Nước – Có chồng hờ hững cũng như không

lhoa27

Thành viên
Rất hay và hữu ích.Cảm ơn rất nhiều.Cảm ơn tất cả ý kiến của mọi người. Học học nữa học mãi.
 

lhoa27

Thành viên
Theo em chăm sóc cây để hoàn thiện cũng như chăm sóc một sinh linh. Con người cũng cần có nguồn nước trong đó máu đống vai trò rất quan trọng, cũng cần dinh dưỡng, cần học để hoàn thiện bản thân. cũng cần một ít cá tính để tạo sự khác biệt ở mỗi người. Cây cũng vậy cũng cần nước ,khoáng chất , cũng cần bàn tay con người, thiên nhiên để tạo sự khác biệt. Nhưng cây có bệnh hoặc mất cũng không sao chứ con người thì có chuyện đó . Ngành Y thì rất phát triển ,học mãi không hết. Còn cây cảnh thì hơi chậm, tự tìm hiểu chủ yếu. hơi nghề nghiệp một tí ,có gì anh em thông cảm.
 

lydainghia

Thành viên tích cực
vì cái cây rất thông minh nó sẽ biết phải làm gì khi thiếu nước.
Chưa hiểu câu này anh Dũng ơi, cây thông minh khi thiếu nước nó sẽ làm gi?

1. Cây chết để cảnh cáo chủ nhân.

2. Cây sẽ tự bò xuống tủ lạnh lấy nước uống.

3. Ý khác.
 

baysi

Thành viên mới
baysi cũng đang dựa cột nghe nè,hìhì.
mà dựa nghe cũng ngứa miệng, cho ké tí đi.
baysi biết tưới nước cũng lâu rồi ah nghen (ai cũng vậy, hehe) nhưng nói thiệt là chỉ biết 2 việc thôi:
1. Mỗi khi thấy khô đất thì tưới (có khi đất khô mà hok thấy, hehe)
2. Hầu như lúc nào tưới cũng tưới hết cây luôn (từ trên ngọn xuống), chỉ đơn giản là khi tưới như vậy thì "nhìn thấy" cây "tươi", "sung sung",..., hehe. lúc đó nhìn cây mình thấy "sướng sướng" sao đó, chứ thiệt tình là hok biết tưới toàn bộ cây như vậy thì cây sẽ như thế nào nữa, hic.
 

ngockien

Super Moderator
quan trọng là tạo một môi trường đất trồng tốt nhất cho cây rồi hãy nói tưới nước là đơn giản.
trước đây khi không quan tâm nhiều đến đất trồng,có lần mình tưới ngập đẫm cả cây,nhưng đất phía dưới chậu vẫn khô nguyên do đất chai không thấm xuống dưới đươc.và cây thì vẫn héo do thiếu nước
khi đất thông thoáng và thoát nước tốt,cũng không lo úng và thối rễ do lỡ tưới quá hay mưa nhiều.
với mình ngày nào cũng tưới,là nhiều hay ít mà thôi,tùy theo tình trạng độ ẩm của mặt chậu.
 

Sói Hoang

Quản lý mới
quan trọng là tạo một môi trường đất trồng tốt nhất cho cây rồi hãy nói tưới nước là đơn giản.
trước đây khi không quan tâm nhiều đến đất trồng,có lần mình tưới ngập đẫm cả cây,nhưng đất phía dưới chậu vẫn khô nguyên do đất chai không thấm xuống dưới đươc.và cây thì vẫn héo do thiếu nước
khi đất thông thoáng và thoát nước tốt,cũng không lo úng và thối rễ do lỡ tưới quá hay mưa nhiều.
với mình ngày nào cũng tưới,là nhiều hay ít mà thôi,tùy theo tình trạng độ ẩm của mặt chậu.
:D chăm quá vậy anh?
Mưa thì nghỉ cũng được mà :-*
 

nntnam

Thành viên
Trường hợp rễ mọc ngược lên mà anh 3B nói, thì tại sao rễ cây luôn mọc cắm xuống đất. Đó là nhờ lực hút của trái đất, giúp cây định vị được để biết đường mà đâm rễ :). Còn một ví dụ để xem rễ mọc ngược thế nào thì có thể tham khảo topic giâm MCT của bác luuvienngoai, lực đẩy lên của nước làm cây bị lừa, nên rễ đâm ngược lên đó :)).
 

