Nắng nào tốt?

bonhe

Quản lý viên
Tôi muốn viết tiếp về đề tài "nắng" vì tôi nghĩ nó là một thành phần không thể thiếu trong việc trồng cây mà nhất là cho bonsai. Có thể nhiều bạn đã biết rồi, nhưng cũng có thể có bạn không để ý đến tầm quan trọng của nắng ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào. Nắng cần cho sự quang hợp của cây cối. Chính nhờ nắng, mà cây mới tạo được dưỡng chất cho sự phát triển của nó; đồng thời, nắng cũng giúp cho cây cối tránh được một số bệnh (nấm cây chẳng hạn). Dù sao, mỗi loài cây có một yêu cầu về nắng khác nhau. (tôi không biết nhiều về cây ở VN, cho nên các bạn phải tự tìm hiểu về điều này). Nếu một cây không chịu nhiều nắng, mà lại cho nó nhiều nắng, thì chắc chắn cây sẽ không thể khỏe được, và ngược lại, nếu cây chịu nắng mà lại không được nắng nhiều, thì cũng không xong. Bonhe
 

lydainghia

Thành viên tích cực
Làm gì có chuyện nắng mà tốt anh? :D Mưa mới tốt, cây mới phát triển tốt như dân ta có câu: "Không sợ khó, Không sợ khổ, Chỉ sợ KHÔ".
 

titoetapchoi

Thành viên
không mưa có thể tưới không nắng cây chết dần thôi không phát triển được còn vấn đề loại cây nào cần nắng thế nào thì chắc phải nghiên cứu lâu chứ hiện tại em bó tay
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Nắng sáng, nắng trưa, nắng chiều.... Ánh sáng trực tiếp, ánh sáng tán xạ....Mong bài viết của bạn
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
theo tôi nghĩ thì bonha muốn nói vr62 nhu cầu nắng của mỗi loại cây mỗi khác,có loại chịu bóng râm ,có lại đòi hỏi nhiều nắng(trường quang kỳ).
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
Làm gì có chuyện nắng mà tốt anh? :D Mưa mới tốt, cây mới phát triển tốt như dân ta có câu: "Không sợ khó, Không sợ khổ, Chỉ sợ KHÔ".
NẮNG mang lại nguồn năng lượng rất quí giá, trong quá trình trao đổi các dưỡng chất, là một nguồn năng lượng không thể thiếu được. Trong thực vật, động vật...Nói chung NẮNG rất cần thiết cho tất cả.........
Bạn lydainghia thân! Bạn xem kỹ lại chủ đề anh bonhe nói "Nắng nào tốt? "............. Chúc bạn có một khám phá thú vị.
Trân trọng !
 

Ngwabi

Quản Lý Viên
lại một đề tài thú vị nũa đây chào anh bonhe nắng hay ánh sáng là 1 vấn đề quan trọng cho cây . như nơi tôi ở ban ngày vào mùa hè nhiệt độ từ 98 - 105 f độ ẩm thì 70 - 80 % gió từ từ 10-30 km những loại cây cần nhiều nắng là thông là loại cần nhiều nhất những cây các bạn chơi lá thì lại ít lại vì nếu để cây phơi nắng nhiều thì lá sẽ bị cháy vào mùa thu lá không còn đẹp nữa những cây tôi trồng trừ thông thì nắng từ ban sáng cho tới 12 trưa vào mùa hè vào mùa đông khi mặt trời lùi xa hơn thì cho cã ngày nhưng bạn hãy nhớ canh chừng gió vì vào mùa đông nhiều người mới chơi hay bị mắc lổi này là gió. gió thổi làm cho đất trồng bay hơi nước rất lẹ nhưng vì thiếu kinh nghiệm cứ nhĩ là mùa đông nhiệt độ thấp cho nên không tưới nước cho nên bị chết cây phần nhiều là vậy .

