hqvuhototbung
Phần 2: Lý thuyết thiết kế với vài quy luật ứng dụng vào việc vẽ dáng Bonsai
Trong khi chờ đợi các bạn thực tập việc chấm chấm để đồ họa nguyên bản từ bản in hình chụp cây phôi (tạo bản vẽ nguyên dạng), mình trình bày tiếp đây một vài chuyện lý thuyết chúng ta nên biết.
Từ những lý thuyết do hàng ngàn người nhận xét, đúc kết và ghi lại chuyện mà chúng ta gọi là quy luật thiên nhiên, chúng ta lại đi ngược trở lại là dùng mớ lý thuyết đó áp dụng vào nét vẽ để đưa hình chúng ta vẽ thành giống cái cây thật.
Nói tổng quát vậy chắc các bạn hơi khó hiểu. Mình trình bày kỹ hơn dưới đây từng lý thuyết một.
Mời các bạn theo dõi và góp ý.
1. Luật phối cảnh và không gian 3 chiều
Bởi vì Bonsai là môn nghệ thuật thiên nhiên, thế nên nếu phân tích nét mỹ thuật của một tác phẩm thì đúng sách nhất là nên đứng ngắm một tác phẩm thật. Chứ còn chụp một cái hình đưa lên rồi bình thì e có phần chưa chính xác. Ấy là mình nói chuyện người chụp đã dư kinh nghiệm và trình độ để chụp lại hình ảnh tác phẩm ở góc độ tuyệt vời nhất và nguồn sáng hợp lý nhất để thấy nổi lên điều đặc sắc nhất trong tác phẩm.
Sở dĩ ý kiến cá nhân mình nói là: có phần thiếu sót chình vì hình ảnh tác phẩm trên giấy chỉ là hình ảnh không gian 2 chiều ( cao thấp, dài rộng). Đó là lý do tại sao người ta vẫn nói là thiết kế tác phẩm Bonsai ở không gian 3 chiều (cao thấp, dài rộng, gần xa hay như chúng ta thường gọi là chiều sâu), nhưng là để ngắm ở không gian 2 chiều (như hình cây trên giấy).
Điều đó có nghĩa là: mặc dù một phần tử nào của cây (thí dụ cái cành phía sau thân) chả xa mắt chúng ta là bao, nhưng nó vẫn là xa hơn cái thân (trước nó) thành thử chúng ta phải thiết kế "ăn gian" làm sao đó cho người xem thấy "cái cành hậu" đó nó chuồi sâu ra đàng xa. Làm được như thế, người xem mới thấy cái cây nó có chiều sâu, tức là một khối không gian 3 chiều.
Như vậy, muốn "ăn gian " để tạo được chuyện đó, chúng ta cần nắm vài chuyện của luật phối cảnh rồi vận dụng đưa chúng vào bản vẽ là xong.
Để đỡ nhàm chán và đỡ mất thì giờ, bởi vì những chuyện về luật phối cảnh vốn đã từng được trình bày ở vài chủ đề trong Diễn Đàn này ( Lý thuyết Rừng Bonsai, Phong cách thiên nhiên...) cho nên ở đây mình sẽ lược bỏ phần giải thích và chỉ nêu lại tên một vài qui luật. Ngay sau đó, chúng ta sẽ đem áp dụng vào bản vẽ (cách vẽ) để xem kết quả thế nào.
Nếu nói so sánh cho vui, dễ hiểu thì chúng ta có thể nói như vầy.
Qua kinh nghiệm sống, người ta quan sát và nghiệm ra rằng: ai có nốt ruồi ở khóe miệng thì thường là người ham ăn (chỉ là thí dụ). Vậy bạn vẽ gương mặt một thiếu nữ mà muốn cho mọi người ngắm hình biết: cô này ham ăn lắm. Thì đơn giản chỉ cần điểm cái nốt ruồi cạnh khóe miệng bức hình là xong. Khỏi phải đứng cạnh bức hình rêu rao giải thích làm gì.
Điều nói ở trên cũng vậy, nếu trong luật phối cảnh người ta đã nói: vật càng xa thì càng nhỏ dần. Vậy nếu cái cây có vòm lá nho nhỏ lộ ra ở gần đường chân trời là ta biết hậu diện ở tuốt xa phía sau.
---------------------
Định nghĩa phép vẽ phối cảnh :
Danh từ Perspective được chúng ta gọi là Phối cảnh, thực sự gồm 2 nghĩa. Một nghĩa là quan điểm hay góc nhìn của một người tới sự việc, đồ vật. Một nghĩa là phép vẽ vật thể hình khối (ba chiều: ngang dọc, cao thấp , xa gần) trên một mặt phẳng (miếng giấy) vốn chỉ có 2 chiều (ngang dọc, cao thấp) sao cho lộ ra được sự xa gần.
