Tưới nhỏ nhọt: ưu nhược trong Bonsai

ThôngXanh1

Thành viên tích cực
thấy thằng bạn trồng mấy ngàn cây ớt ngọt dùng hệ thống nhỏ giọt (do metro cung cấp kỷ thuật) nhưng khi tưới vẫn theo dõi ống nào nghẹt để còn thông
 

Hinoki

Thành viên tích cực
thấy thằng bạn trồng mấy ngàn cây ớt ngọt dùng hệ thống nhỏ giọt (do metro cung cấp kỷ thuật) nhưng khi tưới vẫn theo dõi ống nào nghẹt để còn thông
nói chung làm biếng ỷ vô mấy cái hệ thống này chết cây có ngày
Vậy sao tin tưởng được?
Lỡ đi công tác 1 tuần mà nghẹt cái đầu tưới thì die cây quý làm sao ku?
 

Kim Khi Tai

Moderator
Vậy sao tin tưởng được?
Lỡ đi công tác 1 tuần mà nghẹt cái đầu tưới thì die cây quý làm sao ku?
Nguồn nước tốt, dồi dào cứ đầu đen nhà ta tưới đều ngày hai lần là tốt nhất Ku ơi,=P~
 

thanhtrucsg

Thành viên
Anh thì thấy người ta cũng hay dùng cụm từ TƯỚI - TẮM, hàm ý làm sạch bụi bặm, rong rêu, sâu bọ, hóa chất độc hại ... Nên cũng đã cho dừng hoạt động hệ thống tưới phun sương cho dàn lan ở sân nhà từ lâu ... Tất nhiên kết quả là cây lan khỏe hơn nhiều so với trước, nhất là trong mùa khô Saigon!

Tưới bonsai thì chắc có khác, nhưng tưới cây phôi thì chắc cầm vòi xịt là ok.

p/s: Về phương pháp tưới nhỏ giọt.
Ý kiến riêng là người Israel ứng dụng pp tưới nhỏ giọt là vì họ thiếu nguồn nước trầm trọng, trong điều kiện khí hậu bán sa mạc, thổ nhưỡng bị sa mạc hóa nhiều cát, hạt rời rạc, độ ẩm không khí thấp... chứ không phải tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới cây tối ưu nhất trong các phương pháp tưới!

Vùng Ninh Thuận của VN áp dụng pp tưới nhỏ giọt này là phù hợp, các vùng khác còn phải nghiên cứu thêm nhiều ... hoặc là "không cần" áp dụng vì nhiều lý do.

Về kỹ thuật thì việc quản lý và vận hành hơn 5 ngàn đầu phun với nguồn nước giếng khoan bằng "mắt và tai" là điều hoàn toàn không thể .... chưa tính đến các tính toán về động học, áp lực, độ nhớt ... dòng chảy ...
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chà! xem ra cũng nhiều ý kiến dữ.
Mà ý kiến nào của từng bạn cũng đều rất thực tế cho từng trường hợp.

Vấn đề trồng vài ngàn chậu+rổ của bạn Hinoki cũng có chuyện thực tế và chưa thực tế.
Thực tế ở chỗ tổng số cây trong chậu là 4000.
Chưa thực t61 ở chỗ : chưa phân loại cây.

Bởi vì : mỗi loài cây, mỗi cỡ cây (tuổi cây) nên dùng một kiểu tưới khác nhau nếu muốn
đạt mục đích trồng sao cho mau lớn.
Ấy là chưa nói đến mục đích trồng sao cho đẹp (như trường hợp bạn Tranquanbao đề cập).

Cho nên những nhà vườn đủ loại cây và những nhà vườn chuyên Bonsai ở nam California mà
mình từng tới, họ đều áp dụng rất nhiều phương thức tưới khác biệt :

-cây con ươm trong nhà kiếng : phun sương là chủ yếu (cây nhỏ nên cần ít nước, nhưng
môi trường cần ẩm để lá non chịu được...)

