Bắt đầu từ "abc" Phần 1: Mở đầu và Rễ bonsai

Binh_kh

Thành viên
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

cảm ơn các chú,đã có bài viết rất hay,TP ABC sẻ rất hửu dụng cho ACE mới tập chơi bonsai,trong đó có cháu nửa :),cảm ơn các chú
 

maivangnambo

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Mong rằng những tâm quyết của anh Dũng,anh Hưng ,bạn Sơn ca mau............sẽ giúp ace bổ xung thêm nhiều kiến thức đặc tính sinh lý của từng chũng loại cây,để có thể thực hiện niềm đam mê của mình.Trân trọng.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Mình giải thích một chút với câu hỏi của bạn Proartree

1/ Cấu trúc, hình dáng của bộ rễ có hay không liên quan và có mối quan hệ ntn
với đặc điểm của các bộ phận khác của cây (cấu trúc thân chính, cách bẻ cành ...) ?

2/ Liệu bộ rễ có vai trò quan trọng nhiều hơn so với việc thể hiện
thực hiện tốt chức năng của nó ( khi thể hiện bằng các đặc điểm to khoẻ, trải đều)
hay Rễ còn là một yếu tố quan trọng hỗ trợ các đặc điểm của thân, cành ... để thể
hiện tốt hơn chủ đề tác phẩm ?

Cả hai câu hỏi của bạn Proartree không phải là điều những bạn abc có thể thấy ngay được .ăn
Nhưng đây quả là hai câu hỏi rất hay cho phần rễ .

Hai điều bạn hỏi chính là hai điều xác định hết sức rõ :

-Cấu trúc bộ rễ chính là cấu trúc thân cành .
-Rễ khỏe thì cây khỏe . Muốn chủ đề tác phẩm sớm đạt ý thì việc đầu tiên là phải chăm sóc bộ rễ.

Có thể lấy ví dụ như bộ răng khỏe mạnh giúp người ta dễ ăn đầy đủ thực phẩm để khỏe mạnh
và vui sống vì đồng thời hưởng được vị của thức ăn khi nhai , giúp các kích thích tố trong miệng ,
trong bao tử tiết đầy đủ nên thức ăn được tiêu hóa tốt hơn , nhiều hơn , dễ dàng hơn.

Bộ rễ cũng vậy . Vài hình ảnh để các bạn thấy .



Mục đích cải tạo bộ rễ trong bonsai , ngoài mặt mỹ thuật , còn làm sao để
có hệ thống rễ đều .

Chứ còn để xuất hiện những rễ cồ , rễ mập thì thân cành sẽ mọc mạnh một bên , uốn éo
mất mỹ thuật ....như vài hình ảnh dưới đây.



Hình trên : phía có rễ cồ , thân sẽ vọt cành to , dài.



Rễ gấp khúc sẽ khiến thân cành quẹo tầm bậy .



Thành thử , cứ để cây trong chậu mà có những rễ dài thậm thướt như trên thì
trên thân cũng xuất hiện những cành vượt ốm nhom , dài ngoằng , đốt (lóng )
cũng thưa .


Tóm lại : Hình thức bộ rễ và sức khỏe bộ rễ sẽ cho chúng ta kết quả ngay ở sức khỏe
của cây và hình dáng cành lá của cây.

Mời các bạn góp ý tiếp.
Tối nay ngủ ngon . Sáng mai chúng ta xem về hình dạng rễ và xếp loại chúng
thành nhóm để việc chơi bonsai tiện lợi hơn.
 

trungduart

Administrator
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

-tuần 1 : rễ cây
-tuần 2 : thân ây
-tuần 3 : cành cây
-tuấn 4 : lá cây.
-tuần 5 : chậu trồng
-tuần 6 : đất trồng
-tuần 7 : phân bón
-tuần 8 : tưới nước
-tuần 9 : tạo dáng
-tuần 10 : cắt tỉa
-tuần 11 : phụ kiện
-tuần 12 : trưng bày

Về phần số 7 cháu cũng có ý này chú xem có và mở rộng giúp anh em dd.

