Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Có đấy chứ !
cây cũng có cách đề kháng (immune system ) riêng của cây.
Có điều, nếu động vật có hệ Bạch huyết cầu (white cells) có thể
di chuyển trong hệ thống bạch huyệt để bao vây , cô lập và tiêu
diệt những " vật lạ" xâm nhập nội tạng cơ thể thì thực vật lại không
có khả năng "di động" đó.
Cho nên chủ yếu của thực vật trong chuyện đề kháng là tạo màng bảo vệ
tránh xâm nhập. Còn lỡ, bị "ai đó " cạp, ăn, tấn công vùng vỏ ngoài tế bào
thì cây sẽ phản ứng bằng cách "đẻ "thêm tế bào vỏ dày hơn bình thường
để cô lập "địch thủ"(như trứng côn trùng được đẻ vào cây" hay để phủ
"vết thương".
Mình sẽ tìm vài tài liệu , hình ảnh gởi tới thêm cho các bạn xem cho vui.
xin phép cho em được nêu thêm ý này cho vấn đề sức đề kháng của cây cũng như người

Người: khi tác nhân bên ngoài tấn công tức thì cơ thể có 1đội quân Bạch cầu và tiểu cầu được huy đông tới bao vây ngoại ban ngay. ví dụ 1 vết thương cắt qua lớp biểu bì da ---> vi trùng có cơ hội xâm nhập vào nơi đó ngay và cuộc chiến của vi trùng <--> Bạch cầu,tiểu cầu xãy ra và khu trú bãi chiến trường đó lại là 1 vết thương nung mũ abces.
Với cây: ví dụ như cây sung khi vi sinh vật tấn công qua lớp biểu bì lá thì chất nhựa cũng được huy động tới nơi đó làm nhiệm vụ bao vây kí sinh vật đó và tạo thành 1 mụn trắng trên lá sung ta còn gọi là vú sung đó ạ
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn trở lại với vấn đề cuống lá .
Các bạn nghĩ sao với câu hỏi :


Chuyện mình muốn hỏi các bạn là ;

1. Cuống lá dài giúp lá được chuyện gì ngoài thiên nhiên?
Cuống dài giúp gì cho cây trong bonsai?
2. Tại sao chưa thấy ai ở Việt Nam đưa cây Bạch đàn vào bonsai?

Chúng ta chưa nhận được ý kiến nào cho 2 câu hỏi trên.
Các bạn thấy sao?
 

duong minh triet

Thành viên
cháu nghĩ cuống lá dài sẽ làm cho nhiều lá trên 1 cây nhận được ánh sáng vì cuống lá dài sẽ tạo khoảng trống cho các lá bên dưới nhận được ánh sáng kể cả ngoài thiên nhiên và trong bonsai...không biết có đúng được tí tẹo nào không chú.
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Mời các bạn trở lại với vấn đề cuống lá .
Các bạn nghĩ sao với câu hỏi :


Chuyện mình muốn hỏi các bạn là ;

1. Cuống lá dài giúp lá được chuyện gì ngoài thiên nhiên?
Cuống dài giúp gì cho cây trong bonsai?
2. Tại sao chưa thấy ai ở Việt Nam đưa cây Bạch đàn vào bonsai?

Chúng ta chưa nhận được ý kiến nào cho 2 câu hỏi trên.
Các bạn thấy sao?
Theo em
- cuống lá dài giúp cho sự di chuyển của lá dể thích nghi quan hợp ánh sáng vài các chức năng khác của lá
- Cây bạch đàn ở việt nam kg đưa vào bonsai là vì cách phân nhánh của nó kg thích hợp ( cái này anh Hưng nói )

