Sống vui từng ngày

thanhtrucsg

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Re: Sống vui từng ngày

Nhà chú nhiều Lan thiệt. Hoa nào cũng đẹp vì con cũng chẳng biết tí tẹo nào về Hoa Lan hjhj.
Giờ phiền chú thêm một xíu nữa là vấn đề tôi trong bể muối. Tôi bằng bể muối có gia nhiệt lớn cộng thêm nhiệt độ cao như vậy con thấy hình như người ta làm nguội bằng dầu.
Vậy chú cho con hỏi dầu đó là dầu gì? Nhiệt độ bể muối là bao nhiêu? Sau khi tôi cần ram lại ở nhiệt độ bao nhiêu? Thời gian ram bao lâu để cứng tầm 55hrc? Nếu có chút lưu ý nào khi sử dụng với thép đen( thép cacbon) thì chú chỉ giúp con nha!
Cái vụ này hơi tốn kém nhưng mà con thấy chất lượng khá tốt lại dễ làm.
Câu trả lời sẽ là quá dài và quá khó cho người được trả lời!

Em hãy tìm đọc thật kỹ giáo trình Nhiệt luyện kim loại và Vật liệu (kim loại) học cho tới khi nào hiểu được thế nào là cấu tạo (tổ chức) của thép và các biến đổi qua lại giữa các cấu tạo (tổ chức) ấy rồi hãy tìm đến các phương pháp. Hy vọng là em đã được trang bị đủ "kiến thức nền" trước khi bắt đầu ...

Chất lỏng dùng để tôi có mục đích làm giảm nhiệt nhanh theo tốc độ yêu cầu để chuyển hóa đầy đủ từ cấu tạo (tổ chức) a sang cấu tạo (tổ chức) b trên bề dày tính toán của bề mặt chi tiết, không tạo ra lớp "màng khí" ngăn cách với bề mặt cần tôi (sẽ tạo ra việc thoát nhiệt không đều trên bề mặt chi tiết ---> cấu tạo không đồng nhất trên toàn bề mặt ---> độ cứng không đều ...), đồng thời không "bùng cháy" khi nhúng chi tiết tôi vào...

Trước mắt hãy áp dụng phương pháp truyền thống đối với dao, kéo thủ công và "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng" trước khi mua sắm thiết bị để sử dụng. Cũng nên đem sản phẩm đến một công ty chuyên về nhiệt luyện để được họ tư vấn chọn phương pháp/giá thành ... tốt nhất.

Hy vọng bạn nào có chuyên môn về nhiệt luyện xem thấy và bỏ thời gian giúp em!
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Độ cứng của kim loại phụ thuộc nhiệt độ, áp suất và thành phần hỗn hợp kim loại (phase)
Ku Hải muốn học về vật liệu coi bộ hơi căng, kiến thức sâu lắm, nhưng không phải không nhai nổi khi mình chịu cày.
Ngoài mấy môn anh thanhtrucsg đề cập thì còn 1 môn rất quan trọng đó là Giản đồ pha. Học môn này xong sẽ hiểu vì sao thợ rèn nung đỏ thép xong nhúng nước làm nguội cái xèo
Dạo này không hứng thú viết bài nhưng đang mê cái kéo của ku Hải nên gợi ý em vài dòng.
Cám ơn anh thanhtrucsg cho viết ké :)
 

