Yếu huyệt của nghệ nhân việt.

bonsaihainhon

Thành viên
8. Tự ái khá cao, chuyện tào lao khá thích!.
Người Việt mình nổi danh giỏi quyền biến trước mọi vấn đề đã xẩy ra. Và rất thông minh để xử lý mọi điều đã xẩy ra ấy thật lanh lợi, đôi khi rất lém lỉnh. Thí dụ Nhật họ chế cái máy cắt cỏ từ 35 năm trước kia, nay ta mua rẻ hàng nghĩa địa của họ về xài, biết lấy bộ phận còn khá tốt của máy nầy ráp qua bộ phận hư bên máy kia rồi xài tiếp thêm vài năm nữa, tiết kiệm với tại nghèo mà. Lại còn biết cải tiến thêm bộ phận gặt lúa xếp thành hàng đều tấp, từng luống đâu ra đó. Nhật thấy Ta làm vậy họ khen quá khen, nhưng kỹ thuật sáng tạo máy móc theo quy trình tự động hóa khép kín cấp cao có lẽ từ năm 1940 Nhật đã thông dụng bên quốc gia họ rồi. Đó là khen theo cung cách ngoại giao khách không muốn chủ mất thể diện khi chủ híp mắt đưa mặt rất phởn ra trình làng. Vậy có học theo họ thì học các tiến bộ kỹ thuật của họ, chứ tánh đãi bôi và tánh ác nghiệt của họ từ hồi đệ nhị thế chiến nhiều nước vẫn còn ám ảnh. Biết tánh hung dữ đó có còn nơi họ không, dân họ có còn tôn thờ những kẻ ác đó không, học theo thứ đó làm chi, dân mình đâu có hạp. Mà văn minh khoa học đâu phải dân mình muốn là được, còn bề trên có nhìn xa trông rộng hay không nữa chứ. Bởi vậy tốt đẹp ra sao, xấu xa thế nào cũng cần suy luận cho có hệ thống khoa học mới rõ ràng vấn đề.
Cây thân gỗ nước ta rất phong phú, nhất là các loại thực vật thân gỗ tiểu mộc, 3 miền đất nước thì mỗi miền có tệ lắm cũng được chục giống loài dùng làm bonsai tốt chán. Bởi vậy số lượng bonsai với nghệ nhân bonsai Việt có thể rất đông so với nhiều quốc gia khác. Khách nước ngoài du lịch sang đi chơi nhiều chỗ, chủ ý để nhìn thấy nhiều thứ. Khi được mời tham quan vườn Bonsai- Cây Cảnh- Phong Lan cho có vẻ họ cũng rất thích môi trường sinh thái tự nhiên của VN. Có khi cả đời của các vị khách nước ngoài nầy chỉ làm việc văn phòng, ở trong các cao ốc cả trăm tầng, nay thấy cây cảnh hoa trái VN có nhiều nơi chứ không chỉ có trong các Siêu Thị Lớn tại quốc gia họ. Họ thích thú trầm trồ rồi khen không tiếc lời, khen như vậy chẳng cần hiểu biết chuyên môn bất cứ ngành nghề gì. Đó là khen vô tội vạ có nghe cũng được mà không nghe đối với nghệ nhân mình có lẽ tốt hơn. Bởi nghệ nhân mình không quen cách suy ngẫm vấn đề nào cho thấu đáo, thật sự chuyên sâu. Rất nhiều sự việc khi thất bại thì có khi còn ngồi lại suy ngẫm coi lý do tại sao thất bại. Nhưng thành công một việc gì đó, thì thường là vì được ngợi khen nhiều quá nên quên ngồi suy ngẫm cho thật thấu đáo để tìm ra tất cả mọi yếu tố có tính chất khoa học nhất, đã giúp đưa đến cho sự việc ấy thành công. Chỉ cần biết “Thương Hiệu” của mình giờ nhiều khách nước ngoài biết đến, nghệ nhân ta đây cũng có lắm cây đoạt giải vàng, bạc, đồng, chì, sắt, kẽm có kém chi ai. Vậy đủ chứng tỏ tài năng nghệ nhân vượt bậc của mình rồi !!.
Nói như vậy nhưng nhiều người nước khác họ đông dân nên dân họ cũng không thiếu người đói nghèo, dốt nát, thèm chơi bonsai mà không tiền mua, không đất đặt chậu bonsai chứ chẳng phải riêng dân mình. Hoặc là dân tộc rất giàu có mà suốt đời làm việc theo chương trình, nghỉ ngơi chơi bời, suy ngẫm cũng được lập trình. Cả đời hùn hục ăn ngủ vui chơi hoan lạc cũng theo chương trình cho đến già rồi đưa nhau vô viện dưỡng lão, chờ ngày gặp anh 6 tấm là dứt. Không coi chuyện thừa kế gia tài là quan trọng bởi xã hội họ là vậy hằng hai trăm năm qua. Ta đem chuyện chơi bonsai, giữ bonsai truyền đời ra bàn với họ chẳng khác nào nói chuyện với đầu gối.