ngockien

Super Moderator
:D chăm quá vậy anh?
Mưa thì nghỉ cũng được mà :-*
tùy lượng mưa em ơi,mưa to mà vẫn đi tưới cây có lẽ chỉ có bạn gái mưa sao băng thôi :D
còn mưa nhỏ ,mưa nhanh,mưa phùn,nếu những cây kê gần tường,hoặc tán dày thì lượng nước cung cấp vẫn bị thiếu nha em :p
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
Thêm 1 người tài tương lai, anh rất thích những anh em có phương pháp thử nghiệm và theo dõi hiệu quả về cách trồng (ai có kinh nghiệm hay nhớ phổ biến cho anh em để cho ....mình học ké nữa nhen)

Có thể là do em chăm và tưới nước đều, thêm phần lại là cây sanh nên đủ ẩm là cây cũng đã phát triển tốt rồi.
Việc ngâm nước sẽ thấy hiệu quả rõ rệt đối với thí nghiệm các cây chậu cạn, trồng ở nơi nắng gió nhiều như sân thượng hay vùng khí hậu nóng cao đó em.
cảm ơn anh VINH đã khích lệ, chắc là vậy anh à. sắp tới em sẽ thử nghiệm với nhiều loại cây khác nhau theo phương pháp của anh.
khí hậu ngoài em là miền trung, anh biết rồi đó. mùa hè nắng gắt + gió lào, nếu thành công với phương pháp ngâm nước cũng có nghĩa vấn đề nan giải được giải quyết đó anh !
một lần nữa cảm ơn những kinh nghiệm quý báu mà anh VINH đã chia sẻ cùng anh em diễn đàn.:-*
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
Trường hợp rễ mọc ngược lên mà anh 3B nói, thì tại sao rễ cây luôn mọc cắm xuống đất. Đó là nhờ lực hút của trái đất, giúp cây định vị được để biết đường mà đâm rễ :). Còn một ví dụ để xem rễ mọc ngược thế nào thì có thể tham khảo topic giâm MCT của bác luuvienngoai, lực đẩy lên của nước làm cây bị lừa, nên rễ đâm ngược lên đó :)).
có lẽ không phải do lực hút trái đất khiến rễ luôn đi xuống đất đâu NNTNAM ơi.
em đã thí nghiệm với cây sanh trồng thả vườn bên cạnh để hai thùng đúc bằng xi măng, 1 để không, cái còn lại đựng đầy nước có nắp đậy.
kết quả là sau 2 năm rễ cây bò lên bám kín chặt thùng có nước, thùng còn lại vẫn không có hiện tượng gì xẩy ra
kết luận: rễ cây có xu hướng tìm hơi ẩm (hơi nước). bất luận đi xuống, đi lên hay đi ngang.
có thể chỉ đúng với một vài loại cây, vì em chỉ thí nghiệm với cây sanh.
 

Quỳnh Dao

Moderator
Ái chà, giờ mới đọc thấy topic này. Trước hết xin cảm ơn anh Vinh, 3B và chủ top đã chia xẻ những kinh nghiệm quý báu mà không dễ gì mà người ta chỉ. Đúng là chỉ có tranh luận thì mới ra ngô ra khoai thôi.
Tiểu muội đây kiến thức có hạn nhưng cũng xin đóng góp 1 bài nho nhỏ để thôi có ai đó nói mình chỉ vô coi, học lóm mà kông chịu viết gì.:-*:-*
Bài viết như sau:
Bây giờ tối quá rồi tôi không chụp hình minh họa được và cho tôi thời gian để nghĩ cái đã rồi mới viết chứ
Hẹn tối mai nha bà con:-h:-h
 

