Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

thienhai

Thành viên tích cực
Vậy nếu là cây lá bản con con, đang nuôi cho lớn có nên để lóng dài, lá to không chú?
Điều này có bất lợi gì về sau hay không?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu xem trong những đồ hình chỉ dẫn việc tỉa lá để thêm chi và
tạo lá nhỏ , cuống ngắn, các bạn có thể thấy những thiếu sót như thế này.






Họ không đề cập tới bao lóng hay bao lá .
Chỉ bảo rằng bấm đọt thì đương nhiên sẽ có lá nhỏ cuống ngắn như vầy.



Do đó , các bạn cần lưu ý!

Kế tiếp dưới đây, mình chụp vài hình ở đọt bông hồng
ngoài vườn nhà để các bạn thấy rõ và áp dụng cho các cây lá bản.
==================================
Vậy nếu là cây lá bản con con, đang nuôi cho lớn có nên để lóng dài, lá to không chú?
Điều này có bất lợi gì về sau hay không?
Bạn lại quên bài rồi:

-nếu cây ở giai đoạn mập gốc , mập thân = lá càng lớn, càng nhiều = thân càng chóng to.
-sau khi có thân vửa ý , tới giai đoạn nuôi cành.
Muốn cành chóng lớn, cành cần nhiều lá , lá càng lớn càng lẹ.
-cuối cùng đến giai đoạn tạo chi thứ (cành dăm) : đây mới là lúc cần nhiều lá nhỏ cuống ngắn.

Ngủ ngon nghe.
Ôm chặt cái đèn pin không thôi nó bay mất!
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Đến đây đã lí giả được thắc mắt bao lâu nay.
(Cháu thường thấy mấy anh trên diễn đàn mình.
Cây đang nuôi mập thân to cành thường thì cắt 1/2 lá)
Nếu không có chú thì không biết bao giờ cháu mới biết chuyện về bao lá.

Rất cảm ơn.
================================================

Bạn thiên hai ơi! rọi cho mình xem thử sáng tới cỡ nào với >:D<
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Gời thêm các bạn hình mấy đọt hồng(hoa hồng) cho nó đủ bài
(xem xong rồi đi ngủ , mai tính!).



Các bạn thấy chung quanh đọt nhánh hồng có những bao lóng.
Nếu để yên, chúng sẽ là tín hiệu bảo vệ lóng đọt khiến lóng cứ
việc dài ra như hình dưới đây.



Và sẽ dài tối đa như vầy.



Nếu chúng ta tước bỏ những bao lóng này ngay khi đọt vừa phát triển,
mất tín hiệu bảo vệ, lóng sẽ ngưng phát triển.



Hình trên chỉ là thí dụ cách tước bỏ bao lóng.
Các bạn nên dùng nhíp kéo ngược bao lóng xuống
khi chúng còn non và dính chùm với nhau như vầy.







Bao lóng đã được tước bỏ.
Đọt sẽ phát ngắn lại.

Thế nhưng, như ở cây hoa hồng này, lá bẹ ở cuống lá lại là tín hiệu để
cuống lá và lá phát triển. Và điều đặc biệt là lá bẹ này dính song song với
cuống lá (lá kép 3 hoặc 5) nên sẽ tạo ra 2 cánh ở cuống lá.



Nếu bạn dùng nhíp kẹp tước bỏ hai cánh này của lá, lá sẽ từ từ ngưng phát triển
chiều dài và chiều rộng.




Tất cả những chuyện trên chỉ có tính cách gợi ý tổng quát.
Các bạn thích, vui lòng tự thử nghiệm với từng chủng loại cây.
Thời điểm bóc ,tách bao lá và bao lóng với mỗi loài cây hoàn toàn khác nhau.
Các bạn nên ghi chú và chụp hình làm tài liệu vì sẽ có quá nhiều
loài cây cần áp dụng.

Chúc các bạn ngủ ngon và đạt nhiều khám phá về lá cây trong mấy ngày tới.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chào các bạn buổi sáng thứ hai.

Chắc các bạn còn nhớ câu đố cuối tuần:

Vấn đề là cây bonsai cần làm sao cho có lá nhỏ và cuống lá ngắn.

Câu hỏi :

1.bạn có thể cho biết phần nào ở cành hay ở lá kiểm soát việc phát triển cuống lá dài ngắn.
2.phần kiểm soát cuống lá này có kiểm soát phiến lá to nhỏ hay không ?
3.Nếu muốn lá nhỏ, cuống ngắn chúng ta cần điều chỉnh phần này như thế nào?
4. ngoài phần kiểm soát cuống và lá nêu trên, theo bạn : còn vấn đề nào
tác động khiến lá nhỏ cuống ngắn (vui lòng liệt kê vấn đề , không cần giải thích ).