nhưng có 1 loại cây rụng lá tôi cần phơi nắng là cây bạch quã lá quạt tôi phải để nó ngoài nắng nhiều hơn những loại cây trên nhưng ít hơn các loại thông vì làm như vậy sẽ dảm độ to cũa lá vì laọi cây này không có cách nào làm dảm lá cây ngoài trừ cách này là tốt nhất . chú ý mùa hè nơi tôi ở ban đêm 9 h mặt trời vẩn chưa lặng hy vọng cùng trao đổi những bài viết tiếp với anh bonhe nhiều hơn nữa
 

pqm

Thành viên tích cực
Làm gì có chuyện nắng mà tốt anh? :D Mưa mới tốt, cây mới phát triển tốt như dân ta có câu: "Không sợ khó, Không sợ khổ, Chỉ sợ KHÔ".
Cây cần cả mưa và nắng bạn ạ, nếu chỉ mưa không nắng thì cây mềm nhũn ra mất. Vì thế dân ta cũng có câu: "Không sợ mệt, không sợ mỏi, chỉ sợ mềm." đấy thôi...khà khà
 

bonhe

Quản lý viên
À há, hóa ra đề tài này cũng được nhiều bạn quan tâm.

Mưa mới tốt, cây mới phát triển tốt như dân ta có câu: "Không sợ khó, Không sợ khổ, Chỉ sợ KHÔ".
Chào bạn Lydainghia, câu dẫn chứng mà bạn đưa ra, tôi thấy áp dụng đúng cho VN. Lý do: VN nằm trong vùng nhiệt đới, do đó có nắng nóng quanh năm, vì thế nhà nông rất sợ hạn hán, vì nếu có nắng nóng, mà không có ***** nước cho cây, thì chắc chắn cây cối sẽ bị chết. Dù sao, như các bạn khác đã nói tới, nắng là thành phần không thể thiếu của cuộc sống muôn loài. Bạn có biết là nắng cũng cần cho sức khỏe của con người không? :p

không mưa có thể tưới không nắng cây chết dần thôi không phát triển được còn vấn đề loại cây nào cần nắng thế nào thì chắc phải nghiên cứu lâu chứ hiện tại em bó tay
Chào Titoetapchoi, tôi nghĩ bạn có thể tìm hiểu thông tin ở các sách về thực vật ở VN. Dù sao, tôi mong là các anh chị em trong DĐ có kiến thức về vấn đề này, có thể post một đề tài về các loại cây thường được dùng làm cây kiểng ở VN, và các nhu cầu về nước, ánh sáng, phân bón, v.v.. của từng loại cây, cho các bạn học hỏi, thì hay biết mấy. Tôi biết đây là một đề tài lớn, cần rất nhiều nỗ lực cũng như lòng yêu cây cối, cũng như yêu người (sẵn sàng chia xẻ kiến thức của mình với những người khác), nhưng nếu không ai làm, thì làm sao DĐ này lớn mạnh được; một DĐ chỉ thực sự lớn mạnh khi các thành viên của DĐ đều có kiến thức về cây cối, gần hoặc bằng nhau, và có nhiều cây đẹp để show với thế giới bên ngoài.

Nắng sáng, nắng trưa, nắng chiều.... Ánh sáng trực tiếp, ánh sáng tán xạ....Mong bài viết của bạn
Cám ơn bạn đã nhắc đến các loại nắng, vì không phải nắng nào cũng như nắng nào :)

theo tôi nghĩ thì bonha muốn nói vr62 nhu cầu nắng của mỗi loại cây mỗi khác,có loại chịu bóng râm ,có lại đòi hỏi nhiều nắng(trường quang kỳ).
Cám ơn bạn Dblongthanh

NẮNG mang lại nguồn năng lượng rất quí giá, trong quá trình trao đổi các dưỡng chất, là một nguồn năng lượng không thể thiếu được. Trong thực vật, động vật...Nói chung NẮNG rất cần thiết cho tất cả.........
QUOTE]

Cám ơn bạn Huongdongconoi, đúng là nắng cần cho tất cả các loài, thực cũng như động vật.