chúc anh Hưng và các ae 1 ngày mới nhiều sức khỏe và niềm vui
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Không biết thực vật có hệ thống đề kháng (immune system) như người không?
Thực vật có hệ phòng dịch bệnh kỳ diệu ko kém các hệ thống phòng dịch của xã hội loài ng đâu anh.
Ngoài những điều mọi ng đã trả lời thì lâu rồi em có đọc một tài liệu, ở đó nói thực vật có hệ thống thông tin sâu, bệnh và nguy hiểm bằng mùi hương.
Khi một vài cây bị sâu bệnh chúng sẽ tiết vào môi trường một hợp chất đặc trưng và toàn bộ các cây xung quanh sẽ tăng cường sản xuất "kháng thể" để chống chọi.(Đọc đã lâu nên em ko nhớ chính xác là các loài cây hay một số loài)
Một số loài khi cây bị tấn công (động vật ăn cỏ ) chúng tiết "hocmon" lập tức tất cả các cây chưa bị tấn công cũng cụp lá và giương gai để phòng vệ.
Vì vậy nói chăm sóc cây khoẻ mạnh sẽ hạn chế sâu bệnh là chính xác.
Cuống lá dài thì em đoán mò rằng nó giúp lá xoay tương đối trong nắng gió giúp tất cả các lá trong cây nhận nhiều ánh sáng nhất có thể.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
cháu nghĩ cuống lá dài sẽ làm cho nhiều lá trên 1 cây nhận được ánh sáng vì cuống lá dài sẽ tạo khoảng trống cho các lá bên dưới nhận được ánh sáng kể cả ngoài thiên nhiên và trong bonsai...không biết có đúng được tí tẹo nào không chú.
Cảm ơn bạn Duongminhtriet đã ý kiến.
Chuyện đúng sai thì cho mình miễn đề cập.
Lý do là mình cố lật kiếm cả chục quyển sách Thực vật,
rồi lục cả trên google nhưng chả thấy ở đâu nói về tác dụng
về chiều dài của cuống lá.
làm như các nhà Thực vật chưa rảnh nên chưa để mắt nghiên
cứu chuyện này cho chúng ta hay sao. Nên chi, các bạn nào thấy
chuyện gì về cuống lá thì cứ nêu để mọi người cùng biết. Chứ chuyện
đúng sai thì khó nói vì cũng lắm kiểu cuống lá. Mỗi kiểu lại có lý do
riêng để dài ngắn.

Tạm ra thì cá nhân mình nhận ra được vài chuyện thế này về chiều dài
của cuống lá.

a.Những cuống lá có chiều dài lớn hơn chiều dài của lá thường có hiệu
ứng đòn bảy cao. Tức là khi lá già sắp rụng, chỉ một cơn gió thoảng, mặt
lá rung nhẹ là lá rất dễ rụng .

b.Cuối cuống lá và dọc cuống lá sẽ có những tế bào thuộc nhóm trương nở
hoặc teo tóp được (sẽ giải thích sau) giúp lá xoay theo chiều ánh sáng dễ dàng.
Vì với cuống lá dài, phiến lá có khuynh hướng quay mặt về chân trời. Do đấy ,
ánh sáng chiếu tới lá kém mạnh.

c.Cuống lá dài sẽ giúp mặt lá dễ lay động, điều này sẽ giúp những lá mỏng (như
lá ây Japanese Maple) giải nhiệt dễ dàng khi cường độ nắng hoặc thời lượng
nắng cao.

Ngòai thiên nhiên thì vậy, chứ ở cây bonsai lại nhiều chuyện trở ngại khi cuống lá dài.

Các bạn có đoán được những chuyện trở ngại gì khi cây bonsai có cuống lá dài ?
 

thienhai

Thành viên tích cực
Cuống lá dài khó làm tàn gọn gọn, thu cây nhỏ, sau khi uốn mà không bứt lá nó rối rối,
 

khat_lp

Thành viên tích cực
Cảm ơn bạn đã chỉ cho mình cái sai.
Thế mà hồi nào tới giờ mình cứ đinh ninh BD là cái cây lắc đầu vịt.
Nếu Bạch đàn là cây Khuynh diệp thì tiện quá rồi.
Khuynh diệp vốn là cây rất khỏe mạnh.
Có điều kiểu phân chi cành của KD lại hơi khó chơi bonsai.

Cảm ơn bạn lần nữa .
Không những kiểu phân chi mà đặc điểm tỉa cành mạnh của bạch đàn cũng khó đưa vào bonsai đó bác, chỉ cần thiếu sáng chút là chi cành tự bỏ ngay bác ạ
 

thieuhaucaycanh

Thành viên
Cho cháu hỏi ngoài lề tí chú.
Cây Trinh Nữ (chết giã, mắc cỡ)


Bình thường thì lá không sao.
khi có 1 lực nào đó tác động thì lá xếp lại.
Vì sao lại xảy ra như vậy zậy chú?
khi đụng vào các TB cuốn lá rút nước teo đi lá cụp lại khi không có gì các tb này lai hút nước trương lên nên lá lại được dựng lên không biết đúng không
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn bsvuhongbvdkhb và stobeornottobe07 đã
góp thêm ý về chuyện sức đề kháng của cây cối. Các bạn
cho mình góp thêm chút hình ảnh ở vài cái lá cây Sweet gum
(Liquidambar) mới hái.
Nhìn mặt trên lá thì bình thường, nhưng lật mặt dưới nhìn kỹ
thì thấy lá nào cũng ít nhiều bị một loài nấm (như rêu) ký sinh
ở đáy lá (chỗ tụ hợp bó mạch từ lá vào cuống lá).