thienhai

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Sống vui từng ngày

Độ cứng của kim loại phụ thuộc nhiệt độ, áp suất và thành phần hỗn hợp kim loại (phase)
Ku Hải muốn học về vật liệu coi bộ hơi căng, kiến thức sâu lắm, nhưng không phải không nhai nổi khi mình chịu cày.
Ngoài mấy môn anh thanhtrucsg đề cập thì còn 1 môn rất quan trọng đó là Giản đồ pha. Học môn này xong sẽ hiểu vì sao thợ rèn nung đỏ thép xong nhúng nước làm nguội cái xèo
Dạo này không hứng thú viết bài nhưng đang mê cái kéo của ku Hải nên gợi ý em vài dòng.
Cám ơn anh thanhtrucsg cho viết ké :)
Em cũng chỉ là học hỏi chút chút thôi chứ cũng không dám ôm sô nhiều. Còn cái vụ nung rồi nhúng chú thanhtrucsg có chỉ em. Em cũng xài đồng hồ đo nhiệt đo thử nhiệt độ với thang màu. Làm để xài chơi chơi thì ok. Rốt cuộc cũng phải mua kéo Nhật về xài thử cho biết hjhj. Chứ làm mà tệ quá cũng ngại lắm.
Hình thức thì cũng khá khá lắm rồi.
Chỉ cây này thôi ông bạn ở xưởng gỗ thuê xe tải chở 6 cái ba lết gỗ thông dài 2m vô tận nhà em.
Anh xem:
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Hình thức khá lắm Hải ah. Khi nào nắm được tay nghề, anh sẽ nhập phôi thép xịn về làm chơi cho đáng cây kéo luôn
(Mài không mang kéo lên cho anh được thì cho địa chỉ anh mò xuống, hết kéo xài rồi)
==================================
Muốn xài nhiệt độ chuẩn thì phải coi % thành phần thép, có điểm cân bằng theo nhiệt độ thì lúc đó nung và đo nhiệt rồi hạ nhiệt nó mới chuẩn.
Mà thôi dài dòng lắm, tự tìm tài liệu đọc đi :D
 

thanhtrucsg

Thành viên
....
Cám ơn anh thanhtrucsg cho viết ké :)
Hì hì, nhà cửa tuềnh toàng quá nên cũng ngại, các bạn ghé thăm là quý hóa lắm rồi, vừa cảm thấy đỡ trống vắng, vừa cảm thấy mình còn có chút gì đóng góp với diễn đàn cho nó sòng phẳng, có qua có lại với các bạn khác! Anh cũng rất sẵn sàng trao đổi những vấn đề mà mình có chút hiểu biết khi không quá lu bu công việc mưu sinh. Chơi trong diễn đàn này mà không có vài cây gốc to bằng cổ chân coi được thì có nói bao nhiêu điều hơp lý cũng chả mấy ai tin ....!

Điều khó nhất khi tham gia sinh hoạt trong các diễn đàn công cộng là không được để cho những bài viết, comment của mình làm cho người đọc vô tình cảm thấy "cuộc sống tồi tệ hơn" ....

Hôm trước anh post bài về độ chua của đất là có ý nhắc khéo Hinoki về dự án trồng thông với mấy cái chậu đất nung bằng cao lanh màu trắng để dè chừng nó "nhả" Canxi theo thời gian thì hỏng bét đấy.

Với bạn @thienhai thì phải hiểu rằng mùa táo thì táo rụng khắp vườn nhưng "Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống “bịch” một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông suy nghĩ miên man..." và chỉ ông mà thôi....

Còn xuất phát của bonsai là từ Châu Á hàng ngàn năm trước, cho nên câu chuyện của ông Andy chả mấy ảnh hưởng gì đến môn chơi lâu đời này, càng không ảnh hưởng đến hàng tỷ "nông dân" mù tịt ngoại ngữ, không có internet khắp nới trên thế giới (tỉ như Tây Tạng, Bắc Triều Tiên ...) vẫn chơi cây "bonsai" trông chả "tệ" chút nào...

Nhà chú nhiều Lan thiệt. Hoa nào cũng đẹp vì con cũng chẳng biết tí tẹo nào về Hoa Lan hjhj.
....
Anh trồng được mấy cây lan này thì cũng phải học chỗ Thầy Tịch một khóa + mua sách đọc + hơn chục năm "loay hoay" đến giờ mới tạm gọi là không làm chết cây thôi, còn trồng ĐQ thì cũng mới tròm trèm được 1 năm, chưa thể phát biểu điều gì ngoài chuyện giâm cành sống kha khá!

 

dungvan

Moderator
.......... Hiện anh giâm cành ĐQ gần như sống 100% rồi.
==================================
Cũng có thể là có khó có dễ như Vinh nhận xét. Riêng anh thì phát hiện ra điều bí mật ảnh hưởng đến thành công khi giâm cành là giá thể chứ không phải là trùm nilong đâu nhé!