Một khi nghệ nhân mình đã kính phục ai đó rồi, coi người nào đó là thần tượng rồi. Bởi vì người đó được nhiều người khen tức thì sẽ tự nhiên ác cảm với người nói có gì đó mà thần tượng mình không từng nói giống giống vậy. Đây gọi là sùng bái thương hiệu thần tượng có uy tín, ai làm điều gì hay nói điều gì hơi giống với thần tượng mình ái mộ thì kẻ đó là đồ bắt chước, muốn ăn theo. Nếu nói điều gì đó khác khác với thần tượng mình hay thần tượng mình chưa nói như vậy bao giờ, chắc chắn kẻ đó toàn nói lời rất khó nghe, rất tầm xàm. Chỉ thoáng nghe hay đọc vài chữ đã đủ ác cảm sâu đậm với kẻ dám nói khác lời dạy của thần tượng mình rồi. Mà cũng phải, đời nay thiếu gì kẻ bất tài vô tướng lợi dụng cơ hội để ăn theo. Thiếu gì kẻ nói khác thần tượng mình, thậm chí nói không cần lý lẽ, căn cơ, nói thật shock gây chú ý để leo lên làm một thần tượng nữa. Hạ nó xuống, đẩy nó đi lẹ lẹ để khỏi mất công rách việc. Cũng hoàn toàn do cảm tính chứ không đặt vấn đề suy luận cho rành mạch.
Do nghệ nhân mình ít chịu suy luận trái phải bằng trí tuệ có luận cứ khoa học, mà ưa phê phán mọi vấn đề bằng cảm tính vì định kiến về lời dạy chí phải của thần tượng họ đã ăn sâu trong óc họ rồi. Ai nói khác những điều thần tượng họ đang tôn sùng hay do nhiều người lợi dụng thông tin kiểu người cùng phe tung hứng nhau, nghệ nhân ta rất rộng lòng tin như vậy. Định kiến hùa theo số đông người khen, nhiều thông tin tốt đẹp không cần biết thực giả nghe nhiều người khen tức chuyện đó tốt. Nghe nhiều người chê tức là chuyện đó xấu. Bản tính suy luận độc lập và dùng kiến thức học được để suy ngẫm đúng sai ra sao, nghệ nhân mình không thích thú cho lắm. Sính ngoại thì sính ngoại mọi thứ đến mê muội, bài ngoại thì bài ngoại đến cực đoan. Tống Cựu thì tống hết sức lực không cần coi ở đó mình còn học được gì chăng. Nghênh Tân thì nhắm cả mắt mũi tôn sùng khỏi cân nhắc coi thực sự chuyện đó nó tân thật hay tân tạo tức nhái theo cái cũ xì của ai đó. Ít nghệ nhân nào chịu thu thập minh bạch có trí tuệ cái hay, cái dở từ người khác và biết dẹp bỏ tự ái để lắng nghe và suy ngẫm phải trái, thiệt hơn, tốt xấu thực sự của vấn đề là thế nào. Đã ghét rồi thì một chữ cũng không ưa, một câu cũng không nghe, một câu nói, một việc làm đúng hơn thần tượng mình đang tôn thờ cả trăm lần cũng mặc kệ. Ghét là ghét, miễn suy luận tại sao ghét, vì vậy khi Tự Ti cũng tự ti mình thua kém đến mạt hạng với bạn bè năm Châu. Khi Tự Tôn thì lại cứ cho mình đúng là Cái Rún của vũ trụ, bịt tai, bịt mắt và bịt luôn cả tư duy trước mọi lời nói có lý có chứng cứ đàng hoàng. Rồi cung cách giao tiếp nghệ nhân với nghệ nhân hầu hết cư xử với nhau bằng ngôn ngữ rất là không chọn từ chọn chữ, dễ gây hiềm khích với nhau.
Cũng vì vậy mà mỗi nghệ nhân Việt đều là một ông vua trong vuông đất trồng bonsai của mình, nên ông vua ấy chỉ chơi một mình, học một mình, tự suy ngẫm nghệ thuật một mình. Để rồi phát triển tay nghề bonsai vừa là nghệ thuật thẩm mỹ vừa kỹ thuật nuôi trồng, trị bệnh cho cây cũng bằng mớ kiến thức tự tìm hiểu một mình. Ngoài ra vua nầy rất đố kị vua kia nên khó tin vua nào thực sự có thiện ý đưa tay ra, đưa kiến thức trợ giúp với vua nào. Nghệ nhân Việt có một số người luôn lầm bầm câu ca của ns Trịnh Công Sơn: “Bạn bè quanh ta tuốt sáng giáo gươm” chờ yếu huyệt của mình sơ hở là “nó” đâm cho chết. Bonsai Việt có từ 1990 nay đã 2013 nếu xem lại hình ảnh tài liệu sẽ nhận thấy có một bước tiến rất dài, rất bài bản và rất phong phú tác phẩm hay đẹp đến rất đẹp. Nhưng những tác phẩm bonsai theo thời gian từ đó đến nay nếu còn lưu giữ được trong các vườn của nghệ nhân bonsai Việt thì rất ít.
Bệnh là điểm yếu của bonsai Việt cũng sẽ có cách phòng trị nếu định bịnh cho chính xác. Bệnh Tự Tôn vô căn cứ, kèm với bệnh Tự Ti gần như bị Tự Kỷ cũng nặng nề không kém, chúng là Yếu Huyệt của nghệ nhân Việt. Có nói ra có thức tỉnh nhau được, chắc rồi cũng sẽ có cách trị. Nghe khen biết thế nào là khen đúng chuyện, nghe chê cũng biết thế nào là chê không sai. Không để bị hùa theo, cũng chẳng để bị li gián đó mới là bản lĩnh đã thành nghệ nhân thực sự, bởi lúc đó nghệ nhân đã có chuyên môn ngành nghề thực sự.
Kính thưa cùng các bạn, cái duyên chia sẻ nhau bằng bài viết trên mạng của mr. Dọn Vườn với các bạn đến đây là hết. Hẹn các bạn dịp khác, nơi khác, và hưng phấn khác. Trân trọng kính biệt các bạn đã có chút công ngồi đọc những bài viết của tui.
Mr. Dọn Vườn.
 