Đồng thời, cũng là vẽ sao cho thấy được mối liên hệ của món đó với những thứ chung quanh. Tỉ như một nhóm cây (rừng) thì nhìn vào là biết cây nào gần cây nào xa.
Các bạn đọc thêm tại đây: Phối cảnh
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phối_cảnh
và xem hình tại đây : perspective drawing
https://www.google.com/search?q=perspective+drawing&biw
Vào hồi nào tới giờ thì phép vẽ phối cảnh được chỉ dạy trong trường lớp để thực hiện các hình vẽ kỹ thuật, kiến trúc, khoa học như thế này :
Thế nhưng chúng ta chơi cây, vẽ cái cây mà bảo ngồi học mấy thứ kiểu như trên mới vẽ được thì thôi nghỉ vẽ, nghỉ chơi cho rồi.
Bởi vì phép tắc chính của quy tắc vẽ phối cảnh là dựa trên các đường nét (linear):
-các đường thẳng đứng và ngang song song thì lúc nào cũng song song. chỉ khác nhau về khoảng cách giữa chúng. Càng xa càng xít rịt.
-các đường nét khác của vật thể thì tụ về một điểm cuối chân trời (tụ điểm hay mình gọi là điểm biến mất- Vanishing Point).
Đó là nhận xét của con người ta khi nhìn cái đường rầy với mấy cái cột điện cùng với những thanh gỗ ngang đặt dưới đường rầy xe lửa.
Đến đây thì mình nghĩ là các bạn đã thấy kiểu vẽ phối cảnh là gì.
Nếu vậy, khi chúng ta áp dụng cho việc vẽ cây mà chỉ dùng không gian 3 chiều (tức là có áp dụng luật phối cảnh một chút) cho cả hai trường hợp: nhóm cây (rừng) và một cây.
Chúng ta nên để thêm một chiều nữa. Và bạn nào "đưa" được chiều này vào bản vẽ cái cây nhiều chừng nào thì tác phẩm dễ có nét đặc sắc chừng nấy.
Đố bạn biết: đó là chiều gì đặc biệt cho phép vẽ dáng cây bonsai ?
(chuyện này là do mình chế ra, chứ thực sự thì chả chính xác lắm)
Phần 2: Lý thuyết thiết kế với vài quy luật ứng dụng vào việc vẽ dáng Bonsai
Trong khi chờ đợi các bạn thực tập việc chấm chấm để đồ họa nguyên bản từ bản in hình chụp cây phôi (tạo bản vẽ nguyên dạng), mình trình bày tiếp đây một vài chuyện lý thuyết chúng ta nên biết.
Từ những lý thuyết do hàng ngàn người nhận xét, đúc kết và ghi lại chuyện mà chúng ta gọi là quy luật thiên nhiên, chúng ta lại đi ngược trở lại là dùng mớ lý thuyết đó áp dụng vào nét vẽ để đưa hình chúng ta vẽ thành giống cái cây thật.
Nói tổng quát vậy chắc các bạn hơi khó hiểu. Mình trình bày kỹ hơn dưới đây từng lý thuyết một.
Mời các bạn theo dõi và góp ý.
1. Luật phối cảnh và không gian 3 chiều
Bởi vì Bonsai là môn nghệ thuật thiên nhiên, thế nên nếu phân tích nét mỹ thuật của một tác phẩm thì đúng sách nhất là nên đứng ngắm một tác phẩm thật. Chứ còn chụp một cái hình đưa lên rồi bình thì e có phần chưa chính xác. Ấy là mình nói chuyện người chụp đã dư kinh nghiệm và trình độ để chụp lại hình ảnh tác phẩm ở góc độ tuyệt vời nhất và nguồn sáng hợp lý nhất để thấy nổi lên điều đặc sắc nhất trong tác phẩm.
Sở dĩ ý kiến cá nhân mình nói là: có phần thiếu sót chình vì hình ảnh tác phẩm trên giấy chỉ là hình ảnh không gian 2 chiều ( cao thấp, dài rộng). Đó là lý do tại sao người ta vẫn nói là thiết kế tác phẩm Bonsai ở không gian 3 chiều (cao thấp, dài rộng, gần xa hay như chúng ta thường gọi là chiều sâu), nhưng là để ngắm ở không gian 2 chiều (như hình cây trên giấy).
