Nước – Có chồng hờ hững cũng như không

ducquy1910

Thành viên tích cực
Phương pháp này lnvinh đã thấy 1 vườn ở Nha Trang thực hiện rất thành công cách đây 4-5 gì đó rồi đó
đúng vậy anh VINH ạ, cũng nhiều nơi đã thực hiện rất thành công và bằng nhiều phương pháp khác nhau. bí quyết thành công hay không em nghĩ là chất dữ ẩm, anh VINH có thể chia sẻ thêm nhà vườn trong đó họ dùng chất liệu gì không anh ? em đang dùng bằng xơ dừa đóng bao ni lông!
 

lnvinh

Super Moderator
đúng vậy anh VINH ạ, cũng nhiều nơi đã thực hiện rất thành công và bằng nhiều phương pháp khác nhau. bí quyết thành công hay không em nghĩ là chất dữ ẩm, anh VINH có thể chia sẻ thêm nhà vườn trong đó họ dùng chất liệu gì không anh ? em đang dùng bằng xơ dừa đóng bao ni lông!
Họ cho cây bám lên đá, dùng mỗi bao nylon trùm lại cho rễ bám vào đá rồi ngâm thẳng vào bể nước to thôi DQ, chứ không phủ xơ dừa lên vì sẽ làm cho rễ con bò ra nhiều hơn.
 

phovanghoe

Thành viên tích cực
Chào cả nhà,
Có lẽ ai cũng thắc mắc khi em đặt cái tiêu đề như vậy. Đối với những nghệ nhân thì đây là vấn đề rất bình thường, bởi lẽ ai cũng biết tầm quan trọng của nó. Nhưng đối với những người mới chơi như em, chính sự coi thường vai trò của nước đôi khi dẫn đến thất bại ( bỏ chơi cây:D) mà thậm chí không biết tại sao. 
Dài dòng quá :D. Thực ra trên diễn đàn đã có nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm rất hay về tưới nước cho cây của anh bigbabol và bác bonhe. Sau đây em xin phép chỉ trình bày những quan niệm của em về việc tưới nước cho cây. Vì kiến thức còn có hạn nên rất mong các anh, các bác nhiệt tình sửa sai, góp ý .
Vì sao tưới nước?
1/ Cung cấp ẩm độ cho đất: Điều này quả thực rất chi là dĩ nhiên, ai cũng biết :D. Tuy nhiên, có một điều cần chú ý là ko bao giờ tưới nước theo một chu kì định sẵn, cần phải quan sát cây, đất, thời tiết hôm đó,… để quyết định lượng nước, số lần tưới cho cây trong ngày. Ví dụ: ngày nắng gắt tưới 2-3 lần, ngày mát tưới 1 lần. Giữa trưa, nếu sờ vào lá cây thấy mềm nhũn ra tức là lượng nước cung cấp cho lá ko đủ để bay hơi, tức là cây đang cần tưới mát, tuy nhiên cần phải tưới cho thật đẫm nước cho cả cây lẫn chậu. (Cái này kinh nghiệm của anh Vinh :D). Tác hại của việc dư, hay thiếu độ ẩm thì ai cũng biết, có lẽ không cần nói nhiều nữa, nhưng dù ít dù nhiều, trừ ngày mưa ra, thì ngày nào cũng phải tưới ít nhất 1 lần. Tại sao? Xem tiếp hồi sau sẽ rõ. :D