Qua phần trình bày về bao lábao lóng , các bạn thấy câu trả lời cho 2 câu hỏi 1 và 2.

Sang câu 3 : thời điểm tước bỏ bao lá hoặc bao lóng sẽ tùy thuộc ý thích và kinh nghiệm
của riêng mỗi bạn cho từng loại cây.

Thường thì lóng và lá phát triển trong 4 giai đoạn :
a-tượng hình rõ từng phần,
b-lóng non bắt đầu dài, lá non bắt đầu mở rộng phiến lá, lá có màu chưa xanh đậm.
lá chớm bắt đầu làm công việc chuyển hóa nhựa . Lá vẫn tiếp tục phát triển dài,rộng.
c-lóng ngưng phát triển, lá ngưng phát triển, màu lá xanh đậm dần,
lá thực sự 100% làm việc chuyển hóa nhựa.
d-lóng trở thành cứng chắc , bắt đầu ngắt tín hiệu "cấm phát triển chồi nách".
lá bắt đầu chuyển hóa kém. Tình trạng lá già xuất hiện với dấu hiệu khô mép lá và chuyển màu lá.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Như vậy , tùy loại cây, các bạn tách bỏ bao lá ở giai đoạn 1 = quá non , không tốt.
Còn như tách ở đầu giai đoạn 2 xem ra tốt hơn. Chứ chờ tới giũa giai đoạn 2 là thấy
có vẻ trễ rồi.

câu hỏi 4.

Trả lời cho câu hỏi 4 , mình thấy chúng ta có thể kết luận thế này : song song với việc
tách bỏ bao lá, bao lóng, nếu chúng ta ngắt nước , ngắt phân và đưa lá ra chỗ đủ nắng
trong thời gian từ lá non đến lúc lá bắt đầu có màu xanh xậm(trưởng thành), thì lá
và lóng không còn điều kiện phát triển dài và rộng.

Khi lóng và lá đã vào giai đoạn trưởng thành, bạn tưới nước nhiều hay phân nhiều
thì chúng cũng vẫn y cỡ, không lớn hơn được nữa !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Qua câu trả lời trên, một vấn đề quan trọng đặt ra : làm sao
ngắt nước ngay cho cây khi bạn cần?
Đó chính là vấn đề của cơ cấu đất trồng. Hay nói khác đi , đó chính là
điều khác biệt của nghệ thuật bonsai đối với những người chỉ biết
trồng cây trong chậu.

Với bonsai, khi dùng loại đất trồng vô cơ ( với hạt độ khác nhau cho
từng loại cây), chúng ta có khả năng kiểm soát mức nước cung cấp
cho cây mỗi 24 giờ. Trên thực tế, sau 24 tiếng , nếu chưa được tưới
nước, cây vẫn không hề hấn gì, nhưng sau 36 tiếng là cây bắt đầu
có hiện tượng rũ lá dần (lá bản). Và thường thì sau 48 tiếng, lá thực sự rũ.
Chúng ta gọi là : đất trồng thích hợp cho cây.

(Như vậy , những bạn trồng cây trong loại đất mà 48 tiếng không tưới, cây
vẫn phơi phới, thì nên xem lại ?)

Nếu các bạn có loại đất trồng hợp với cây (48 tiếng bắt đầu lá có chuyển biến),
lúc đó các động tác ngưng hoặc giảm tưới mới thực sự có hiệu quả kịp thời tới
việc làm ngắn cuống, nhỏ lá và nhặt lóng.

Còn một điểm cuối , tương đối quan trọng, cần nói luôn ở đây cho vấn đề nhỏ lá,
đó là số lượng lá .

Căn bản lý thuyết là thế này:

"Một cây, có số chóp rễ không đổi, cần một diện tích phiến lá
tổng cộng là 100 cm vuông thì :
-nếu cây có 10 lá,
mỗi lá sẽ cần đạt diện tích 10cm2 /lá (để 10cm2/lá x 10 lá = 100cm2)
-nếu cây có 100 lá,
mỗi lá chỉ cần to 1 cm2/lá ( để 1 cm2/lá x 100 lá = 100 cm2)

Do đó :

-
Nếu các bạn tạo được nhiều chi thứ để cây tăng số lá = lá sẽ nhỏ lại.
-Muốn tạo nhiều chi nhanh, việc ngắt đọt lá để 1 đọt nảy thành 2 , 2 thành 4 là điều
cần thiết.
-Nếu đã có nhiều chi, nhiều lá , lá sẽ giữ mức nhỏ lâu dài .