bonsaihainhon

Thành viên
Chữ viết sao tăng cỡ lớn quá vậy Anh Điệp ơi ?
Nếu phạm quy thì anh mới thu nhỏ, vì có một đám bạn già đeo kính lão khiếu nại anh viết dài mà nhỏ xíu, ít chịu xuống dòng, họ đọc mệt cự nự, không chịu đi nhậu với anh nữa. Nên anh mới phải theo họ chút ít đó chứ.:)) Thôi em du di bài nầy, từ đây về sau không dám nữa đâu![..]
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Anh viết chử lớn cở nầy là ok.
Vì bài này viết trúng tim đen của nghệ nhân việt,tình tiết mạch lạc,CHỬ TO nên thú thật xem ko nhàm chán ,ko căng mắt ra mà đọc như những bài anh viết cho topic "Vùng trủng).Ở đó, văn viết dài quá bộ óc hoạt động tối đa!chính vậy ae trẻ họ phản ứng!!
CẢM ƠN VÀ ỦNG HỘ ANH NHIỀU.
 

mrduongle

Thành viên tích cực


Bệnh là điểm yếu của bonsai Việt cũng sẽ có cách phòng trị nếu định bịnh cho chính xác. Bệnh Tự Tôn vô căn cứ, kèm với bệnh Tự Ti gần như bị Tự Kỷ cũng nặng nề không kém, chúng là Yếu Huyệt của nghệ nhân Việt. Có nói ra có thức tỉnh nhau được, chắc rồi cũng sẽ có cách trị. Nghe khen biết thế nào là khen đúng chuyện, nghe chê cũng biết thế nào là chê không sai. Không để bị hùa theo, cũng chẳng để bị li gián đó mới là bản lĩnh đã thành nghệ nhân thực sự, bởi lúc đó nghệ nhân đã có chuyên môn ngành nghề thực sự.

