Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

Sao anh Vinh bi quan thế???

Với vài chục cây cùi bắp của em thì 3 món em kể đủ để đáp ứng khoảng 80% nhu cầu rồi,
còn lại lấy quanh đồ trong bếp của vợ phụ vô. :D
[/IMG]
không phải là bi quan nhưng mà chỉ có 3 món để làm cây thì nói thật chả làm gì được

làm cái này thì thiếu cái kia , còn dùng một cái cho nhiều việc thì cho dù cái đồ chơi đó có tốt cách mấy cũng sẻ mau hư thôi

nếu nói mua 3 món đồ lọai tốt thì ít nhất mõi lọai củng mất hết 100-200đô cho một cây
tín trung bình cho 3 cây là 400đô nhé
nếu dùng 400đ này để mua 3 món đồ sài cho đủ thứ thì thử hỏi 3 món này sẻ sài được bao lâu rồi bỏ ?

anh từ trước giờ cũng chỉ sài lọai cở trung bình thôi không phải là hàng cao cấp .nhưng để ý thấy nếu dùng sai mục đích thì đồ sẻ dể dư
anh mới mua thêm mấy món này cần dùng
sơ sơ có mấy món mà đã tiêu hết gần 400

tức quá mua thêm bộ này hàng bèo cuả TQ xem thử coi nó như thế naò. giá trị chỉ bằng phân nưả giá cuả 2cái kiềm ở trên
 

kimkepy

Thành viên
  1. Cháu chọn: kéo tỉa cành, kềm cạp xéo và cái cưa nhỏ.
    .
  2. Cháu thích ..... da màu...:D
đồ thì cháu có đủ, nhưng để hữu dụng thì cháu nhất trí với a GIÓ:)>-
ps: @vincentvo1975
ở vn họ bỏ yahoo.com rồi ko xem được hình anh ơi
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực

le-petit

Thành viên mới
Trả lời: Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

oh vậy để mình thử đưa cái link cuả trang ebay xem bạn có thấy không nhé
http://cgi.ebay.com/ws/eBayISAPI.dll?ViewItem&item=331197745035
http://www.dallasbonsai.com/product-p/mp10.htm
3,5 M VND mà được tới trên 20 món đồ, rẻ hơn hàng Tàu,thích quá nhỉ?
Đọc lên trên thấy là hàng Tàu thật, như hàng Tàu vẫn bán bên mình thì dùng chán chết.
 
tiền nào thì của đấy , nhưng cũng ko nên phí quá nhiều với những thứ lung tung , nếu bạn là 1 người làm cây chuyên nghiệp thì cần đầu tư 1 bộ đồ tốt , còn nghiệp dư thì đầu tư 1 cái kéo cắt cành khoảng 1 trăm ngàn còn 1 cái cưa lưỡi thép cán bằng sắt giá 80k cưa ngọt như mía , công 2 cái kéo tay bọc cao su non giá 30k 1 cái , nhụt thì mang cho ông thợ mài dao kéo mài để tỉa răm , cộng với 2 cái đục của mấy bác chuyên trạm trổ đồ gỗ , như thế là tạm ổn cho 1 người làm bon sai , quan trọng là kỹ thuật làm và cách cắt cành . nếu có điều kiện thì khuyên các bạn sắm 1 cây kéo cắt cành xịn của japan thế là đủ .còn mua đồ đầy đủ thì bao nhiêu cũng là ít quan trọng là làm thế nào để ko mất quá nhiều xiền thôi .nếu có điều kiện thì các bác nên nhờ 1 thợ rèn có đẳng cấp làm cho 1 lưỡi kéo bằng thép tốt cắt cành cứ gọi là '' oh my good ''
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Cảm ơn các bạn.
Sáng nay thứ bảy bên này, thấy các bạn cuối tuần vui vui làm mình cũng vui lây.

Sẵn chuyện bạn Bsvuhongbvdkhb bảo em Kềm ConCaVe là niềm đam mê, mình
cũng dặn riêng bạn Bsvuhongbvdkhb là loại em này dù là thứ rẻ tiền cũng tương
đối khá bén, dẽ cắt (vì hiệu ứng đòn bảy cao hơn các loại kéo). Bởi vậy, buổi
tối trước khi đi ngủ nhớ lau dầu và cất loại này đi cho kỹ.

