Bắt đầu từ "abc" Phần 1: Mở đầu và Rễ bonsai

Được sự "hổ trợ " tích cực của Bác VŨ HƯNG ,Anh Sơn cm cùng nhiều ACE khác...Trong Tp "abc. SVC" nhưng xét thấy Tp ấy chưa đủ sức chuyển tải được những Yêu cầu cho một tp :"Chia sẻ kinh nghiệm";Nên trước mắt Tôi lập tp này ở đây .Vì có thể nhiều "chia sẻ" chưa hẳn là một "kinh nghiệm" thật sự mà nó cần "thực nghiệm" mới biết kết quả... Trong tương lai có thể nó sẽ được chuyển đến Chuyên mục :"kinh nghiệm Nghệ nhân" khi nó mang nội dung đúng y/cầu của Cm.Rất mong nhận được sự chia sẻ tích cực từ ACE... để ACE "abc" chúng tôi có cơ hội "lên lớp "...:)
 

nguyenthehungap8

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

rất mong các chú,anh,em,những người đã có knih nghiệm và lý thuyết lên lớp cho các hậu bối ,những ngưới mới chơi cây như em cháu được học hỏi ,có thể bắt đầu chia sẻ từ cái gì cụ thể nhất chẳng hạn?ví dụ như từng loại cây 1,về sinh lý,tính tình ,khí hậu,phân cho,chăm sóc...vv...vv,biết loại nào chia sẻ loại đó,và lâu lâu hài hước 1 tý để xả...chít.xin cảm ơn chú!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Cảm ơn bạn Trungdung gialaai đã tạo cơ hội và đất dụng võ cho
những cơ bản trồng cây bonsai được tỏa rộng ..

Vì đã mang tiếng là cơ bản cho nên tất cả những chuyện chúng ta
bàn luận ở đây vể bonsai sẽ khởi đi từ những chuyện tầm thường nhất .
Sau đó , với thời gian và quen biết với bonsai , chúng ta sẽ tìm hiểu
sâu hơn , kỹ hơn , chuyên ngành hơn từng nhóm cây.

Chúng ta sẽ đi từ cấp cơ bản . Nói nôm na dễ hiểu là vào lớp mẫu giáo .

Ở cấp cơ bản nhất , chúng ta chưa phải đụng tay đụng chân mấy vào cây
cối đất đai , nhưng sẽ là dùng mắt để phân biệt một số khác biệt về các
bộ phận của vài nhóm cây .
Đồng thời biết được sự khác biệt của những bộ phận đó khi cây sống ngoài
đất vườn sẽ khác với cây trong chậu như thế nào . Nghĩa là , xong phần căn
bản nhất này , chúng ta phân biệt được hết sức rạch ròi vài loại nhóm cây
bonsai và khác biệt của các bộ phận của chúng khi sống trong chậu với
đời sống bên ngoài ra sao .

Sau khi lướt qua mọi chi tiết trên một cây bonsai ở mức hiểu biết vai trò
từng bộ phận cũng như cách thức trình bày một cây bonsai ở cấp 1 (cho
toàn bộ 12 mục ở dưới ). ,
chúng ta sẽ bước sang cấp 2 với nhiều thực hành hơn cũng trong toàn
bộ 12 mục này :

-tuần 1 : rễ cây
-tuần 2 : thân ây
-tuần 3 : cành cây
-tuấn 4 : lá cây.
-tuần 5 : chậu trồng
-tuần 6 : đất trồng
-tuần 7 : phân bón
-tuần 8 : tưới nước
-tuần 9 : tạo dáng
-tuần 10 : cắt tỉa
-tuần 11 : phụ kiện
-tuần 12 : trưng bày


Mình sẽ gởi đến các bạn những ý niệm tổng quát . Những chi tiết cho một số cây
đang trồng tại Việt Nam sẽ được các bạn khác có kinh nghiệm hơn gởi lời tới
các bạn .

Mỗi tuần , chúng ta chú trọng hẳn về một mục mà thôi .

