Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

haibien

Quản Lý Viên
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Các bác giải trí chút với ảnh ọt :
+ YouTube Video
 

DungNhatrang

Thành viên
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan



em vừa test thử ^^..nhân tiện các anh cho em xin cái tên e nó với nha, trồng 3 cây mà chết mất 2 loại này
 

nhatxa

Thành viên tích cực
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

ảnh 1.
ảnh 2.
ảnh 3.

Treo trên giàn mà lấy được mấy tấm ảnh này thì khó đấy... nhưng tận dụng một cái bệ phóng tên lửa cầm tay cũ thì dễ dàng hơn nhiều...=)) up ảnh bệ phóng sau =))
 

muaxuanxanh

Thành viên
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Hay lắm bác Nhatxa, topic có bác nhatxa đã thay đổi đáng kể về chất.=D>=D>=D>
Trong 3 hình không biết bác thích hình nào nhất em thì thích nhất là hình 1
 

nhatxa

Thành viên tích cực
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Hay lắm bác Nhatxa, topic có bác nhatxa đã thay đổi đáng kể về chất.=D>=D>=D>
Trong 3 hình không biết bác thích hình nào nhất em thì thích nhất là hình 1
Sướng phồng mũi lun =))
3 ảnh hoa lan này nhatxa đưa lên để minh họa cho cách mà nhatxa đang chụp ảnh hoa lan với hậu cảnh rất đơn điệu màu đen. Các bác đang bàn về bố cục ảnh, nhatxa xin chia sẻ chút kinh nghiệm nhỏ và sẵn tiện cũng giải tỏa thắc mắc về những bức ảnh hậu cảnh đen của nhatxa.
Có một bệ phóng tên lửa cầm tay cũ =)) thì thao tác chấn khung dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, và nó đây thưa các bác...






Rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả...




Giảm thiểu đổ mồ hôi ở mức tối đa, đỡ cay mắt nhỡ lại out net:))



 

muaxuanxanh

Thành viên
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan



Trong bức ảnh này phát hoa và 1 vài gân lá tạo ra bố cục chéo cho bức ảnh và em thích nhất là cái phần tối mờ chéo ở phía góc dưới bên phải của tấm ảnh nó tạo cho tấm ảnh có cái gì đó trừu tượng và làm cân bằng và nổi được chùm hoa ở phía trên. Nếu bức ảnh này mà nền toàn đen thì em không thích nhiều như thế. Hi hi hóa ra bác cũng chơi cả chiêu cắt cup nữa hả.
 

thuongchi

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

....Có một bệ phóng tên lửa cầm tay cũ =)) thì thao tác chấn khung dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, và nó đây thưa các bác...


Chào Thảo,

Cách nay là cách hay, giống như tôi mang lan trên giàn xuống và treo dưới một chậu lan khác để chụp ảnh. Tuy nhiên, trên sân thượng có những vật dụng khác nhau nên background (hậu cảnh) vẫn bị "dính" những vật không mong đợi, nếu không dùng vật che phía sau...

VD:




Do đó, sau khi chụp ảnh, tôi thích dùng phần mềm Photoscape để "edit" lại:

VD:


Lan này chụp trên giàn & chỉnh lại với Photoscape


Lan này mang xuống & chỉnh lại với Photoscape​

---o0o---​

Chụp với ĐT:


Chụp với phone HTC Touch Diamond 2 T535


Chụp với Iphone 3GS trên công trường xây dựng​

TB: máy ảnh tôi dùng là Canon IXUS 960IS (loại máy compact camera) cho người chơi ảnh nghiệp dư.
 

nhatxa

Thành viên tích cực
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan



Trong bức ảnh này phát hoa và 1 vài gân lá tạo ra bố cục chéo cho bức ảnh và em thích nhất là cái phần tối mờ chéo ở phía góc dưới bên phải của tấm ảnh nó tạo cho tấm ảnh có cái gì đó trừu tượng và làm cân bằng và nổi được chùm hoa ở phía trên. Nếu bức ảnh này mà nền toàn đen thì em không thích nhiều như thế. Hi hi hóa ra bác cũng chơi cả chiêu cắt cup nữa hả.
Trước đây đã nhiều người nghĩ rằng ảnh 1-2-3 là crop từ những ảnh kia...không phải đâu bác, ảnh 1-2-3 là ảnh chụp trực tiếp đấy ạ. Nhatxa vẽ gạch đỏ để chỉ những góc đã chụp
 

nhatxa

Thành viên tích cực
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Anh Chí :
dùng photoshop cũng là một cách.
Về kỹ thuật và máy thì nhatxa chưa dám bàn, chỉ đưa lên chia sẻ với anh em về cách lấy ảnh đơn giản của riêng nhatxa.
 

nhatxa

Thành viên tích cực
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

... giống như tôi mang lan trên giàn xuống và treo dưới một chậu lan khác để chụp ảnh


Cách của nhatxa đang dùng như ảnh kèm 1-2-3 hoàn toàn khác với cách anh Chí mang lan trên giàn xuống và treo dưới một chậu lan khác để chụp ảnh... các bác làm thử từng cách sẽ thấy ngay í mà
 

thuongchi

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

LTS. Một bài viết hữu ích về Kĩ thuật chụp ảnh được sưu tầm từ me.zing.vn/apps/blog?params=/pekoi2206/blog/detail/id/614973047

Kĩ thuật chụp ảnh


Máy ảnh Kĩ thuật số gồm 2 loại: Compact Camera có ống kính gắn liền thân máy và DSLR có ống kính tháo rời.

Compact Camera

Máy compact camera đáp ứng được 90-95% nhu cầu của một người chơi ảnh nghiệp dư, sau đây là một số thông tin về compact camera:

Mặc dù sự phân chia máy compact camera là rất tương đối nhưng chúng ta cũng có thể tạm chia thành 3 loại:

1. Loại mỏng, nhỏ gọn, Fully Automatic. VD:

Canon IXUS 800



Nikon Coolpix S510


Casio EX Z-1050


2. Loại trung bình, cho phép điều chỉnh khẩu độ, tốc độ, với các kí hiệu p, Av, Tv, M trên thân máy. VD:

Canon A630



Canon G7


Nikon Coolpix P50


3. Loại lớn, những "con rồng Kĩ thuật số" thực sự với ống kính zoom dài tới 10-18x. VD:

Sony-H9



Nikon Coolpix 8700


Panasonic FZ50


1- Về dòng máy compact loại nhỏ

Bạn nên chọn mua dòng sản phẩm này nếu bạn thích chụp hình mà không cần bất cứ thao tác nào ngoài việc ngắm qua màn hình và ấn nút chụp. Chế độ fully automatic cực kì tiện dụng nhưng không hề kém cỏi, bởi những máy ảnh đời mới nhất cho phép bạn có ảnh chấp nhận được trong 80-90% các tình huống cần thiết, trừ điều kiện quá thiếu sáng hoặc bạn phải zoom quá xa. Máy ảnh loại này, nhất là dòng Canon IXUS (hay IXY) thường có đèn flash công suất cao vì vậy bạn có thể chụp nhiều hình liên tiếp có flash mà không cần chờ máy sạc điện. Trong điều kiện ánh sáng đẹp, với thể loại ảnh phong cảnh hay chụp người, chụp lưu niệm, dòng máy này cho ra đời những bức ảnh với độ sắc nét và độ bão hoà màu sắc cao không thua kém bất cứ máy ảnh DSLR nào.

