Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

seamen

Thành viên
Các bạn cũng lưu ý cho việc tỉa đọt non ở bonsai.
Việc tỉa đọt non vốn chủ đích cho hai chuyện : làm nảy gấp đôi
đọt cho chi dăm hoặc để làm ngắn đọt (giữ hình dáng vòm tàn).

Thế nên, tương tự như ngưởi ta hái đọt trà, chúng ta có thể dùng
móng tay bấu, ngắt đọt. Đọt bị dập hay không , không thành vấn
đề. Bởi trước sau gì thì đoạn cành non bị cắt (ngắt) tới điểm phát
đọt mới (ở nách lá) cũng sẽ chết khô.

Nếu được cấu , ngắt bằng tay, , chỗ bị ngắt thường bị dập. Nhưng
chính điều này lại đâm tốt cho cây bonsai của chúng ta hơn là việc
bạn dùng lưỡi dao bén cắt thật ngọt chỗ cành non đó.

Đố các bạn biết tại sao ?

Do ống dẫn nhựa bị dập, nhựa thoát ra ít hơn so với cắt kéo?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn nguyenquanghung.
Đúng rồi!
Chắc hẳn những bạn đang theo dõi bài viết này cũng thấy ngay chuyện đó.






Vết ngắt bằng cách dùng móng tay (cùn) cấu ngọn. Mặt ngắt A.





Vết cắt bằng kéo cắt giấy loại bén tốt. Mặt cắt B.






Vết cắt bằng dao bén (dao ghéo cành). Mặt cắt C.


Các bạn có thể thấy ngay : mặt A lởm chởm dập nát nhưng chóng khô nhất
vì khó bị tươm nhựa nhiều như mặt B hoặc C. Cho nên, rốt cuộc là việc tỉa đọt
non ở cây bonsai mà dùng dụng cụ quá bén sẽ vô cùng bất lợi vì "hiện tượng
chảy máu" ở cả trăm đọt non sẽ ảnh hưởng nhiều đến cây nếu vết cắt quá ngọt.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tóm lại , việc ngắt tỉa đọt non không cần và không nên dùng tới dụng cụ
quá bén ngọt (tương đương dụng cụ đắt tiền) vì sẽ là lợi bất cập hại.
(Chưa kể việc nhựa cây dính nhiều vào lưỡi , mất công chùi lâu).

Cho nên kể ra chuyện trên là để các bạn có thể chọn mua một chiếc kéo
nào đó thật vừa tay, vừa túi tiền mà không tốn công bảo trì (khỏi mài dũa
gì cả ) cho công việc tỉa đọt non hàng ngày.
Chả nên tốn cả vài trăm ngàn cho một cái kéo đắt tiền vào công việc này
làm gì cho thêm rách việc.

Thế nhưng khi nói đến việc tỉa cành già thì sự việc lại hoàn toàn khác biệt!
Mình nói cành già ở đây là nhắm vào hai việc :

-cành đã có lõi hóa gỗ (đôi khi đã hóa thiết mọc rất cứng , dù đường kính
cành mới chỉ 2-3 mm như trường hợp ở cây Đỗ Quyên).

- vết cắt cần được giữ cho khỏi chết. Tức là cần cho vết cắt hóa xẹo.

Khi cần cắt cành ở hai điều kiện trên, kéo cắt sẽ phải thực hiện việc cắt
sao cho vết cắt càng giống vết dao bén gọt ngang thân càng tốt.

Như vậy các bạn nghĩ : liệu cái kéo có làm được việc tạo vết cắt ngọt như dao
ở cành già không ?
(giả sử cho cành có đường kính cỡ 5 mm cho thực tế).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Như vậy các bạn nghĩ : liệu cái kéo có làm được việc tạo vết cắt ngọt như dao
ở cành già không ?
(giả sử cho cành có đường kính cỡ 5 mm cho thực tế).


Nếu các bạn chưa cắt bằng kéo (dù là kéo thật tốt cho bonsai) trên nhiều loại cây
(nhất là Thông, Tùng, Bách...), có thể các bạn sẽ khó trả lời cho câu hỏi này.
Riêng với mình, mình có thể trả lời ngay : rất khó có chiếc kéo nào có thể tạo vết
cắt ngọt cho những cành già (dù cành chỉ cỡ 5 mm).

Vì vậy, nếu cần sở hữu một chiếc kéo hơi lớn, đắt tiền để nhắm việc đạt điều
kiện : vết cắt ngọt , chóng lành sẹo thì bạn cần phải suy nghĩ tính toán cho thật kỹ.