Trong tuần này , từ hôm nay đến hết thứ bảy sẽ là phần rễ cây với
những hiểu biết cơ bản. Sang chúa nhật sẽ là phần tổng kết.

Dàn bài tuần này :

Tuần 1 . Rễ

1a .Nhiệm vụ rễ : ngoài đất trồng , trong chậu bonsai .

1b. Cơ cấu rễ ngoài đất ngoài đất và bonsaii : sự khác biệt .

1c .Phân loại rễ :

-theo hình thức
-theo cảm ứng
-theo tính năng

1d. Mỹ thuật trên bộ rễ sơ khởi.

1e.Các mục về rễ trong tương lai (cấp 2 và trung ): tạo rễ , nuôi rễ ,
xếp rễ , tỉa rễ , ghép rễ , hòa rễ , làm già rễ , rễ bám đá ....

Mời các bạn sửa soạn tham dự và kêu gọi những bạn các củng tham gia cho vui.

Cảm ơn
 
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Để Bài viết có tính "liên tục"...Tôi có một đề nghị nhỏ thế này :Tất cả các Câu hỏi liên quan đến những Chia sẻ có tính chất truyền đạt kinh nghiệm , hiểu biết về "đời sống" các loại Cây kiểng...AE có thể nêu lên ở Tp "abc.SVC" (cả 2 tp này song song tồn tại và bổ trợ cho nhau).Hy vọng AE sẽ đồng thuận...:)
 

thienhai

Thành viên tích cực
Re: Bắt đầu từ:"abc"...

Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi, càng nhiều, càng khó càng tốt
 

hoanganh91

Thành viên
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

cám ơn bác Trung Dũng, bác Vũ Hưng. Tuần này là phần rễ nên cho cháu hỏi một tí" cây nuôi trong chậu rễ ra dài chạy vòng quanh thành chậu, vậy cách khắc phục làm sao hả các Bác? ( cháu mới tập chơi ạ)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

cám ơn bác Trung Dũng, bác Vũ Hưng. Tuần này là phần rễ nên cho cháu hỏi một tí" cây nuôi trong chậu rễ ra dài chạy vòng quanh thành chậu, vậy cách khắc phục làm sao hả các Bác? ( cháu mới tập chơi ạ)
Rễ quanh thành chậu có nghĩa là rễ quá nhiều rồi .
Cách duy nhất là nhấc cây ra khỏi chậu tỉa bớt rễ , bỏ bớt đât .
Thêm chút đất mới rồi đặ vô chậu cũ .

Hoặc là chở mùa xuân tỉa rễ thay đất . Chuyện này có nhiều khác biệt
tùy loại cây .

Đây là chuyện của abc cấp 2 và 3.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Mời các bạn theo dõi và bàn luận về Rễ cây.

Các bạn chắc hắn dư biết rễ nằm ở phần nào của cây và làm công việc gì .
Mức quan trọng của rễ thì hẳn ai cũng đã biết . Thế nhưng không may là
99.99% rễ cây lại nằm khuất trong đất . Thành thử khuất mắt thì hay bị
quên . Thế là phần quan trọng nhất của cây lại chính là phần bị lơ là chăm
sóc nhất cho hầu hết những người chơi cây .

Trên thế giới hiện nay có tới hơn 400.000 giống cây . Trong số đó , hơn 300 ngàn
có đời sống tự dưỡng . Tức là những cây này chỉ việc lấy nước và muối khoáng
trong đất rồi đưa nhựa này lên lá . Lá dùng ánh sáng mặt trời biến nhựa nguyên
(gồm nước và muối khoáng ) thành nhựa luyện . Thế là cây có thức ăn để tự sống.

Cho nên trên trái đất mà không có con người và động vật , cây cối vẫn sống khỏe .
Ấy chứ mà không có cây cối ,thì con người và các động vật khác sẽ không thể tồn
tại vì chẳng có gì cho vào bụng . Đó là đời sống dị dưỡng.

Như vậy , đời sống tự dưỡng của cây cối khởi đầu ngay từ bộ rễ của cây . Đó quả
là điều căn bản nhất của cây cối.