Cảm ơn chú!
Con thực sự đã chờ đợi một bài viết như thế này từ rất lâu rồi!
Con xin phép được copy những lời này của chú làm cẩm nang tư tưởng cho con, không chỉ trong lĩnh vực Bonsai mà hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống!
Kính chúc chú sức khỏe và nhiều niềm vui!
 

thanhvan62

Quản lý mới
Bài viết rất hay, đây là cái rất thật mà bạn giãi bầy, mà phần đa mọi người vẫn chấp nhận.
Bạn lên sửa lại cỡ chữ theo quy đinh thì hay hơn nha bạn.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Giờ cháu mới hiểu là bác viết to cho các bác lớn tuổi đọc
Nhưng theo thông lệ, viết mà chữ hoa hết có nghĩa là đấm vào mặt người đọc
Chữ to cũng như rứa, tất cả chữ to đùng cũng gần giống như viết hoa
Cháu xin thử "biên tập" lại bài viết của bác, bác xem sao nhé:
PS: về người mắt kém chỉ đọc chữ to, rất đơn giản, các bác bấm+giữ nút Ctrl rồi cuộn con chuột lên, lập tức chữ sẽ to,
còn ko thì nhờ ai đó chỉnh cho chữ trong máy luôn hiển thị to(google có rất nhiều cách ạ)
8. Tự ái khá cao, chuyện tào lao khá thích!
Người Việt mình nổi danh về giỏi quyền biến trước mọi vấn đề đã xẩy ra. Chúng ta rất thông minh để xử lý mọi điều đã xẩy ra ấy thật lanh lợi, đôi khi rất lém lĩnh.

Thí dụ Nhật họ chế cái máy cắt cỏ từ 35 năm trước kia, nay ta mua rẻ hàng nghĩa địa của họ về xài, biết lấy bộ phận còn khá tốt của máy nầy ráp qua bộ phận hư bên máy kia rồi xài tiếp thêm vài năm nữa, tiết kiệm với tại nghèo mà. Ta lại còn biết cải tiến thêm bộ phận gặt lúa xếp thành hàng đều tấp, từng luống đâu ra đó. Nhật thấy Ta làm vậy họ khen quá khen, nhưng kỹ thuật sáng tạo máy móc theo quy trình tự động hóa khép kín cấp cao có lẽ từ năm 1940 Nhật đã thông dụng bên quốc gia họ rồi.

Đó là khen theo cung cách ngoại giao khách không muốn chủ mất thể diện khi chủ híp mắt đưa mặt rất phởn ra trình làng. Vậy, có học theo họ thì học các tiến bộ kỹ thuật của họ, chứ tánh đãi bôi và tánh ác nghiệt của họ từ hồi đệ nhị thế chiến nhiều nước vẫn còn ám ảnh. Biết tánh hung dữ đó có còn nơi họ không, dân họ có còn tôn thờ những kẻ ác đó không, học theo thứ đó làm chi, dân mình đâu có hạp?
Mà văn minh khoa học đâu phải dân mình muốn là được, còn bề trên có nhìn xa trông rộng hay không nữa chứ. Bởi vậy tốt đẹp ra sao, xấu xa thế nào cũng cần suy luận cho có hệ thống khoa học mới rõ ràng vấn đề.

Cây thân gỗ nước ta rất phong phú, nhất là các loại thực vật thân gỗ tiểu mộc, 3 miền đất nước thì mỗi miền có tệ lắm cũng được chục giống loài dùng làm bonsai tốt chán. Bởi vậy, số lượng bonsai với nghệ nhân bonsai Việt có thể rất đông so với nhiều quốc gia khác. Khách nước ngoài du lịch sang đi chơi nhiều chỗ, chủ ý để nhìn thấy nhiều thứ.