Nhỏ gọn, tiện dụng cũng là ưu điểm lớn. Chiếc máy Canon IXUS i7 (tên khác là SD 40) 7.1Mpx không to hơn một chiếc điện thoại di động là bao. Ken Rockwell, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Mỹ, dù có sẵn rất nhiều máy DSLR "khủng bố" nhưng luôn đem theo Canon IXUS 850IS hoặc Casio Ex trong túi, vì nó giúp ông không bỏ lỡ một khoảnh khắc nào của cảm xúc. Ngoài ra dòng máy này có kiểu dáng rất trang nhã, hợp thời trang nên nhiều quý bà quý cô ưa thích.

Tuy nhiên, chính vì chế độ Fully Automatic của máy nên bạn sẽ gần như không học hỏi thêm được gì về "nhiếp ảnh". Tính tự động hoá cao độ đồng nghĩa với các chức năng chụp bán tự động như Av, Tv, hoặc M bị bất hoạt. Mặc dù vậy, với đa số chúng ta điều này có lẽ không quan trọng lắm.

Nếu bạn chỉ cần chụp hình lưu niệm, chụp khi đi du lịch, và ít cần chụp ở điều kiện thiếu sáng (chụp đêm, chụp trong nhà), đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời

- Ưu điểm:

+ Dễ sử dụng, thao tác nhanh và đơn giản
+ Nhỏ gọn, thời trang
+ Chất lượng ảnh rất tốt trong điều kiện ánh sáng đẹp

- Nhược điểm:

+ Người chụp không "học" được gì thêm về kĩ thuật chụp như khẩu độ, tốc độ, ISO
+ Kích thước quá nhỏ nên máy thiếu độ "đầm" cần thiết. Chụp dễ bị rung tay dẫn đến nhoè hình (nhất là dòng máy Sony T10, T100, T200)
+ Giá khá cao (nếu so với máy nhóm 2)

- Máy ảnh khuyến cáo
Canon IXY 960 IS, hoặc bất cứ máy IXY nào từ 600 trở lên. Giá thị trường hàng brand new khoảng 300-350 USD tuỳ đời máy.

2- Máy ảnh compact loại trung bình

- Ưu điểm

+ Cho phép thao tác nhiều chế độ bán tự động hoặc manual hoàn toàn như Av, Tv, M, cho phép chỉnh ISO, nhiều chế độ đo sáng, cân bằng trắng (White Balance) ==> giúp bạn chụp ảnh tốt trong nhiều điều kiện thiếu sáng như chụp đêm, chụp trong nhà (indoor) cũng như các hoàn cảnh phức tạp khác (ánh sáng trên mặt biển, thác nước,...)
+ Làm chủ nhiều chế độ chụp cũng có nghĩa là bạn hiểu thêm đôi chút về nhiếp ảnh
+ Hình thức tương đối nhỏ gọn, có thể đút vào túi áo khoác hay đeo bên hông (như ĐTDĐ)
+ Giá thành rẻ (VD Canon A530 chỉ có giá khoảng 160USD)

- Nhược điểm

+ To và nặng hơn máy loại 1. Kiểu dáng kém thanh nhã hơn
+ Xài pin tiểu AA, đồng nghĩa với máy nặng hơn và bạn phải mua một bộ xạc pin + pin xạc Ni-MH (giá khoảng 300K)
+ Trong điều kiện thiếu sáng, ảnh ở mức chấp nhận được (đẹp hơn ảnh của máy IXUS) nhưng độ nhiễu ảnh cao và không sắc nét lắm.

3- Nhóm máy compact có ống kính zoom dài

Có một câu duy nhất để thay thế cho toàn bộ đoạn phân tích loằng ngoằng phía dưới là: "Không nên mua dòng máy ảnh này"

Có rất nhiều máy thuộc dòng này, như Canon S3 IS, S5 IS, Sony H9, Nikon Coolpix 5700, 8700, Lumix, Panasonic FZ50, Fuji S9500,... Những "con rồng Kĩ thuật số" này tạo cho chúng ta cảm giác được sở hữu một mấy ảnh với tính năng gần như dòng DSLR mà giá cả lại hết sức phải chăng. Lấy ví dụ: Máy ảnh Canon S5 IS có đầy đủ các chế độ chụp hình, quay phim, ống kính zoom 12x có "range" từ 35mm-420mm, độ mở tối đa F2.7-F3.5, kèm theo đó là hệ thống ổn định hình ảnh (IS, Image Stabilization) giúp chống rung máy. Thử tưởng tượng nếu các kĩ sư của Canon muốn thiết kế một ống kính có range tương tự (35mm-420mm trên máy Full Frame), khẩu độ "rộng mênh mông" cỡ F2.7, và kèm theo IS, thì chiếc lens đó sẽ có giá bằng 1 xe Honda SH đời mới nhất. Trong khi thực tế Canon S5 IS lại rẻ hơn 1 chiếc Wave Alfa của Tàu

Tuy nhiên, tính năng thì nhiều nhưng lại không hoàn hảo, vì thế, chất lượng ảnh của dòng máy này dễ khiến bạn thất vọng (một phần vì đã kì vọng quá nhiều).