bigbabol

Moderator
có lẽ không phải do lực hút trái đất khiến rễ luôn đi xuống đất đâu NNTNAM ơi.
em đã thí nghiệm với cây sanh trồng thả vườn bên cạnh để hai thùng đúc bằng xi măng, 1 để không, cái còn lại đựng đầy nước có nắp đậy.
kết quả là sau 2 năm rễ cây bò lên bám kín chặt thùng có nước, thùng còn lại vẫn không có hiện tượng gì xẩy ra
kết luận: rễ cây có xu hướng tìm hơi ẩm (hơi nước). bất luận đi xuống, đi lên hay đi ngang.
có thể chỉ đúng với một vài loại cây, vì em chỉ thí nghiệm với cây sanh.
rất chính xác! rễ cây có tính hướng ẩm còn thân,lá cây thì có tính hướng quang và giải thích của bạn về việc đó áp dụng cho cây sanh theo mình là rất hợp lý, hiện tượng này thông thường xảy ra ở các cây thuộc họ ficus như sanh si gừa sộp
cám ơn bạn đã chia sẻ
:-*
Ái chà, giờ mới đọc thấy topic này. Trước hết xin cảm ơn anh Vinh, 3B và chủ top đã chia xẻ những kinh nghiệm quý báu mà không dễ gì mà người ta chỉ. Đúng là chỉ có tranh luận thì mới ra ngô ra khoai thôi.
Tiểu muội đây kiến thức có hạn nhưng cũng xin đóng góp 1 bài nho nhỏ để thôi có ai đó nói mình chỉ vô coi, học lóm mà kông chịu viết gì.:-*:-*
Bài viết như sau:
Bây giờ tối quá rồi tôi không chụp hình minh họa được và cho tôi thời gian để nghĩ cái đã rồi mới viết chứ
Hẹn tối mai nha bà con:-h:-h
ok anh
nhớ là sau khi kết thúc bài, anh thòng thêm một vài câu cho anh Vinh tiếp tục viết nha anh:-*
 

trungduart

Administrator
Mỗi anh em có 1 phương pháp nuôi trồng đều hợp lý và phù hợp với điều kiện nuôi trồng hiện tại của mình, và mấu chốt giúp cho anh em có 1 phương pháp phù hợp khi nuôi trồng.

Và rất mong rằng chúng ta chia sẻ tại đây sẽ có 1 phương pháp chung nhằm giúp cho tất cả người mới vào chơi hoặc chơi cũng có thể thực hiện được.

- Hiện nay tại VN có rất nhiều chũng loại cây được làm cây Bonsai, và nói riêng mỗi loại cây có cần 1 kỹ thuật nuôi trồng khác nhau?
- Đối với 1 số cây hiện nay do bị đột biến, như Linh sam không gai, Kim thanh mai, Lá tứ, Đuôi chồn.... và còn vài chủng loại cây khác, vì vậy để chăm sóc chúng thì có nên làm 1 bài kỹ thuật chung về chăm sóc nó?


1. Cây chết để cảnh cáo chủ nhân.

2. Cây sẽ tự bò xuống tủ lạnh lấy nước uống.

3. Ý khác.
1. Người có nhiều kinh nghiệm nhất là người trồng cây chết nhiều nhất
2. Cây sinh ra đã có bản năng như vậy rồi
3. Mỗi người phải chọn cho mình 1 thức uống hàng ngày - người thì hàng ngày uống nước giếng - người thích nước mưa - người thích nước sông - người thích uống nước máy. tất cả đều thích nghi với môi trường hết. Nếu có 1 sự thay đổi đột ngột về thức uống thì bạn sẽ ra sao...
 