Khi được mời tham quan vườn Bonsai- Cây Cảnh- Phong Lan cho có vẻ họ cũng rất thích môi trường sinh thái tự nhiên của VN. Có khi cả đời của các vị khách nước ngoài nầy chỉ làm việc văn phòng, ở trong các cao ốc cả trăm tầng, nay thấy cây cảnh hoa trái VN có nhiều nơi chứ không chỉ có trong các Siêu Thị Lớn tại quốc gia họ. Họ thích thú trầm trồ rồi khen không tiếc lời, khen như vậy chẳng cần hiểu biết chuyên môn bất cứ ngành nghề gì. Đó là khen vô tội vạ có nghe cũng được mà không nghe đối với nghệ nhân mình có lẽ tốt hơn.

Bởi nghệ nhân mình không quen cách suy ngẫm vấn đề nào cho thấu đáo, thật sự chuyên sâu. Rất nhiều sự việc khi thất bại thì có khi còn ngồi lại suy ngẫm coi lý do tại sao thất bại. Nhưng thành công một việc gì đó, thì thường là vì được ngợi khen nhiều quá nên quên ngồi suy ngẫm cho thật thấu đáo để tìm ra tất cả mọi yếu tố có tính chất khoa học nhất, đã giúp đưa đến cho sự việc ấy thành công.
Chỉ cần biết “thương Hiệu” của mình giờ nhiều khách nước ngoài biết đến, nghệ nhân ta đây cũng có lắm cây đoạt giải vàng, bạc, đồng, chì, sắt, kẽm có kém chi ai. Vậy đủ chứng tỏ tài năng nghệ nhân vượt bậc của mình rồi !!

Nói như vậy nhưng nhiều người nước khác đông dân nên dân họ cũng không thiếu người đói nghèo, dốt nát, thèm chơi bonsai mà không tiền mua, không đất đặt chậu bonsai chứ chẳng phải riêng dân mình. Hoặc là dân tộc rất giàu có mà suốt đời làm việc theo chương trình, nghỉ ngơi chơi bời, suy ngẫm cũng được lập trình. Cả đời hùn hục ăn ngủ vui chơi hoan lạc cũng theo chương trình cho đến già rồi đưa nhau vô viện dưỡng lão, chờ ngày gặp anh 6 tấm là dứt. Không coi chuyện thừa kế gia tài là quan trọng bởi xã hội họ là vậy hằng hai trăm năm qua. Ta đem chuyện chơi bonsai, giữ bonsai truyền đời ra bàn với họ chẳng khác nào nói chuyện với đầu gối.

Một khi nghệ nhân mình đã kính phục, coi người nào đó là thần tượng rồi. Bởi vì người đó được nhiều người khen tức thì sẽ tự nhiên ác cảm với người nói có gì đó mà thần tượng mình không từng nói giống giống vậy. Đây gọi là sùng bái thương hiệu thần tượng có uy tín, ai làm điều gì hay nói điều gì hơi giống với thần tượng mình ái mộ thì kẻ đó là đồ bắt chước, muốn ăn theo. Nếu nói điều gì đó khác khác với thần tượng mình hay thần tượng mình chưa nói như vậy bao giờ, chắc chắn kẻ đó toàn nói lời rất khó nghe, rất tầm xàm. Chỉ thoáng nghe hay đọc vài chữ đã đủ ác cảm sâu đậm với kẻ dám nói khác lời dạy của thần tượng mình rồi.

Mà cũng phải, đời nay thiếu gì kẻ bất tài vô tướng lợi dụng cơ hội để ăn theo. Thiếu gì kẻ nói khác thần tượng mình, thậm chí nói không cần lý lẽ, căn cơ, nói thật shock gây chú ý để leo lên làm một thần tượng nữa. Hạ nó xuống, đẩy nó đi lẹ lẹ để khỏi mất công rách việc. Cũng hoàn toàn do cảm tính chứ không đặt vấn đề suy luận cho rành mạch.