Để bón phân đạt kết quả cao cần nắm vững một số nguyên tắc sau:
• Bón phân phải đúng đất:
• Bón phân phải đúng loại cây trồng
• Bón phân phải đúng thời kì sinh trưởng của cây
• Bón phân phải đúng liều lượng
• Bón phân theo đúng tỉ lệ giữa các loại phân

Đây là câu nói của những anh em kỹ thuật trong nông nghiệp, và điều này không biết áp dụng với bonsai như thế nào?
 

thienhai

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Về vấn đề rễ ảnh hưởng đến thân cành thì con có để ý sơ sơ, thường thì cây ở tự nhiên lên thẳng, ít cành, gốc suông hay có rễ cọc, còn cây gốc mập, phân nhánh (giống như bụi) thường có rễ xòe. COn nghĩ là do tác dụng trọng lực, cây có rễ xòe sẽ phân tàn và chiều cao thấp, còn cây có rễ cọc đâm sâu nó sẽ có xu hướng mọc cao.
Ví dụ như cả đám cây bạch đàng trồng lấy gỗ cây nào cũng rễ cọc, nhưng khi trồng lâu năm sẽ có rễ xòe trên mặt đất, các rễ xòe lớn nhanh và sau đó nó to bằng rễ cọc, rễ già thường có mặt cắt hình bầu dục, 1 phần lộ lên đất chứ không phải hình tròn và lộ nguyên cả rễ lên như một số cây chúng ta vẫn thấy
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

-tuần 1 : rễ cây
-tuần 2 : thân ây
-tuần 3 : cành cây
-tuấn 4 : lá cây.
-tuần 5 : chậu trồng
-tuần 6 : đất trồng
-tuần 7 : phân bón
-tuần 8 : tưới nước
-tuần 9 : tạo dáng
-tuần 10 : cắt tỉa
-tuần 11 : phụ kiện
-tuần 12 : trưng bày

Về phần số 7 cháu cũng có ý này chú xem có và mở rộng giúp anh em dd.

Để bón phân đạt kết quả cao cần nắm vững một số nguyên tắc sau:
• Bón phân phải đúng đất:
• Bón phân phải đúng loại cây trồng
• Bón phân phải đúng thời kì sinh trưởng của cây
• Bón phân phải đúng liều lượng
• Bón phân theo đúng tỉ lệ giữa các loại phân

Đây là câu nói của những anh em kỹ thuật trong nông nghiệp, và điều này không biết áp dụng với bonsai như thế nào?

Cảm ơn bạn đã có góp ý rất tốt .
Hiện tuần này sẽ chỉ nói đến rễ mà thôi .
Ý này của bạn mình sẽ xử dụng trong phần phân bón ( tuần 7 ) .

Tuy nhiên , cũng nói luôn để bạn biết : chúng ta không phải đặt nặng lắm 5 điểm trên
trong bonsai . Tức là cũng có chút xíu ở điểm 3 và 4 mà thôi .
(Sẽ giải thích ở tuần 7 )

Có thế mới là trồng bonsai.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Cảm ơn bạn Trần Thắng với bộ hình ảnh rễ hấp dẫn .

Bạn Soncm đúng được một nửa .
Bạn Thiên hai đúng cả hai việc .

Giỏi thiệt .

Đúng như bạn Thiênhai phát biểu :Khi cây vào chậu bonsai , rễ sẽ chỉ còn hai nhiệm vụ .

-lấy nước và muối khoáng .
-làm đẹp cho cây (tạo vẻ vững chãi già dặn ) bằng các h phô bộ rễ tỏa đều
trên mặt đất .
ác bạn xem bộ rễ cây Lâm vồ (Bồ đề ) và cây Khế gân của bạn Soncm dưới đây coi
phải không nào :



Nhưng mà theo tôi điều này (làm đẹp) bộ rễ đâu có tự làm được mà phải do người trồng tác động vào (bằng cách cắt tỉa và chỉnh sửa qua 1 thời gian dài).
 
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Với một cây con (nhân giống bằng chiết cành hay gieo hạt;Trồng làm CC hay ăn trái) Khi trồng Tôi đều trồng NGHIÊNG một tý (cho dù đó là cây TRỰC ) Về sau cây có gốc phát triển nhanh ,đẹp và lớn hơn trồng ĐỨNG .(Có ss với cây trồng đ/chứng).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Với một cây con (nhân giống bằng chiết cành hay gieo hạt;Trồng làm CC hay ăn trái) Khi trồng Tôi đều trồng NGHIÊNG một tý (cho dù đó là cây TRỰC ) Về sau cây có gốc phát triển nhanh ,đẹp và lớn hơn trồng ĐỨNG .(Có ss với cây trồng đ/chứng).
Rất chính xác !
Cảm ơn bạn góp ý hay.
Điều này rất đúng cả cho những cây giâm cành (Góc cành hợp với mặt đất góc 45 độ ).