- Ưu điểm:

+ Zoom xa. Chất lượng ảnh ở vị trí tele là tốt, nếu xét với 2 dòng máy compact kia
+ Nhiều chế độ chụp đa dạng (tương tự máy compact nhóm 2)
+ Màn hình LCD khá đa năng, có thể di chuyển và xoay theo nhiều hướng
+ Chất lượng ảnh tốt trong điều kiện ánh sáng đủ

- Nhược điểm:

+ Khá cồng kềnh, thường phải có túi đi kèm
+ Giá không rẻ, có thể suýt soát 1 chiếc DSLR hạng thấp
+ Chất lượng ảnh khá tệ nếu chụp thiếu sáng. Ở ISO cao độ nhiễu ảnh là rất lớn
+ Thao tác phức tạp chẳng kém gì một chiếc DSLR

Còn tiếp
 

thuongchi

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

LTS. Một bài viết hữu ích về Kĩ thuật chụp ảnh được sưu tầm từ me.zing.vn/apps/blog?params=/pekoi2206/blog/detail/id/614973047

Kĩ thuật chụp ảnh (tiếp theo)

Vài điểm lưu ý khi mua digital compact camera

1. Những tính năng quan trọng

- Chế độ ổn định hình ảnh.


Canon gọi nó là IS (Image Stabilization), Nikon gọi là VR (Vibration Reduction), các hãng khác dùng chữ OS (Optical Stabilization) hay OIS,... Chung quy lại, chế độ này giúp giảm tối đa của sự rung máy trong khi chụp. Nó giúp giảm nhoè hình. Cực kì có ý nghĩa nếu bạn phải chụp thiếu sáng, khi tốc độ chụp chậm hơn 1/60s. Vì vậy, hãy chọn mua máy ảnh có chức năng chống rung.

- Màn hình LCD

Màn hình LCD rộng và có độ phân giải cao sẽ giúp ta đánh giá chính xác hình ảnh trước và sau khi chụp. Một màn hình di động được (như của máy Canon S5) sẽ giúp ta chụp hình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (VD: khi phải giơ máy cao quá đầu hay đặt máy phía dưới chụp hất ngược lên), tạo ra nhiều góc ảnh lạ và độc đáo

- Pin

Pin Lithium nhẹ hơn và thường kèm sẵn theo máy. Pin AA nặng và bạn phải mua bộ xạc. Trọng lượng của máy sẽ tăng đáng kể nếu máy ảnh cần xài 4 pin AA

Nói chung, trên đây chỉ là những "điểm cộng nho nhỏ" cho máy ảnh KTS. Đáng chú ý hơn là những "điểm trừ nho nhỏ" mà vì chúng nhiều người đã bỏ qua cơ hội mua được sản phẩm tốt

2. Những tính năng KHÔNG quan trọng

- Độ phân giải (số "chấm")


Một tấm hình 5MPx có thể phóng ra ảnh chất lượng đẹp với kích cỡ 30 x 45 cm. Bạn chỉ nhất thiết cần máy ảnh 10 MPx nếu muốn phóng ảnh to bằng bức tường. Một tấm ảnh add lên diễn đàn có kích cỡ trung bình 600 x 400 = 2400 Px = 2.4 MPx.

- Độ zoom của ống kính

Nhiều người cứ thích máy ảnh càng nhiều "X" càng tốt. Như trên đã nói, trừ dòng máy loại 3, các máy compact cho chất lượng hình rất tệ khi chụp tele. Thông thường chỉ cần zoom 2x hoặc 3x là đáp ứng được nhu cầu của bạn.

- Chức năng quay phim

Máy ảnh là để chụp ảnh, sẽ không cần thiết phải lưu ý đến tính năng quay phim với những đoạn phim ngắn vài chục s có chất lượng tương đương khi quay bằng ĐTDĐ. Quay phim là cách ngốn pin và thẻ nhớ nhanh nhất

- Thương hiệu

Mặc dù là một Canonian chính hiệu, Wasabi cũng phải công nhận ở "level" này các hãng không có sự khác biệt đáng kể. Nikon luôn được đánh giá cao về màu sắc nhưng chiếc máy Canon IXY 910 cũng tạo ra những bức ảnh có màu sắc tươi tắn tuyệt đẹp. Vấn đề chỉ là kĩ năng chụp và vài thủ thuật nhỏ thôi.

DSLR

Những điều cần lưu ý khi mua máy ảnh DSLR

Tại sao lại là DSLR chứ không phải là máy ảnh loại khác? Trước hết, bạn cần phải hiểu chữ D trong DSLR là viết tắt của từ Digital, tức là kỹ thuật số. Trước đây thì các máy ảnh có thể thay ống kính được nhưng dùng phim thì chỉ gọi là SLR thôi, thêm chữ Digital để phân biệt với máy ảnh kỹ thuật số sau này. Hiện tại thì các máy film SLR gần như không còn được sản xuất nữa.

Quay trở lại vấn đề chính, tại sao chúng ta lại mua máy ảnh SLR trong khi các máy ảnh ngắm chịp nhỏ gọn và rẻ hơn rất nhiều? Câu trả lời cho vấn đề này có thể gói gọn trong 2 vấn đề chính là tính linh hoạt và chất lượng hình ảnh.
Tính linh hoạt không chỉ đến từ khả năng thay ống kính và sử dụng hàng loạt các phụ kiện khác nhau như đèn flash, điều khiển từ xa mà DSLR còn có thể điều khiển nhanh hơn nhờ vào cơ cấu phím bấm thông minh. Hơn nữa, DSLR thường bền và có chất lượng phần cứng tốt hơn các máy compact.

Nhân tố thứ 2 là chất lượng hình ảnh. Trong những điều kiện ánh sáng tốt thì sự khác biệt giữa máy ảnh compact và DSLR là không lớn nhưng nếu bạn thử chụp trong những điều kiện phức tạp hơn 1 chút như ánh sáng yếu hay chuyển động nhanh thì khi này sự thua kém của máy ảnh compact sẽ lộ ra rõ rệt. Máy ảnh compact cũng chẳng thể tạo ra những hình ảnh với DOF mỏng như DSLR….

SLR là cái gì?


Cơ chế hoạt động của DSLR

Cấu trúc cơ bản của máy ảnh SLR gần như không bị thay đổi kể từ khi nó được ra mắt nửa thế kỷ trước. SLR và viết tắt của Single Lens Reflex (tạm dịch máy ảnh phản xạ 1 ống kính). Cấu trúc của máy ảnh SLR cũng khá là đơn giản, ánh sáng sẽ đi trực tiếp vào ống kính (TTL-through the lens) gặp gương lật và phản xạ lên lăng kính ngũ giác (pentaprisms) và đi vào mắt người dùng đang nhắm qua ống ngắm viewfinder. Tất cả cơ chế này đều là quang học nên viewfinder gọi là OVF (optical viewfinder).

Khi chụp hình, gương được lật lên để ánh sáng đi trực tiếp vào film (cảm biến nếu là máy số). Vì khi này ánh sáng bên trong không còn phản xạ vào viewfinder nữa nên bạn sẽ thấy ống ngắm này tối thui trong 1 khoảnh khắc. Với những máy ảnh có live view thì ánh sáng cũng sẽ đi trực tiếp vào cảm biến và hiển thị ra màn hình phía sau (bạn có thể đọc thêm về live view và các máy không gương trong phần sau của bài viết này).