Điều đó có nghĩa là: mặc dù một phần tử nào của cây (thí dụ cái cành phía sau thân) chả xa mắt chúng ta là bao, nhưng nó vẫn là xa hơn cái thân (trước nó) thành thử chúng ta phải thiết kế "ăn gian" làm sao đó cho người xem thấy "cái cành hậu" đó nó chuồi sâu ra đàng xa. Làm được như thế, người xem mới thấy cái cây nó có chiều sâu, tức là một khối không gian 3 chiều.
Như vậy, muốn "ăn gian " để tạo được chuyện đó, chúng ta cần nắm vài chuyện của luật phối cảnh rồi vận dụng đưa chúng vào bản vẽ là xong.
Để đỡ nhàm chán và đỡ mất thì giờ, bởi vì những chuyện về luật phối cảnh vốn đã từng được trình bày ở vài chủ đề trong Diễn Đàn này ( Lý thuyết Rừng Bonsai, Phong cách thiên nhiên...) cho nên ở đây mình sẽ lược bỏ phần giải thích và chỉ nêu lại tên một vài qui luật. Ngay sau đó, chúng ta sẽ đem áp dụng vào bản vẽ (cách vẽ) để xem kết quả thế nào.
Nếu nói so sánh cho vui, dễ hiểu thì chúng ta có thể nói như vầy.
Qua kinh nghiệm sống, người ta quan sát và nghiệm ra rằng: ai có nốt ruồi ở khóe miệng thì thường là người ham ăn (chỉ là thí dụ). Vậy bạn vẽ gương mặt một thiếu nữ mà muốn cho mọi người ngắm hình biết: cô này ham ăn lắm. Thì đơn giản chỉ cần điểm cái nốt ruồi cạnh khóe miệng bức hình là xong. Khỏi phải đứng cạnh bức hình rêu rao giải thích làm gì.
Điều nói ở trên cũng vậy, nếu trong luật phối cảnh người ta đã nói: vật càng xa thì càng nhỏ dần. Vậy nếu cái cây có vòm lá nho nhỏ lộ ra ở gần đường chân trời là ta biết hậu diện ở tuốt xa phía sau.
---------------------
Định nghĩa phép vẽ phối cảnh :
Danh từ Perspective được chúng ta gọi là Phối cảnh, thực sự gồm 2 nghĩa. Một nghĩa là quan điểm hay góc nhìn của một người tới sự việc, đồ vật. Một nghĩa là phép vẽ vật thể hình khối (ba chiều: ngang dọc, cao thấp , xa gần) trên một mặt phẳng (miếng giấy) vốn chỉ có 2 chiều (ngang dọc, cao thấp) sao cho lộ ra được sự xa gần.
Đồng thời, cũng là vẽ sao cho thấy được mối liên hệ của món đó với những thứ chung quanh. Tỉ như một nhóm cây (rừng) thì nhìn vào là biết cây nào gần cây nào xa.
Các bạn đọc thêm tại đây: Phối cảnh
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phối_cảnh
và xem hình tại đây : perspective drawing
https://www.google.com/search?q=perspective+drawing&biw
Vào hồi nào tới giờ thì phép vẽ phối cảnh được chỉ dạy trong trường lớp để thực hiện các hình vẽ kỹ thuật, kiến trúc, khoa học như thế này :




Thế nhưng chúng ta chơi cây, vẽ cái cây mà bảo ngồi học mấy thứ kiểu như trên mới vẽ được thì thôi nghỉ vẽ, nghỉ chơi cho rồi.
Bởi vì phép tắc chính của quy tắc vẽ phối cảnh là dựa trên các đường nét (linear):
-các đường thẳng đứng và ngang song song thì lúc nào cũng song song. chỉ khác nhau về khoảng cách giữa chúng. Càng xa càng xít rịt.
-các đường nét khác của vật thể thì tụ về một điểm cuối chân trời (tụ điểm hay mình gọi là điểm biến mất- Vanishing Point).
Đó là nhận xét của con người ta khi nhìn cái đường rầy với mấy cái cột điện cùng với những thanh gỗ ngang đặt dưới đường rầy xe lửa.


Đến đây thì mình nghĩ là các bạn đã thấy kiểu vẽ phối cảnh là gì.
Nếu vậy, khi chúng ta áp dụng cho việc vẽ cây mà chỉ dùng không gian 3 chiều (tức là có áp dụng luật phối cảnh một chút) cho cả hai trường hợp: nhóm cây (rừng) và một cây.
Chúng ta nên để thêm một chiều nữa. Và bạn nào "đưa" được chiều này vào bản vẽ cái cây nhiều chừng nào thì tác phẩm dễ có nét đặc sắc chừng nấy.
Đố bạn biết: đó là chiều gì đặc biệt cho phép vẽ dáng cây bonsai ?
(chuyện này là do mình chế ra, chứ thực sự thì chả chính xác lắm)