Độ nghiêng của thân không hợp với kiểu mọc bình thường nên rễ sẽ cố kéo cây mọc
thẳng đứng bình thường trở lại . Nhờ vậy , rễ phát mạnh hơn.
==================================
Nhưng mà theo tôi điều này (làm đẹp) bộ rễ đâu có tự làm được mà phải do người trồng tác động vào (bằng cách cắt tỉa và chỉnh sửa qua 1 thời gian dài).
Đấy ! bác lại đọc hơi nhanh rồi .
Thì mình đã nói là giao cho rễ cái việc làm cho cây đẹp giai hơn.
Nghĩa là chúng ta làm cho rễ mọc kiểu ta muốn đấy chứ .

Đây là sơ cấp nên tất chính xác , nhưng cũng chỉ võ vẽ
bên ngoài , chưa vào chi tiết như cấp 2 của abc .

Cảm ơn bạn .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Mời các bạn sửa soạn bàn luận về hình dạng bên ngoài ( thành phần ) của rễ và
phân nhóm rễ .
 

mrhuynh482

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

thưa thầy ch em hỏi!khi cây phôi ta đưa vào chậu,tất nhiên phải cắt rể và lá.đây là 2 nguồn sống chính của cây!vậy lúc này cây không còn kho dự trử ở rể, lá không quan hợp vây cây sống bằng gì trong giai đoạn này
 

thienhai

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

thưa thầy ch em hỏi!khi cây phôi ta đưa vào chậu,tất nhiên phải cắt rể và lá.đây là 2 nguồn sống chính của cây!vậy lúc này cây không còn kho dự trử ở rể, lá không quan hợp vây cây sống bằng gì trong giai đoạn này
không phải là không còn kho dự trữ đâu
dự trữ ở chỗ nào mà bạn không cắt bỏ:), và sống bằng nước thông qua thẩm thấu
 

soncm

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Hehe.....! Mình vẫn đang theo dõi nhen AE. :)):)):)):-*
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

thưa thầy ch em hỏi!khi cây phôi ta đưa vào chậu,tất nhiên phải cắt rể và lá.đây là 2 nguồn sống chính của cây!vậy lúc này cây không còn kho dự trử ở rể, lá không quan hợp vây cây sống bằng gì trong giai đoạn này
Bạn có cắt cành đào cắm vào bình chưng Tết chứ .
cành đào không rễ không lá > Vậy cành đào còn sống chứ ?
Dĩ nhiên là cành đào , cành mai chưng tết vẫn sống .

Khi những cành đào nhận được thêm nước do thân" hút "
nước lên chuyển tới những cành con . Lượng nước đủ để mầm hoa , mầm lá
đang ngủ thức dậy và phát triển .
Khi chồi lá phát triển , chúng sẽ gởi tín hiệu theo đường nhựa luyện xuống gốc
để báo gốc ra rễ . Nhưng thường là gốc không đủ sức ra rễ và bắt đầu hư thúi
nên lá cũng thiếu nước khiến rũ héo.
Nếu cành cắt thuộc loại chịu nước , tức là chỗ cắt chưa bị hư thúi cho đến khi
vùng vỏ rễ có tín hiễu ra rễ và chuyển được từ dạng tế bào nội bì ra tế bào rễ
(chúng ta gọi là những loại cây chịu nước ) , lúc đó gốc có rễ và cây tiếp tục phát triển..
Hầu hết các cây đều phát lá rồi mới phát rễ . Tuy nhiên , một số cây có kích thích tố ra
rễ mạnh như linh sam , MCT , liễu rũ ... có thể phát rễ trước khi phát lá .

Tóm tắt : khi cây không lá , rễ bị tỉa , cây sẽ chờ rễ "hút " đủ nước vào thân và xử dụng
chất dự trữ trong thân để phát lá . Khi lá đưộc phát đủ sức , chồi lá sẽ phát triển .
Khi chồi lá phát triển là lúc chồi chuyển hiệu lệnh để rễ phát triển . Chúng ta có thể gọi
đó là vòng luân chuyển kích thích tố từ chồi lá xuống rễ và từ chóp trễ lên lá .