Có bạn sẽ đặt ngay vấn đề : vậy chứ những cái kéo thấy quảng cáo cắt cành cỡ
cả 10 mm ngọt xớt thì sao?
Điều nhà sản xuất quảng cáo không sai.
Vết cắt của những loại kéo cắt cành này tương đối ngọt "cho dân làm vườn"
chứ không phải cho dân chơi bonsai. Vì thế,
chúng ta nên để ý một chuyện rất dễ thường lầm lẫn :

Cần phân biệt kỹ DỤNG CỤ BONSAI và Dụng cụ Làm Vườn.

Cái kéo cắt cành mà chúng ta đề cập ở trên (cắt được cành cỡ 10mm)
là một trong những dụng cụ chính yếu của nghề làm vườn.





Kéo cắt cành (làm vườn) gồm một lưỡi có bề ngang mép lưỡi cỡ 5mm hình
cong lõm làm nhiệm vụ "giá đỡ" và giữ cho cành không bị trợt (trợt tới) khi
lưỡi thứ nhì là dao (dao lồi : một mặt phẳng cạ vào gờ mép giá đỡ và một
mặt lồi ).





Bởi vậy, dù là kéo cắt mới tinh và bén cỡ nào, chỗ mặt cắt tiếp xúc với "giá đỡ"
cũng thường bị dập (+ bong vỏ ). Chỗ mũi tên vàng.

Vết cắt bị dập và bong vỏ một phần như vậy sẽ khó lòng tạo sẹo toàn phần.
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/editpost.php?do=editpost&p=1673669
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu nói cái kéo bonsai không cắt cành già cho ngọt để dễ tạo sẹo,
chúng ta nên dùng dụng cụ nào để cắt ngọt. Dĩ nhiên, dùng dao bén
là tốt. Nhưng không phải cành nào cũng có chỗ để tiện cắt bằng dao.
Nếu dùng cưa thì cũng được. Cưa bén cũng cho vết cắt khá ngọt. Dĩ
nhiên là cũng phải biết cưa : cưa ở phần vỏ dưới trước khoảng sâu
vài mm rồi mới bắt đầu cưa ở trên xuống . Có như thế, phần vỏ ở
dưới mới không bị nhay (tét).
Nhưng mà cưa cũng lắm phiền phức bắt tiện như dao. Thế nên, cuối
cùng thì người Nhật đã chế ra được dụng cụ cắt cành cho bonsai :
Kềm cắt xéo !

Trong tất cả các dụng cụ cắt của bonsai thì kềm cắt xéo là dụng cụ đặc
biệt nhất. Đây là dụng cụ như kéo nhưng mạnh hơn kéo gấp nhiều lần và
khá đạt được yêu cầu mặt cắt láng, hơi hũm và mức dập vỏ giảm tối đa.

Kềm cắt xéo khác với kéo hoặc kềm cắt dây điện ở chỗ nào ?



Tên tiếng Anh của kềm cắt xéo : Concave cutter
Nghĩa đen là : kềm cắt lõm.
 

baoloc777

Thành viên Mua Bán
Cám ơn Chú Hưng đã chia sẻ những kinh nghiệm thật quý báu.
Rất mong Chú chia sẻ thêm về Kiềm cắt xéo.;)
 

vanxeng

Thành viên tích cực
Chú Hưng tìm hiểu vấn đề gì cũng rất công phu và thấu đáo. Cảm ơn chú nhiều!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảmo7nn các bạn đã vẫn theo dõi và cho ý kiến.

Trong chủ đề do bạn Kim Khánh đưa ra hôm ngày 05 tháng 5-2014,
mình đã có sai lầm khi đưa ra nhận định về mắt cắt của kềm cạp xéo.
Thành thật xin lỗi .
Cũng nhân đây cảm ơn bạn Kim Khánh đã chỉnh sửa giúp sai lầm kịp thời:

"Cảm ơn bác Tốt Bụng!

Cũng xin nói đôi lời thế này, những danh từ như Cạp xéo (chéo) hay Cạp lồi
tôi đã sử dụng trong topic này là theo cách gọi dân zã quen thuộc để zễ
nhận biết.
Còn nếu theo tiếng Nhật cái Cạp Xéo nó được gọi là Kìm Lõm và Cạp tròn
nó là Kìm Vòng Cầu.

Tôi không cho rằng cạp xéo sẽ cho "mặt cắt phẳng (chứ không lõm)"
như bác nói. Hình như bác chưa từng sử dụng loại kìm này?

Khác với cạp tròn để lại vết cắt hình cầu lõm hay còn gọi là hình lòng chảo,
Cạp xéo để lại vết lõm hình chữ V hay còn gọi là hình lòng máng.

Cạp tròn ít người mua hơn cạp xéo có thể do góc cắt rất hạn chế, luôn phải
tạo góc vuông với mặt cắt. Không như cặp xéo có thể lách lựa vào hầu hết
các thế góc, các trường hợp.
"

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=124686&page=4


Thực sự thì thoạt đầu, kềm cạp xéo được chế ra để giải quyết việc
cắt cành ở ngay vùng sát thân như hình dưới đây.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Rõ ràng là nếu cắt một cành sát thân, kéo và kềm cắt cành không thể cắt
sát bằng mặt thân được.