lnvinh

Super Moderator
Trường hợp rễ mọc ngược lên mà anh 3B nói, thì tại sao rễ cây luôn mọc cắm xuống đất. Đó là nhờ lực hút của trái đất, giúp cây định vị được để biết đường mà đâm rễ :). Còn một ví dụ để xem rễ mọc ngược thế nào thì có thể tham khảo topic giâm MCT của bác luuvienngoai, lực đẩy lên của nước làm cây bị lừa, nên rễ đâm ngược lên đó :)).
có lẽ không phải do lực hút trái đất khiến rễ luôn đi xuống đất đâu NNTNAM ơi.
em đã thí nghiệm với cây sanh trồng thả vườn bên cạnh để hai thùng đúc bằng xi măng, 1 để không, cái còn lại đựng đầy nước có nắp đậy.
kết quả là sau 2 năm rễ cây bò lên bám kín chặt thùng có nước, thùng còn lại vẫn không có hiện tượng gì xẩy ra
kết luận: rễ cây có xu hướng tìm hơi ẩm (hơi nước). bất luận đi xuống, đi lên hay đi ngang.
có thể chỉ đúng với một vài loại cây, vì em chỉ thí nghiệm với cây sanh.
- Ngoài việc rễ có tính hướng ẩm : trên thực tế cho thấy các rễ sẽ ăn lên khi trên bề mặt chậu có nhiều rêu, hay thử nghiệm bằng cách đặt 1 miếng vải lên mặt chậu chỉ sau khoảng 2 tuần khi lấy miếng vải lên, rễ đã mọc trắng xóa bên dưới.

- Rễ còn mọc lên khi có khuynh hướng bên đất bên trên mềm hơn và có thể bò ngược đi xa để tìm dinh dưỡng, đây chính là tuyệt chiêu để các bác hay làm kiểu rễ tràn chậu ứng dụng: đột kích vào 1 "lò nuôi sanh rễ tràn chậu" mới phát hiện ra tuyệt chiêu của họ: với các cây sanh rễ chuẩn bình thường thì họ trồng với chất trồng thoáng (tro, cát, xơ dừa, đáy lót sỉ than), nhưng với những cây nuôi riêng để tạo rễ tràn chậu thì bên dưới đáy họ lại lót đến phân nửa chậu là sỏi (theo những người làm cho biết họ dùng sỏi vì rễ khó len lỏi xuống đất hơn là các loại khác, kể cả các loại đá như đá xây dựng 1-2 vì sỏi dễ tự xen vào nhau khó có khe hở hơn), bên trên họ vun đất vát xéo lên thành chậu, đắp bao bố phủ qua thành chậu, mối lần tưới phân thì tưới qua bao bố tràn xuống, lâu ngày rễ ăn xuống đụng phải đá khó mọc xuống hơn, bên trên đất lại mềm, nguồn dinh dưỡng lại còn bám trên bao bố nên rễ cứ thế bò ngược ra thành chậu đi xuống, nhìn họ nuôi những cây bằng bắp chân mới có 3 năm mà rễ đã to hơn nửa cổ tay, quấn kín chậu cổ như đã từ lâu đời lắm rồi.
 

lnvinh

Super Moderator
Ái chà, giờ mới đọc thấy topic này. Trước hết xin cảm ơn anh Vinh, 3B và chủ top đã chia xẻ những kinh nghiệm quý báu mà không dễ gì mà người ta chỉ. Đúng là chỉ có tranh luận thì mới ra ngô ra khoai thôi.
Tiểu muội đây kiến thức có hạn nhưng cũng xin đóng góp 1 bài nho nhỏ để thôi có ai đó nói mình chỉ vô coi, học lóm mà kông chịu viết gì.:-*:-*
Bài viết như sau:
Bây giờ tối quá rồi tôi không chụp hình minh họa được và cho tôi thời gian để nghĩ cái đã rồi mới viết chứ
Hẹn tối mai nha bà con:-h:-h
Khó chịu nhất là ban đêm mà gặp được tiểu muội mà tiểu muội lại nói là tối mai. Gì chứ ai mà gặp tiểu muội chỉ thích nói ngay bây giờ bất kể giờ chứ chưa nói là đến tối chứ đừng nói gì tối mai, kiểu đó giống như thấy con muỗi chích sờ sờ, ngứa muốn chết mà không được gãi vậy đó.

