bonsaihainhon
Thành viên
NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ.
Mỗi năm mai đào nở
Vườn ông Thượng xôn xao
Bày bonsai kiểng cổ
Trên phố đông người xem
Những người muôn năm cũ
Hồn bây giờ ở đâu?.
(mượn thơ ông Đồ Già- Vũ Đình Liên.)
…..
Đề tích sở kiến xứ
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Thôi Hộ)
Ghi lại chuyện cũ nơi ấy.
Năm xưa trong cửa ngành nầy
Mặt kia hoa nọ cùng vui mà hồng
Giờ đây người cũ nơi nào
Hoa đào đúng hẹn cợt đùa gió đông.
( tạm dịch)
Một năm nữa sắp qua, tự nhiên trong lòng thấy bồi hồi trống vắng. Vốn là người cũ trong nghệ thuật bonsai Việt Nam, những năm gần đây mỗi lần có dịp giao lưu với các nghệ nhân thế hệ sau nầy. Nghe các anh em nầy nói lên cảm nghĩ của họ với lứa người đã đi trước gần 30 năm trong thú chơi bonsai cây cảnh Việt Nam. Mr.Dọn Vườn tự thấy “Người Cũ” có những điều thiếu sót rất trầm trọng với các thế hệ nghệ nhân bonsai hiện tại:
“Các bậc đàn anh trong nghề Bonsai hình như đến bây giờ vẫn chưa thống nhất được với nhau cách định nghĩa về Bonsai.” Quả là một sự giậm chân tại chỗ thật đáng buồn và nó manh nha đưa thú chơi bonsai cây cảnh tại Việt Nam đến chỗ lụn tàn cũng như những bộ môn nghệ thuật xưa cũ tại Việt Nam. Nếu người trong nghề với nhau không thống nhất với nhau cho một định hướng về bonsai lâu dài. Với những anh em sùng ngoại nghe lời người nước ngoài nói về bonsai như lời thánh dạy, họ nuốt ực từng lời vàng ngọc của ngoại nhân như lời chí tôn chí báu. Còn anh em có lòng ưu ái tích cực quê nhà đất tổ cứ nhất quyết đòi cho kì được vốn nhà qua tác phẩm bonsai phải thể hiện được quốc hồn quốc tuý. Người Việt phải có tác phẩm bonsai Việt. Tuổi thọ của bonsai rất thọ khi nuôi trồng đúng cách, đúng đặc tính sinh lý sinh thái của từng chủng loại cây. Để rồi mỗi năm lễ hội trưng bày bonsai cây cảnh vẫn thường niên tái ngộ khách thưởng ngoạn. Mà bonsai là gì, ai người nhạc trưởng cho các bản hợp tấu hợp xướng đó vẫn là một lỗ hổng chưa san lấp. Cho dù cách nay hơn 20 năm câu lạc bộ Bonsai ra mắt tại Bảo tàng miền đông Nam Bộ, mr. Dọn Vườn với các anh em trong bộ môn mở cánh cửa ngành nầy, với trách nhiệm của mình đã cố định nghĩa: “BONSAI là nghệ thuật cô đọng tinh tuý của cổ thụ ngoài tự nhiên thành cổ thụ trồng chậu”. Phải chăng sự gián đoạn thông tin, sự khó khăn trong kỹ thuật quảng bá của lúc đó nên việc định nghĩa và định hướng cho nghệ thuật bonsai và những người muôn năm cũ ấy bây giờ đã quá lỗi thời với trào lưu của bộ môn bonsai cây cảnh hiện nay. Hay Bụt chùa nhà có bao giờ được thiêng. Một bonsai đúng bài chưa chắc là một bonsai đẹp, nhưng một bonsai đẹp chắc chắn phải là một bonsai đúng bài. Hay để được đậm đà bản sắc dân tuý miền nam từ lâu đã có trường phái cây cảnh cũng được cắt tỉa cũng được trồng chậu đúng nghĩa cây được chế tài trồng chậu y như bonsai mang tên Kiểng cổ Nam Bộ.
Cuối năm nhìn lại bao điều được mất của bonsai cây cảnh Việt Nam.