2/Cung cấp dưỡng khí cho chậu cây: Nếu đọc các tài liệu tưới nước cho bonsai của nước ngoài, ai cũng phải thấy rằng họ đều khuyên nên tưới cây cho đến khi nước chảy ra lỗ thoát nước. Điều này không chỉ có ý nghĩa đảm bảo đủ độ ẩm cho cây mà còn đảm bảo thay thế lượng khí trong chậu bằng lượng khí mới giàu oxygen hơn. Bởi lẽ, trong quá trình nước chảy ra thì nó tạo ra trong chậu một áp suất nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài, do đó không khí bên ngoài có thể “tràn vào” thay thế lượng khí kém oxygen trong chậu. Có thể ai đó sẽ thắc mắc, tại sao cũng là nước, nhưng nước tù, nước đọng trong chậu lại làm chết cây, thối rễ, còn nhúng nguyên chậu cây vào khay nước như anh Vinh thì cây lại sống phây phây? :D. Vì thực chất bản thân nước cũng không thiếu oxygen, rễ cây vẫn có thể “thở” được trong nước. Nhưng nước tù thì ko được làm mới thường xuyên cho nên thối rễ là tất nhiên, còn nếu được ngâm trong khay rộng, nồng độ oxygen trong chậu lúc nào cũng thấp hơn bên ngoài => oxygen luôn được khuyến tán vào trong chậu theo định luật khuyến tán (nước chảy về chỗ trũng :D).
Xong!
Bài viết đầu tiên của em, chắc chắn còn rất nhiều sai sót. Rất mong các anh nghiêm khắc góp ý :D
em cũng ko hiểu nhiều như a cũng như các cm của các mem khác, em chỉ có ý kiến nhỏ qua cách tưới nc của quê em!
Ngày nắng gắt tuyệt đối ko tưới nc ( quê em chủ yếu chơi sanh) vì sợ caâ bị bỏng, thường chỉ tưới buổi sáng, buổi chiều hoặc đêm chứ trưa ko tưới, và chủ yếu tưới vào lá đủ độ ẩm chứ ko tưới đãm cả lá cả thaâ cả bệ cả ang chậu bể.
Có thể các nơi khác có cách hiểu cũng như cách chơi khác nhau neê em cũng chưađc đi hết để biết hết đc
 

nntnam

Thành viên
em cũng ko hiểu nhiều như a cũng như các cm của các mem khác, em chỉ có ý kiến nhỏ qua cách tưới nc của quê em!
Ngày nắng gắt tuyệt đối ko tưới nc ( quê em chủ yếu chơi sanh) vì sợ caâ bị bỏng, thường chỉ tưới buổi sáng, buổi chiều hoặc đêm chứ trưa ko tưới, và chủ yếu tưới vào lá đủ độ ẩm chứ ko tưới đãm cả lá cả thaâ cả bệ cả ang chậu bể.
Có thể các nơi khác có cách hiểu cũng như cách chơi khác nhau neê em cũng chưađc đi hết để biết hết đc
Cái này ngày xưa mình cũng băn khoăn, vì cho rằng tưới vào lúc nắng gắt sẽ làm lá bị nóng, hại cây. Tuy nhiên, thực tiễn nhà mình, khi trời nóng gắt, lá có biểu hiện mất nưới thì mình mới tưới, và nếu được tưới thật ĐẪM thì cây vẫn sinh trưởng tốt. Khi tưới mình cũng tưới xung quanh sân thượng để làm mát không khí quanh chậu.

Về tưới đêm, vài tài liệu bonsai nước ngoài cho rằng nên tránh tưới đêm, vì khi đó sẽ tạo độ ẩm cho nấm mốc phát triển.
 

Nguyen Duc

Thành viên
3. Mỗi người phải chọn cho mình 1 thức uống hàng ngày - người thì hàng ngày uống nước giếng - người thích nước mưa - người thích nước sông - người thích uống nước máy. tất cả đều thích nghi với môi trường hết. Nếu có 1 sự thay đổi đột ngột về thức uống ( ví dụ: RƯỢU BIA )thì bạn sẽ ra sao...
=))=))=))=))=))=))
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
Họ cho cây bám lên đá, dùng mỗi bao nylon trùm lại cho rễ bám vào đá rồi ngâm thẳng vào bể nước to thôi DQ, chứ không phủ xơ dừa lên vì sẽ làm cho rễ con bò ra nhiều hơn.
về vấn đề có sử dụng xơ dừa hay không cũng còn tùy mục đích người trồng và phương pháp sử dụng nó thế nào cũng quan trọng không kém .
tiện đây em cũng chia sẻ cách làm của mình kính mong cả nhà góp ý !