Bạn cần gì khi mua DSLR?

Không phải cứ có càng nhiều tiền thì bạn lại đâm đầu mua những chiếc máy (body) xịn nhất mà phải biết mình cần gì để chi tiêu cho hợp lý. Nếu bạn muốn một chiếc máy dễ chụp thì nên chọn các máy DSLR giá rẻ có các chế độ scene, auto hay chí ít là program. Nếu bạn muốn chụp ảnh thể thao hay cuộc sống của động vật thì phải mua những camera có tốc độ chụp cao.

Với những ai hay chụp trong điều kiện ánh sáng thấp, hãy chọn những máy có ISO cao và chống rung hiệu quả. Còn cho những người chụp studio, chân dung hay macro thì những máy hỗ trợ live view sẽ phát huy tác dụng lớn nhất.

Cuối cùng, bạn cũng cần phảu lưu ý về độ bền của máy, liệu sản phẩm đó có được tạo ra để hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau hay không. Liệu trọng lượng và kích thước của máy có đáng để bạn quan tâm, liệu bạn có 1 nhu cầu chuyên biệt nào đó yêu cầu những phụ kiện đặc biệt mà chỉ 1 vài hãng có thể cung cấp hay không?….

Sau đây, ta sẽ lần lượt đi qua những tiêu chí cần xem xét khi mua máy ảnh DSLR​


Cảm biến ảnh:

Chúng ta hãy cùng xem qua kích cỡ của cảm biến ảnh trên máy ảnh DSLR. Cho dù có 1 vài khác biệt nhỏ nhưng các máy DSLR đều sử dụng cảm biến thuộc 1 trong 3 kích cỡ sau: Full Frame, APS-C và Four-Thirds. Sự khác biệt của kích cỡ cảm biến có thể rất quan trọng trong nhiều trường hợp khác nhau, không chỉ chất lượng ảnh mà còn ảnh hưởng đến tiêu cự của ảnh chụp mà chúng ta thường biết đến với tên gọi hệ số crop (crop factor). Để hiểu rõ hơn bạn có thể xem hình phía dưới, cảm biến nhỏ hơn thì phạm vi chụp của ảnh cũng hẹp hơn với cùng 1 ống kính. Ví dụ ảnh từ máy Four Thirds chụp thông qua ống kính 24mm tương đương với máy Full Frame dùng ống kính 48mm, máy APS-C qua ống kính 24mm tương đương Full Frame dùng ống 36mm.

Hệ số crop của APS-C là 1,5 hoặc 1,6 trong khi Four-Thirds là 2x. Tức là khi chụp cùng 1 ống kính thì tiêu cự của máy Full Frame bằng chính tiêu cự của ống kính trong khi APS-C thì nhân 1,5 lần và Four-Thirds là nhân 2 lần. Hệ số crop có thể không ảnh hưởng đến hầu hết người dùng nhưng nếu bạn chuyển thì máy film vốn có kích cỡ tương đương với cảm biến Full Frame thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dải ống kính cũ của bạn lắm đấy.

Những ai hay chụp ảnh xa thì tỷ lệ crop có thể là một lợi thế bởi vì góc nhìn của máy ảnh sẽ hẹp hơn khi so với máy full frame. Tất nhiên, với những ai hay chụp cảnh thì máy crop sẽ bất lợi vì ống kính góc rộng sẽ chẳng còn rộng như nó vốn có nữa. Thật may mắn khi các nhà sản xuất đã ra mắt những ống kính riêng cho hệ máy số, tối ưu hơn cho các cảm biến nhỏ.

Vậy bạn nên chọn máy có cảm biến Full Frame hay crop, mỗi hệ thống cảm biến này đều có ưu và nhược điểm riêng của nó.

Cảm biến Fullframe cho ảnh có DOF mỏng hơn


*The larger the sensor the easier it is to get very shallow depth of field effects. The flip side of this is that it can be harder to get everything to focus when you do want to. Overall though, the lager sensors offer more control over depth of field for those that know how to use it. : Các bộ cảm biến lớn hơn dễ dàng hơn là để có được chiều sâu rất nông cạn của hiệu ứng trường.Mặt trái của việc này là nó có thể là khó khăn hơn để có được tất cả mọi thứ để tập trung khi bạn muốn.Nhìn chung, mặc dù các cảm biến loại bia cung cấp kiểm soát nhiều hơn độ sâu của trường cho những người biết làm thế nào để sử dụng nó.

Loại cảm biến Full Frame lớn (gọi Full Frame là vì kích cỡ của nó bằng với film 35mm ngày xưa) thường có viewfinder lớn hơn, sáng hơn và rất thích hợp cho những ai nâng cấp lên từ hệ máy film vì tiêu cự của dải ống kính cũ không bị thay đổi. Ngoài ra, máy ảnh Full Frame thường cho ảnh đẹp hơn khi chụp trong điều kiện ánh sáng kém vì nó nhạy hơn và cho DOF mỏng hơn (chủ thể rõ nét hơn và hậu cảnh mờ hơn) nếu bạn biết kiểm soát. Tất nhiên, Full Frame cũng có nhược điểm khi mà nó khá to và mắc tiền, có ít mẫu để chọn hơn, đồng thời khó kiểm soát nét hơn với những ai thiếu kinh nghiệm. Như đã nói ở trên, nếu muốn chụp xa thì có thể Full Frame sẽ gặp bất lợi hơn crop.

Cảm biến APS-C là loại phổ biến nhất hiện nay và được sử dụng bởi hầu hết các nhà sản xuất khác nhau. Với tỷ lệ crop 1,5 hoặc 1,6, bạn sẽ cần phải sử dụng những ống kinh riêng cho máy số để có được góc rộng mong muốn. Dù vậy, những ống kính loại này thường rẻ tiền hơn những ống kính tương đương bên dòng máy full frame. Các ống “kit” đi kèm máy APS-C thường là những điểm khởi đầu tốt vì nó cho dải zoom đủ làm hài lòng hầu hết người dùng, từ cảnh góc rộng cho đến cận cảnh.