: "Không sợ mệt, không sợ mỏi, chỉ sợ mềm."
Chào bạn pqm, câu này rất thú vị :p
Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Chào Ngwabi, cám ơn bạn đã bổ xung thêm một số vấn đề. Từ từ tôi sẽ viết thêm và mời bạn cùng tham gia cho vui cửa vui nhà há. Chúc một ngày vui vẻ. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Nói sơ qua về ánh nắng. Ánh sáng mặt trời là một nguồn năng lượng vô tận (hi vọng vậy). Mắt con người có thể nhận được một dãi màu từ nguồn sáng, bắt đầu từ màu tím, xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, cam, đỏ. Ánh sáng bao gồm những sóng (wave) hình sin, từ đỉnh của sóng này qua sóng kế cận, được gọi là chiều dài sóng (wavelength of light). Những màu sắc mà con người nhận biết được có chiều dài sóng khác nhau. Trong dãi màu, khi đi từ màu tím cho tới màu đỏ, thì chiều dài sóng sẽ dài dần lên, và năng lượng sóng sẽ bớt dần đi. Khi chiều dài sóng của ánh sáng ngắn hơn chiều dài sóng của màu tím, ta sẽ có tia cực tím (ultraviolet- UV), rồi tới Xray; ngược lại, khi chiều dài sóng lớn hơn chiều dài sóng của màu đỏ, thì ta có infrared.

Nói một chút về sự quang hợp của cây cối. Phản ứng quang hợp của tế bào:
H2O + CO2 -----> C6H12O6 + O2, và phản ứng này có được nhờ tế bào cây có chất Chlorophylle. Chất này hấp thu được năng lượng mặt trời và biến nó thành năng lượng hóa học, giúp cho phản ứng quang hợp xảy ra được.

Tại sao hầu hết lá cây có màu xanh (green, not blue)? Lý do: chất chlorophylle trong lá cây, hấp thu được tất cả các sóng màu trong ánh nắng, ngoại trừ màu xanh lá cây (green), tại vì nó không hấp thụ được màu green, cho nên green phản xạ lại, do đó mắt con người có thể nhận ra màu green trên lá cây :).

Các nghiên cứu cho thấy là, sự quang hợp của cây tăng lên tối đa khi lá cây nhận sóng thể hiện màu xanh biển (blue), kế đó là màu đỏ
Ánh sáng màu xanh biển giúp cho lá cây phát triển tốt, trong khi ánh sáng đỏ khi hợp với ánh sáng xanh biển sẽ giúp cho hoa nở. Ngược lại, ánh sáng xanh lá cây- vàng, sẽ không giúp quang hợp xảy ra (dễ hiểu, vì lá cây không hấp thụ được 2 gam màu này). Bonhe
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Nói về sự cần thiết của nắng cho cây, tôi xin có vài ý kiến như sau:

1. Về sự cần thiết, đương nhiên là cực kỳ cần thiết cho cả giới sinh vật nói chung cũng như giới thực vật nói riêng. Nắng cung cấp năng lượng cho cây thực hiện các phản ứng cơ bản là quang hợp và hô hấp, tạo dưỡng chất cho cây sinh trưởng và phát triển. Do đó, cây muốn sinh trưởng và phát triển tốt thì đương nhiên phải có nắng.

Tuy nhiên, mỗi loại cây được tiến hóa để phù hợp với một môi trường khác nhau nên nhu cầu về ánh sáng của các loại cây khác nhau cũng rất khác nhau. Các loài thông, tùng mọc ở các nơi giá lạnh độ ẩm thấp đương nhiên nhu cầu nắng khác với các loài cây dưới tán như phong lan, hồng môn, các cây họ ráy... Những loài mọc trên đỉnh núi thường ưa ánh nắng trực tiếp, trong khi các loài tìm thấy dưới thung lũng lại ưa ánh sáng tán xạ.