Do nghệ nhân mình ít chịu suy luận trái phải bằng trí tuệ có luận cứ khoa học, mà ưa phê phán mọi vấn đề bằng cảm tính vì định kiến về lời dạy chí phải của thần tượng họ đã ăn sâu trong óc họ rồi. Ai nói khác những điều thần tượng họ đang tôn sùng hay do nhiều người lợi dụng thông tin kiểu người cùng phe tung hứng nhau, nghệ nhân ta rất rộng lòng tin như vậy. Định kiến hùa theo số đồng người khen, nhiều thông tin tốt đẹp không cần biết thực giả nghe nhiều người khen tức chuyện đó tốt. Nghe nhiều người chê tức là chuyện đó xấu. Bản tính suy luận độc lập và dùng kiến thức học được để suy ngẫm đúng sai ra sao, nghệ nhân mình không thích thú cho lắm.

Sính ngoại thì sính ngoại mọi thứ đến mê muội, bài ngoại thì bài ngoại đến cực đoan. Tống Cựu thì tống hết sức lực không cần coi ở đó mình còn học được gì chăng; nghênh Tân thì nhắm cả mắt mũi tôn sùng khỏi cân nhắc coi thực sự chuyện đó nó tân thật hay tân tạo tức nhái theo cái cũ xì của ai đó. Ít nghệ nhân nào chịu thu thập minh bạch có trí tuệ cái hay, cái dở từ người khác và biết dẹp bỏ tự ái để lắng nghe và suy ngẫm phải trái, thiệt hơn, tốt xấu thực sự của vấn đề là thế nào. Đã ghét rồi thì một chữ cũng không ưa, một câu cũng không nghe, một câu nói, một việc làm đúng hơn thần tượng mình đang tôn thờ cả trăm lần cũng mặc kệ. Ghét là ghét, miễn suy luận tại sao ghét, vì vậy khi Tự Ti cũng tự ti mình thua kém đến mạt hạng với bạn bè năm Châu. Khi Tự Tôn thì lại cứ cho mình đúng là Cái Rún của vũ trụ, bịt tai, bịt mắt và bịt luôn cả tư duy trước mọi lời nói có lý có chứng cứ đàng hoàng. Rồi cung cách giao tiếp nghệ nhân với nghệ nhân hầu hết cư xử với nhau bằng ngôn ngữ rất là không chọn từ chọn chữ, dễ gây hiềm khích với nhau.

Cũng vì vậy mà mỗi nghệ nhân Việt đều là một ông vua trong vuông đất trồng bonsai của mình, nên ông vua ấy chỉ chơi một mình, học một mình, tự suy ngẫm nghệ thuật một mình. Để rồi phát triển tay nghề bonsai vừa là nghệ thuật thẩm mỹ vừa kỹ thuật nuôi trồng, trị bệnh cho cây cũng bằng mớ kiến thức tự tìm hiểu một mình. Ngoài ra vua nầy rất đố kị vua kia nên khó tin vua nào thực sự có thiện ý đưa tay ra, đưa kiến thức trợ giúp với vua nào. Nghệ nhân Việt có một số người luôn lầm bầm câu ca của ns Trịnh Công Sơn: “Bạn bè quanh ta tuốt sáng giáo gươm” chờ yếu huyệt của mình sơ hở là “nó” đâm cho chết. Bonsai Việt có từ 1990 nay đã 2013 nếu xem lại hình ảnh tài liệu sẽ nhận thấy có một bước tiến rất dài, rất bài bản và rất phong phú tác phẩm hay đẹp đến rất đẹp. Nhưng những tác phẩm bonsai theo thời gian từ đó đến nay nếu còn lưu giữ được trong các vườn của nghệ nhân bonsai Việt thì rất ít.

Bệnh là điểm yếu của bonsai Việt cũng sẽ có cách phòng trị nếu định bịnh cho chính xác. Bệnh Tự Tôn vô căn cứ, kèm với bệnh Tự Ti gần như bị Tự Kỷ cũng nặng nề không kém, chúng là Yếu Huyệt của nghệ nhân Việt. Có nói ra có thức tỉnh nhau được, chắc rồi cũng sẽ có cách trị. Nghe khen biết thế nào là khen đúng chuyện, nghe chê cũng biết thế nào là chê không sai. Không để bị hùa theo, cũng chẳng để bị li gián đó mới là bản lĩnh đã thành nghệ nhân thực sự, bởi lúc đó nghệ nhân đã có chuyên môn ngành nghề thực sự.