-cây 1 đền 3 gallons loại có hoa có trái tưới khác (thường là mướn người cầm vòi tưới thẳng
vào chậu, không ướt lá).

-cây 1-3 gallons chủ về lá mà muốn mập thân (lá to nhỏ không thành vấn đề) tưới kiểu
mưa phun như của bạn Dovanlo.

-cây 1-3 gallons cần nhỏ lá cho cây còi lại, và mùa thu có thể đổi màu trước khi rụng lá
thì tười bằng tay.

-cây 5 gallons các loại : phun mưa là chủ yếu (mặt đất lót lưới kiểu bao cát, vừa ngăn cỏ vừa giữ ẩm).

-cây trong chậu 10-15 gallons : tưới nhỏ giọt 24/24 (nhất là Juniper)


Phần trên là mình nêu tạm vài nhóm trong nhà vườn đa chủng loại.
Còn nhà vườn bonsai thì :

-toàn bộ bonsai (thành phẩm) bày bán ngoài kệ thì mình rất hiếm thấy họ ráp hệ thống
tưới. Như vậy nghĩa là họ chỉ bằng tay cho tưới từng cây.

-khu vực ươm trồng phôi, hay đang luyện thì gần như mình chưa vào xem bao giờ.

Tóm lại, bạn Hinoki nên đặt lại vấn đề.
Tức là bạn nên phân nhóm, giới hạn cỡ loại cây, chủ đích từng giai đoạn nuôi trồng,
có như thế, thảo luận để các bạn góp ý đưa ra giải pháp tối ưu cho từng nhóm cây
sẽ thiết thực hơn.
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Đối với mình thì tưới phun thủ công vẩn là 1 cái thú và sẳn tiện kiểm tra các em từng ngày luôn.
Ai bảo lão già này bảo thủ theo lối cũ,thì cũng xin chịu và xin lỗi nhiều.Hihi...
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Tháng 11- 12 dl mời anh Hưng qua vườn em sáng sớm tưới cây, đó mới là TUYỆT THĂM THÚ
Anh Hưng mà tưới cho anh 2 ngày chắc ...suy nghĩ lại về
- Tưới số lượng cây quá nhiều, tự tưới không nổi~X(
- Đi offline liên tục để vườn không ai tưới~X(
Nói tốm lại
- Đồng quan điểm với Kim Khí Tài ở comment số 9 trang 1 trong topic này
trích lại
Tưới nhỏ giọt chỉ có thể áp dụng khi xảy ra trong các trường hợp sau:
1. Khu vực trồng cây nguồn nước tự nhiên it, mưa it, và giá mua nước cao
2. Số lượng cây qui hoạch vượt quá mức cho phép yêu cầu
3. Thường xuyên k có mặt tại vườn và tưới nước không đúng điều độ nên dùng để chữa cháy
Và....

- Đồng quan điểm về việc tưới thủ công là tối ưu nhất cho tất cả các dạng cây vì tưới thủ công là sự sung sướng của người trồng cây và là cả 1 nghệ thuật như Thầy Vũ Hưng đả nói
 

thienhai

Thành viên tích cực
Một máy bơm, một vòi tưới, một người tưới. Trường hợp đi xa như anh phải nhờ người tưới hộ. Chi trả tiền công hàng tháng cho người ta thôi. Mấy chục triệu đem đầu tư chuyện khác tiền lãi dư trả tiền công rồi. Nếu chỉ tưới thì thuê theo giờ cho rẻ. Còn nếu mở vườn ươm quy mô vậy e phải có người trông coi mới được. Người ta tưới thuê dùm được nhưng anh phải làm việc gần nhà để trông coi sáng tối.
Về ưu nhược điểm em thấy người tưới rất lợi thế từ vốn đầu tư tới chất lượng. Người ta còn nhìn ngó được sơ sơ đỡ hơn bỏ phế. Mỗi ngày tưới một lần khoảng 1 2h là quá đủ cho cả vườn.
Tưới phun bec rất khó đồng đều lượng nước. Lại hay phun lung tung gây ra việc mọc nhiều cỏ dại.
Tưới nhỏ giọt tốn chi phí và dễ nghẹt bec lắm.
Nếu sợ cây thiếu nước thì có nhiều cách giải quyết, không cần tưới nhiều lần.
Cần phải dự trữ mì gói cho cây. Mình cho ăn bữa chính còn trường hợp nó đói ăn thêm thì phải tự túc. Chứ mình nuôi theo kiểu phụ thuộc 100% thì kiểu gì cũng có ngày sơ xuất dù là cây cưng. Cái này là kinh nghiệm của em thời đi học. Nhất là với cây chưa thành phẩm nhu cầu của nó thay đổi rất khủng khiếp. Chưa kể tới việc mình đáp ứng không đúng nhu cầu, nhất là vườn ươm phôi nhiều chủng loại, nhiều kích thước.
 