Chớ có có để em kềm Concave lơi khơi trên bàn rồi mấy mợ tiện tay nghịch
thử cắt cây thì hỏng đời.
Định hỏi anh Hồng Kềm Concave có bén lắm không mà anh Hưng đã nói rồi thôi khỏi hỏi
Dạ. Con cám ơn 2 chú nhắc nhở, con dù có mê concave thật nhưng cũng kg muốn thành thái giám chơi cây đâu ạ.=))^:)^
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn.
Chúa nhật, ý kiến rôm rả quá !

Riêng ý mình về ba món căn bản Dụng cụ Bonsai thì cũng hơi giống nhiều bạn.
Đặc biệt mình thích nhất ý kiến của bạn Cây đẹp khó tìm. Hết sức thiết thực.

Các bạn vui lòng cứ đưa ý kiến thêm về hai câu hỏi trên. Chúng ta sẽ tổng kết
chuyện này sau khi mình trình bày thêm vài món đồ căn bản về cắt xén cho đủ
bộ.

Mình cũng gởi tới các bạn lời nhắc chừng thế này về 2 câu hỏi (3 món căn bản
bạn cần nhất và kềm thép trắng thép đen):

Ở đây chúng ta chỉ đặt chuyện cho thành phẩm bonsai cho nên cần loại dụng
cụ giúp dễ tạo dáng ở một cây thành phẩm. Bởi thế , nếu chúng ta kể vào đó cả
những món đào xới, cắt xẻ phôi thì e rằng sẽ quá nhiều.

Cảm ơn các bạn.
Mình sẽ gởi tới các bạn thêm vài chuyện về kềm cạp, sau đó chúng ta sẽ xem xét
kỹ những đặc tính của các loại kềm chuyên dụng của Bonsai. Nắm được đặc tính
chuyên dụng này, chúng ta sẽ dễ quyết định những món cần thiết cho cách chơi
cây của mỗi người (ý là có bạn thích chơi cây cỡ lớn, bạn ưa cỡ nhỏ hoặc là có bạn
thích cây gỗ mềm , có bạn chuyên về loại cây có lũa cứng).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Kềm cạp đa năng ( Round concave cutter)

Có lẽ tên gọi "đa năng " này là do nhà kinh doanh bày ra cho hấp dẫn dễ bán hàng(?).
Chứ thực thì nếu so sánh với hai tên gọi :

-kềm cạp xéo (Concave cutter)
-kềm cạp tròn (Knob cutter)

chúng ta nên gọi tên cho loại này là : Kềm cạp cong thì đúng hơn.
(Bắt đầu từ đây, mình sẽ gọi loại kềm dưới đây là : Kềm cạp cong cho gọn)



Chả phải riêng gì chúng ta gặp chút khó khăn về tên gọi.
Bản thân cái kềm cạp cong này, vốn chỉ mới được chế ra khoảng
đâu 20 năm nay (mình đoán vậy) và đã được gọi bằng nhiều tên
khác nhau tùy nhà sản xuất hoặc tùy hãng bán hàng.

Thoạt đầu, lúc mình mới thấy xuất hiện, thấy họ gọi là "Convex cutter"
(kềm cạp lồi). Sau, thấy không ổn họ đổi tên thành "Spherical concave cutter"
(kềm cạp lõm vòng cầu ). Bây giờ thấy trong danh sách bán hàng tên
mới là "Round concave cutter" ( kềm cạp lõm cong, kềm cạp cong).

Riêng với cá nhân mình , kềm cạp cong là kết hợp của hai cái kềm cạp "xéo "
và "tròn".
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vết cắt của kềm cạp cong như vầy.