ok anh
nhớ là sau khi kết thúc bài, anh thòng thêm một vài câu cho anh Vinh tiếp tục viết nha anh:-*
Ái chà chà, giả dạng giới tính, mưu đồ đen tối, tính gạt mấy tay đầu óc đen tối như....lnvinh nè. Méc BQT.
 

VĨNH KHÁNH

Thành viên tích cực
-Tuổi nghề với cây của tôi ko đc bao lâu nhưng số lượng cây đóng bao của tôi có tỷ lệ đáng kinh ngạc với số cây trồng trong sân nhà . Với tôi chủ đề này là chủ đề đáng học hỏi nhất trong dđ này . Hy vọng 1 ngày ko xa tỷ lệ cây đóng bao của tôi sẽ giảm .
-À mà quên , tiện thể cho hỏi luôn nếu trồng bằng akadama thì ngâm chậu liệu có phát huy ưu thế của loại chất trồng này ko . Với những cây mà trong chậu toàn đất thịch (phần lớn cây của tôi đều như vậy) thì ngâm chậu như vậy liệu có quá mạo hiểm ko
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
-Tuổi nghề với cây của tôi ko đc bao lâu nhưng số lượng cây đóng bao của tôi có tỷ lệ đáng kinh ngạc với số cây trồng trong sân nhà . Với tôi chủ đề này là chủ đề đáng học hỏi nhất trong dđ này . Hy vọng 1 ngày ko xa tỷ lệ cây đóng bao của tôi sẽ giảm .
-À mà quên , tiện thể cho hỏi luôn nếu trồng bằng akadama thì ngâm chậu liệu có phát huy ưu thế của loại chất trồng này ko . Với những cây mà trong chậu toàn đất thịch (phần lớn cây của tôi đều như vậy) thì ngâm chậu như vậy liệu có quá mạo hiểm ko[/QUO
mạo muội chia sẻ chút kinh nghiệm từ bản thân về vấn đề anh VĨNH KHÁNH vừa nêu trên.
cây được trồng bằng akadama: em chưa trồng bao giờ nên không thể chia sẻ cùng anh, cần tham khảo những người có kinh nghiệm hơn, anh INVINH, anh BIGBABOL,...
cây trồng bằng đất thịt 100%, hay đất pha tỷ lệ mùn: bác có thể áp dụng phương pháp em vẫn thường trồng, cây phát triển gấp 2 đến 3 lần cây trồng bình thường.
bể trồng cây kích thước tùy theo cây mình muốn trồng phải đảm bảo nước không bị rò rỉ ra ngoài. đổ nước vào bể khoảng chừng 10 đến 15 cm tính từ đáy bể, tiếp theo có thể đặt một tấm đúc bằng bê tông hoặc chậu khác vào chậu chứa nước.
cần lưu ý, tấm bê tông (chậu trồng) bắt buộc phải có nhiều lỗ hổng ở đáy để rễ cây chui lọt. công việc tiếp theo là trồng cây vào chậu hay lên tấm bê tông như bình thường, đất trồng tùy vào mỗi loại cây hay tận dụng những gì sẵn có.
sau khi trồng từ 1 năm trở đi thấy rễ cây chui xuống đáy tấm bê tông hay chậu trồng phát triển thành từng khúm tua để hút nước.

ưu điểm : cây phát triển rất nhanh, nếu quên tưới nước trong một thời gian cây không bị chết. có thể bón phân bằng cách pha đạm hột vào nước ở trong chậu lớn. còn có tác dụng làm mát cho cây vào mùa hè...

nhược điểm: tốn kém kinh phí, mất nhiều công sức... hiiiiiii

chúc anh thành công !!!
 