Chúng ta sẻ rà soát thử xem , rễ cây ngoài thiên nhiên làm những công việc gì . Sau
đó xem lại coi rễ cây trong chậu bonsai có làm mấy chuyện giống vậy không .
==================================
1a .Nhiệm vụ rễ : ngoài đất trồng , trong chậu bonsai .

Các bạn có thể tưởng tượng ngay được những điều chúng ta được học
từ thuở trung học về rễ . Rễ cây có ba nhiệm vụ ngoài thiên nhiên:

-giữ cây đứng vững .
-lấy nước và muối khoáng cho cây (nhựa nguyên )
-kho dự trữ cho cây .

Thế nhưng khi chúng ta đưa cây vào bonsai , ba nhiệm vụ trên của cây bị
biến đổi ngay lập tức . Cây bonsai sẽ chỉ còn duy nhất một trong ba việc
ở trên và đồng thời được chúng ta giao cho một việc mới .Tức là bộ rễ của
cây bonsai bây giờ chỉ giữ 1 việc cũ và nhận thêm 1 việc mới = 2 việc .

Đố các bạn : đó là 2 việc gì ?

Các bạn trả lời thử coi (một căn bản bonsai cần nắm vững ngay từ đầu ).
 

thangbonsai

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Rễ quanh thành chậu có nghĩa là rễ quá nhiều rồi .
Cách duy nhất là nhấc cây ra khỏi chậu tỉa bớt rễ , bỏ bớt đât .
Thêm chút đất mới rồi đặ vô chậu cũ .

Hoặc là chở mùa xuân tỉa rễ thay đất . Chuyện này có nhiều khác biệt
tùy loại cây .

Đây là chuyện của abc cấp 2 và 3.

một số hình ảnh Thắng đã trình bày cụ thể ở Nha Trang về cách xử lý rễ .Thân gởi anh Hưng








 

thienhai

Thành viên tích cực
Re: Bắt đầu từ:"abc"...

con nghĩ là lấy nước và muối khoáng vì không lâỳvthi cây sẽ chết.
việc giữ đứng thì mình có thể cột cố định, dự trữ cũng không cần nhiều vì cây có thể dự trữ ở thân, và mình có thể bổ sung dinh dưỡng khi cần.
nhiệm vụ chúng ta giao chính là làm đẹp.
 

soncm

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

1a .Nhiệm vụ rễ : ngoài đất trồng , trong chậu bonsai .

Các bạn có thể tưởng tượng ngay được những điều chúng ta được học
từ thuở trung học về rễ . Rễ cây có ba nhiệm vụ ngoài thiên nhiên:

-giữ cây đứng vững .
-lấy nước và muối khoáng cho cây (nhựa nguyên )
-kho dự trữ cho cây .

Thế nhưng khi chúng ta đưa cây vào bonsai , ba nhiệm vụ trên của cây bị
biến đổi ngay lập tức . Cây bonsai sẽ chỉ còn duy nhất một trong ba việc
ở trên và đồng thời được chúng ta giao cho một việc mới .Tức là bộ rễ của
cây bonsai bây giờ chỉ giữ 1 việc cũ và nhận thêm 1 việc mới = 2 việc .

Đố các bạn : đó là 2 việc gì ?

Các bạn trả lời thử coi (một căn bản bonsai cần nắm vững ngay từ đầu ).


Theo em biết giai đoạn này nó chỉ còn nhiệm vụ cuối cùng trong 3 nhiệm vụ, và 1 việc mới đó là tái tạo và phát triển.
(Không khác gì trong giai đoạn xử lý phôi).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Cảm ơn bạn Trần Thắng với bộ hình ảnh rễ hấp dẫn .

Bạn Soncm đúng được một nửa .
Bạn Thiên hai đúng cả hai việc .

Giỏi thiệt .

Đúng như bạn Thiênhai phát biểu :Khi cây vào chậu bonsai , rễ sẽ chỉ còn hai nhiệm vụ .