Còn tiếp
 

thuongchi

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

LTS. Một bài viết hữu ích về Kĩ thuật chụp ảnh được sưu tầm từ me.zing.vn/apps/blog?params=/pekoi2206/blog/detail/id/614973047

Kĩ thuật chụp ảnh (tiếp theo)

DSLR

Four-Thirds là định dạng cảm biến mới nhất và nó chỉ xuất hiện trên các máy kỹ thuật số, được tạo ra bởi Olympus. Four-Thirds (2/3) đồng thời được sử dụng bởi Panasonic và cũng đòi hỏi hệ thống ống kính mới hoàn toàn. Cảm biến 2/3 nhỏ hơn cũng đồng thời cho phép chế tạo những chiếc máy nhỏ gọn hơn là APS-C. Tuy đây là một hạn chế khi chụp thiếu sáng nhưng hầu hết người dùng căn bản đều không thấy sự khác biệt rõ rệt.

Hệ thống chống rung:


* Image stabilization systems reduce the blur caused by camera shake, allowing sharp pictures to be taken even in low light or at long focal lengths. : Hệ thống ổn định hình ảnh giảm mờ do rung máy, cho phép hình ảnh sắc nét được thực hiện ngay cả trong ánh sáng yếu hay ở các độ dài tiêu cự dài.

Hình ảnh bị rung khi không có IS

Hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu với những ống kính tele có thể sẽ hoàn toàn không thể sử dụng được nếu máy ảnh/ống kính của bạn không sở hữu một hệ thống chống rung tốt. Trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy, chỉ hệ thống chống rung mới giúp ảnh ảnh không bị mờ (blur) mà thôi. Các nhà sản xuất khác nhau sử dụng những thuật ngữ khác nhau khi nói về blur như Super SteadyShot, Anti Share, Vibration redution, Mega OIS… Nhìn chung, chỉ có 2 loại chống rung chính là chống rung sử dụng ống kính, di chuyển những thành phẩn nhỏ bên trong ống kính và loại thứ 2 là chống rung bên trong thân máy bằng cách di chuyển cảm biến. Hãy lưu ý là 2 thuật ngữ chống rung quang học (optical) và chống rung cơ khí (mechanical) thường xuyên được sử dụng để thay thế cho nhau.

Có nhiều kết luận khác nhau về hiểu quả của chống rung ống kính và sử dụng cảm biến nhưng kết quả của chúng thường không khác biệt nhiều. Các máy dùng chống rung cảm biến có tác dụng với bất cứ ống kính nào gắn vào trong khi chống rung ống kính đòi hỏi mỗi ống phải tích hợp hệ thống này. Các hệ thống chống rung ống kính làm cho ống mắc tiền hơn kha khá nên nhiều người ưa chuộng loại chống rung cảm biến hơn. Dù vậy, chống rung ống kính có 1 lợi thế rất lớn là nó cho phép người dùng nhìn thấy việc chống rung qua viewfinder ngay lập tức. Hiện tại thì Sony, Pentex và Olympus đi theo con đường cảm biến còn Canon, Nikon và Panasonic đi theo ống kính.

Tốc độ:

Nếu bạn đang sử dụng máy ngắm và chụp thì chắc chắn sẽ nhận thấy sự khác biệt rất lớn về tốc độ khi chuyển qua máy SLR kỹ thuật số. Ngay cảm những mẫu DSLR cơ bãn nhấn cũng cho tốc độ lấy nét và chụp tốt hơn máy compact. Các body càng cao cấp thì tốc độ lấy nét càng được tăng cao và số tấm hình liên tiếp trong một giây sẽ càng cao hơn. Các thông số này là tối quan trọng cho những ai hay chụp thể thao và thú vật.

Hầu hết các máy DSLR cơ bản cho phép người dùng chụp từ 2,5-3 hình/giây (fps), đủ để chụp trẻ em và thú cưng trong vườn. Nhiều nhà sản xuất còn giới hạn này trong một thời gian nhấn định (1 brust), tức là chỉ chụp được khoảng vài tấm thì phải tạm ngưng để máy lưu lại rồi mới chụp tiếp, đặc biệt là khi chụp ảnh RAW.

Khi mà 3 fps không còn đáp ứng nổi thì bạn nên chuyển sang những dòng máy trung cấp với tốc độ khoảng 5 fps, những máy chuyên nghiệp thậm chí còn có thể đạt tới 12 khung hình 1 giây hay cao hơn nữa. Để đạt được điều này, các nhà sản xuất đã trang bị cho những máy trên bộ nhớ đệm lớn hơn và có thể lưu trữ hàng chục ảnh RAW chỉ bằng 1 lần bấm máy duy nhất.

Kích cỡ, trọng lượng và độ bền máy ảnh:


Nikon D3 bị nhúng bùn nhưng vẫn không sao​

Như đã nói ở trên, các máy DSLR có thể có rất nhiều kích thước khác nhau, từ loại nhỏ gọn như compact cho đến những máy siêu bự kiểu D3s. Nếu bạn hay chụp trong những điều kiện có nhiều bụi, ẩm ướt thì nên chọn những máy hoạt động trong nhiều thời tiết khác nhau, có thân làm từ hợp kinh ma-giê và có hệ thống rũ bụi khỏi cảm biến (dust removal). Thông thường, máy càng nặng thì càng càng bền, nếu bạn hay di chuyển thì có thể mua những máy nặng khoảng nửa ký chưa kèm ống kính. Ngày càng có nhiều máy ảnh tầm trung có khả năng hoạt động bền hơn ngày xưa, D7000 mới đây là một ví dụ điển hình. Có một lưu ý là tuy nhà sản xuất không công bố rõ nhưng nhiều máy vẫn hoạt động tốt với điều kiện trời mưa nhẹ. Những máy nào mà công ty sản xuất tuyên bố là chống nước thì bạn hãy cứ an tâm về điều đó.

Màn hình và live view:


Một trong những ưu điểm rất lớn của DSLR là bạn có thể nhìn hình trực tiếp ảnh cần chụp qua viewfinder mà không phải nhìn vào màn hình LCD như máy compact. Tuy nhiên, rất nhiều người chuyển từ máy ngắm chụp lên cảm thấy bỡ ngỡ với cách nhìn này, họ mong muốn một cái gì quen thuộc hơn nên các nhà sản xuất cũng dần trang bị live view (ngắm qua màn hình LCD) ở những mẫu máy gần đây.

