Bắt đầu từ "abc" Phần 1: Mở đầu và Rễ bonsai

NguyenYenSon

Thành viên mới
Sao chưa thấy thắc mắc nào về rễ cây bonsai nữa vậy .
Để mình mời các bạn trả lời , giải thích câu đố về rễ dưới đây :

"Tại sao khi thay chậu tỉa rễ những cây như Du (Ulmus ) ,
Japanese Maple ( Acer palmatum ) , Đậu tía (Wisteria ) ...
người ta gom mớ rễ đã cắt bỏ lại để dành ".

Câu hỏi là : Để dành những khúc rễ của 3 loại cây trên làm gì
?

Mời các bạn suy nghĩ giải thích dùm cho vui.

Cảm ơn .
Em nghĩ trong rễ của 3 loại cây trên có nhiều nấm vú em ký sinh bên trong.
Để dành những khúc rễ này chắc để trộn vô đất trồng, nhằm "nhân giống" nấm này và nó sẻ bám vào bộ rễ của cây chủ mới.
Bận việc nên bỏ học mấy bửa, giờ nhảy vô trả bài "xí xọn" chắc...trớt qướt quá...!@-)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn Soncm và NguyenYenSon đã trả lời .
Rất tiếc là không phải rồi .
Rễ mấy cây đó thì quả là có nấm thật , nhưng mục đích là làm chuyện khác !
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Hay là để giữ ẩm?
hoặc là tạo ra những cây mini quáy?
Không biết có đúng được ý nào không vậy chú?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hay là để giữ ẩm?
hoặc là tạo ra những cây mini quáy?
Không biết có đúng được ý nào không vậy chú?

Ha ha! Có người đoán đại mà trúng bong !

Người ta dùng đá lục cục để trồng những cây Du, JM , Wisteria .
Khi tỉa rễ , họ sẽ có những rễ rất vặn vẹo.
Giâm những rễ này để có những cây mini thân rất ngộ .
Có thể làm với : Đào Nhật bản (Quince ) , Ổi , có thể MCT không chừng .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Dương liểu .
Chính xác là như Blackrose đã làm để co cây con thân ngoằn ngoèo từ rễ.

Có điều , với cây Wisteria mà mình biết thì có điều bất tiện thế này : khi rễ
ra cây con (rất dễ ra ) , cây này sẽ chậm mập thân và chậm phát hoa .
Trung bình phải 8-10 năm mới có hoa và hoa không nhiều lắm .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn cuối tuần đoán thử câu trả lời cho vấn đề dưới đây ?

Một khúc rễ cái (rễ chuột ) được cắt từ một cây nào đó .
Bình thường , nếu khú rễ này được trồng xuống đất , nó sẽ
cho một cây con (root cutting . giâm rễ ) ở vết cắt .

Nếu bây giờ bạn xoay ngược rễ , dùng keo hàn vết cắt rồi đặt
vào đất như hình dưới đây.





Câu hỏi : Liệu trồng ngược đầu như vậy , khúc rễ có phát chồi , phát rễ
(tức là có ra được cây ) như giâm xuôi không ?


(Nếu trồng ngược đầu không ra cây , bạn định sẽ làm thế nào giúp khúc rễ phát chồi ?)

Mời các bạn góp ý cho vui.
 

sieuri122012

Thành viên mới
Cháu xin phép được trả lời.cháu đã làm thử với rễ mai chiếu thủy vẫn mọc chồi bình thường va rễ sanh không tự mọc chồi được thì cháu ghép chồi nhưng nó phát triển rất châm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cháu xin phép được trả lời.cháu đã làm thử với rễ mai chiếu thủy vẫn mọc chồi bình thường va rễ sanh không tự mọc chồi được thì cháu ghép chồi nhưng nó phát triển rất châm.

Cảm ơn bạn Sieuri122012 .

Hay quá !
Còn bạn nào có ý kiến với rễ cây khác không ?
 

soncm

Thành viên tích cực
Mời các bạn cuối tuần đoán thử câu trả lời cho vấn đề dưới đây ?

Một khúc rễ cái (rễ chuột ) được cắt từ một cây nào đó .
Bình thường , nếu khú rễ này được trồng xuống đất , nó sẽ
cho một cây con (root cutting . giâm rễ ) ở vết cắt .

Nếu bây giờ bạn xoay ngược rễ , dùng keo hàn vết cắt rồi đặt
vào đất như hình dưới đây.





Câu hỏi : Liệu trồng ngược đầu như vậy , khúc rễ có phát chồi , phát rễ
(tức là có ra được cây ) như giâm xuôi không ?


(Nếu trồng ngược đầu không ra cây , bạn định sẽ làm thế nào giúp khúc rễ phát chồi ?)

Mời các bạn góp ý cho vui.
Em nghĩ là có một số loài đó anh Hưng.
Có lẽ hơi ngược với quy luật của tự nhiên. (Nhưng phải là loại cây có khả năng cung cấp dinh dưỡng đa chiều)
Như rễ MCT thì không cần phải ghép rễ vẫn đâm chồi và sống mạnh.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Sieuri122012 và bạn Soncm.

Đúng như các bạn nêu và thực hiện .
Bạn đặt xuôi đặt ngược gì thì nhựa trong các bó mạch
cũng vẫn có 1 khả nặng di chuyển
.
Có thề có chút chậm lại trong thời gian đầu , sau đó mọi việc sẽ bình thường.