Tức là độ sâu có hơn kèm kẹp xéo một chút. Độ chuồi từ miền vỏ tới tâm
lõm tròn đều, chứ không phải hình chữ V bẹt (phẳng) như kềm cạp xéo hoặc
sâu nhưng không đều cạnh như kềm cạp tròn.
==================================
Ở phần sau của chủ đề này, có thể chúng ta sẽ bàn thảo về
việc tạo một vết cắt lớn ( đường kính trên 2 cm) sao cho chóng
liền sẹo. Thường thì vết cắt lớn này ở thân. Trong phạm vi chủ
đề này : Dụng cụ Bonsai, chúng ta tập trung chính yếu vào cây
thành phẩm thành thử việc cắt các phần trên cành là chủ yếu.
(Bạn nào cần biết ngay chuyện tạo vết cắt lớn trên thân, vui
lòng vào xem trước tại các chủ đề :

-Từ abc, phần 2 : Thân cây bonsai
-Kinh nghiệm trồng Thông đen Nhật bản.)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Đặc điểm của Kềm cạp Bonsai

Kềm cạp Bonsai có hai đặc điểm chính để tạo ra sự chuyên dụng.
Chính vì sự chuyên dụng này khiến cho các loại kềm này "không
có dụng cụ nào khác thay thế được một cách chính xác".

Bởi vậy, khi chưa thấy rõ hai đặc tính của kềm cạp, chúng ta rất dễ
"sáng kiến" dùng một loại dụng cụ cắt khác như kềm cắt dây điện,
kềm cắt móng tay hay cả như kềm cắt móng ngựa thay cho kềm
cạp bonsai.

Kềm cắt móng ngựa (Horseshoe cutter)


Ngoài đặc điểm về đường gờ lưỡi cắt ( thẳng cho kềm cạp xéo hoặc cong
hay 1/2 tròn), điều khác biệt lớn nhất của kềm cạp là :tính choàng mép.

Đặc tính choàng mép lưỡi cắt của các kềm cạp bonsai sẽ không hề thấy ở bất
kỳ một loại kềm cắt nào khác. Các bạn thử nhìn hình ảnh những loại kềm cắt
dây điện hoặc cắt đinh, cắt móng tay dưới đây :








==================================
Những loại kềm cắt chúng ta xài thường ngày vốn là chỉ vừa khít
cho hai đường lưỡi gặp nhau. Nếu chỉ vừa khít nhau như vậy, kềm
cắt bonsai sẽ không thể cắt "đứt ngọt" thân cành được.

Bởi vậy, hai lưỡi cắt phải choàng lên nhau tương tự hai lưỡi kéo nghiến
nhau để tạo vết cắt "dứt điểm cuối cùng".








Nếu bạn nào chưa sở hữu một cây kềm cạp hoặc đã từng xài nhưng không để ý
thì bây giờ hẳn các bạn đã thấy được : tại sao kềm cạp bonsai đặc biệt (không
thứ kềm nào thay thế được) và cũng chính vì vậy , đó là lý do tại sao kềm cạp
trở thành dụng cụ biểu tượng cho bonsai.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vấn đề bảo vệ và mài lưỡi dụng cụ cắt Bonsai

Qua những trình bày từ đầu tới giờ về kéo và kềm cắt (cạp) bonsai,
chắc chắn là các bạn đã thấy được sự khác biệt hết sức lớn ở cả
lưỡi kéo lẫn lưỡi kềm cạp nếu so bới những lưỡi kéo cắt vải hoặc
kềm cắt dây điện, móng tay.

Mọi lưỡi cắt ở Dụng cụ Bonsai (DCBS) trừ kềm bổ



đều có một mặt phẳng hơi lồi và một mặt hơi lõm. Mặt lồi sẽ được mài vát để
tạo với phía cong lõm một độ bén nào đó. Độ bén này bền hay không tùy thuộc
khá nhiều yếu tố :

1-độ cứng kim loại (hàm ý cả cách trui rèn, cách đổ khuôn ...)
2-góc độ mài tạo lưỡi (tức là càng mỏng càng bén nhưng cũng càng chóng lùn lụt)
3-mức khít lưỡi sau khi choàng nhau (ở kềm cạp)
3b-mức khít lưỡi khi hai mép lưỡi cạ nhau (ở các loại kéo)
4-độ bền của chốt trục.
5-cách xài và bảo quản DCBS.