Vì thế , kềm cạp xéo được chế ra để đáp ứng yêu cầu : cắt ngọt, bằng mặt
thân và hơi hũm một chút xíu để vùng vỏ thân có thể liền sẹo đẹp.









Các bạn có thể quan sát kỹ để thấy vết cắt phẳng và một vết hũm thẳng
(song song trục thẳng thân). Vết cắt như trên sẽ rất vừa cho những cây
có vỏ mỏng như Đỗ Quyên.

Với những cây có vỏ dày như cây Dâm Bụt ở đây chả hạn, chiều sâu vết
cắt khá phẳng ở kềm cạp xéo đã không đủ tương ứng với bề dày vỏ, Do đấy,
sau khi cắt cành bằng kềm cạp xéo, sẹo sẽ u lên mất đẹp.

Sự việc được giải quyết bằng việc chế ra kềm cạp tròn.
==================================
Hơi ngoài lề 1 chút. Có ai để ý tên tiếng anh của kềm cạp xéo rất dễ nhớ ko ? Kkk:D
Bạn mà lẩm nhẩm tên này ban ngày rồi tối nằm mơ thì
thể nào cũng được ăn nhéo với câu hỏi : " con nảo ? con nào
mà ca với cẩm ?"

(Dễ chết quá sức !)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Kềm cạp tròn (Knob cutter)

Thực ra thì hiệu quả của vết cắt do kềm cạp tròn tạo ra đúng là một
vết lõm. Thế nhưng nếu dùng chữ lõm để mô tả cái kềm này
(concave = cầu lõm) thì lại lầm sang cái kềm cạp xéo (concave cutter).
Vì thế, người ta gọi kềm cạp tròn là Knob cutter. Từ ngữ Knob này
nó chả ăn nhậu gì tới vết cắt lõm của cái kềm cạp tròn tạo ra, nhưng
chỉ là mô tả hình dạng cái vòng cầu của đầu kềm (Knob = cái núm vặn,
tay nắm cửa ...)



Tất cả những núm và tay nắm ở trên đều được gọi là Knob !












Các bạn có thể thấy vết cắt của kềm cắt lõm tròn đều và sâu hơn kềm cắt xéo.

(Vết cắt ở trên trông không sâu lắm vì kềm cắt hơi lớn và thuộc loại rể tiền nên
không mấy bén ngọt).

Cũng nên nhắc là cũng kềm cạp tròn này, nếu ở cỡ lớn hơn dùng để cắt rễ
cho chóng tạo sẹo, người ta gọi nó là Root cutter = Kềm ( cạp tròn) cắt rễ.


Tuy là tạo được vết lõm khá tròn trĩnh và sâu đủ cho loại cây vỏ dày tạo sẹo
bằng mặt lớp vỏ thân , nhưng các bạn cũng thường thấy: sẹo tròn trên thân trông
không mấy tự nhiên như theo hình giọt nước.

Đồng thời, như ý bạn Kim Khánh ở trên, kềm cạp tròn có giới hạn về bề ngang vết
cắt nên hơi khó cắt ở những vùng chật chội.

Để giải quyết chuyện này, người ta tổng hợp hai loại kềm cạp xéo và
kềm cạp tròn để chế ra loại kềm thứ 3 : kềm cạp đa năng (tên gọi theo Cty VNT).
Round Concave Cutter
 

bonsai_vietnam

Thành viên tích cực
Loại cạp lớn này khá nặng, Khó sử dụng. Bác hqvuhototbung cho cháu hỏi ở nước ngoài thường sử dụng cho các trường hợp nào a ?



 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Hơi ngoài lề 1 chút. Có ai để ý tên tiếng anh của kềm cạp xéo rất dễ nhớ ko ? Kkk:D

Bạn mà lẩm nhẩm tên này ban ngày rồi tối nằm mơ thì
thể nào cũng được ăn nhéo với câu hỏi : " con nảo ? con nào
mà ca với cẩm ?"

(Dễ chết quá sức !)
[SIZE="3"]Cám ơn chú Hưng với nội dung hết sức cơ bản và thiết thực, nên Con vẫn theo dõi học lại căn bản đây [/SIZE]

Xin phép giải lao chút nghe chú. Nghe tên kềm cạp xéo có từ ConCaVe con kể 1 câu chuyện này cùng thư giãn. Câu chuyện hư cấu bở 2 nhân vật vui tính nhất DĐ đó là chú 7 Trứ và XichLo. Chuyện như sau:

Chú 7 Trứ lần đầu lên Sài Gòn (SG) chơi nên hỏi XichLo biết Sài Gòn có con gì ăn ngon mà lạ không? Chứ ở bến tre chú Bảy muốn ăn con gì mà không có

XichLo trả lời: chú 7 lên Sài Gòn con cho chú 7 ăn con này ngon mà bảo đảm chú chưa từng được ăn luôn

Chú 7 cao hứng hỏi con gì ngon thế XichLo?