Kính thưa cùng các bạn, cái duyên chia sẻ nhau bằng bài viết trên mạng của mr. Dọn Vườn với các bạn đến đây là hết. Hẹn các bạn dịp khác, nơi khác, và hưng phấn khác. Trân trọng kính biệt các bạn đã có chút công ngồi đọc những bài viết của tui.
Mr. Dọn Vườn.
 
Trả lời: Re: Yếu huyệt của nghệ nhân việt.

Giờ cháu mới hiểu là bác viết to cho các bác lớn tuổi đọc
Nhưng theo thông lệ, viết mà chữ hoa hết có nghĩa là đấm vào mặt người đọc
Chữ to cũng như rứa, tất cả chữ to đùng cũng gần giống như viết hoa
Cháu xin thử "biên tập" lại bài viết của bác, bác xem sao nhé:
PS: về người mắt kém chỉ đọc chữ to, rất đơn giản, các bác bấm+giữ nút Ctrl rồi cuộn con chuột lên, lập tức chữ sẽ to,
còn ko thì nhờ ai đó chỉnh cho chữ trong máy luôn hiển thị to(google có rất nhiều cách ạ)
=========
Tôi đeo kính mới đọc được;Nhưng cả "đám" chữ Bự với mình "dường như khó đọc "vì chữ bự nên phải dj chuyển mắt nhiều mới đọc được và nhanh...Do đó mau "mệt mắt,đau đầu"...:-B :-B :-B (CÓ LẺ KHÔNG QUEN VỚI CHỮ bự:) )
 

NaTuan

Quản Lý Viên
(Bonsai Việt có từ 1990 nay đã 2013 nếu xem lại hình ảnh tài liệu sẽ nhận thấy có một bước tiến rất dài, rất bài bản và rất phong phú tác phẩm hay đẹp đến rất đẹp. Nhưng những tác phẩm bonsai theo thời gian từ đó đến nay nếu còn lưu giữ được trong các vườn của nghệ nhân bonsai Việt thì rất ít.)
Cần tìm hiểu nguyên nhân !!!!!!!!!
Thanks .
 

bonsaihainhon

Thành viên
Trả lời: Re: Yếu huyệt của nghệ nhân việt.

=========
Tôi đeo kính mới đọc được;Nhưng cả "đám" chữ Bự với mình "dường như khó đọc "vì chữ bự nên phải dj chuyển mắt nhiều mới đọc được và nhanh...Do đó mau "mệt mắt,đau đầu"...:-B :-B :-B (CÓ LẺ KHÔNG QUEN VỚI CHỮ bự:) )
Thôi ráng chịu đi bạn, tui còn già hơn bạn 6-7 tuổi mà có tật viết nhỏ rít, đọc không cần kiếng lão. Vậy chiều bạn phe mình trước, chiều mọi người phe ta ưu tiên hai vậy. Với lại chuyện phóng to thu nhỏ bây giờ trên máy tính nó dễ ẹt hà. Chú nhóc "mr. không biết" chỉ dẫn rồi kìa.
==================================
Anh viết chử lớn cở nầy là ok.
Vì bài này viết trúng tim đen của nghệ nhân việt,tình tiết mạch lạc,CHỬ TO nên thú thật xem ko nhàm chán ,ko căng mắt ra mà đọc như những bài anh viết cho topic "Vùng trủng).Ở đó, văn viết dài quá bộ óc hoạt động tối đa!chính vậy ae trẻ họ phản ứng!!
CẢM ƠN VÀ ỦNG HỘ ANH NHIỀU.
Không có gì anh bạn già của những bạn già à. Thật ra khi thấy nhiều bạn già mỗi lần muốn đọc cái gì lại lọ mọ đi tìm kính lão ( hổng biết nó ở đâu rồi!) còn mình thì: đưa đây "Tao" đọc cho, nên thương quá. Kệ ai bắt gì thì xin thông cảm, coi vậy chớ muốn sử dụng phóng to thu nhỏ chữ trên máy tính thì lại lọ mọ tìm cái kính lão mang vô rồi gõ phím nhấn "cồng trô" cũng lâu lắc lắm. Mấy cháu nhỏ chưa qua cầu đắng cay nên thắc mắc cũng không sai..theo tuổi của chúng nó thôi.
 