Chúng ta sẽ bàn thảo sơ qua 5 vấn đề trên để cùng nhau nắm bắt
chút ít về những đặc điểm cần có của DCBS. Sau đó, tự các bạn sẽ
nhìn ngắm những DCBS trên thương trường để tự quyết định (chắc
chắn hơn 75%) loại nào hợp với điều bạn cần.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Độ cứng kim loại

Một người chả làm nghề rèn như mình đây mà bàn chuyện độ cứng
kim loại thì chắc là chả hay ho lắm . Thế nhưng mình cũng thu hết
can đảm để bày tỏ vài điều mình va chạm hay đọc đâu đó đôi chút về
kim loại để trình bày với các bạn. Mình nghĩ các bạn đa số cũng abc
về kim loại như mình thôi. Tức là chúng ta ít có người được học về
kim loại thuần chất. Thế nhưng mỗi người mỗi công việc chắc chắn sẽ
có nhiều kinh nghiệm về kim loại qua những vật dụng chúng ta xài thường
ngày trong gia đình hay nghề nghiệp.

Do đấy, vấn đề này rất cần nhiều góp ý của các bạn thì chuyện mới
dễ nhận biết cho mọi người. Rất mong vậy.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

3,5 M VND mà được tới trên 20 món đồ, rẻ hơn hàng Tàu,thích quá nhỉ?
Đọc lên trên thấy là hàng Tàu thật, như hàng Tàu vẫn bán bên mình thì dùng chán chết.
mình cũng chưa sài qua kìm TQ nên cũng chưa biết chất lượng thế naò , nên mua thử , nghe quản cáo dùng bằng carbon steel . mà giá nó bèo như thế cũng chả biết thế naò

tuy nhiên có vài món đồ linh tin trong bộ này mà mình đang cần ,tín ra nếu mua lẻ mà mua hàng Nhật thì vài món linh tin mình cần này cũng mất hết cả trăm rồi . mà những thứ linh tin thì không cần phải mua đồ đắc tiền làm gì
cho nên mua thử một bộ này về sài thử xem sao
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Độ nén kim loại

Chắc hẳn các bạn dễ dàng đồng ý với mình : một cục sắt bình thường
vốn là chả cứng lắm, nhưng nếu được nung đỏ, rối được đập dập nhiều
lần thì "cục sắt sẽ bị săn, bị nén lại". Thế là cục sắt trở nên chắc chắn,
tức là độ cứng sẽ tăng lên. Như vậy chúng ta có thể nói ngay cục sắt
cứng cáp hơn khi bị nén (chắc là cũng như những hạt cơm vốn dính với
nhau sơ sơ , dễ bời rời. Thế nhưng nếu chúng bị :nhồi nhau lúc nắm để
thành "nắm cơm vắt" thì rõ là trở nên gần như một khối vì dính nhau
chặt hơn).

Bên cạnh, việc đập (rèn) cho dẽ cục sắt lại để tạo cứng, người ta cũng
khám phá thấy việc cho thêm chất này chất nọ vào "sắt nung chảy"
thì cái chất sắt ấy nó biến đổi về độ cứng.
Cái chất thường hay nói đến nhất là Carbon (than). Lý thuyết thì bảo
dưới 1% Carbon thì thành thép. Còn trên 1% C thì sắt cứng thành gang.
Mà cứng quá thì dòn dễ mẻ. Nếu cứng mà dễ mẻ thì chắc chắn là chả nên
đưa vào làm DCBS vì chúng ta cần lưỡi bén, mỏng và chính xác. Lưỡi cắt
DCBS mà dễ mẻ thì cái kềm cái kéo (nếu không được sửa chữa ) đem
vứt bỏ cho đỡ bực mình.

Vậy thì kết lại : cái cục sắt để thành thép cắt sao cho bén mà cứng
nhưng không giòn thì quả là không dễ làm ra được. Có lẽ đây là điều
mà các nhà sản xuất ở kỹ nghệ nặng cũng phải dấu diếm kỹ bí mật công
nghệ của họ hệt như những tay "thợ luyện kiếm" thời xưa vậy.

Cho nên chúng ta có thể mở sách, đọc được một lô lý thuyết tạo thép tốt.
Thế nhưng thực tế, làm sao để có một miếng thép tốt thì thực sự chúng ta
không biết. Mà xét ra thì cũng chả cần tìm hiểu kỹ làm gì.