con.cua

Thành viên mới
XL chú em, có cái vườn để cây rộng khoảng 300m2,
đủ loại từ thành phẩm đếm lùi về cây phôi, từ cây vài chục triệu đếm lùi vài chục nghìn,
a tưới tử tế bằng tay gần đúng sách như e nói hết 3h
Riêng việc tưới, mỗi ngày tưới 2 lần hết 6h= 1/4 ngày
=> làm sao mà làm đc vì còn công ăn chuyện làm đủ thứ

=> người ta mới tính ra tưới tự động, tưới nhỏ giọt
Lợi ích tưới tay chắc ai cũng biết rồi, khỏi bàn lùi,
nếu có bàn là bàn làm sao tưới tự động cho nó giống tưới tay (về kết quả)

Con người là thông minh nhất vì thế cũng khó lường nhất,
nếu thuê chắc gì tìm đc tâm phúc chịu bỏ ngày 6 tiếng tưới cho e, lại còn chăm sóc thêm, lại còn lương ko cao,
chưa tính đến yếu tố "mèo ăn vụng"

=> cái vụ vườn để dành cho ông chủ 16 tuổi coi bộ nan giải quá chừng chừng

Ps to ông chủ 16 tuổi: cái van tự động mua hôm nọ xài sơ sơ bị mòn mới ghê, hic...
 

thienhai

Thành viên tích cực
XL chú em, có cái vườn để cây rộng khoảng 300m2,
đủ loại từ thành phẩm đếm lùi về cây phôi, từ cây vài chục triệu đếm lùi vài chục nghìn,
a tưới tử tế bằng tay gần đúng sách như e nói hết 3h
Riêng việc tưới, mỗi ngày tưới 2 lần hết 6h= 1/4 ngày
=> làm sao mà làm đc vì còn công ăn chuyện làm đủ thứ

=> người ta mới tính ra tưới tự động, tưới nhỏ giọt
Lợi ích tưới tay chắc ai cũng biết rồi, khỏi bàn lùi,
nếu có bàn là bàn làm sao tưới tự động cho nó giống tưới tay (về kết quả)

Con người là thông minh nhất vì thế cũng khó lường nhất,
nếu thuê chắc gì tìm đc tâm phúc chịu bỏ ngày 6 tiếng tưới cho e, lại còn chăm sóc thêm, lại còn lương ko cao,
chưa tính đến yếu tố "mèo ăn vụng"

=> cái vụ vườn để dành cho ông chủ 16 tuổi coi bộ nan giải quá chừng chừng

Ps to ông chủ 16 tuổi: cái van tự động mua hôm nọ xài sơ sơ bị mòn mới ghê, hic...
Vừa viết cả bài luận văn mà nhầm một xíu mất toi rồi. Thôi thì em tóm ý lại thế này nha.
Hệ thống dự phòng ở đâu?
Và ai sẽ giải quyết vấn đề phát sinh trong suốt một tuần vắng nhà?
Máy móc có thể lo cho cây cối nhưng làm sao tự lo cho nó đây?
Một tuần về một lần vẫn có thể cài đặt sắp xếp cho máy tưới như người với chi phí cao xíu nhưng mà lỡ có gì đi tong cả vườn rồi làm sao.
Hoặc là tăng chi phí cho hệ thố g hiên đại hơn hoặc là giảm chi phí bằng cách xài bán tự động.
Dù là loại nào cũng cần có người.
 