Mỗi năm mai đào nở
Vườn ông Thượng xôn xao
Bày bonsai kiểng cổ
Trên phố đông người xem









Những người muôn năm cũ
Hồn bây giờ ở đâu?.
(mượn thơ ông Đồ Già- Vũ Đình Liên.)
…..
Đề tích sở kiến xứ
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Thôi Hộ)
Ghi lại chuyện cũ nơi ấy.
Năm xưa trong cửa ngành nầy
Mặt kia hoa nọ cùng vui mà hồng
Giờ đây người cũ nơi nào
Hoa đào đúng hẹn cợt đùa gió đông.
( tạm dịch)
Một năm nữa sắp qua, tự nhiên trong lòng thấy bồi hồi trống vắng. Vốn là người cũ trong nghệ thuật bonsai Việt Nam, những năm gần đây mỗi lần có dịp giao lưu với các nghệ nhân thế hệ sau nầy. Nghe các anh em nầy nói lên cảm nghĩ của họ với lứa người đã đi trước gần 30 năm trong thú chơi bonsai cây cảnh Việt Nam. Mr.Dọn Vườn tự thấy “Người Cũ” có những điều thiếu sót rất trầm trọng với các thế hệ nghệ nhân bonsai hiện tại:
“Các bậc đàn anh trong nghề Bonsai hình như đến bây giờ vẫn chưa thống nhất được với nhau cách định nghĩa về Bonsai.” Quả là một sự giậm chân tại chỗ thật đáng buồn và nó manh nha đưa thú chơi bonsai cây cảnh tại Việt Nam đến chỗ lụn tàn cũng như những bộ môn nghệ thuật xưa cũ tại Việt Nam. Nếu người trong nghề với nhau không thống nhất với nhau cho một định hướng về bonsai lâu dài. Với những anh em sùng ngoại nghe lời người nước ngoài nói về bonsai như lời thánh dạy, họ nuốt ực từng lời vàng ngọc của ngoại nhân như lời chí tôn chí báu. Còn anh em có lòng ưu ái tích cực quê nhà đất tổ cứ nhất quyết đòi cho kì được vốn nhà qua tác phẩm bonsai phải thể hiện được quốc hồn quốc tuý. Người Việt phải có tác phẩm bonsai Việt. Tuổi thọ của bonsai rất thọ khi nuôi trồng đúng cách, đúng đặc tính sinh lý sinh thái của từng chủng loại cây. Để rồi mỗi năm lễ hội trưng bày bonsai cây cảnh vẫn thường niên tái ngộ khách thưởng ngoạn. Mà bonsai là gì, ai người nhạc trưởng cho các bản hợp tấu hợp xướng đó vẫn là một lỗ hổng chưa san lấp. Cho dù cách nay hơn 20 năm câu lạc bộ Bonsai ra mắt tại Bảo tàng miền đông Nam Bộ, mr. Dọn Vườn với các anh em trong bộ môn mở cánh cửa ngành nầy, với trách nhiệm của mình đã cố định nghĩa: “BONSAI là nghệ thuật cô đọng tinh tuý của cổ thụ ngoài tự nhiên thành cổ thụ trồng chậu”. Phải chăng sự gián đoạn thông tin, sự khó khăn trong kỹ thuật quảng bá của lúc đó nên việc định nghĩa và định hướng cho nghệ thuật bonsai và những người muôn năm cũ ấy bây giờ đã quá lỗi thời với trào lưu của bộ môn bonsai cây cảnh hiện nay. Hay Bụt chùa nhà có bao giờ được thiêng. Một bonsai đúng bài chưa chắc là một bonsai đẹp, nhưng một bonsai đẹp chắc chắn phải là một bonsai đúng bài. Hay để được đậm đà bản sắc dân tuý miền nam từ lâu đã có trường phái cây cảnh cũng được cắt tỉa cũng được trồng chậu đúng nghĩa cây được chế tài trồng chậu y như bonsai mang tên Kiểng cổ Nam Bộ.

Cuối năm nhìn lại bao điều được mất của bonsai cây cảnh Việt Nam.