Live view không phải là không có điểm yếu, trong hầu hết các trường hợp thì nó làm chậm thời gian chụp hình. Hãy nhớ lại cơ chế chụp ảnh của DSLR một chút, thông thường gương nằm che cảm biến để lấy nét và cho người dùng ngắm, khi chụp thì gương sẽ lật lên để ánh sáng đi vào cảm biến và khi xong thì nó lật nằm che cảm biến. Nếu bạn dùng live view, gương luôn mở, khi nào lấy nét thì nó phải che cảm biến lại và nó tốn thêm 1 bước che cảm biến lại so với việc dùng ống ngắm quang. Đây chính là lý do mà 1 số thế hệ live view đầu tiên đòi hỏi người dùng phải lấy nét tay khi dùng live view. Một số máy sau này cho phép lấy nét tự động nhưng nó cũng khá chậm so với viewfinder truyền thống. Công ty duy nhất thực hiện live view tốt là Sony vì sử dụng 2 bộ cảm biến riêng (cảm biến nhỏ cho live view) cho phép lấy nét tự động nhanh nhưng giải pháp này có thể làm viewfinder tối đi và cũng không cho hình ảnh độ phân giải cao khi hiển thị trên màn hình live view.

Tất nhiên là live view có rất nhiều ứng dụng thực tế. Những ai hay chụp studio hẳn sẽ thích tính năng này vì họ có thể kiểm soát nét tốt hơn. Ngoài ra, trong những trường hợp chụp ở vị trí khó như chủ thể sát mặt đất hay cao quá đầu người dụng thì live view cũng cực kỳ hữu ích. Những khi này bạn khó lòng đưa mắt vào viewfinder được. Khi kết hợp với màn hình lật xoay ở một vài mẫu DSLR thì live view càng trở nên hữu ích hơn.

Tính dễ dùng:

Các nhà sản xuất máy ảnh đang cố gắng tạo ra những chiếc máy DSLR dễ dùng nhất có thể bởi vì người dùng ngày càng chọn dòng sản phẩm này nhiều hơn. Do vậy, tính dễ dùng ngày càng được nâng cao hơn thông qua các hướng dẫn trên màn hình, hệ thống chụp ảnh tự động, nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười… Hầu hết các máy DSLR đều chụp tích hợp các chế độ chụp như compact nhưng ở các cấp độ khác nhau, với những máy chuyên nghiệp như D3s thì bạn không tìm được chế độ auto mà chỉ dừng lại ở P mà thôi.

Các tính năng nâng cao:


Các máy DSLR đều chia sẻ chung những tính năng cơ bản nhưng chỉ có những máy cao cấp nhất mới cho chúng ta khả năng điều kiển tối ưu nhất thông qua hàng loạt các tính năng nâng cao, cho phép bạn tùy chỉnh menu điều khiển cho thuật lợi nhật hay tạo profile riêng cho từng ống kính khác nhau…. Có thể bạn không thấy chúng quan trọng nhưng những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì rất cần đấy.

Chế độ quay phim: Sau khi cung cấp live view thì các nhà sản xuất máy ảnh cũng đưa chế độ quay phim vào DSLR nhằm làm hài lòng các thượng đế. Các máy DSLR quay phim có thể chưa thật nhiều nhưng nó đã tạo 1 làn gió mới cho cả các nhà quay phim chuyên nghiệp và bán chuyên. Lý do chính là bởi vì DSLR có cảm biến lớn, cho phép làm nổi bật chủ thể (DOF cực kỳ mỏng) và chất lượng phim xuất sắc trong những điều kiện ánh sáng kém. Hơn thế nữa, DSLR hỗ trợ hàng loạt các ống kính khác nhau, từ ống mắt cá cho tới siêu tele với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các ống quay phim chuyên nghiệp.

Hệ thống đi kèm

Với rất nhiều người, việc mua một chiếc máy DSLR chỉ là bước đầu tiên trong 1 con đường dài. Chính vì vậy, bạn cần phải tạo được một hình ảnh trong đầu về những gì mình cần và những thứ liên quan, đặc biệt là ống kính trước khi chọn mua từ 1 nhà sản xuất nào đó. Thân máy chỉ là 1 phần của chất lượng hình ảnh mà nó còn đến từ ống kính và khả năng chụp của người dùng. Các nhà sản xuất lớn đều đưa ra những hệ thống ống kính gần tương tự nhau (có thể bổ sung thêm các tùy chọn từ bên thứ 3) nhưng mỗi dải sản phẩm đều có những điểm yếu và mạnh khác biệt rõ ràng. Nếu bạn có nhu cầu đặc biệt, hãy nghiên cứu về ống kính và phụ kiện trước khi chọn body của 1 hãng nào đó.

---o0o---​

Quy tắc một phần ba


Quy tắc 1/3 là một quy tắc cực kỳ cơ bản, nó là dạng bố cục được nhiều họa sĩ và nhiếp ảnh gia lựa chọn. Quy tắc 1/3 là cách bạn chia bức ảnh làm 3 phần đối với hai chiều ngang và dọc, sau đó ngắm chụp sao cho đối tượng chính nằm trong 1/3 của ảnh.


Với những người chuyên nghiệp việc lựa bố cục đã thành thói quen, còn nếu bạn bỡ ngỡ thì việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn có bức ảnh ưng ý.

Còn tiếp
 

thuongchi

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

LTS. Một bài viết hữu ích về Kĩ thuật chụp ảnh được sưu tầm từ me.zing.vn/apps/blog?params=/pekoi2206/blog/detail/id/614973047

Kĩ thuật chụp ảnh (tiếp theo)

Giờ vàng


Giờ vàng hay còn gọi là Magic Hour, đề cập tới những giờ mặt trời bắt đầu lên và mặt trời chuẩn bị khuất đi. Chúng là khoảng thời gian hoàn hảo trong ngày để tạo nên một tấm hình hoàn hảo, tuy nhiên lại rất nhanh qua do thời khắc "chiều tà" hay "hoàng hôn" rất ngắn.




Việc mặt trời gần đường chân trời giúp cường độ ánh sáng mặt trời giảm, màu sắc trở nên ấm ám và dễ chịu. Trong khi ban ngày thì trời quá sáng, khiến những đối tượng trong ảnh có thể xuất hiện bóng đổ không đẹp mắt, đặc biệt với nhiếp ảnh chân dung.

Tỉ lệ vàng


Tỉ lệ vàng xuất hiện trên dãy số Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34 với số sau là tổng hai số trước đó. Các bố cục sử dụng Tỉ lệ vàng thường giúp mắt người tập trung tốt hơn, và những tỉ lệ này xuất hiện phổ biến trong thiên nhiên và cả với số đo cơ thể người.


Contre-jour


Contre-jour trong tiếng Pháp là ngược sáng. Chụp ngược sáng nhiều khi là một lựa chọn sai, nhưng trong một số trường hợp nó lại đem lại hiểu quả bất ngờ. Nhờ sự tương phản cao giữa ánh sáng và bóng tối, nên các chi tiết hầu như biến mất, chỉ nổi lên các đường viền của đối tượng.