Bạn Sieuri đã giải quyết vấn đề rất tuyệt vời.
Hai mươi mốt (21 ) năm trước , tác giả Kihara Susumu cũng đã thực hiện y
hệt như bạn mô tả .
Mời các bạn theo dõi trình tự ông Kihara Susumu thực hiện việc tạo một ây bonsai
mini từ khúc rễ vặn vẹo .
==================================
Hình vẽ do Kyosuke Gun . Bài do tác giả Kihara Susumu , đăng trong Tạp chí
Bonsai Today số 18 thàng 2 năm 1992 .

(Pictures from Bonsai Today n#18 , 2-1992 .
Text by Kihara Susumu , Sketches by Kyosuke Gun .
For training purpose only ).






Vào tháng ba , tác gia Susumu cắt bỏ rễ cái của một cây Holly khi sang chậu.

Tiếc của trời vì khúc rễ cái vặn xoắn rẩt đẹp ,ông ta quấn khúc rễ vào khăn ướt ,
giữ cho khúc rễ làm thân (trồng ngược đầu ) luông luôn ẩm (Holly là loài cây chân ướt ) .
Ông ta trồng vào chậu . Đất trồng gồm 3 phần đất sét viên akadama và 1 phần
phân hoai .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự



Chờ suốt 2 tháng không thấy thân đâm chối (Vì rễ không có mầm ngủ như thân thật ),
tác giả sổ ruột , sợ rễ sẽ chết .
Tháng 5 , ơng ta dùng một cây Holly bonsai khác , ghép áp chuyền 2 cành vào khúc rễ.


==================================
Sang tháng 8 , việc ghép cành đã xong , tác giả chỉ còn cắt tỉa giữ cho cành
mọc ngắn lại .



Sang năm thứ ba , mọi việc diễn tiến tốt đẹp .
Tác giả cắt gọn , tỉa rễ , sửa soạn chuyển sang chậu bonsai nhỏ .


==================================
Và kết quả ở năm thứ tư như vầy :




 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu các bạn chưa có ý kiến , một câu hỏi khác về rễ :

Ở những cây có nấm vú em bao ngoài rễ (như cây Thông ) , mỗi khi thay chậu ,
thay đất , đánh cây , chúng ta bỏ ít đất ũ vào đất mới để hy vọng có bào tử
nấm vú em từ đất cũ "mồi " cho đất mới .

Thế còn những cây không có nấm vú em áo ngoài rễ , nhưng là chui vào trong rễ,
như ở rễ cây Tùng, vậy chúng ta phải làm sao để mồi nấm cho rễ mới ? Liệu lấy
đất cũ làm đất mồi có tác dụng không ?
 

soncm

Thành viên tích cực
Tiện đây nhờ anh Hưng giải nghĩa dùm em cụm từ mà em đã tô đậm.
Cảm ơn anh nhiều. :-*8-}
Cây phát triển mãnh liệt khi trong môi trường sống ẩm ướt hoặc (aggrading).
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Theo em thì vẫn có tác dụng vì làm như vậy có thể ta vừa có nấm vú em trong rể vừa có nấm vú em ngoài rể và sau 1 thời gian nếu nấm vú em ngoài rể kg thích nghi hoạt đông được thì chúng cũng có thể chui vào rể và làm tăng cường thêm số lượng nấm vú em trong rể mà làm nhiệm vụ ạ
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Theo em thì vẫn có tác dụng vì làm như vậy có thể ta vừa có nấm vú em trong rể vừa có nấm vú em ngoài rể và sau 1 thời gian nếu nấm vú em ngoài rể kg thích nghi hoạt đông được thì chúng cũng có thể chui vào rể và làm tăng cường thêm số lượng nấm vú em trong rể mà làm nhiệm vụ ạ
Chuyện bạn nói có tác dụng thì mình nghĩ là không sai . Vì tuy sống trong rễ , nhưng nấm
vú em trong rễ vẫn phải thò vòi ra ngoài rễ để làm công việc phát tán bào tử .
Nhưng bạn cũng nên lưu ý chỗ này . Những loài nấn vú em nào chui vào trong rễ
để sống (endo-mycorrhizae ) thì chỉ sống được khi đã vào trong rễ .
Còn loài nào sống ngoài rễ thì chỉ sống ngoài rễ . (Tuy cũng có những loài có khả năng chạy ra chạy vào như bạn
đề cập nhưng không nhiều lắm . Bên ngành thực vật cũng chỉ thấy đề cập khoảng dưới 10 giống
cây có loại nấm này , trong số đó có cây Liễu rũ (Salix).

Tiện đây nhờ anh Hưng giải nghĩa dùm em cụm từ mà em đã tô đậm.
Cảm ơn anh nhiều. :-*8-}
Cây phát triển mãnh liệt khi trong môi trường sống ẩm ướt hoặc (aggrading).
aggrading là hiện tượng đất bồi . Đất bồi khiến lòng sông dâng cao hay bờ sông uốn éo
rồi thì bên lở bên bồi riết thành thẳng ! Phù sa (cát nổi ở sông ) sẽ tạo hiện tượng đất bồi.
Trong câu :Cây phát triển mãnh liệt khi trong môi trường sống ẩm ướt hoặc (aggrading)
cần được hiểu là đất lúc nào cũng ẩm ướt như kiểu đất bờ sông gần biển (nước lên nước xuống ).

chắc là chúng ta dùng rễ cũ để mồi phải không chú:)
Lý thuyết thì hay , đúng . Nhưng thực tế thì coi chừng rễ bị hư thú gây hại cho đất trồng.
Lấy đất có chút chóp rễ hay hơn.
 
Top