thanhtrucsg

Thành viên
Trường hợp cần tưới tự động thì Hinoki có thể làm hệ ống trên cao, tưới phun áp lực hướng thẳng xuống mặt đất để giả lập cơn mưa rào với thời lượng 15-30 phút/lần tưới. Mỗi đầu phun theo hướng thẳng đứng xuống mặt đất ở độ cao ~3 mét sẽ tưới đều và tốt trong khoảng diện tích ~2m2 thì với 500m2 vườn sẽ chỉ cần hơn 200 vòi phun tĩnh .... Các đầu phun này sẽ khoan bắt thẳng vào hệ ống đk27 mạch vòng để cân bằng áp lực tại tất cả các vị trí cần tưới. Sau khi phân nhóm thành khu vực xếp cây như ý bác Vũ Hưng thì sẽ điều khiển lưu lượng tưới cho từng nhóm bằng timer và van điện.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Đang ngóng chờ 1 giải pháp hay cho mô hình trồng với số lượng lớn.
Với số lượng nho nhỏ có rất nhiều giải pháp hay.
Điển hình như cách tạo ra cái suối dưỡng đường của chú Hưng chả hạn....

Xong với số lượng lớn thì sao nhỉ?
Đã có lần mình ghé thăm vườn chăm sóc mai với cây tính bằng con số hàng ngàn.
Chủ cây củng là người đi làm giờ hành chánh.
Vì vậy việc trực tiếp sờ mó tận tay là có hạn và không nhiều.

Thế là giải pháp cấp nước cho cây củng được giải quyết bằng cách truyền thống,
Với máy bơm và vòi xịt.

Song khi vào vườn mình thấy 1 điều lạ,
Có chậu 1 cục gạch, chậu 2 cục gạch....

Sau cùng hỏi ra mới hay.
Người tưới là người làm, họ không biết cây nào cần tưới ngày nào.
Nên chủ vườn để gạch vào gốc cây.
Căn theo đó mà người tưới biết được.
Với cây có 1 cục gạch thì cách 1 ngày thì tưới, tương tựa như thế cho các cây có
Các cục gạch khác nhau.

Từ đó mà mình nhận xét cá nhân rằng.
Với chúng ta, ai trồng cây củng đều tìm tòi để tăng hiểu biết giúp cây trồng.
Và với kinh nghiệm của mỗi cá nhân, có thể nói khi nhìn cây họ sẽ dựa vào đó
Mà có cách ứng xử phù hợp cho cây trồng của mình, sao cho tối ưu nhất đối với họ.

Tuy nhiên không phải ai củng làm tốt việc trên.
Ví dụ nhuu người làm vườn kia,
Nếu tay đó củng có thể thì chủ vườn nọ không phải mất công để từng viên gạch đánh dấu như trên.

Cho nên, việc thuê người thì có thể,
Xong kỹ thuật và kinh nghiệm của từng người khác nhau.
Nên việc giao phó những đứa con cưng như thế có hoàn toàn yên tâm chăng?

Chưa kể cây với rất nhiều dòng, cần chăm sóc khác nhau....
Thì mới hiệu quả tối ưu.

Giả sử ai chưa trồng đổ quyên, mặc dù có thể rất mát tay,
Trồng gì sống đó chẳng hạn, nhưng mó tay vào nó có thể phải vật lộn với nó một lần.
Hoặc có thể thì vẫn lên, vẫn xanh, nhưng có thể thành bonsai không thì là chuyện khác.

Hay như các giống thông, tùng với chất trồng sạn, sỏi... khác hẳn các cây lá bản dùng đất trồng truyền thống như ở vườn.
Nếu ai chưa từng trồng bằng đá, bằng sỏi thì sao?