Phải trộn và ủ sao cho giá thể có tác dụng làm cành giâm "lên da non" mà không gây nhiễm trùng ...


Rễ tơ thì nổi lên phía trên với chất trồng "ngũ hành tương sinh":

Em thấy anh tiến rất nhanh với Đỗ Quyên.

Mong anh nói cụ thể hơn về những vấn đề em tô đậm màu xanh ở trên với ạ.
Cảm ơn anh.
 

thanhtrucsg

Thành viên
Em thấy anh tiến rất nhanh với Đỗ Quyên.

Mong anh nói cụ thể hơn về những vấn đề em tô đậm màu xanh ở trên với ạ.
Cảm ơn anh.
Anh chỉ mới bắt đầu với "cây" thời gian rất ít, trước đó 100% không để ý gì ... Thành ra hiểu sao nói vậy chứ không phải là chân lý nhen!

1/. .......... Hiện anh giâm cành ĐQ gần như sống 100% rồi.:
Đúng là sau thời gian vì quá quan tâm nên a cũng áp dụng đầy đủ các hướng dẫn về giâm cành ĐQ như ngâm nước 48h, trùm bao nilong giảm thoát hơi nước, cắt vát cành giâm bằng dao ..., bỏ bớt lá, nụ.... thì thấy rằng tỷ lệ thất bại đạt 100% sau 2-3 tuần nhưng vẫn chưa biết "vứt đi" mà tiếp tục niềm hy vọng thêm cả tháng nữa!!!!!

Bây giờ thì a làm thế này:
- Không dùng kéo cắt mà cứ dùng tay "tước" cái cành ra, nhúng trực tiếp vào HCRR 0.1SL trong thời gian 2s rồi ghim vào chất trồng ...
- Thùng giâm không cần phải che bịt bùng gì cả, cứ để chỗ mát ẩm (ngay trong chỗ đang trồng cây) nhưng phải có tí nắng sáng dọi trực tiếp vào mấy cành giâm thì sẽ rất nhanh nảy chồi...
-


2/.

Phải trộn và ủ sao cho giá thể có tác dụng làm cành giâm "lên da non" mà không gây nhiễm trùng ...
- Thay vì phải trùm nilong giữ ẩm cấp phối thô sạch "chưa có mầm sống" như thông thường thì a trộn thêm 1 thìa cafe loại phân hữu cơ có Trichoderma, sau đó để hỗn hợp này ngay tại chỗ trồng cây, tưới chung với tưới cây và sẽ giâm cành vào đấy sau khoảng vài ngày ...
- Cụ thể a dùng cát hạt to lọc giếng khoan + ít trấu hầm nguyên hạt + ít mùn dừa đã ngâm vôi xả tanin và lignin thật kỹ + một nhúm vỏ thông, than củi vụn nhỏ và trichoderma để sát khuẩn...

3/. chất trồng "ngũ hành tương sinh":
- Trong số bài bị mất do sự cố dđ a đã viết về hỗn hợp ngũ hành tương sinh, mục đích là lưu ý đến những điều "còn chưa rõ" về loại chất mình đang sử dụng khi a V.Hưng đã viết chỉ cần dùng vài chất có thành phần hạt và độ giữ nước là đủ về các loại chất trồng như vô cơ thấm nước, vô cơ không thấm nước, hữu cơ... Thật ra thì a đã áp dụng nguyên tắc không bỏ tất cả trứng vào cùng 1 rổ, chia sẻ rủi ro đối với loại chất trồng mới sử dụng như diatomite, nham thạch, xỉ than .... Tức là dùng tính chất lý hóa của loại chất trồng này hỗ trợ, bổ sung cho tính chất lý hóa của chất trồng kia ... làm cho hỗn hợp vừa thoát nước tốt, vừa giữ ẩm tốt, vừa không "nhả" ra hoặc hút vào quá nhiều những hóa chất không biết trước...
 

dungvan

Moderator
Cảm ơn anh.