xơ dừa được bỏ vào các túi bóng nhỏ, loại 500 đến 700 gram bỏ vừa khoảng 2/3 bao cột chặt miệng bao lại. trước lúc đóng bao cần tưới nước cho xơ dừa ướt đẫm, tại sao phải đóng xơ dừa vào bao ni lông thì lát nữa bàn sau.
loại đá em thường trồng (ký) là đá da voi cỡ lớn, cây trước khi đem ký cần làm lại rễ theo ý mình. đem cấy cây lên đá chỉnh lại rễ, nếu cần dùng dây cột vấn rễ sao cho bám sát vào đá. sau đó dùng túi xơ dừa đã đóng bao xếp ép quanh đá và rễ cây, vấn ni lông quanh toàn bộ và đem thả vào bể nước.tưới đẫm nước cho cây vừa trồng, lưu ý nên tưới nước thường xuyên cho cây đủ độ ẩm.!

lý do em dùng xơ dừa đóng vào túi ni lông là để rễ cây không thể ăn trực tiếp vào xơ dừa, nếu không rễ cây sẽ ra nhiều rễ con phát triển thành từng khúm không những không bám sát vào đá mà còn trông rất phản cảm.
xơ dừa ướt đóng vào túi nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ ngoài môi trường, lý do đó làm hơi nước ngưng tụ lớp ngoài vỏ bao và bề mặt đá. lúc rễ cây phát triển sẽ bám sát vào đá luồn theo các hướng để hút ẩm nơi lớp vỏ ngoài của đá, tạo cảm giác như rễ được in lên đá trông rất tự nhiên.

có thể dùng phương pháp nhà vườn mà anh INVINH vừa đề cập ở trên, nhưng theo em chỉ có tác dụng với đá thấm thủy (đá bọt) trong đá chứa nhiều thành phần hơi nước, lúc rễ phát triển tự chui vào lỗ nhỏ hút ẩm. đối với đá da voi, đá tai mèo,... muốn rễ bám sát đá ta phải can thệp bằng cách đục đẽo đá hoặc dùng phương pháp ép rễ sao cho khi rễ phát triển to ra sẽ áp sát vào đá, nhìn rễ cây mất tự nhiên.

chỉ là cách đánh giá của riêng bản thân có gì chưa đúng kính mong anh VINH cùng cả nhà góp ý!
chúc cả nhà có khoảng thời gian vui vẻ, bổ ích trên diễn đàn./.
 

lnvinh

Super Moderator
về vấn đề có sử dụng xơ dừa hay không cũng còn tùy mục đích người trồng và phương pháp sử dụng nó thế nào cũng quan trọng không kém .
tiện đây em cũng chia sẻ cách làm của mình kính mong cả nhà góp ý !

xơ dừa được bỏ vào các túi bóng nhỏ, loại 500 đến 700 gram bỏ vừa khoảng 2/3 bao cột chặt miệng bao lại. trước lúc đóng bao cần tưới nước cho xơ dừa ướt đẫm, tại sao phải đóng xơ dừa vào bao ni lông thì lát nữa bàn sau.
loại đá em thường trồng (ký) là đá da voi cỡ lớn, cây trước khi đem ký cần làm lại rễ theo ý mình. đem cấy cây lên đá chỉnh lại rễ, nếu cần dùng dây cột vấn rễ sao cho bám sát vào đá. sau đó dùng túi xơ dừa đã đóng bao xếp ép quanh đá và rễ cây, vấn ni lông quanh toàn bộ và đem thả vào bể nước.tưới đẫm nước cho cây vừa trồng, lưu ý nên tưới nước thường xuyên cho cây đủ độ ẩm.!

lý do em dùng xơ dừa đóng vào túi ni lông là để rễ cây không thể ăn trực tiếp vào xơ dừa, nếu không rễ cây sẽ ra nhiều rễ con phát triển thành từng khúm không những không bám sát vào đá mà còn trông rất phản cảm.
xơ dừa ướt đóng vào túi nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ ngoài môi trường, lý do đó làm hơi nước ngưng tụ lớp ngoài vỏ bao và bề mặt đá. lúc rễ cây phát triển sẽ bám sát vào đá luồn theo các hướng để hút ẩm nơi lớp vỏ ngoài của đá, tạo cảm giác như rễ được in lên đá trông rất tự nhiên.