Tuy nhiên :

-Khi tỉa đọt lá, nếu các bạn tỉa cành = cây sẽ bung lá lớn thật nhanh
để cân xứng kịp thời với yêu cầu của rễ (đang phát triển).
-Nếu không tỉa cành, nhưng chỉ xén bớt ít rễ và cắt bỏ ít lá ,thì số
lá mới phát sinh cũng sẽ nhỏ (vì không đủ rễ cung cấp đủ nước ).
-Như vậy, những lá hơi lớn ở cây (thường nằm ở cuối cành) không nên cắt bỏ
khi tỉa đọt. Sự hiện diện của những lá này sẽ là mức an toàn cho rễ khiến
cho lá mới phát sinh sẽ nhỏ.Những lá lớn sẽ được cắt bỏ sau khi những lá mới đã
vào giai đoạn trưởng thành.

Đó chính là bí quyết của các nhà vườn tạo cây bonsai mini.
==================================
Em nhìn giống cây đa lông quá anh Hưng
Không hiểu là bạn nói cây nào ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vấn đề cắt bỏ lá để tạo lá nhỏ cần được các bạn để ý một chút.
Bởi vì chúng ta thường hay bỏ qua cách phản ứng của mỗi loài
cây có hơi khác nhau khi bị cắt một phần lá(thí dụ cắt bỏ 2/3 diện
tích mỗi lá) hoặc cắt bỏ toàn bộ số lá đang có trên cây.

Anh chàng Johnny Eslykke người Đan Mạch sang Nhật học với
Master TomohiroMasumi đã học dược chuyện tỉa lá như sau.
(Hình tríhh từ Bonsai Today số 136 tháng 11 năm 2011.
Pictures from Bonsai Today n.136 Nov.2011.
For training purpose only.)





Muốn thành Master, chắc cần phải say mê như vầy ?

Vài tác phẩm mini để bán.









Tạm dịch câu chữ đậm ở trên là thế này:
"Chúng ta thưởng hiểu lầm về việc cắt bỏ toàn bộ lá ở
cây bonsai; dĩ nhiên, chuyện đó tạo nên một thói quen rất tệ hại
ngay từ những ngày đầu tiên mới chơi bonsai.
"

Và giải thích của Master Masumi về việc cắt bỏ lá như thế này
(lược dịch vài đoạn chính).





Việc cắt bỏ toàn bộ lá trên cây sẽ khiến cây cố gắng
phát mạnh đọt với lóng dài. Chuyện phát đọt này cũng
đồng thời khiến cây yếu đi. Cho nên, muốn tạo lóng nhặt
và lá nhỏ mà làm như vậy là không ổn.

Điều quan trọng là phải hiểu đượ tác dụng của những
lá lớn: chúng lấy bớt năng lực phát triển của cây cho
nên những lá mới phát sẽ phải nhỏ lại. Vì thế, để những
lá lớn lại là việc cần thiết.
Lá lớn để lại ở cuối ành, sẽ được cắt bỏ sau (sau khi lá mới , nhỏ đi,
bước vào giai đoạn trưởng thành.


Phần giải thích về vấn đề lá nhỏ , cuống ngắn tới đây là tạm xong.

Mời các bạn góp ý hoặc thắc mắc xin nêu.
Sau đó , chúng ta sẽ trở lại chuyện cuống lá với tần số dao động.
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Cháu nghĩ anh Vũ Hồng nói cây cây Ficus GreenIsland (một loại như Si).
Giống cây Da lông
=================================

Mợ kk cho em hỏi tí, cây Dao là gì vậy mợ, có thể cho xem hình với?
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Cảm ơn Duơng liễu, bạn thật cao thủ.
Bạn đã vặn vẹo mụ KK "cây dao" để mụ phải xì ra "cây giao".
Cây dao có 1 lá là lá thép,
Còn cây giao là cây xương rồng nên lá nó tiêu biến,
Thân có diệp lục tố khỏi cần lá.
(Vài ng bảo cành của nó là lá, nhưng e nói hổng phải^^)

Nhân mụ Kk hỏi, cháu xin tỉa 1 câu: cây ko có lá như xuơng rồng, giao làm bonsai đc ko ạ?^^

Phần sau này nói vu vơ, mọi ng đừng để ý:

Biết thì thưa thớt, không biết thì zựa cột mà nghe.
Hic! Bày đặt định nghĩa, nói khơi khơi giao là cây xương rồng? cho xin cái nguồn với.
Thực ra e đọc thấy lâu lắm rồi, không nhớ chính xác, khi trả lời câu hỏi của KK e có lên google tìm hiểu sơ rồi mới trả lời.
Nhưng đa phần các nguồn đó không phải nguồn chính thống nên ko trích ra
(vn như forum này ko chính thống, trang web dạo ko chính thống...)