-lấy nước và muối khoáng .
-làm đẹp cho cây (tạo vẻ vững chãi già dặn ) bằng các h phô bộ rễ tỏa đều
trên mặt đất .
ác bạn xem bộ rễ cây Lâm vồ (Bồ đề ) và cây Khế gân của bạn Soncm dưới đây coi
phải không nào :



 

GioNui

Moderator
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Nhiệm vụ rễ : ngoài đất trồng , trong chậu bonsai .
Các bạn có thể tưởng tượng ngay được những điều chúng ta được học
từ thuở trung học về rễ . Rễ cây có ba nhiệm vụ ngoài thiên nhiên:

-giữ cây đứng vững .
-lấy nước và muối khoáng cho cây (nhựa nguyên )
-kho dự trữ cho cây .

Thế nhưng khi chúng ta đưa cây vào bonsai , ba nhiệm vụ trên của cây bị
biến đổi ngay lập tức . Cây bonsai sẽ chỉ còn duy nhất một trong ba việc
ở trên và đồng thời được chúng ta giao cho một việc mới .Tức là bộ rễ của
cây bonsai bây giờ chỉ giữ 1 việc cũ và nhận thêm 1 việc mới = 2 việc .

Đố các bạn : đó là 2 việc gì ?
Chỉ còn một việc đó là: lấy nước và muối khoáng cho cây

  • Nhiệm vụ giữ cây đứng vững đã có dây cột đảm nhiệm, vì chất trồng vô cơ nên bên trong chậu rất lỏng lẻo, rễ không đủ sức để giữ cây
    .
  • Kho dự trữ cho cây cũng không cần, vì rễ được cắt rất ngắn. Chất dinh dưỡng được cung cấp hằng ngày để rễ đưa trực tiếp lên lá nên không cần phải dự trữ
Còn nhiệm vụ mới được giao thì Gió núi chưa nghĩ ra, chờ anh chị em bổ sung.
 
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Một khởi đầu khá "hấp dẩn"...Thêm "bàn tay " của Bác TRẦN THẮNG chìa ra...AE "abc" chắc chắn có cơ hội được những "bàn tay" của các Bác VŨ HƯNG , TRẦN THẮNG ...và nhiều ACE khác nữa giúp vượt ngưởng "abc" nhanh chóng.Trân trọng cám ơn sự tham gia chia sẻ của BÁC THẮNG...
 

soncm

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Cảm ơn bạn Trần Thắng với bộ hình ảnh rễ hấp dẫn .

Bạn Soncm đúng được một nửa .
Thanks anh Hưng! có lẽ em 3 chớp, 3 nháng ko đọc kỹ đề! 8->X_X
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Vì thế , khi đã lấy quyết định sẽ đưa một cây nào đó bạn thích vào bonsai ,
bạn phải lập ngay phương án : kiến tạo bộ rễ của cây như thế nào ?

Dĩ nhiên , phưong án được lập khi cây càng nhỏ càng tốt .
Đó cũng chính là lý do các bạn thường thấy những cây bonsai về Thông đen ,
Thích Nhật bản được người trồng thực hiện ngay khi cây vừa nảy ra từ hạt
được vài tuần : họ cắt ngang cây con rồi giâm đọt cây xuống đất trở lại .
Nhờ đó , cây sẽ có bộ rễ xòe đều ngay từ lúc còn thơ.




(Chỉ cần bạn coi cho biết một ý niệm tạo rễ .
Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau ở cấp 2 (thực hành )


Tóm lại : Khi chơi bonsai các bạn cần thông suốt rằng : Rễ sẽ chỉ còn giữ nhiệm
vụ làm đẹp với bộ rễ lộ . Phần rễ chìm trong đất sẽ chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất
là lấy nước và muối khoáng cho cây .

Còn hai nhiệm vụ còn lại thì sao ?

-nhiệm vụ giữ cây đứng vứng không cần trong chậu bonsai . Bởi vì chúng ta
đã dùng dây ràng cây vào hậu.

-Nhiệm vụ lưu giữ chất dự trữ không cần thiết , cho nên chúng ta đã cắt rễ ngắn
để đưa cây vào chậu bonsai .