Lá cây Sweet gum (Liquidambar styraciflua).









Điều này cho thấy, trường hợp bị nhiễm nấm quá nhỏ như trên, khả năng
đề kháng của cây không thấy rõ biểu hiện (hay là tại vì không quan sát
dưới kính hiển vi nên chúng ta không thấy?).

Chứ còn những vết thương trên lá khiến tế bào ở lá dày lên thì khá rõ.



Cũng chỉ là vài hình ảnh gởi tới các bạn xem cho vui.
Và cũng là thỏa tính tò mò của mình.
Nếu bạn nào thích, cứ việc hái vài lá cây bất kỳ , rồi lật mặt dưới
xem kỹ. Thể nào các bạn cũng gặp ít nấm nào đó (giống như
da người bị lang beng vậy ).
==================================
Không những kiểu phân chi mà đặc điểm tỉa cành mạnh của bạch đàn cũng khó đưa vào bonsai đó bác, chỉ cần thiếu sáng chút là chi cành tự bỏ ngay bác ạ
Cảm ơn bạn rất nhiều với những thông tin quý .
Chắc là bạn Duonglieu (đang định làm rừng BD bonsai) sẽ rất thích.
Mình gởi tới bạn khat_lp và các bạn , ý tưởng và hình ảnh làm BD bonsai của
Cụ John Naka.
(Pictures from Bonsai Techniques II by John Naka .
For training purpose only)






Cuống lá dài khó làm tàn gọn gọn, thu cây nhỏ, sau khi uốn mà không bứt lá nó rối rối,
Rất chính xác . '
Cảm ơn bạn.

khi đụng vào các TB cuốn lá rút nước teo đi lá cụp lại khi không có gì các tb này lai hút nước trương lên nên lá lại được dựng lên không biết đúng không
Cảm ơn bạn .
Không sai đâu. Mình sẽ giải thích thêm sau cho vui.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bây giờ mời các bạn, chúng ta cùng thảo luận về chuyện là ngủ,
lá cử động. Như ý của bạn Mrkhongbiet và Duonglieu.

Có một chủng loại lá mà 1 sư phụ nói với cháu là ng chơi bonsai ko thích lắm: lá biết ngủ.
đó là tất cả những cây nào nó biết ngủ, khoảng tầm 4h khi ng ta đi làm về,
muốn ngắm cây thì nó ngủ mất tiêu rồi=> lỗ, ko đc ngắm nó lúc muốn, ko thích lắm.^^

Lá biết ngủ thì nhiều lắm, cây me bên trên là vd đoá^^.


Lá ngủ và mắc cỡ = lá cử động

chuyện lá cử động vẫn là một trong những điều thích thú cho những
người mới tiếp xúc với cây cối. Nhờ đâu lá ngủ hay cử động cụp xòe
thì được khoa học giải thích như bạn thieuhaucaycanh nêu ra ở trên.

Vào chi tiết một chút thì thế này.


 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Do sự hiện diện của chất bồ-tạt (Potassium hay Kali, viết tắt là K)
trong lòng một số tế bào, những tế bào này có khả năng hút thêm
nước để trương nở hoặc đẩy đẩy chất bồ tạt ra ngoài khiến mất
nước nên tế bào teo lại. Hiện tượng thêm nước hoặc mất nước
khiến vách tế bào rút cong hay thẳng ra sẽ tạo cử động ở lá.

Những tế bào có khả năng này được gọi là tế bào xoay (motor cells).

Bạn xem mấy cái lá Oxalis (như me đất ) xem .





Buổi sáng, khi nắng mặt trời nhè nhẹ hé , các bạn sẹ thấy lá cây me đất cũng
hé xòe ra hứng nắng. Thế nhưng, có những loại không chịu được nắng mạnh,
nên đến trưa , lúc nắng có cường độ cao, tế bào xoay sẽ giảm K và nước để rũ
lá xuống . Thế là mặt tiếp xúc ủa lá với ánh nắng giảm góc độ. Xế chiều, nắng yếu,
lá lại xòe ra. Nhưng gần tối ,hết nắng, lá lại cụp xuống.

Chúng ta có thể nói : tế bào xoay ở cây Me đất hoạt động theo cường độ ánh sáng.
Mạnh quá cũng cụp, không có tí ánh sáng nào cũng cụp.

Còn trường hợp cây mắc cỡ , thì tế bào xoay làm việc theo "sóng chấn động" .