Nhưng mà, sai là sai, nếu sai thì chỉ ra sai, đưa ra cái phản biện,
Chỉ bảo ng ta sai vì ko có nguồn thì hơi...

Ví như, e bảo: "mrkhongbiet là người", hổng lẽ cũng phải trích nguồn?
Thôi thì chờ bác hungvo trả lời mụ hé, nói lắm bị loãng, CC lại đấm cho 1 phát giờ ^^

-----
Cây giao có lẽ thuộc họ thầu dầu, link sau đây có vẻ khoa học nhất (vì nêu đc tên khoa học)
dù cũng không phải chính thống gì cho lắm
Cây giao tên khoa học Euphorbia tirucalli L., thuộc họ thầu dầu-đại kích – Euphorbiaceae
Eng chi tiết: http://en.wikipedia.org/wiki/Euphorbia_tirucalli
VN sơ sài: http://vi.wikipedia.org/wiki/Cây_xương_khô
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

Cảm ơn Duơng liễu, bạn thật cao thủ.
Bạn đã vặn vẹo mụ KK "cây dao" để mụ phải xì ra "cây giao".
Cây dao có 1 lá là lá thép,
Còn cây giao là cây xương rồng nên lá nó tiêu biến,
Thân có diệp lục tố khỏi cần lá.
(Vài ng bảo cành của nó là lá, nhưng e nói hổng phải^^)
Biết thì thưa thớt, không biết thì zựa cột mà nghe.

Hic! Bày đặt định nghĩa, nói khơi khơi giao là cây xương rồng? cho xin cái nguồn với.
 

thienhai

Thành viên tích cực
Xin phép bác chủ cho hỏi, tại sao cây Dao không có lá? Tkssssss bác trước.
tại vì gen của nó vậy, đôi khi là thường biến.
Nhiều khi rãnh rỗi người ta cũng có nghiên cứu và giải thích tại sao, còn nếu không có ứng dụng gì thì hiểu chung chung là vậy vì không ai giải thích.
==================================
Bạn thiên hai ơi! rọi cho mình xem thử sáng tới cỡ nào với >:D<
chụp hình cũng không thấy được độ sáng đâu
Em diễn tả cho anh tưởng tượng: rọi vào mắt là tối thui, rọi vào cây như ban ngày, có thể ghép cây giữ đêm:-j
==================================
Biết thì thưa thớt, không biết thì zựa cột mà nghe.

Hic! Bày đặt định nghĩa, nói khơi khơi giao là cây xương rồng? cho xin cái nguồn với.
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. Ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/dong-y/chi-tiet/cay-xuong-cá-cay-giao-–-trị-bẹnh-viem-xoang-2954/
tìm trên google mất 30s:D
 

tuanhna

Thành viên
A Hưng cho e hỏi cơ chế nào làm lá một số cây đổi màu vậy. Nhiệt độ, ẩm độ hay cái gì #.Tks
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Xin phép bác chủ cho hỏi, tại sao cây Dao không có lá? Tkssssss bác trước.
Cây GIAO ko có lá thì rất đơn giản:Quỳnh thật đẹp phải ko bạn?
Nếu bạn làm trụ cột cho một cô gái đẹp cả cuộc đời thì bạn cũng sẽ chỉ còn bộ xương!
Rất may là các cô gái dù đẹp khi lấy chồng cũng vẫn già đi nên mới còn đàn ông béo khoẻ đó bạn!

Cảm ơn Duơng liễu, bạn thật cao thủ.

Nhân mụ Kk hỏi, cháu xin tỉa 1 câu: cây ko có lá như xuơng rồng, giao làm bonsai đc ko ạ?^^
Cứ theo định nghĩa bonsai (cây trồng trong chậu ) thì có lẽ loài cây nào cũng được nhỉ?
Chỉ là đẹp xấu và các giá trị của nó ...
 

GioNui

Moderator
Chà chà.... chuyện mấy cái lá tưởng đơn giản mà đọc thấy hấp dẫn ghê!