Tuy nhiên với một ống kính không được hỗ trợ tốt, việc chụp ngược sáng khiến ảnh bị mất nét. Vì thế có những bộ lọc – Filter hỗ trợ ngăn cản ánh sáng vào ống kính quá nhiều.




Một Số Nguyên Tắc Khi Chụp Hình

- A centre of interest (điểm nhấn): điều làm bạn thấy thu hút ngay từ cái nhì đầu tiên từ bức ảnh. Mặt trời, thác nước, người mẫu, vv.. Tuy nhiên chỉ nên có một điểm nhấn cho mỗi bức ảnh thôi. Nếu không có centre of interest thì không thể có bức ảnh gây cảm xúc. Điều này cần bạn suy tính một chút trước khi quyết định chụp.

- Khung cảnh: những bức ảnh đẹp nhất đều được chụp ngoài trời, một ngày nắng ráo. Trời u ám làm giảm độ tương phản, và mất đi điểm nhấn. Chụp trong nhà rất khó đẹp bởi vì mọi thứ sẽ có độ nhấn như nhau, đặc biệt là các đồ vật góc cạnh. Tuy nhiên các đồ vật khi được sắp xếp tốt sẽ cho một ấn tượng đặc biệt. Các ảnh chụp với ngôi nhà thì thường là với các building cổ thì khá đẹp, đặc biệt bên trong vòm mái cong. Chụp vào buổi tối trong nhà màu da sẽ đỏ dưới ánh đèn điện, và điều này thì không hợp với các bạn gái lắm. Chụp với flash mạnh khuôn mặt sẽ có màu trắng, nhưng không rõ chi tiết.

- Two third rule (nguyên tắc 2/3 tưởng tượng bức ảnh sẽ chia làm chín phần bằng hai dòng kẻ dọc, và hai dòng kẻ ngang): Nếu bạn chụp thuyền, nước, và bầu trời thì thường thuyền và nước sẽ nằm ở 2/3 bên dưới và bầu trời sẽ nằm 1/3 bên trên. Hoặc nếu bầu trời thực sự ấn tượng thì nó sẽ nằm ở 2/3 bức ảnh bên trên. Nếu bạn muốn cân bằng trời và nước thì thường ở gần đường chân trời sẽ có một điểm nhấn nào đó. Ảnh chân dung chụp gần thì con mắt chính sẽ nằm gần ở giao điểm của hai đường kẻ ngang dọc, tuỳ theo vị trí bạn chụp.

- Golden rule: nếu quy tắc 1/3 không áp dụng thì quy tắc 2/5 có thể được áp dụng. Trong trường hợp này chỉ có hai đường kẻ, ngang dọc, phân chia bức ảnh làm bốn phần không đều nhau.

- Chụp vào buổi sáng: Khoảng 9-10 giờ là đẹp. Mọi thứ sẽ lên ảnh tươi mới. Nhất là các bạn gái.

- Chụp vào buổi chiều: Khi mặt trời bắt đầu lặn thì màu sắc bắt đầu rực rỡ nhất, đặc biệt là màu đỏ. Chụp vào giữa trưa sẽ có bức ảnh có tương phản mạnh mẽ, nhưng khó đẹp.

- Chụp với nền đơn giản: nền đơn giản giúp bạn có điểm nhấn tập trung hơn, nhất là chụp người. Khung cảnh tự nhiên là tuyệt vời nhất. Nếu bạn cố gắng lấy cả toà nhà đằng sau bạn khi bạn đứng ngay trước nó thì người bạn sẽ bé tí, chẳng thể nhận ra bạn đẹp thế nào. Nên chọn đứng ở xa ngôi nhà, hoặc chỉ một góc ấn tượng nhất của nó nếu buộc phải ở gần. Nếu bạn đã xem phim Heros của Trung Quốc thì sẽ thấy màu nền là toàn lá phong vàng và đỏ. Một màu vàng hoặc đỏ của lá cây trong một ngày nắng đẹp là một màu nền tuyệt vời cho các ảnh chụp người.

- Chụp với nền không quá sáng: nếu bạn trong nhà thì không nên lấy nền ngoài trời, trong bóng râm thì hạn chế lấy nền bầu trời, không chụp ngược sáng (hướng về phía mặt trời). Tuy nhiên đây có thể là kỹ thuật tuyệt vời để tạo sự tương phản, chẳng hạn một phần viền của mái tóc sẽ có màu sáng, và bạn sẽ nhìn thấy từng sợi tóc trên bức ảnh. Kiểu này cũng tôn khuôn mặt lên.

- Tiền cảnh và hậu cảnh: thường một bức ảnh sẽ có tiền cảnh, nghĩa là những cảnh ở gần, rõ nét; và hậu cảnh thì ngược lại. Cả hai kết hợp cho ta ấn tượng về chiều sâu. Thường bạn chụp sông hồ, có thể lấy một ít lá cây, cành cây ngay trước mặt làm tiền cảnh. Tuy nhiên nếu bạn chụp tiền cảnh rất gần (khoảng 1-2m) và lấy điểm nhấn là ở xa, thì tiền cảnh sẽ mờ đi, chỉ để lại ấn tượng về màu sắc.

- Chụp với ánh sáng nhẹ: không nên đứng ra giữa nắng để chụp, nắng làm bạn nheo mắt, hoặc bóng râm sẽ quá lộ trên khuôn mặt.

- Tư thế chụp: không bao giờ đứng nghiêm chào cờ, nhất là các bạn gái. Bất kỳ ai cũng có các đường cong tự nhiên, và cơ thể con người không bao giờ đối xứng. Khuôn mặt ưa nhìn nhất thường là nhìn ở góc 45 độ so trực nhìn diện. Ngay cả các chính khách với bộ đồ vuông vức đôi khi cũng đứng nghiêng.

- Đừng quên bóng dưới nước: bóng in dưới nước luôn là bức tranh tuyệt vời, vì nó không bao giờ tả thực nhưng lại rất thực. Nó cũng giúp tạo sự cân xứng cho bức ảnh. Nhiều các bức tranh sông nước đều có nhấn vào bóng dưới nước.

- Ảnh đen trắng: nếu bạn có máy cơ, ảnh đen trắng sẽ cho bạn một cơ hội tuyệt vời để khám phá một thế giới chỉ có 2 màu trung tính. Những bức ảnh chụp các diễn viên Hollywood đẹp nhất còn được ca tụng đến giờ đều là ảnh đen trắng.