XichLo: Dạ theo con thì SG có ConCaVe là ngon nhất đới chú 7

Vài hôm sau chú 7 Trứ lên SG chưa kịp gặp XichLo vì trước tiên chú 7 phải ghé thăm vợ chồng đứa con gái ở SG. Lâu lâu thấy bố lên SG thăm nên cậu rể và đứa con Gái chú 7 hỏi bố muốn ăn gì vợ chồng con làm cho bố ăn?

Chú 7 Trứ trả lời ngay. Bố thích ăn ConCaVe SG nhé, hay 2 đứa làm cho bố 1 đĩa ConCaVe xào trước đi nhé

.... Chàng rễ và cô con Gái... Hả là sao ... Bố.

Chú 7 trứ thản nhiên nói: Bộ ConCaVe SG đắc lắm hả con sao hốt hoảng thế ? Vậy mà XichLo nó hứa sẽ khao bố đấy ngon chưa? Chú 7 cười sản khoái. Kkk lần này bố ăn ConCaVe SG cho đủ món luôn.khakhakha....

Chúc chú Hưng và cả nhà 1 ngày cuối tuần vui khoẻ
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Trả lời: Re: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

Uả,con Ca Ve là con gì vậy đệ.Bi nhiêu một ký,nhà em A có "đìu kiệng mờ"=))
Hi.... Con Ca Ve là cái cầu lõm của cây kềm cạp xéo, niềm đam mê của dân chơi bonsai

Giá thì để em hỏi lại Vinh Son nghe anh Hai ui=))=))=))
 

GioNui

Moderator
Có ai để ý tên tiếng anh của kềm cạp xéo rất dễ nhớ ko ? Kkk:D
Bạn mà lẩm nhẩm tên này ban ngày rồi tối nằm mơ thì
thể nào cũng được ăn nhéo ...
Giờ thì mình đã biết tại sao hắn ròm giống như mình.
Buổi tối lo học tiếng Anh nên mất ngủ...=))

Cuối tuần nhiều người giải trí quá hé, mình cũng tranh thủ một tí.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn.
Sáng nay thứ bảy bên này, thấy các bạn cuối tuần vui vui làm mình cũng vui lây.

Sẵn chuyện bạn Bsvuhongbvdkhb bảo em Kềm ConCaVe là niềm đam mê, mình
cũng dặn riêng bạn Bsvuhongbvdkhb là loại em này dù là thứ rẻ tiền cũng tương
đối khá bén, dẽ cắt (vì hiệu ứng đòn bảy cao hơn các loại kéo). Bởi vậy, buổi
tối trước khi đi ngủ nhớ lau dầu và cất loại này đi cho kỹ.

Chớ có có để em kềm Concave lơi khơi trên bàn rồi mấy mợ tiện tay nghịch
thử cắt cây thì hỏng đời.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

Loại cạp lớn này khá nặng, Khó sử dụng. Bác hqvuhototbung cho cháu hỏi ở nước ngoài thường sử dụng cho các trường hợp nào a ?



Bộ kềm 3 cái to đùng này vốn mới chỉ được người Tàu chế ra vài ba năm nay,
Thấy rẻ nên mình mua xài thử. (hồi đầu giá mỗi cái 65 USD, một bộ 3 cái 150 USD.
Sau tụt xuống còn 100 USD /bộ ).
Cũng định mua để cắt mấy cành ở cây ngoài vườn cho đẹp. Sau rồi người yếu,
kềm nặng, bê không nổi nên bôi dầu rồi bỏ thí trên kệ.

Thực sự thì bonsai không cần tới kềm này. Có may ra bên nhà, mấy bạn thích cây
lớn mà dùng chắc cũng tạm được cho những loại thân gỗ mềm. Loại thép của
những kềm này không tạo nổi những vết cắt thật ngọt.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cuối tuần, mình mời các bạn nhín chút xíu thời giờ suy nghĩ trước
hai câu hỏi :

1.Nếu bạn chỉ được phép có 3 món dụng cụ để làm bon sai.
Bạn sẽ chọn 3 món nào ?

2. Nếu bạn chỉ có khả năng làm chủ một cái kềm cạp xéo
bằng "thép đen" (carbon steel) hoặc bằng thép trắng không rỉ
(inoxydable, stainless steel ). Bạn thích chọn Concave nào.
Concave đen hay concave trắng ? Tại sao ?

Cảm ơn các bạn trước.
(Hai chuyện trên , từ từ đến lúc, chúng ta sẽ bàn kỹ)
 
Top