về việc ngâm nước: Việc ngâm nước được nhiều người chia sẻ kinh nghiệm khi xử lý phôi sa tùng và cả phi lao nữa tuy nhiên qua một thời gian một số người áp dụng thì cho kết quả không khả quan. Vậy vấn đề ở đây là ngâm như thế nào, mực nước khi ngâm? Nơi để chậu?
Bản thân em đã thử nghiệm 1 chậu sa tùng và 1 chậu phi lao mini ngâm nước thấy cây rất sung, chỉ ngâm khoảng 5cm đáy chậu chứ không hơn, để nơi nắng to kết hợp phun sương giai đoạn đầu, vừa rồi nhổ cây ra kiểm tra thì thấy phần bị ngập nước rễ bị thối (kể cả rễ mới lẫn rễ cũ) phần không ngập nước rễ cám mới mọc rất sung và nhiều. Cây của em để nguyên bầu và chất trồng là cát xây dựng hạt to.
Trên đây là chút trải nghiệm của bản thân, vì mới thử nghiệm lần đầu nên chưa dám khẳng định gì cả
Rễ cây bị thúi khi ngâm dưới nước là do nước không còn oxi nếu chịu khó thay nước hoặc trong nước có rong rêu gì đó thì đảm bảo không chết mà còn phát mạnh,đó là lí do tại sao có lúc ngâm 1 nhánh,cành vào các lu nước khác nhau thì có cành trong lu sẽ ra rễ,còn có cành trong lu khác sẽ không ra rễ
 

saobang1

Thành viên
Sau khi đọc kinh nghiệm của các ae và các nghệ nhân trong diễn đàn. Mình thấy lo cho phôi sa tùng mình vừa mua ở MN ra Bắc chưa gì đã tạo viễn cảnh cho em nó demo thôi thì cứ theo suy luận bản thân với nhiều năm thích trồng cây (chắc là chưa đủ). Thiết nghĩ '' Từ cây phi lao sống khô hạn trên cát, sát bờ ao.... Riêng với mình thì 1 em phi lao trồng khô bình thường, còn 1 cây thì ngậm nước 3cm. Hai cây này vẫn sống khỏe và đẹp) Hy vọng cây kim sa tùng mình mới mua cũng sẽ thích ứng môi trường mới tất nhiên độ ẩm sẽ lớn hơn cây cùng vườn.
==================================

 

phanleez6

Thành viên
Em cũng tập tành đi khai thác sa tùng về chơi... Theo quan sát của em thì ở 2 nơi ngoài tự nhiên em khai thác em thấy thế này:
1. Cây sa tùng nếu ở đồi trọc ko có nhiều cây khác che mất tầm thì mọc rất nhiều... Thậm chí là dày đặc ===> ngu ý của em: cây sa tùng rất cần ánh sáng
2. Ở cạnh sát các con suối và vết lở núi ( nói chung là chỗ ẩm ướt ) có nhưng cành bị lá mục bao kín gần như là luôn có nước thì rễ bắt rất nhiều
Cạnh các khe củng những viên đá rễ sa tùng hay len chui vào đó
==> ngu ý của em: cây sa tùng rất ưa nước....
3. Qua 3 lần em đi khai thác... Lần đầu nhổ bằng tay về 10 cây chết 8.... Lần sau chịu khó lấy bầu về ngâm nước thấy cây vẫn xanh tốt và đâm mầm rất nhiều
Khi vận chuyển về dù là cành hay lá nếu chỉ cần cà nhẹ vào cái gì đó cũng sẽ bị khô chết phần đó ==> ngu ý của em: sa tùng rất nhạy cảm nên khi khai thác phai nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, đặc biệt tránh lay gốc
Ps: đó là những ngu ý của em.... Hóng các bác tiếp.... Và vẫn đang theo dõi mấy phôi của em ( sa tùng nhạy cảm quá nên dù đi xa leo núi vất vả nhưng cũng chỉ dám đánh ít cây về trồng thử)
 
Top