Tuy nhiên biết được đôi diều về độ cứng kim loại, việc xài món đồ và việc
lau chùi bào quản để món đồ cắt cây của chúng ta cứ luôn luôn bén ngọt
là điều chúng ta cần. Có thế, niềm vui sáng tạo mới lắm hứng thú và tự tin.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

mình cũng chưa sài qua kìm TQ nên cũng chưa biết chất lượng thế naò , nên mua thử , nghe quản cáo dùng bằng carbon steel . mà giá nó bèo như thế cũng chả biết thế naò

tuy nhiên có vài món đồ linh tin trong bộ này mà mình đang cần ,tín ra nếu mua lẻ mà mua hàng Nhật thì vài món linh tin mình cần này cũng mất hết cả trăm rồi . mà những thứ linh tin thì không cần phải mua đồ đắc tiền làm gì
cho nên mua thử một bộ này về sài thử xem sao

Mua chút kinh nghiệm với 180 USD thì cũng không quá đắt.
(160 USD bộ dụng cụ + 20 USD vận chuyển =180 USD )




Có điều là khi xài, bạn làm ơn đừng đứng gần hồ cá (hồ thủy tinh)
và bảo vợ con đi chỗ khác chơi. Nhớ kỹ đó nghe!

Bạn mà không làm vậy thì tai họa khó lường.
Lý do : xài mấy đồ cắt này nó cắt đứt được cành như vết cắt không chuẩn
nên cù nhây cù nhưa.
Hễ bực mình mà quăng mạnh vào hồ cá hay trúng vợ con là tội lớn đó!

Cả đến những món linh tinh như cái chổi mà cũng còn không ra hồn nữa là.
(Thay vì được đánh dập và chuốt sơ dừa thành sợi, sau đó bó lại thành chổi,
cái chổi rẻ tiền bạn mua được nó là một miếng sợi bao bẹ lá dừa xếp lại
với nhau. Tương tự như thay vì có một cái chổi chà (chổi rễ), người ta lấy miếng
mo cau mềm cắt hình cái chổi cho bạn vậy)

Còn mấy thứ khác mà bạn cầm chặt tay vài lần là sẽ hư tay hết trọi.
Vào chỗ làm là mấy bà khách sẽ chê tay nhám ngay thôi!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
(Tiếp tục về độ nén kim loại)

Thế nên kinh nghiệm trước kia mình thường gặp nhất là : những món
đồ cắt (dao, kéo , kềm) được trui rèn (đập nhiều lần) bằng tay sẽ dễ
có độ bén cao và bền. Nhất là nếu người thợ rèn dùng thép xuất xứ
từ những vật dụng cứng và dẻo (như thép nhíp xe) thì sẽ càng dễ đạt
độ cứng và độ bền. Chuyện này thì chắc các bạn bên nhà hẳn là thường
thấy, khi so con dao ta rèn với con dao Inox Thái hay Tàu.

Thế nhưng, đến nay thì ý nghĩ của mình về đồ rèn thủ công có một chút
xíu thay đổi. Không hoàn toàn đổi, nhưng chỉ một chút : công nghệ sản
xuất dụng cụ cắt đã chế tạo được những dụng cụ cắt bằng những hợp chất
đạt đủ mọi yêu cầu: cứng (bén bền), dẻo (khó gãy), rất khó rỉ sét. Vấn
đề cuối cùng là rẻ tiền thì chưa thấy, nhưng nếu sản xuất số lượng lớn thì
chắc giá cả cũng tụt xuống thôi.

Bằng chứng của sự thay đổi hợp chất kim loại (alloy) này là những chiếc kéo
bén, thật bền để cắt vật liệu mỏng(người ta dám bảo đảm dùng 10 năm
không phải mài) từ độ sáng bóng như những vật bằng Stainless Steel (Inox)
bạn thường thấy, hợp chất kim loại cứng như (loại pha Titanium dưới đây,
họ QC vậy) không tạo được vẻ sáng bóng nhưng vẫn khó rỉ sét hơn loại Inox.