Chưa kể nhiều người làm vườn cứ nghỉ tôi mát tay,
Trồng cây nào củng lên, nhưng chưa hề trồng bằng sạn bằng sỏi.
Rồi họ củng có cùng suy nghỉ,
Ối, nó củng như trồng bằng đất, liệu có ổn không,
Hay là ta đang giao các đứa con vào chổ nguy hiểm.

Cho nên, việc tìm ra giải pháp vừa an toàn, vừa thuận tiện cho công việc chính của chúng ta
Mà cây cối vẫn phát, vẫn xanh thì thiệt là tốt còn gì bằng.
 

GioNui

Moderator
Các anh ở bên kia bờ đại dương đã từng ghé thăm khu vườn của anh Boon này,
có thể cho biết hệ thống tưới nó vận hành như thế nào không ạ?





Posted on Valavanis Bonsai blog
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn GioNui đã hỏi về hệ thống tưới ờ vườn của Boon.

Mình thì chưa tới vườn này, thế nhưng nhìn là biết ngay cái hệ thống này.
Mọi nhà vườn gần như họ đều có hệ thống này cho một số cây nào đó.

Hệ thống này rất đơn giản,khồng hề có máy móc gì cả.
Nó chỉ là cắm những ống dẫn nước cỡ chiếc đũa ăn cơm vào ống nước chính.
Đầu ra của chiếc đũa ăn cơm có nhiều dạng : nhỏ giọt, phun sương, phun tia.
(thường thì nếu không dùng timer hẹn giờ, họ dùng đầu ra kiểu nhỏ giọt và
nước thì mở van 24/24).

Dĩ nhiên chiếc ống nước chính cũng là một loại plastic dẻo đặc biệt.
Để mình ra sau vườn chụp hình chi tiết cho các bạn dễ tưởng tượng.
Bởi thực sự thì nó quá đơn giản đến mức không ngờ (họ áp dụng việc:
áp suất cao sẽ ép chỗ cắm vòi ống dẫn phụ trên thành của ống dẫn
chính. Thành thử nước không hề bị rò rỉ ở chỗ cắm!).

Chờ chút.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Thoạt là một ống cái.
Đây là loại ống plastic mềm dẻo, đường kính khoảng 15-17 mm.
Thành ống chỉ dày khoảng 1 mm, nhưng vẫn chịu đựng được áp suất
nước khá cao (ở nhà dân, khoảng 30-50 psi).




Ống mềm dẻo nên gập lại rất dễ.



Để gắn ống cái này vào răng của vòi nước, họ bán sẵn một đầu rời.
Chỉ việc đẩy chốt khóa của đầu rời lên, đút ống nhựa vào và đâ3y chốt khóa xuống
là xong.







Sau đó vặn ống cái vào vòi nước của nhà.




Bạn chuyển ống cái đi khắp vườn.
Từ ống cái, muốn đưa nước vào chậu cây nào thì bạn bấm lỗ trên ống cái.

Đồ bấm lỗ (y hệt cái bấm lỗ dây thắt lưng).







(còn tiếp)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Bạn thấy lỗ bấm hơi toe toét, nhưng thực sự phần mỏng ở mép lỗ sẽ được áp lực nước đẩy
sát vào vòi nhựa cắm vào đó (không dùng keo gì hết!).





Từ vòi nhựa chuyển ra (có thể đầu đơn hay đôi) , bạn dùng ống nhỏ (dk 4-5mm) dẫn
tới chậu cây.






Họ bán vài chục loại vòi phun cho đầu ra (gắn vào chậu cây) : thứ nhỏ giọt, thứ phun sương,
thứ tia màng mỏng...










Trên bao mỗi loại béc phun đều có hình vẽ chỉ dẫn cách ráp đặt.
Tùy chậu lớn nhỏ, tùy loại béc phun, bạn muốn đắt mấy ống dẫn vào mấy chậu thì đặt.