Cần phân biệt giữa nhu cầu nắng phù hợp và khả năng chịu đựng. Thông tùng là giống ưa nắng và khả năng chịu bóng không tốt nhưng các giống sanh, si, đa đề thì ngược lại, ưa nắng nhưng khả năng chịu bóng cũng rất tốt. Các cây phong lan ưa bóng nhưng chịu nắng kém, trong khi các cây họ ráy, hồng môn... cũng ưa bóng nhưng chịu nắng lại rất tốt.

2. Bên cạnh phản ứng cơ bản đó, nắng còn tác động đến thực vật ở các điểm:

+ Gây bức xạ tăng nhiệt độ ở lá, thân, cành cây, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây;

+ Tác động đến đất, nước nơi mọc cây, ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây;

+ Tác động đến các cây xung quanh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh;

+ Tác động đến côn trùng, thiên địch, sâu bệnh, ảnh hưởng tới sự sống còn của cây.

3. Bên cạnh nắng, gió và độ ẩm cũng ảnh hưởng rất lớn đến cây. Em không nhớ bác nào có hỏi tại sao anh em ngoài Bắc không ưa sanh miền Trung, dù sanh ở trong đó có lá nhỏ, thân sần sùi, da mốc meo rất đẹp. Xin thưa: do đặc thù miền Trung nắng lửa, gió Lào khô nóng. Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, cây sớm mang vẻ cổ lãm nhưng khi mang ra, chẳng hạn phía Bắc hoặc vào Nam, chẳng hạn miệt đồng bằng thì nhiệt độ khác đi, đặc biệt là độ ẩm và gió không như miền Trung nên cây bị phản ứng "trẻ lại" hay "hồi xuân" :D Mua cây có vẻ cả trăm năm tuổi về trồng, 3 năm sau chỉ còn lại 20-30 tuổi thì ai chả tức :D

Trên đây là vài suy nghĩ của em về quan hệ giữa nắng và cây. Mong tiếp tục nhận được ý kiến của các bác để em bổ sung thêm kiến thức của mình

Chúc các bác sớm có nhiều cây như ý!
 

Ngwabi

Quản Lý Viên
đọc bài nắng cũa bác bonhe và lão hòa thượng xôi thịt :D em ké thêm 1 ít thông tin và hình ảnh
cây này chì còn những hình ảnh 4 năm về trước nhình những tấm hình sau đây cho các bạn thấy nhiệt độ nắng thời gian mưa chế độ tưới nước những cây trên chụp cùng tháng cùng tuồn thứ 3 chỉ khác năm cho thấy sự khác biệt
hình thứ 1

hình năm thứ 2

hình năm thứ 3


còn đây là những thông tin mình xưu tầm trên các trang web khoa học cũa những đại học .

Các phân tử tạo màu vàng và cam chính là nguyên nhân khiến cây thay áo khi thu sang, nhưng điều gì khiến nhiều loại cây đỏ rực rỡ vẫn còn là bí ẩn. Màu lá còn tiết lộ cho ta biết mức độ stress của cây.

Lá cây phản ứng trước sự giảm nhiệt độ và ánh mặt trời yếu và ít hơn của mùa thu bằng cách ngừng sản xuất diệp lục - chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo ra năng lượng. Bởi diệp lục rất nhạy cảm với điều kiện lạnh, nên trong những trường hợp như sương đến sớm, lá cây sẽ đổi màu rất nhanh.

Khi chất diệp lục tạo màu xanh bớt dần đi, thì các chất nhuộm màu đỏ và vàng - chính là cất caroten thường có mặt trong cà rốt hoặc bí đỏ - thống lĩnh bề mặt lá.