Mời bạn xem hình cành MCT ngâm vào nước sẽ phát rễ của bạn Lưu Vien ngoại.

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=29828



 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Trở lại với vấn đề của hình dạng rễ .

Chúng ta tạm đơn giản hóa mọi thứ chung quanh (sơ cấp mà ) và chỉ
ngắm xem duy nhất một cọng rễ bằng ái tăm xỉa răng xem nó thế nào .

Nếu phóng đại ra bằng kính hiển vi , các bạn có thế nhận thấy chóp rễ này có
hàng trăm ngàn cái túi nhỏ xíu đứng cạnh nhau . Trong Thực vật học người
ta gọi tên cái túi đó là "tế bào " có nghĩa là cái phòng nhỏ .

Các bạn cứ biết , tế bào ráp nhau thành cây cối sẽ chồng chất nhau y hệt như
lấy viên gạc 4 lỗ xây tường , xây nhà vậy . Từ tế bào này đến tế bào kia cách nhau
bởi 1 vách riêng củ a từng tế bào . Thế nhưng giữ 2 vách đó , của 2 tế bào , chúng
vẫn có những lỗ thông thương bé xíu xiu với nhau . Nhờ vậy , nhựa luyện của cây
vẫn thấm được từ tế bào này sang tế bào kia để tế bào vẫn sống và làm việc .



Các bạn đừng bận tâm đến tên gọi từng phần của cọng rễ vội .
Biết tên cũng chưa giúp bạn được tích sự gì lúc này.

Tuy nhiên , các bạn chỉ cần nhờ giùm như vầy là đủ (theo hình trên ):

-phần đáy thấp nhất (những túi nhỏ , đỏ ) là chóp rễ .

-tiếp ngay đó có một vùng màu xanh lá cây tròn : vùng tăng trưởng , tức là vùng gồm
những tế bào có khả năng đẻ thêm tế bào giúp rễ dài ra .

-sau vùng tăng trưởng một đoạn ngắn , các bạn thấy vài cọng lông hút .

Và hình sau đây sẽ cho các bạn thấy rỗ hơn tầng lông hút .



-
 

luuvietvu

Thành viên
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

các anh mà chung tay vào làm từ cấp 01 đến cấp ..... thì cũng in ra được cuốn sách ( 500 trang ) đúc kết hết lại in ra cuốn ( kt chơi bonsai cho người mới biết chơi đến nâng cao )
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Những vấn đề căn bản đầu tiên về bonsai, cùng cách giải quyết từng phần rất hay!
Cám ơn anh Trungdunggialai, anh hqvuhototbung và mọi người cùng giải quyết chuyện này.
Chúc mọi người vui vẻ!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Dông dài những chuyện về rễ để cuối cùng mình muốn nhắn các bạn rằng :
ngoài chuyện mỹ thuật của bộ rễ nổi mặt , chúng ta chỉ quan tâm duy nhất
đến đoạn rễ từ chóp rễ đến hết đoạn có lông hút . Và chỉ vậy mà thôi .

Tại sao ?

Bởi vì : chỉ có khoảng rễ trắng trẻo sáng sủa này mới có khả năng lấy được nước
và muối khoáng cho cây
. Tức là chỉ có chúng mới có khả năng chọn lọc những thứ
cây cần để lấy vô . Tuy sự chọn lọc không hoàn toàn , nhưng dù sao cũng là có chút
chọn lọc .

Nếu bạn cắt hết các đầu rễ tới cuối tầng lông hút của một cây , dĩ nhiên những ống nhỏ
giữa lòng rễ (theo hình chóp rễ ở trên ) sẽ có khả năng "hút "nước lên do sức mao dẫn
của nước , phụ với sức bốc hơi nước mặt lá .Với lượng nước này , cây có khả năng sống cho
đến khi chóp rễ mới được tái tạo.
Nếu các chóp rễ mới chứ được tái tạo và chỗ vết cắt bị hư thúi (vì vốn không phải được tạo
ra để tiếp xúc với nước trong đất trồng ) thế là cây rũ vì thiếu nước rồi đi đến tử vong vì
không ra kịp chóp rễ trong lúc cây còn sống (Vặt bớt lá là mục đích bớt lượng nước xử dụng ).
 
Top