(hết phim!)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn lưu ý khì ráp hệ thống nước tưới như trên.
Áp lực nước từ ống chính của nhà (thường cỡ ống 25mm), chuyển sang
ống dẫn chính mới ráp chỉ cỡ 15 mm là áp suất lên thành ống đã lên một chút.
Rối từ ống chính này chuyển sang ống 5 mm, áp suất lại tăng thêm.

Bởi vậy, sức phun của đầu béc sẽ há mạnh hoặc rất nhuyễn.

Nếu dùng đầu béc nhỏ giọt, lượng nước xài sẽ rất nhỏ (thí dụ cho 20 chậu )
cho nên bạn cần khóa bớt nước ở ống chính từ nhà (mở 1/2 vòng là đủ).
Có khi, cho 20 chậu, mà cần tưới nhỏ giọt thì 'đồng hồ nước ' chả chạy nổi ?
 

GioNui

Moderator
Ở Sài Gòn, gần như mọi phụ kiện của hệ thống trên như chú Hưng mô tả đều có.
Có thể các đầu ra của béc phun không đa dạng như bên đó thôi.

Cháu cũng đã mày mò làm thử một khung như khu vườn của Boon,
nói chung là không có khó khăn gì.

Một khung dễ ẹc!

Nhưng 3 khung thì hơi khác chút vì áp lực nước không đủ.
10 khung thì cho dù tăng máy bơm lên tối đa vẫn không thể tưới hết
một lúc vì nước không đủ, lại nảy sinh vấn đề khác nữa: chia khu vực tưới theo giờ.

Với dự định như của Hinoki, trình độ của hắn dư sức làm cái hệ thống trên,
nhưng vẫn phải có người kiểm tra hàng ngày. Tức là thay vì đến giờ cầm cái vòi
xịt tứ tung thì cũng phải đi lòng vòng dòm xem các vòi nước chảy để điều chỉnh kịp lúc.

Và cái chuyện đi lòng vòng xem đó để quyết định vấn đề quan trọng: tưới nhiều/ít hay ngưng tưới.

Vậy thường thì ai sẽ làm chuyện đó chú Hưng? người làm, đám học trò hay đích thân ông chủ?

Chuyện phối hợp giữa người và hệ thống tự động được giải quyết như thế nào?
 

tuananhpc

Thành viên
Ở Sài Gòn, gần như mọi phụ kiện của hệ thống trên như chú Hưng mô tả đều có.
Có thể các đầu ra của béc phun không đa dạng như bên đó thôi.

Cháu cũng đã mày mò làm thử một khung như khu vườn của Boon,
nói chung là không có khó khăn gì.

Một khung dễ ẹc!

Nhưng 3 khung thì hơi khác chút vì áp lực nước không đủ.
10 khung thì cho dù tăng máy bơm lên tối đa vẫn không thể tưới hết
một lúc vì nước không đủ, lại nảy sinh vấn đề khác nữa: chia khu vực tưới theo giờ.

Với dự định như của Hinoki, trình độ của hắn dư sức làm cái hệ thống trên,
nhưng vẫn phải có người kiểm tra hàng ngày. Tức là thay vì đến giờ cầm cái vòi
xịt tứ tung thì cũng phải đi lòng vòng dòm xem các vòi nước chảy để điều chỉnh kịp lúc.

Và cái chuyện đi lòng vòng xem đó để quyết định vấn đề quan trọng: tưới nhiều/ít hay ngưng tưới.

Vậy thường thì ai sẽ làm chuyện đó chú Hưng? người làm, đám học trò hay đích thân ông chủ?

Chuyện phối hợp giữa người và hệ thống tự động được giải quyết như thế nào?
Vấn đề áp lực nước thì càng nhiều vòng thì các vòng sau sẽ càng yếu, để khắc phục tình trạng này a có thể áp dụng môn học "cung cấp nước và hệ thống thủy lực", nhưng để đơn giản hóa lắp hệ thống mạch vòng, với các khung ở xa nguồn a lắp thêm 1 đường ống nước trực tiếp để tăng áp lực nước, như vậy e đoán a cần nhiều lắm là 3 nguồn cung cấp nước là đủ cho hệ thống 10 khung
 
Top