camap_80

Thành viên tích cực
"Bệnh Tự Tôn vô căn cứ, kèm với bệnh Tự Ti gần như bị Tự Kỷ cũng nặng nề không kém, chúng là Yếu Huyệt của nghệ nhân Việt"

em nghĩ muốn thoát ra chắc mình phải "tự xử" thôi anh
==================================
còn nếu tự xử không được nữa chỉ còn cách tự tử
 

duonguyen

Thành viên
Bài viết của chú rất bổ ích, không chỉ thu gọn trong phạm vi nghệ thuật tạo tác Bonsai mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Con người, ai cũng có hỉ nộ ai ái ố, ai cũng thích được khen hơn là chê.
Tuy nhiên, khi được khen, cũng cần phải cảm nhận họ khen mình bằng tấm lòng, bằng cái cảm quan nghệ thuật được dung hòa từ 2 người .... hay cái khen đó là do có nhiều người khen... nên cũng khen. Khi ta bị chê, bị chỉ trích, cũng cần phải xem mình sai ở đâu, như có 1 cái chữ ký rất hay của anh nào trên dd cháu nhớ không rõ "sai ở đâu thì sửa ở đó, vấp ngã ở đâu thì đứng dậy ở đó..."
Tuy nhiên, trong giới cây cảnh mà thu gọn trong các diễn đàn các nghệ nhân được mọi người biết đến, các gừng nhân, riềng nhân... cũng không ít. Tâm lý tung hứng số đông, miệt thị theo bầy đàn cũng không ít.
Chờ bác Kim Khánh vô viết tiếp. Lời lẽ của bác ý quá sắc lẹm.
Một lần nữa cám ơn chú đã chia sẻ!
 

tanbinh

Thành viên
đây có thể nói là bài viết hay nhất của a từ trước đến giờ nhưng tôi tiếc a viết vẫn còn thiếu 1 điều về yếu huyệt của người chơi cây cảnh việt nam
 

bonsaihainhon

Thành viên
đây có thể nói là bài viết hay nhất của a từ trước đến giờ nhưng tôi tiếc a viết vẫn còn thiếu 1 điều về yếu huyệt của người chơi cây cảnh việt nam
Với cách bày tỏ một số vấn đề trên diễn đàn chung theo tôi nghĩ chỉ nên như vậy thôi, bởi vì nó vẫn có giới hạn bắt buộc mà cũng rất tế nhị. Bởi không phải khi đọc xong bài nầy thì tất cả các nghệ nhân đều đồng ý để dẹp tự ái một cái rụp là dứt điểm được.
Nếu nói thiếu sót tôi xin liệt kê sơ sơ để bạn tự ngẫm nhé: Về kỹ thuật nuôi trồng chưa cố tìm hiểu chuyên sâu cho thực sự là một chuyên môn về nuôi trồng cây được trồng chậu. Về ưu điểm, khuyết điểm của từng chủng loại cây trồng v.v. Về cách bảo dưỡng cây trồng chậu từ cây hạt, đến cây chiết, cây ghép chưa quan tâm đúng mức sinh lý và sinh thái của chúng. Về trị bệnh và dinh dưỡng chưa có thể nắm vững tất cả vì nó là ngành chuyên môn về cây trồng. Về lý luận nghệ thuật của thiên nhiên trồng vào chậu mỏng chưa cảm nhận được cương nhu động tĩnh của ánh sáng, không khí, nước là động, cây, đá, đất vật thể chỉ thay đổi hình thái chứ không mất đi vĩnh viễn là tĩnh. Bắt động tự hãm, động sẽ bị triệt tiêu, bắt tĩnh phải lay động tĩnh sẽ tự hủy, và đó là quy luật của thiên nhiên.. Chưa chịu phân biệt giữa các bố cục tạo đối xứng, tạo đối trọng, tạo cân bằng trên tp bonsai là tác phẩm thuộc tĩnh chứ không có chút gì là động.. Đã vậy lại khoái từ đao to búa lớn như triết lý thiền học, triết lý âm dương nhưng khi lý luận lại rất mơ hồ. Nhưng nếu tôi nói ra tất cả bằng các chứng cứ chuyên môn về tự nhiên học, lại e rằng nhiều bạn nghệ nhân lại hiểu lầm tôi cố ý viết để chỉ trích cá nhân ai đó, rất không nên bạn à.
 
Top