- Chụp ban đêm: nếu bạn muốn chụp đêm thì ít nhất bạn cần có một cái chạc 3 chân (tripot), và một bộ free hand. Một người chụp quen tay chỉ có thể giữ máy ảnh không rung trong vòng 1/30s, thời gian này quá ngắn đề có được một bức ảnh ban đêm.

- Chụp với cảm xúc bất ngờ: sử dụng trí tưởng tượng của bạn, và luôn luôn vui vẻ khi chụp ảnh. Bạn sẽ bất ngờ với chính sản phẩm của mình trong những lúc cảm xúc đến bất chợt. Bức ảnh người mẫu hiện là logo của ngành Du lịch Việt Nam chụp với nụ cười tự nhiên, do người chụp bất chợt phát hiện ra, không ai chuẩn bị trước. Thường thì bạn sẽ trở nên nghiêm túc quá khi người chụp nói một .. hai.. ba, và bạn sẽ mất tự nhiên, và mất đi khoảng khắc đẹp nhất của mình: đó là khi mỉm cười một cách thoải mái (vì bất kỳ lý do gì). Bông đùa một chút khi chụp ảnh là cách tốt nhất đề thấy mình xinh xắn trong ảnh.

Hết

Cám ơn các bạn đã xem và mời xem tiếp "Kinh nghiệm chụp macro với máy du lịch (compact camera)"
 

muaxuanxanh

Thành viên
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Cảm ơn bác Chí rất nhiều. Nếu có thể mong bác sưu tầm nhiều bài viết về máy compact hơn nữa bởi vì hầu hết mọi người đều dùng dòng máy này chứ mấy ai có điều kiện để sở hữu máy DSLR đâu vả lại người dùng máy DSLR thì hầu như cũng đã biết cơ bản về kỹ thuật rùi.
 

thuongchi

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Cảm ơn bác Chí rất nhiều. Nếu có thể mong bác sưu tầm nhiều bài viết về máy compact hơn nữa bởi vì hầu hết mọi người đều dùng dòng máy này chứ mấy ai có điều kiện để sở hữu máy DSLR đâu vả lại người dùng máy DSLR thì hầu như cũng đã biết cơ bản về kỹ thuật rùi.
Chắc em cũng như tôi, đều đang sở hửu 1 chiếc máy compact nên những mong muốn biết về kỹ thuật chụp ảnh máy compact là tất nhiên. Trong 2 hai bài mà tôi post ở trên (Từ phần Quy tắc một phần ba đến hết) là những kỹ thuật chụp ảnh cần thiết cho cả 2 dòng máy Compact & DSLR.

Tôi cũng chưa bằng lòng nên hiện đang sưu tầm tiếp các bài nói về chụp ảnh macro của máy compact... và một phần mềm xử lý ảnh.
 

Nhatkhoa67

Thành viên
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Rất cám ơn Bác thuongchi về những bài viết rất tâm huyết . Mong Bác có 1 số bùa về kỷ thuật chụp macro :-*
 

gtkhanh

Thành viên
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Chào Thảo,

Cách nay là cách hay, giống như tôi mang lan trên giàn xuống và treo dưới một chậu lan khác để chụp ảnh. Tuy nhiên, trên sân thượng có những vật dụng khác nhau nên background (hậu cảnh) vẫn bị "dính" những vật không mong đợi, nếu không dùng vật che phía sau...

VD:




Do đó, sau khi chụp ảnh, tôi thích dùng phần mềm Photoscape để "edit" lại:

VD:


Lan này chụp trên giàn & chỉnh lại với Photoscape


Lan này mang xuống & chỉnh lại với Photoscape​

TB: máy ảnh tôi dùng là Canon IXUS 960IS (loại máy compact camera) cho người chơi ảnh nghiệp dư.
Chào anh Chí,
Thường chỉnh ảnh với PTS or Photoscape (như công cụ của anh) cũng là một cách hay. Nhưng theo em thấy thì muốn chỉnh công cụ phải thật sự mạnh và "tay nghề mình phải cao" (dân design chuyên nghiệp) để tránh đổ bóng khi magic tool không thể xóa hết nền. Như 2 ảnh VD của anh nhìn vẫn có cảm giác giả giả sao ấy (em xin lỗi nhưng thực tế nhìn thấy nó vậy). Nhìn vẫn có độ lem.

Thay vào đó em nghĩ sử dụng kỹ thuật phản sáng như các bài trước để tạo nền tối có lẽ tốt và dễ thực hiện hơn.
 
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Không thể phủ nhận những bài viết đc tổng hợp trên NET nó đem lại cho người đọc những kiến thức cơ bản chung nhất. Nhưng thiết nghĩ với mục đích của topic là nên trao đổi kinh nghiệm và những sự trải nghiệm nên rất cần những bài viết có tính thực tế hơn là kéo bài từ các web khác về, chẳng khác nào topic tổng hợp các bài viết từ Web :|.
Những cái cần trao đổi khi chụp Hoa Lan, KHDT nghĩ là ví dụ nhá :
- Nên chụp chất lượng như thế nào (HQ, Fine,...) ? Để khi ta resize hay drop ảnh ko bị giảm chất lượng.
- Khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể khoảng bao nhiêu so với hoa lớn, hoa nhỏ hay khung hình mình mình muốn bố cục...
- Zoom khoảng bao nhiêu là vừa, max hay min hay 1/3 hay 2/3 ...là ổn.
- Phông nền cho Hoa Lan nên như thế nào là ổn...
- Đối với Hoa màu trắng hoàn toàn khi chụp với nền đen hoặc theo thể loại trắng đen, nên chuyển chế độ chụp từ máy hay qua Computer mới chuyển ?
- Khi nào thì cần hoặc giảm sáng ( + - EV ), tăng giảm bao nhiêu với cường độ ánh sáng như thế nào ?
- v.v...
Có rất nhiều thứ để trao đổi qua những tấm ảnh thực tế, từ đó sẽ rút ra đc kinh nghiệm thực tế hơn là ....

Cần thiết ( nếu có AE y/c) thì có thể dẩn link hoặc hỏi bác Google ( bác này có các bài viết từ cơ bản đến hàn lâm ), để tránh làm loảng topic
Ví dụ dẩn link : http://webdien.com/d/showthread.php?t=35435
Hi vọng vài lời góp ý ko làm các bác phật lòng @-)
 

muaxuanxanh

Thành viên
Trả lời: Chia xẻ, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh hoa lan

Cảm ơn bác KHDT, diễn đàn là của mọi người và để phục vụ mọi người mà. Để topic có chất lượng và có ích cho mọi người cần lắm sự chia xẻ ủng hộ của tất cả ACE có kinh nghiệm. Rất mong bác nhiệt tình chia xẻ với AE.
 
Top