Chiếc kéo bên trái được QC là hợp chất có Titanium. Độ bén coi như suốt đời.
Mình dùng 2 năm nay tỉa đọt (không thường xuyên) thấy quá tốt.
==================================
Nhìn ngon wá mà xài ko ra hồn sao chú?
Đứng xa mà nhìn thì em nào cũng ngon lành hết trọi !
 

kdanh

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

Mua chút kinh nghiệm với 180 USD thì cũng không quá đắt.
(160 USD bộ dụng cụ + 20 USD vận chuyển =180 USD )




Có điều là khi xài, bạn làm ơn đừng đứng gần hồ cá (hồ thủy tinh)
và bảo vợ con đi chỗ khác chơi. Nhớ kỹ đó nghe!

Bạn mà không làm vậy thì tai họa khó lường.
Lý do : xài mấy đồ cắt này nó cắt đứt được cành như vết cắt không chuẩn
nên cù nhây cù nhưa.
Hễ bực mình mà quăng mạnh vào hồ cá hay trúng vợ con là tội lớn đó!

Cả đến những món linh tinh như cái chổi mà cũng còn không ra hồn nữa là.
(Thay vì được đánh dập và chuốt sơ dừa thành sợi, sau đó bó lại thành chổi,
cái chổi rẻ tiền bạn mua được nó là một miếng sợi bao bẹ lá dừa xếp lại
với nhau. Tương tự như thay vì có một cái chổi chà (chổi rễ), người ta lấy miếng
mo cau mềm cắt hình cái chổi cho bạn vậy)

Còn mấy thứ khác mà bạn cầm chặt tay vài lần là sẽ hư tay hết trọi.
Vào chỗ làm là mấy bà khách sẽ chê tay nhám ngay thôi!
Nói rất hay vì cháu đã học khôn ra từ chuyện này. Tuy không nóng tánh phải quăng kìm kéo nhưng khi cạp cây olive gỗ chưa đứt thì cán kìm gãy vang ra làm bể một cái chậu bên cạnh.

Chú có nghĩ tới cái kéo của thợ hớt tóc chuyên nghiệp không. Độ bén và bền của nó vượt xa dcbs nhưng lưỡi cắt không khít như dcbs. Một vài dc như bộ móc răng của nha sĩ dùng cũng khá đặc biệt khi làm deadwood và còn cái brush của thợ hàn dùng ngon ăn hơn loại của bonsai. Oh còn cái này tuyệt đối thích thú, cái kọ quét lime sulfur không cái nào dùng ngon mà ít nhiễu dọt như cái cọ của mấy bà dùng để trang điểm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Ấn tượng với cái kiềm cộng lực ...:-w
Mấy cái kềm cạp cộng lực này mà dùng để cắt cành bưởi sát thân
thì chắc là mấy cây bưởi ở Cù Lao Phố nó thích lắm. Bởi vì sẽ dễ
có sẹo thân đẹp.
Thế như ng nó nặng như quỷ và phải ráng giữ cho độ bén được bền,
chứ thép của loại này không cứng lắm đâu.
==================================
Nói rất hay vì cháu đã học khôn ra từ chuyện này. Tuy không nóng tánh phải quăng kìm kéo nhưng khi cạp cây olive gỗ chưa đứt thì cán kìm gãy vang ra làm bể một cái chậu bên cạnh.

Chú có nghĩ tới cái kéo của thợ hớt tóc chuyên nghiệp không. Độ bén và bền của nó vượt xa dcbs nhưng lưỡi cắt không khít như dcbs. Một vài dc như bộ móc răng của nha sĩ dùng cũng khá đặc biệt khi làm deadwood và còn cái brush của thợ hàn dùng ngon ăn hơn loại của bonsai. Oh còn cái này tuyệt đối thích thú, cái kọ quét lime sulfur không cái nào dùng ngon mà ít nhiễu dọt như cái cọ của mấy bà dùng để trang điểm.
Mình cũng hay vào tiệm 99cent mua bút lông quẹt phấn của mấy bà
về làm chổi bonsai và quét Lime sulfur . Quả là rẻ và tốt thiệt.
 
Top