Đặc biệt là tới đoạn đúc kết vấn đề ở bài viết #109


Qua câu trả lời trên, một vấn đề quan trọng đặt ra : làm sao
ngắt nước ngay cho cây khi bạn cần?
Đó chính là vấn đề của cơ cấu đất trồng. Hay nói khác đi , đó chính là
điều khác biệt của nghệ thuật bonsai đối với những người chỉ biết
trồng cây trong chậu.

Với bonsai, khi dùng loại đất trồng vô cơ ( với hạt độ khác nhau cho
từng loại cây), chúng ta có khả năng kiểm soát mức nước cung cấp
cho cây mỗi 24 giờ. Trên thực tế, sau 24 tiếng , nếu chưa được tưới
nước, cây vẫn không hề hấn gì, nhưng sau 36 tiếng là cây bắt đầu
có hiện tượng rũ lá dần (lá bản). Và thường thì sau 48 tiếng, lá thực sự rũ.
Chúng ta gọi là : đất trồng thích hợp cho cây.

(Như vậy , những bạn trồng cây trong loại đất mà 48 tiếng không tưới, cây
vẫn phơi phới, thì nên xem lại ?)

Nếu các bạn có loại đất trồng hợp với cây (48 tiếng bắt đầu lá có chuyển biến),
lúc đó các động tác ngưng hoặc giảm tưới mới thực sự có hiệu quả kịp thời tới
việc làm ngắn cuống, nhỏ lá và nhặt lóng.

Còn một điểm cuối , tương đối quan trọng, cần nói luôn ở đây cho vấn đề nhỏ lá,
đó là số lượng lá .

Căn bản lý thuyết là thế này:

"Một cây, có số chóp rễ không đổi, cần một diện tích phiến lá
tổng cộng là 100 cm vuông thì :
-nếu cây có 10 lá,
mỗi lá sẽ cần đạt diện tích 10cm2 /lá (để 10cm2/lá x 10 lá = 100cm2)
-nếu cây có 100 lá,
mỗi lá chỉ cần to 1 cm2/lá ( để 1 cm2/lá x 100 lá = 100 cm2)

Do đó :

-
Nếu các bạn tạo được nhiều chi thứ để cây tăng số lá = lá sẽ nhỏ lại.
-Muốn tạo nhiều chi nhanh, việc ngắt đọt lá để 1 đọt nảy thành 2 , 2 thành 4 là điều
cần thiết.
-Nếu đã có nhiều chi, nhiều lá , lá sẽ giữ mức nhỏ lâu dài .

Tuy nhiên :

-Khi tỉa đọt lá, nếu các bạn tỉa cành = cây sẽ bung lá lớn thật nhanh
để cân xứng kịp thời với yêu cầu của rễ (đang phát triển).
-Nếu không tỉa cành, nhưng chỉ xén bớt ít rễ và cắt bỏ ít lá ,thì số
lá mới phát sinh cũng sẽ nhỏ (vì không đủ rễ cung cấp đủ nước ).
-Như vậy, những lá hơi lớn ở cây (thường nằm ở cuối cành) không nên cắt bỏ
khi tỉa đọt. Sự hiện diện của những lá này sẽ là mức an toàn cho rễ khiến
cho lá mới phát sinh sẽ nhỏ.Những lá lớn sẽ được cắt bỏ sau khi những lá mới đã
vào giai đoạn trưởng thành.

Đó chính là bí quyết của các nhà vườn tạo cây bonsai mini.


Đúng là có nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau: từ đất trồng, phân bón,
nắng, nước... cho tới diện tích lá.

Và có nhiều chuyện trước giờ Gió núi chưa nghe nói như cái bao lóng hoặc tỉa lá mà chừa lại lá lớn cuối cành...
 

GioNui

Moderator
Có những lá già được cây đào thải tự nhiên giống như hình dưới đây:





Câu hỏi là: chúng ta nên để nó tự rụng hay là giúp cây bứt bỏ nó đi cho sớm?

(thường thì Gió núi sẽ bứt bỏ vì nghĩ rằng nó chẳng còn khả năng lao động,
để đó chỉ tốt cơm tốt gạo. Một phần nữa là mấy cái lá vàng làm cho cây không đẹp.
)


Nếu như mình giúp cây bỏ lá thì nên làm ở giai đoạn nào? Càng sớm càng tốt?



Từ trái qua là lá xanh bình thường, lá bắt đầu vàng, lá vàng nhiều và cuối cùng
bên phải là lá vàng hoàn toàn, lúc này chỉ cần chạm nhẹ là rụng liền.
 
Top