Chuyện như trên thì các bạn chắc đã thường thấy . Nhưng có một chi tiết lý thú thế này.
Những cây nắp bình (ở trên đồi Đà lạt ) là loài có lá biến đổi thành một cái bình có chứa
ít nước mật để dụ sâu bọ hoặc kiến. Khi có con bọ chui tọt vào bình, gây chấn động,
nắp của bình (vốn là một cái lá ) sẽ đóng lại thật nhanh.

Bởi vì, nếu lá nắp không đóng nhanh, "con mồi" trong bình sẽ có thể tẩu thoát.
Đố bạn, cây nắp bình phải dùng biện pháp gì để đóng nắp bình thật nhanh.
(giống kiểu con người thường hay làm ) ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Không biết chú Hưng nói có giống cây bắt mồi nầy không?
Nó đó !

Còn nhiều kiểu khác .



==================================
Các bạn ráng tưởng tượng trả lời câu hỏi cho vui.

Nếu lá nắp không đóng nhanh, "con mồi" trong bình sẽ có thể tẩu thoát.
Đố bạn, cây nắp bình phải dùng biện pháp gì để đóng nắp bình thật nhanh.
(giống kiểu con người thường hay làm ) ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Để giúp các bạn dễ hình dung sự họat động của tế bào xoay,
mình gời tới các bạn hình ảnh diễn tả tế bào hạt đậu (sách
Thực vật học ở Mỹ gọi là tế bào bảo vệ , Guard Cell ). Đó là
cặp tế bào đóng mở khí khấu (như cửa số )ở mặt
phiến lá.



Như đã đề cập, chất bồ-tạt (K) được bơm vào hay rút ra khỏi tế bào
sẽ tạo trình trạng trương nở hay teo tóp do lượng nước vào ra theo chất K.

Sau khi bàn chuyện cuống lá và tế bào xoay ở trên, chúng ta sẽ tìm hiểu
xem :
Tế bào xoay có thể giúp gì cho lá phát triển ở những cây bonsai không?

Mời các bạn cố trả lời câu đố trên và theo dõi cho vui.
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Trả lời cho vui. không biết như thế nào.
Cây dựa vào biên pháp Sóng chấn động hoặc cân bằng.
(cân bằng: côn trùng vào hút mật nhằm chống lại việc đó nắp bình đóng lại,
Không biết côn trùng có bị cây làm thúc ăn không nữa)
Nếu gặp gió thì sao ta?

Ở con người. khi tên trộm vào nhà lấy đồ, ta phát hiện hôn hoán , đóng cửa để bắt tên trộm.
Xong đêm đến công an để nhận được lời khen. hhihihi
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời cho vui. không biết như thế nào.
Cây dựa vào biên pháp Sóng chấn động hoặc cân bằng.
(cân bằng: côn trùng vào hút mật nhằm chống lại việc đó nắp bình đóng lại,
Không biết côn trùng có bị cây làm thúc ăn không nữa)
Nếu gặp gió thì sao ta?

Ở con người. khi tên trộm vào nhà lấy đồ, ta phát hiện hôn hoán , đóng cửa để bắt tên trộm.
Xong đêm đến công an để nhận được lời khen. hhihihi
Chuyện đúng rồi.
Nhưng mà : làm sao để đóng cửa thật lẹ ?(đóng chậm nó hạy mất tiêu.

(Côn trùng rữa ra sẽ thành đồ ăn cho cây!).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chuyện đóng cửa thiệt lẹ ở lá nắp bình cũng hơi khó đây.
Để mình trả lời cho các bạn vậy.
Đó là cây dùng biện pháp : xả đập.
Tức là y hệt biện pháp gây lũ lụt miền Trung vậy.

Khi có chấn động ở khu vực bẫy, tế bào xoay sẽ
mỡ hàng loạt cửa sổ bé tí cho chất Kali và nước
ứa ra ngoài thật nhanh. Thế là tế bào tọp lại .
Cộng với trọng lực , lá nắp sẽ xụp nhanh.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Từ vấn đề coi chơi cho biết về mấy tế bào xoay ở cuống lá ,
các bạn có ý nghĩ hay cảm nhận thế nào khi mình đưa ý kiến
như thế này :

"những cây mọc ở ven đường có vẻ như lớn nhanh hơn
nhưng cây mọc ở vùng không gần chỗ xe tải qua lại".

các bạn thấy sao ?
Có ý kiến gì không/
Đồng tình hay không thì xin cứ phát biểu ?
Nếu bạn đồng tình và có thể lý giải càng tốt.
Vấn đề chỉ là cảm nhận cá nhân.

Cảm ơn các bạn.
Chúc ngủ ngon.
 
Top