Trong 2 hình sau, em chỉ nhận dạng được vài loại vật liệu mà anh đã sử dụng

h1


h2


Em thấy có:

- Xỉ than (h1)
- Đất nung ( viên tròn)
- Than củi.
- Diatomite (màu trắng)
- Hình như có một ít nham thạch hạt nhỏ

- Còn loại vật liệu trông hình dạng như diatomite nhưng có màu vàng (h2) là gì vậy anh?

Mong anh nói cụ thể hơn về thành phần và tỉ lệ anh sử dụng ở hình trên.

Thêm nữa: Trong hỗn hợp giâm, anh có dùng thêm vỏ thông, nó có tác dụng gì không ạ? Có thể không cần dùng đến vỏ thông không? Anh ngâm mùn dừa trong nước vôi trong khoảng bao lâu vậy?
 

thanhtrucsg

Thành viên
Cảm ơn anh.

Trong 2 hình sau, em chỉ nhận dạng được vài loại vật liệu mà anh đã sử dụng

h1


h2


Em thấy có:

- Xỉ than (h1)
- Đất nung ( viên tròn)
- Than củi.
- Diatomite (màu trắng)
- Hình như có một ít nham thạch hạt nhỏ

- Còn loại vật liệu trông hình dạng như diatomite nhưng có màu vàng (h2) là gì vậy anh?

Mong anh nói cụ thể hơn về thành phần và tỉ lệ anh sử dụng ở hình trên.

Thêm nữa: Trong hỗn hợp giâm, anh có dùng thêm vỏ thông, nó có tác dụng gì không ạ? Có thể không cần dùng đến vỏ thông không? Anh ngâm mùn dừa trong nước vôi trong khoảng bao lâu vậy?
Hì hì, không cần phải "soi" kỹ vậy đâu, đó là "bệnh" của dân kỹ thuật như a chứ không phải dân kinh tế - xã hội ...

Hỗn hợp trong 2 hình trên là cùng 1 loại, hình 2 là lúc mới trên mặt chậu, h1 là đã cũ sau 1 năm phía dưới rễ cây.
Thành phần gồm: diatomite, than củi vụn, vỏ thông, xỉ than, dớn đen cọng và mùn dừa. Anh chưa có nham thạch, mấy viên đất nung lẫn vào là do anh dùng lại giá thể trồng lan. Hiện nay anh cũng đã thử đập nhỏ mấy viên đất nung ra để "tận dụng" vì nó rất nhẹ và sắc cạnh, thấy cũng ok.

Diatomite có màu sắc khác nhau do nhiệt độ nung khác nhau, anh mua chỗ anh Thạch nhiều lần nên mà cũng khác nhau. Theo anh biết hiện nay còn có màu khác nữa do nung ở nhiệt độ thấp hơn (không nên quá 400 độ C)...

Mùn dừa ngâm nước vôi 2 ngày (để lâu hơn cũng không sao), xả bỏ rửa sạch hoặc ngâm tiếp nước thường vài hôm, rồi đổ vào thùng lớn có lỗ đáy để ngay chỗ trồng cây, tưới chung với tưới cây để giữ ẩm (coi như ủ hoai tự nhiên...), khi nào dùng thì bốc 1 nắm bỏ vào trộn. Nếu khéo xài mùn dừa, bổ sung ít một theo thời gian thì rất hay: vừa giữ ẩm, vừa là dạng phân hữu cơ, vừa là nới ẩn náu của vi khuẩn... mà lại tự tiêu sau một thời gian ngắn ...

Vỏ thông rất rẻ và dễ mua, nên có trong nhà để dùng cho nhiều việc .... Trong vỏ thông có chất resin kháng khuẩn và có mùi thơm (nên có thể một số loài côn trùng sẽ tránh xa), vỏ thông giữ ẩm tốt mà không gây thối ...
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Hì hì, không cần phải "soi" kỹ vậy đâu, đó là "bệnh" của dân kỹ thuật như a chứ không phải dân kinh tế - xã hội ...