"Chất tạo màu vàng và đỏ vẫn luôn hiện diện trong lá cây suốt cả mùa hè, nhưng phải đến khi màu xanh nhạt đi chúng ta mới nhìn thấy", Paul Schaberg, nhà nghiên cứu về thực vật học của Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ cho hay. Tuy nhiên, sắc đỏ rực rỡ của một số loài cây vẫn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Khi thu sang, những cây phong và tần bì trở nên đỏ rực là nhờ chất sắc tố (anthocyanins), chỉ xuất hiện vào mùa thu. Chất này cũng mang đến màu đỏ cho những quả dâu chín, táo đỏ và mận.

Ở cây cối, những chất tạo màu đỏ này có tác dụng như một tấm lá chắn ánh sáng mặt trời, ngăn các tia có hại và bảo đảm cho lá cây khỏi bị ánh sáng với cường độ quá mạnh. Nó cũng đóng vai trò là chất chống đông, bảo vệ các tế bào cây khỏi bị đông cứng, và còn là chất chống oxy hóa.

Cây cối tạo ra những chất này để phản ứng với điều kiện khắc nghiệt như lạnh đến mức đóng băng, tia UV, khô hạn và nấm mốc.

Ngoài ra, lá cây màu đỏ cũng là dấu hiệu của bệnh tật và mệt mỏi. Nếu chúng ta thấy lá của một hay nhiều cây chuyển màu đỏ từ rất sớm - vào khoảng tháng 8 - rất có thể nó đang phải chiến đấu với nấm hoặc bị một ai đó lái xe đâm vào.

Nhưng tại sao cây cối lại mất công sức nhuộm lá chỉ để ít ngày sau đó chúng rụng đi?

"Một số người suy đoán rằng điều đó giúp lá cây đương đầu với stress", Schaberg nói với LiveScience. "Nếu các sắc tố giúp cho lá tồn tại trên cây thêm ít ngày nữa, lá có thể giúp cây thu nhận được những điều tốt cho cây trước khi rụng. Cây sẽ tích trữ nguồn sống đó cho mùa sinh sôi sau".

Nếu nhìn từ mối liên hệ giữa màu đỏ của lá cây với mức độ ô nhiễm môi trường, sự thay lá của cây khi mùa thu sang sẽ không chỉ là cảnh đẹp. Các nhà khoa học hy vọng rằng việc nghiên cứu các sắc tố lá cây sẽ giúp tìm hiểu mức độ "stress" mà cây phải chịu đựng và qua đó biết được sự tác động của môi trường. Một ngày nào đó, lá cây sẽ kể cho chúng ta biết cây cối đang thấy gì.
 

bonhe

Quản lý viên
Cám ơn TDT và Ngwabi đã bổ xung thêm nhiều thông tin hay. Đúng như 2 bạn đề cập, gió, nhiệt độ và độ ẩm cũng ảnh hưởng không ít đến sinh lý cây trồng, mà đặc biệt là cây trồng trong chậu nhỏ như bonsai! Lý do, chậu bonsai nhỏ, cho nên quá ít đất cho cây, nếu so sánh với cây trong tự nhiên hoặc cây trồng trong lòng đất. Vì ít đất như vậy, cho nên chỉ cần một thay đổi dù rất nhỏ về nhiệt độ, gió, độ ẩm, là có thể ảnh hưởng lớn cho cây trong chậu. Chính vì điều này, mà việc để ý đến nắng, dự báo thời tiết cho người chơi bonsai là một điều không thể không có. Mỗi buổi sáng, trước khi đi làm, tôi luôn coi dự báo thời tiết trong ngày, và những ngày kế tiếp (bên Mỹ, thường nha khí tượng dự báo thời tiết cho cả tuần, và thường rất là chính xác), để có gì điều chỉnh lượng nước tưới hoặc di chuyển chậu cây tới nơi phù hợp cho chúng. Bonhe
 