Câu hỏi nên đặt ra là : cắt rễ ngắn đi thì rễ còn lấy được nước và muối khoáng không ?

Câu trả lời là còn có thể rễ vẫn làm được việc này , nhưng sức làm việc không cao .
Mình đoán là cũng chỉ còn cỡ 10%.
Vậy thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cây nếu chúng ta cắt ngắn toàn bộ rễ để đưa vào
chậu bonsai như nhiều sách bonsai vẫn chỉ ?

Đúng vậy ! cũng chính vì thế , việc cây bị chết khi cắt ngắn hết rễ để đưa vào chậu bonsai
là chuyện thường xuyên ?

Vậy phải làm sao ?
Đó chính là lý do chúng ta nên biết sơ về cấu tạo rễ trước khi làm công việc cắt tỉa rễ .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Vấn đề xem xét cấu tạo rễ như thế nào sẽ được chi tiết hóa khi vào cấp 2 .
Ở đây , cấp 1 , chúng ta chỉ cần biết hình dạng bên ngoài của rễ .

Các bạn chắc cũng thấy nhiều các loại rễ .
Có những cây chỉ toàn những rễ nho nhỏ tỏa ra như dưới đây .



Hoặc , nếu cây từ hạt sẽ có rễ chuột , nhưng nếu cắt cành đem giâm thì cây lại cho toàn rễ chùm như ở trên .

Trường hợp cây có rễ chuột và rễ giữ nhiều hất dự trữ quá , rễ phù to thành củ .
Dĩ nhiên trong bonsai , chúng ta không nên để tình trạng này xảy ra (chúng ta hau gọi là rễ cồ
trong bonsai ).



Như vậy , trước khi nghĩ cần mọi "thông tin về cây nào đó " để chơi bonsai ,
bạn nên phân biệt đầu tiên : cây có hệ thống rễ như thế nào ?

Chuyện rễ chùm hay rễ cọc thì có vẻ dễ rồi , nhưng còn nhiều chuyện cũng
cần nắm để phân biệt về rễ . Nếu không , bạn có thế gặp một số trở ngại rất căn bản .

Thí dụ loài cây cần rễ (90%thời gian trong ngày ) ở dạng khô ráo , bạn lại dùng đất
nhuyễn và tưới đều đều khiến đất vừa chắc vừa ướt tối ngày . Cây có thể không chết ,
nhưng chắc chắn không thể xum xuê vì rễ kém phát triển do môi trường không hợp.
Có tống phân vào thì rễ lại càng ngắc ngư hơn .

Cho nên , các bạn xem thử vài kiểu chia nhóm rễ như sau.


1c
.Phân loại rễ :

-theo hình thức
-theo cảm ứng
-theo tính năng


(Tạm ngưng .
Hết phần của ngày thứ hai 23-9-2013)
 

Proartree

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Vì chủ đề tuần này là rễ của cây Bonsai . Nên mình mạn phép đưa ra câu hỏi như sau:

1/ Cấu trúc, hình dáng của bộ rễ có hay không liên quan và có mối quan hệ ntn với đặc điểm của các bộ phận khác của cây (cấu trúc thân chính, cách bẻ cành ...) ?
2/ Liệu bộ rễ có vai trò quan trọng nhiều hơn so với việc thể hiện thực hiện tốt chức năng của nó ( khi thể hiện bằng các đặc điểm to khoẻ, trải đều) hay Rễ còn là một yếu tố quan trọng hỗ trợ các đặc điểm của thân, cành ... để thể hiện tốt hơn chủ đề tác phẩm ?
 

thienhai

Thành viên tích cực
Trả lời: Bắt đầu từ:"abc"...

Chuyện này chú Hưng có nói tới sơ sơ rồi nhưng tại nhiều anh em không theo dõi hết thôi:)
==================================
Hôm trước, chú Hưng chỉ nói tới vài loại cây và một số người đọc, mong rằng hôm nay chú HƯng nói tổng quát hơn mọi người ráng theo dõi để theo kịp, mất công bị trễ phải đọc qua loa, không kịp đưa câu hỏi đúng tiến độ
 
Top