Những thực nghiệm trong việc trồng mai vàng

toainguyen82

Thành viên
Mình đang làm gì đây ta?
Có lẽ lại tìm cách giúp người trồng mai, người chơi mai, người nghiên cứu mai bớt khổ.

Những đoạn phim, hình thực nghiệm dưới đây không nhằm mục đích thương mại, chỉ trích hay một mục đích nào khác mà chỉ nhằm giúp cho người chơi mai, người trồng mai có thêm chút thông tin, giải đáp một số vướn mắt còn tranh cãi trong lĩnh vực trồng mai bằng phương pháp thực nghiệm. Từ những thực nghiệm đó, tôi cũng không kết luận trên trường hợp đại trà mà chỉ xét trên mẫu thực nghiệm mà thôi.

Từ những nghiên cứu đó, tôi xẽ đề xuất những biện pháp xử lý khi gặp trường hợp tương tự đựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mình để có thể khắc phục hậu quả.

cám ơn mọi người.

Nguyễn Toại Nguyện

(do là phương pháp thực nghiệm thực tế trên cây mai, nên cần thời gian cho những lần thí nghiệm, mong các bạn thông cảm chờ trong thời gian sớm nhất. sẽ có cực kỳ nhiều thông tin bổ ích và thú vị phía sau. các bạn có yêu cầu hay vấn đề gì cần chứng minh bằng thực tế, vui lòng mail cho tôi theo địa chỉ : toainguyen82@yahoo.com . )
 

tambdbp

Thành viên
Tôi chưa có cang đảm để thực hiện đề tài này.
Bỡi vậy tôi thất bại hoài mong bạn hoàn thành nhanh nhất để được mở mang kiến thức.
 

hienvt

Thành viên tích cực
a đúng là tuổi trẻ tài cao biết cho đi những điều hay
hãy làm những gì mình chưa làm để có những gì mình chưa có phải không anh
chúc a thành công
 

toainguyen82

Thành viên
Có lẽ bài đầu tiên tôi xin được thí nghiệm về nước tưới.

Thật ra, các bạn thường nghe người ta (có tôi) thường khuyên rằng: "có vẽ cây của bạn thừa nước" hoặc tương tự như: "có thể cây của bạn bị úng nước?"...........

nhưng rất ít người biết quá trình cây úng nước ra sao. những biểu hiện trên lá của nó (chúng ta thường quan tâm đến thân và lá nhiều hơn là quan tâm đến phần không thấy là đất phía dưới lớp đất mặt). khoảng bao lâu thì cây bị tổn thương. những biểu hiện của nó trên rễ. cách nào để khắc phục hậu quả của cây bị úng nước. nói đúng hơn là khi cây đã bị úng nước nặng rồi thì làm sao chúng ta cứu nó? đó là những gì tôi muốn gửi gắm qua bài này. và mục đích cuối cùng là chúng ta biết những biểu hiện như thế của hiện tượng úng nước, trong tương lai sẽ giúp các bạn không bao giờ để cây bị úng nước vì bạn đã thấy quá rõ.

thí nghiệm:
dùng hai chậu mai nguyên liệu, cây to cở cổ tay, đang phát triển sung, rể đầy đủ, cây khỏe mạnh, chất trồng là trấu và sơ dừa (ít đất). giai đoạn thí nghiệm là đầu tháng 3 âm lịch.

Dùng một cái thao to và cao hơn cái chậu, cho một cây vào đó, dùng vòi nước bơm đầy nước vào thao và gốc cây, để ngoài nắng bình thường, hàng ngày kiểm tra đảm bảo lượng nước luôn đầy thao.
cây thứ 2 thì dùng một cái chậu cùng kích cở, dùng cát +xi măng + mẻ gạch ống bích đường thoát nước. cho ít cát biển vào để tránh hiện tượng tách lớp hồ vối thành chậu. cho cây vào. tưới nước cho ngập chậu, kiểm tra lổ thoát nước không rỉ. để cây ngoài nắng, hàng ngày tưới nước cho cây hai lần vào sáng và chiều đảm bảo chậu luôn luôn bị úng nước.

kết quả: .................

Hình ảnh thí nghiệm:









kết quả sau 6 ngày rễ cây bị ngập hoàng toàn trong nước.

lá vàng suất hiện sau 3 đến 4 ngày, tỷ lệ khoảng 7%.( cây đặt trong thau thì lá vàng chậm hơn và ít hơn (vì loãng hơn)). tuy nhiên, tất cả lá của hai cây bắt đầu xuất hiện hiện tượng lạ. các dịp lục mất dần từng chấm tròn nhỏ nhỏ trong lá. rất nhiều chấm tròn trong một cái lá (xem hình). nhưng những lá non thì chưa thây xuất hiện dấu hiệu bất thường ( vẫn bình thường nhìn từ bên ngoài). cây có vẽ vẫn còn tốt, chưa thấy suống sức nhìn từ trên. tuy nhiên, dưới gốc, nước chuyển sang màu hơi đen, có váng , nhưng rễ vẫn còn rất bình thường, vẫn tốt, thậm chí lông hút vẫn còn nguyên.

chắc cái đà này mất cả tháng hơn quá. tôi sẽ cập nhật vào trong này, mọi người chờ nhen.