Hỗn hợp trong 2 hình trên là cùng 1 loại, hình 2 là lúc mới trên mặt chậu, h1 là đã cũ sau 1 năm phía dưới rễ cây.
Thành phần gồm: diatomite, than củi vụn, vỏ thông, xỉ than, dớn đen cọng và mùn dừa. Anh chưa có nham thạch, mấy viên đất nung lẫn vào là do anh dùng lại giá thể trồng lan. Hiện nay anh cũng đã thử đập nhỏ mấy viên đất nung ra để "tận dụng" vì nó rất nhẹ và sắc cạnh, thấy cũng ok.

Diatomite có màu sắc khác nhau do nhiệt độ nung khác nhau, anh mua chỗ anh Thạch nhiều lần nên mà cũng khác nhau. Theo anh biết hiện nay còn có màu khác nữa do nung ở nhiệt độ thấp hơn (không nên quá 400 độ C)...

Mùn dừa ngâm nước vôi 2 ngày (để lâu hơn cũng không sao), xả bỏ rửa sạch hoặc ngâm tiếp nước thường vài hôm, rồi đổ vào thùng lớn có lỗ đáy để ngay chỗ trồng cây, tưới chung với tưới cây để giữ ẩm (coi như ủ hoai tự nhiên...), khi nào dùng thì bốc 1 nắm bỏ vào trộn. Nếu khéo xài mùn dừa, bổ sung ít một theo thời gian thì rất hay: vừa giữ ẩm, vừa là dạng phân hữu cơ, vừa là nới ẩn náu của vi khuẩn... mà lại tự tiêu sau một thời gian ngắn ...

Vỏ thông rất rẻ và dễ mua, nên có trong nhà để dùng cho nhiều việc .... Trong vỏ thông có chất resin kháng khuẩn và có mùi thơm (nên có thể một số loài côn trùng sẽ tránh xa), vỏ thông giữ ẩm tốt mà không gây thối ...
+ Đợt đầu tiên Diatomite làm từ ĐƠN ĐẶT HÀNG Diatomite của vùng Lâm đồng ( rất nhẹ 1kg # 3 lít ) nhưng giá cao
+ Những đợt sau : của Phú yên, diatomite nặng hơn ,1 kg # 1,5 -2 lít
 

dungvan

Moderator
Hì hì, không cần phải "soi" kỹ vậy đâu, đó là "bệnh" của dân kỹ thuật như a chứ không phải dân kinh tế - xã hội ...


Vỏ thông rất rẻ và dễ mua, nên có trong nhà để dùng cho nhiều việc .... Trong vỏ thông có chất resin kháng khuẩn và có mùi thơm (nên có thể một số loài côn trùng sẽ tránh xa), vỏ thông giữ ẩm tốt mà không gây thối ...
Hi hi.
Em cũng là dân kỹ thuật nữa đấy chứ không chỉ là KT- XH. Ngay cả lĩnh vực Kinh tế của em cũng là Kinh tế kỹ thuật chứ không phải Kinh tế Xã hội hay Thương mại.
Chính vậy nên em cũng hay có thói quen "soi" :D, có lẽ ảnh hưởng của nghề nghiệp.

Kể với anh em một câu chuyện vui cho đỡ buồn ngủ:
Xưa em có lần lặn lội về một tỉnh xa để coi bói ( vì nghe thiên hạ đồn dữ quá), đến nơi xếp hàng chờ đợi mãi (vì quá đông) rồi cũng tới lượt. Vào xem, ông thầy bói hỏi em làm nghề gì?, em hỏi lại "nghề gì" là như thế nào? Ông ta bảo" thì là làm nghề Kinh tế hay Kỹ thuật". Em bảo em làm cả hai, chắc ông ta nghĩ em trêu ông ta nên trông ông ta có vẻ không vui với câu trả lời của em. Ông ta nói một số vấn đề nữa, và em cũng hỏi lại vài câu, cuối cùng ông ta bảo: " Thôi tôi không xem cho cậu nữa".
Em ra về vừa tủm tỉm cười vừa tiếc cái công mình. Từ đó em không đi xem nữa.