Mai Quốc Khánh

Thành viên
Đọc bài của các Bác em cũng biết thêm được rất nhiều, Về nắng đối với cây em cũng có chút xíu kn : Cây hoa giấy nhà em ra hoa quanh năm vì phần ngọn nằm trên ban-công rất được nắng ( Em hãm nước cho ra hoa, sau đó tưới tắm đầy *****. Gần hết hoa em lại hãm nước), tuy nhiên những cành thiếu nắng thì rất hiếm ra hoa và màu sắc không tươi bàng những hoa ngoài nắng. Em cững làm tương tự với cây hoa sứ " thái Lan" và kết quả rất tốt. Em có trồng một bụi phong lan đã 4 năm mà không ra hoa, vừa rồi có người bảo là thiếu nắng nên em mới "cho" nó thêm nắng, kết quả là sáng nay em mới thấy một vòi hoa nhú ra được 5cm. Em đang học cách đưa hình lên mạng, mấy hôm nữa em khoe với các bác nhé.
 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Các bác viết dài quá!:D!
Theo em thì: tất cả mọi loại vật nuôi, cây trồng đều cần ánh nắng và nhất là ánh nắng buổi sáng. Còn nắng buối trưa và chiều thì nên tránh được nó thì tốt hơn đấy.
Về cây trồng, nếu thuộc giống cây ưa sáng thì chớ chứ là cây ưa bóng thì nên trồng ở nơi có ánh sáng khuyếch tán thoai! như trong nhà chẳng hạn!
Còn về cây cảnh thì có một số giống cây cần thả rừng (cho ra nắng nhiều) để thoải mái mà lớn, thoải mái mà ra chi, cành và thoải mái mà chóng già nữa chứ!
 

bonhe

Quản lý viên
Các bác viết dài quá!:D!
Theo em thì: tất cả mọi loại vật nuôi, cây trồng đều cần ánh nắng và nhất là ánh nắng buổi sáng. Còn nắng buối trưa và chiều thì nên tránh được nó thì tốt hơn đấy.
QUOTE]
Chào Nguoithuongxuan, hình như bạn không có tính kiên nhẫn thì phải? ;) Để trở thành một người rành rẽ về nghệ thuật cây cảnh, yếu tố cần phải có là sự kiên nhẫn. Viết ngắn gọn thì quá dễ, đỡ mất thời gian cho người viết (thời giờ là vàng ngọc mà). Có thể là vì méo mó nghề nghiệp (giảng dạy sinh viên), cho nên đã chỉ vẽ, thì phải chỉ cho chót, chứ chỉ nửa vời thì học trò không nhớ lâu được. Trong ngành khoa học, khi nắm được căn bản của một vấn đề nào đó, thì nó sẽ là chìa khóa để mở ra một khoảng không mới. Bởi chính vì thế, tôi đã phải viết dài dòng văn tự với hi vọng là cung cấp những thông tin căn bản, để từ đó người đọc hiểu được tại sao phải làm như vậy như vậy. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Chất lượng ánh sáng cũng quan trọng cho cây cối. Rất may mắn là hầu hết ánh sáng sóng ngắn (năng lượng cao ---> làm tổn thương cho sinh vật) bị chặn lại bởi tầng ozone, trong khi những màu ánh sáng sóng dài hơn (cần cho quang hợp) đến bề mặt trái đất với số lượng khác nhau tùy theo thời điểm trong ngày. Cũng nên nhắc lại: ánh sáng xanh nước biển có năng lượng cao hơn ánh sáng đỏ nhiều, và cả 2 đều cần cho sự quang hợp. Vào buổi sáng sớm, cũng như chiều tà, sẽ không có nhiều ánh sáng xanh biển, mà hầu hết sẽ là ánh sáng đỏ (điều này dễ nhận thấy khi nhìn lên bầu trời phải không các bạn?). Ngoài ra, khi trời vào đông (winter), ánh sáng xanh biển cũng sẽ không nhiều. Vào buổi trưa, hầu hết sẽ là ánh sáng xanh biển (cũng nhìn lên bầu trời sẽ thấy). Nói chung, khi cây cối không nhận được nhiều ánh sáng xanh biển, thì cây sẽ chậm phát triển. Bonhe
 
Top