có thể dùng phương pháp nhà vườn mà anh INVINH vừa đề cập ở trên, nhưng theo em chỉ có tác dụng với đá thấm thủy (đá bọt) trong đá chứa nhiều thành phần hơi nước, lúc rễ phát triển tự chui vào lỗ nhỏ hút ẩm. đối với đá da voi, đá tai mèo,... muốn rễ bám sát đá ta phải can thệp bằng cách đục đẽo đá hoặc dùng phương pháp ép rễ sao cho khi rễ phát triển to ra sẽ áp sát vào đá, nhìn rễ cây mất tự nhiên.

chỉ là cách đánh giá của riêng bản thân có gì chưa đúng kính mong anh VINH cùng cả nhà góp ý!
chúc cả nhà có khoảng thời gian vui vẻ, bổ ích trên diễn đàn./.
Phương pháp anh em Nha Trang làm chỉ làm cho đá thấm thủy thôi, còn làm đá da voi như anh hay làm cho bệ đá sanh thì anh cũng làm khác em chút: sau khi anh tạo bãi đá xong anh cho cây sanh lên, anh không dùng xơ dừa mà anh dùng cát bỏ vô bao ny lon đã bấm thủng, có ngoài tác dụng như em nói là tạo độ ẩm mà còn có tác dụng rất hay để giàm nhiều công sức và thời gian: khi anh sắp rễ cho sanh len theo các kẽ chẻ của đá da voi, anh không cần dùng dây uốn rễ mà anh chỉ cần sắp rễ chay theo khe đá rồi dùng bao cát đè lên sợi rễ đó, bao cát to và không d9d63 chặt nên có khả năng đè rễ và áp theo đá, kể cả áp theo các khúc gập ghe62ng, làm cho rễ bám chặt vào đá mà không phải tốn công dùng dây uốn.
 

hp_ke

Thành viên tích cực
kiến thức bổ ích quá. một số cái em biết 1 chút thì mọi người đã nói rồi, chỉ biết ngồi học hỏi thôi8->8->8->8->8->8->8->8->
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Mấy hôm rồi đọc bài này mà tôi chưa lên tiếng hôm nay có mấy giòng đóng góp với anh em
Chính vì lý do khi tưới cây chúng ta đã:
- Cung cấp nước, tạo độ ẩm cho rể cây, lá cây
- Dùng nước để đuổi khí CO2 ra khỏi chậu và cung cấp O2 cho rể cây hô hấp
- Dùng nước để rửa sạch lá, cũng có tác dụng xua đuổi 1 số côn trùng gây hại như bọ trỉ, nhện đỏ
- Tạo môi trường mát mẻ đủ độ ẩm xung quanh chậu giúp lá cây quang hợp tốt hơn
-...
nên chúng ta luôn cần chất trồng có độ thoát nước tốt, sao cho buổi sáng ta tưới cây thì buổi chiều chất trồng đã khô ráo, sáng hôm sau ta lại tưới.
Tôi để ý thấy những chậu cây nào "sáng tưới chiều khô" luôn là những cây phát triển rất tốt
 