Trở lại với vấn đề chất trồng, em săm soi cũng vì muốn học hỏi và cũng vì em thắc mắc về mấy chữ " chất trồng ngũ hành tương sinh", tại trong đầu em cứ nghĩ "ngũ hành" là phải có các loại vật liệu đại diện cho ngũ hành cơ.
Vỏ thông có thể là trong đó thì dễ chứ ngoài này không dễ kiếm, hoặc có thể em chưa biết chỗ.
Em cũng có sử dụng vỏ thông cho Thông và Tùng nhưng vỏ thông là "hàng viện trợ" :D nên số lượng có hạn, không đủ xài cho các chủng cây khác, vì vậy em muốn biết tác dụng của nó trong hồn hợp anh sử dụng để tìm loại thay thế.

Anh có mấy loại ĐQ có màu rất đẹp.
Cảm ơn anh đã chia sẻ.
 

thanhtrucsg

Thành viên
Hi hi.
...

Trở lại với vấn đề chất trồng, em săm soi cũng vì muốn học hỏi và cũng vì em thắc mắc về mấy chữ " chất trồng ngũ hành tương sinh", tại trong đầu em cứ nghĩ "ngũ hành" là phải có các loại vật liệu đại diện cho ngũ hành cơ.
Vỏ thông có thể là trong đó thì dễ chứ ngoài này không dễ kiếm, hoặc có thể em chưa biết chỗ.
Em cũng có sử dụng vỏ thông cho Thông và Tùng nhưng vỏ thông là "hàng viện trợ" :D nên số lượng có hạn, không đủ xài cho các chủng cây khác, vì vậy em muốn biết tác dụng của nó trong hồn hợp anh sử dụng để tìm loại thay thế.

Anh có mấy loại ĐQ có màu rất đẹp.
Cảm ơn anh đã chia sẻ.
Vỏ thông rất dễ mua và rẻ so với tất cả các loại chất trồng khác, 1 bao to cỡ hơn 50 lít + tiền xe chỉ khoảng hơn 200k tí, mua của bạn caonguyen85 ở Đaklak ... là tha hồ dùng khoảng vài năm.
Chỉ bỏ 1 nhúm nhỏ vỏ thông đã cắt nhỏ xíu cỡ 1-2mm trong hỗn hợp giâm, không có chắc cũng không sao, thay bằng thỉnh thoảng mỗi tuần tưới cho ít nước có pha aspirin ..
 

GioNui

Moderator
Vỏ thông rất dễ mua và rẻ so với tất cả các loại chất trồng khác, 1 bao to cỡ hơn 50 lít + tiền xe chỉ khoảng hơn 200k tí, mua của bạn caonguyen85 ở Đaklak ... là tha hồ dùng khoảng vài năm.
Anh chụp hình cho xem vỏ Thông anh mua thế nào được không? Độ dày, mỏng của vỏ?

Chắc vỏ có từng miếng, về nhà mình tự băm?
 

thanhtrucsg

Thành viên
Anh chụp hình cho xem vỏ Thông anh mua thế nào được không? Độ dày, mỏng của vỏ?

Chắc vỏ có từng miếng, về nhà mình tự băm?
Về đến nhà thì trời tối thui rồi, chụp đại bằng flash cho các bạn có khái niệm trước, không thua gì vỏ redwood xay ở bển... Có nhiều loại, cuối tuần anh sẽ chụp chi tiết hơn và trao đổi thêm vài hỗn hợp anh thấy khá là phù hợp với điều kiện của cá nhân mình ..
 

thienhai

Thành viên tích cực
Có vỏ băm sẵn thì khỏe. Hôm trước con ngồi bẻ 20lít vỏ tràm vàng mất 5 buổi tối mà đại cả tay, ê cả lưng.
 

thanhtrucsg

Thành viên
Trả lời: Re: Sống vui từng ngày

Có vỏ băm sẵn thì khỏe. Hôm trước con ngồi bẻ 20lít vỏ tràm vàng mất 5 buổi tối mà đại cả tay, ê cả lưng.
Hai mươi lít vỏ cây thì đủ để trồng cả vài trăm cây ...
Nhưng mà @thienhai coi chừng vỏ cây "tràm" mà dùng để trồng cây thì cây nó không ưa đâu. Vỏ thông cấu tạo nhiều lớp như giấy xốp xếp chồng lên nhau, mềm và giữ ẩm ..

 
Top