Quỳnh Dao

Moderator
Ái chà, giờ mới đọc thấy topic này. Trước hết xin cảm ơn anh Vinh, 3B và chủ top đã chia xẻ những kinh nghiệm quý báu mà không dễ gì mà người ta chỉ. Đúng là chỉ có tranh luận thì mới ra ngô ra khoai thôi.
Tiểu muội đây kiến thức có hạn nhưng cũng xin đóng góp 1 bài nho nhỏ để thôi có ai đó nói mình chỉ vô coi, học lóm mà kông chịu viết gì.:-*:-*
Bài viết như sau:
Bây giờ tối quá rồi tôi không chụp hình minh họa được và cho tôi thời gian để nghĩ cái đã rồi mới viết chứ
Hẹn tối mai nha bà con:-h:-h
Ừ, đã hứa viết thì phải viết để thôi ngừ ta nói mình hứa xạo sao được. Nhưng mà mấy kiến thức quan trọng mấy huynh viết rồi thì muội biết viết gi. Thôi thì viết gì cũng phải viết.
Như mấy bài viết trước các anh có đề cập đến việc tại sao cái cây ngâm trong khay nước thì không chết mà chỉ úng nước 1 tí đã chết. Theo mình thì có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự chết:
1/ đó là khi cây hút dinh dưỡng thực hiện trao đổi chất, cây lấy Oxi trong đất và thải ra khí cacbonic và sinh nhiệt. Nếu không đủ Oxi cung cấp, rễ cây sẽ bị nóng và chết vì yếm khí. Các loại khí độc (sinh ra từ các loại hữu cơ có trong chất trồng) như CH4 hay SO2 được dịp phát tác, cây sẽ chết rất nhanh.
2/ Môi trường yếm khí và nhiệt độ cao là môi trường tốt để phát sinh các loại nấm độc. Các bạn cứ thử để 1 cái chậu không có lỗ thoát nước, cho chất trồng hữu cơ vào và để vài hôm sẽ thấy 1 lớp nấm trắng như sương mù bao phủ. Nếu cẩn thận hơn các bạn có thể đo nhiệt độ thì chắc chắn sẽ chứng minh được điều này.

Từ những đúc kết bài viết của các anh, có thể khẳng định là: các cây bị chết do úng nước không phải vì dư nước mà là vì cái chậu không thể thoát nước. Những cây sống trong diều kiện dư nước nhưng thoát nước tốt hoặc được thay nước đều đặn đều sống khỏe.

Có 1 thí nghiệm nho nhỏ của muội và đã thu được 1 chút thành công. Đó là việc giâm cành 1 số loại cây trong môi trường ngập nước. Việc thí nghiệm được thực hiện với chất trồng là cát xây dựng (100% cát). Các cây lên rất tốt. Sắp tới muội dự tính sẽ thí nghiệm phương pháp giâm cành trong nước với không có chất trồng. Nếu thành công muội sẽ chia sẻ với cả nhà.

Để minh họa thêm, mời các huynh xem vài cây được muội giâm cành trong môi trường ngập nước và hiện cũng đang trồng trong môi trường ngập nước, cây phát triển rất tốt:
Cây trang:


Sam núi:

Mấy cây LS này rễ ra phà phà:




Mai chiếu thủy:

Cây trang này phát triển tốt luôn nè:


Rồi, muội đã thực hiện xong lời hứa nhé, mà giờ này còn ai thức nữa mà đọc:O):O)
Chúc cả nhà ngủ ngon.
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
Ừ, đã hứa viết thì phải viết để thôi ngừ ta nói mình hứa xạo sao được. Nhưng mà mấy kiến thức quan trọng mấy huynh viết rồi thì muội biết viết gi. Thôi thì viết gì cũng phải viết.
Như mấy bài viết trước các anh có đề cập đến việc tại sao cái cây ngâm trong khay nước thì không chết mà chỉ úng nước 1 tí đã chết. Theo mình thì có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự chết:
1/ đó là khi cây hút dinh dưỡng thực hiện trao đổi chất, cây lấy Oxi trong đất và thải ra khí cacbonic và sinh nhiệt. Nếu không đủ Oxi cung cấp, rễ cây sẽ bị nóng và chết vì yếm khí. Các loại khí độc (sinh ra từ các loại hữu cơ có trong chất trồng) như CH4 hay SO2 được dịp phát tác, cây sẽ chết rất nhanh.
2/ Môi trường yếm khí và nhiệt độ cao là môi trường tốt để phát sinh các loại nấm độc. Các bạn cứ thử để 1 cái chậu không có lỗ thoát nước, cho chất trồng hữu cơ vào và để vài hôm sẽ thấy 1 lớp nấm trắng như sương mù bao phủ. Nếu cẩn thận hơn các bạn có thể đo nhiệt độ thì chắc chắn sẽ chứng minh được điều này.

Từ những đúc kết bài viết của các anh, có thể khẳng định là: các cây bị chết do úng nước không phải vì dư nước mà là vì cái chậu không thể thoát nước. Những cây sống trong diều kiện dư nước nhưng thoát nước tốt hoặc được thay nước đều đặn đều sống khỏe.

Có 1 thí nghiệm nho nhỏ của muội và đã thu được 1 chút thành công. Đó là việc giâm cành 1 số loại cây trong môi trường ngập nước. Việc thí nghiệm được thực hiện với chất trồng là cát xây dựng (100% cát). Các cây lên rất tốt. Sắp tới muội dự tính sẽ thí nghiệm phương pháp giâm cành trong nước với không có chất trồng. Nếu thành công muội sẽ chia sẻ với cả nhà.

Để minh họa thêm, mời các huynh xem vài cây được muội giâm cành trong môi trường ngập nước và hiện cũng đang trồng trong môi trường ngập nước, cây phát triển rất tốt:
Cây trang:


Sam núi:

Mấy cây LS này rễ ra phà phà:




Mai chiếu thủy:

Cây trang này phát triển tốt luôn nè:


Rồi, muội đã thực hiện xong lời hứa nhé, mà giờ này còn ai thức nữa mà đọc:O):O)
Chúc cả nhà ngủ ngon.
trước hết gửi lời cảm ơn TỶ đã chia sẻ kinh nghiệm mặc dù công việc bộn bề!!!
TỶ đã nói là làm, cái này anh em ghi nhận!
nhưng TỶ vẫn nợ anh em một lời hứa đó nha! bao giờ TỶ thí nghiệm thành công phương pháp ươm cây trong môi trường nước không có chất trồng thành công nhớ chia sẻ với mọi người. hiiiiiiiiiii

đến lúc đó đệ cũng xin chia sẻ phương pháp trồng (ký) sanh lên đá trong môi trường nước không có chất trồng cùng mọi người. bây giờ đang trong quá trình theo giõi nên chưa thể chia sẻ.!
 

lnvinh

Super Moderator
trước hết gửi lời cảm ơn TỶ đã chia sẻ kinh nghiệm mặc dù công việc bộn bề!!!
TỶ đã nói là làm, cái này anh em ghi nhận!
nhưng TỶ vẫn nợ anh em một lời hứa đó nha! bao giờ TỶ thí nghiệm thành công phương pháp ươm cây trong môi trường nước không có chất trồng thành công nhớ chia sẻ với mọi người. hiiiiiiiiiii

đến lúc đó đệ cũng xin chia sẻ phương pháp trồng (ký) sanh lên đá trong môi trường nước không có chất trồng cùng mọi người. bây giờ đang trong quá trình theo giõi nên chưa thể chia sẻ.!
Phương pháp này lnvinh đã thấy 1 vườn ở Nha Trang thực hiện rất thành công cách đây 4-5 gì đó rồi đó
 
Top