hungbonsai

Thành viên tích cực
Mấy hôm rồi đọc bài này mà tôi chưa lên tiếng hôm nay có mấy giòng đóng góp với anh em
Chính vì lý do khi tưới cây chúng ta đã:
- Cung cấp nước, tạo độ ẩm cho rể cây, lá cây
- Dùng nước để đuổi khí CO2 ra khỏi chậu và cung cấp O2 cho rể cây hô hấp
- Dùng nước để rửa sạch lá, cũng có tác dụng xua đuổi 1 số côn trùng gây hại như bọ trỉ, nhện đỏ
- Tạo môi trường mát mẻ đủ độ ẩm xung quanh chậu giúp lá cây quang hợp tốt hơn
-...
nên chúng ta luôn cần chất trồng có độ thoát nước tốt, sao cho buổi sáng ta tưới cây thì buổi chiều chất trồng đã khô ráo, sáng hôm sau ta lại tưới.
những chậu cây nào "sángTôi để ý thấy tưới chiều khô" luôn là những cây phát triển rất tốt
còn tham gia tranh luận thì sẽ dể nhớ bài hơn và giúp mình mau tiến bộ khi biết mình sai gì và cần bổ xung gì ,như anh lô đã nói ,áo quần giặt sáng chiều khô là sẽ không gây mùi hôi như mua mưa giặt mà chiều vẫn còn ẩm khiến áo quần bốt mùi , ý em lộn anh lô nói sang tưới cây chiều khô mà nhầm qua quần áo ,thật ra ngoài việc tưới nước hợp lý cây phát triển tốt nhưng một số dòng cây lá kim về căn bản tưới nước khi cảm thấy đất vừa khô ,còn phải vệ sinh thân ,trà meo mốc bám trên cây ,cây nguyệt quế em vẫn trà bình thường và cây phát triển hơn ,vì mỗi lần triển lảm ơt tq em thấy những cây nguyệt quế của họ và tung đều rất sạch sẽ ở thân ,,sự mốc meo bám vào sẽ giảm đi sự phát triển của cây ,(chỉ nói về một số loài ,đặt biệt loài thân gỗ cứng ).
 

hp_ke

Thành viên tích cực
anh hùng và mọi người cho em hỏi là cây sanh khi dùng vải dày phủ lên phần bệ và giữ ẩm thường xuyên sẽ khiến rễ mọc trắng ra, điều này giúp cho rễ mặt của cây nhiều hơn, vậy thời gian ủ là bao lâu, và liệu cứ để vậy trong vòng 1 năm có ảnh hưởng tới sức khỏe của cây không?
 

hungbonsai

Thành viên tích cực
anh hùng và mọi người cho em hỏi là cây sanh khi dùng vải dày phủ lên phần bệ và giữ ẩm thường xuyên sẽ khiến rễ mọc trắng ra, điều này giúp cho rễ mặt của cây nhiều hơn, vậy thời gian ủ là bao lâu, và liệu cứ để vậy trong vòng 1 năm có ảnh hưởng tới sức khỏe của cây không?
cây sanh khi kí đá là tủ quanh xung quanh bằng nilong bọc dưa mà người trông dưa hay dùng phủ bề mặt màu đen bên trong ,mầu bạc bên ngoài ,nếu ở miền trung khí hậu khắc nhiệt nóng thì phỉ thêm bao bố hay vải mềm lên trên sáng tưới cây và tưới luôn lớp vải cho mát .(có thể phun sương nhiều lần cho cây mát còn mới phối không nên phủ sơ dùa nhiều lên phần bệ hay tủ bên trong lớp vải mềm vì điều đó khiến những rể mới cắt sẽ ăn rộng ra và bám lên vải ,sau vài tháng có thể tháo tụt lần lần xuống .
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
ok anh, thank anh nhiều
phải LONG hp không vậy ?
đổi tên nick lúc nào không báo anh em gì vậy, làm quý tìm hoài!!!
dạo này khỏe không ? công việc thế nào. vợ hay bắt nạt nữa không ???? hiiiiiiiiiii
 

lnvinh

Super Moderator
phải LONG hp không vậy ?
đổi tên nick lúc nào không báo anh em gì vậy, làm quý tìm hoài!!!
dạo này khỏe không ? công việc thế nào. vợ hay bắt nạt nữa không ???? hiiiiiiiiiii
Người ta đã trốn phải thay cả tên đổi cả họ vậy mà còn cố lôi lên nữa!!!
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
Người ta đã trốn phải thay cả tên đổi cả họ vậy mà còn cố lôi lên nữa!!!
giờ thì em mới công nhận anh VINH vui tính ghê.!!!! thank anh!
được xem hình anh VINH cầm tay bạn gái tung tăng tắm biển, ngưỡng mộ anh thật đó!!!!
 

sieuli

Thành viên tích cực
hi. nhìn lại những conment trước đây ...đúng là mình còn ngây thơ thật ...8-}
 
Top