(do máy chụp hình bị hư chưa biết tại sao nên chụp bằng điện thoại, hình mờ và xấu nữa, mong mọi người thông cảm)




sau 20 ngày:

Thật sự ngạc nhiên các bạn ạ. sau 20 ngày làm thí nghiệm cho cây mai bị úng rể, thế nhưng nó chẳng chết, mà cứ như vậy. sau mấy ngày đầu cây có triệu chứng vàng lá và nấm lá. nhưng từ ngày thứ 6 trở đi, cây gần như không vàng thêm lá nào, mà những cái lá bị chấm chấm vàng cũng giữ nguyên hiện trạng, thậm chí có vẻ còn bình phục chút chút. mặt chậu bây giờ đã xuất hiện rong xanh ( mảng rong nhờn nhờn màu xanh thường xuất hiện trong những chậu cá lâu ngày ít vệ sinh), rễ cây vẫn chưa thấy dấu hiệu bị thối đen. đọt non vẫn chưa xuất hiện. vậy là sao ta?

về nguyên tắc thực nghiệm chúng ta chỉ diễn tả đúng thực trạng hiện tại của cây để làm báo cáo. tuy nhiên, do đây là diễn đàn, nên tôi xin được nêu một ít chính kiến để chúng ta có thể trao đổi. có lẽ thời gian đầu ( sau 1 tuần) cây bị sốc do bị úng nước (dấu hiệu của hiện tượng bị sốc thường là vàng lá nhanh, hoa nở nhỏ, rụng nụ hoa, rụng lá) và bị yếu (nấm bệnh tấn công, cây chậm phát triển, đọt non không phát triển). nhưng sau thời gian úng nước, cây có vẻ thích ứng. (cái này chưa đảm bảo, cây có thể thích ứng lâu hay không trong điều kiện khó khăn). trong thực tế, tôi nghĩ khi bị úng nước, cây sẽ chết rất chậm (có thể mất vài tháng thậm chí cả năm)( cái này chờ kết quả mới biết mất bao lâu). nhưng thực tế, một số cây bị úng nước tôi từng chứng kiến suy kiệt rất nhanh, hệ rễ bị hư, vậy là do đâu? cái này theo tôi nghĩ, có thể do trong thực tế, khi cây bị úng nước, chúng ta chưa phát hiện, trong quá trình đó, chúng ta cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng biện pháp bón gốc ( có thể là NPK hoặc bánh dầu), dù là chất gì đi nữa, thì tôi nghĩ cây bị úng hư nhanh là do những chất ấy (cái này muốn chính xác vẫn phải thực nghiệm nhen mấy bạn).

và đây là hình ảnh của hai cây mai sau 20 ngày:




còn tiếp

Hôm nay, ngày 15/7 Al.
Như vậy là đã sau 4 tháng 15 ngày chậu cây ngập hoàn toàn trong nước. đố ai biết hiện giờ nó sống hay chết, và như thế nào?

Thật ngạt nhiên, sức sống của cây mai đúng là mảnh liệt, tạo hóa thật phi thường, mình thường nghĩ cây mai là cây nhiệt đới, nó không thể sống khi rễ cây ngập hoàn toàn trong nước, nhưng lạ kỳ thay, cây vẫn sống tốt, thậm chí còn tốt hơn thời mới làm thí nghiệm. vậy điều gì đang diễn ra? lá hoàn toàn sách bệnh, không thấy nấm bệnh tấn công, vẫn thấy nhiều rễ màu hồng nhạt, tuy nhiên rỡ tơ làm nhiệm vụ hút nước thì bị đen hoàn toàn. có phải cây đã thích nghi? không cần rễ tơ mà hút trực tiếp nhờ cơ chế thẩm thấu qua da rể non? thậm chí, nụ đang hình thành, rất đúng ngày giờ, còn nhỏ, nhưng kít.

Khó hiểu quá nhỉ?

Hình sau 4 tháng 15 ngày
(chờ hình sau nhé)
Nguyễn Toại Nguyện
 

HoangTran

Thành viên mới
Hai cây Mai của bác không lớn nhưng tấm lòng của bác thì rất lớn, xin cảm ơn tất cả những người đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình cho mọi người.
 

TTK

Thành viên
Quá hay, phải theo sát bài này mới được, cảm ơn toại nguyện đã và đang hướng dẫn cho các anh em bằng phương pháp quá hay;)
 

ducly

Thành viên mới
Chắc cũng hết tháng 3 mới có kết quả
Rất cảm ơn bác Toại NGuyện hy sinh 2 cây Mai để anh em diễn đàn rút kinh nghiệm.
 
Top