Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

duong lieu

Thành viên Mua Bán
đúng là liễu, mà là sơn liễu hihi.
sao anh biết vườn này của Hinoki hay vậy?
ông ấy toàn vứt mấy em như thế này lung tung đến mang rợ:D
hihihi
đón mò thôi. vì hôm thấy anh Hinoki chụp hình mấy hom tùng,
thấy vườn ảnh nhiều tùng và lần nầy cũng vậy.

hình như cây Sơn liếu để trên suối hả thiênhai?
Nhìn mấy cái chậu thích quá.
(gọi đt bạn mấy lần không được)
 

thienhai

Thành viên tích cực
hihihi
đón mò thôi. vì hôm thấy anh Hinoki chụp hình mấy hom tùng,
thấy vườn ảnh nhiều tùng và lần nầy cũng vậy.

hình như cây Sơn liếu để trên suối hả thiênhai?
Nhìn mấy cái chậu thích quá.
(gọi đt bạn mấy lần không được)
Ờ, nhiều thông hơn ca tùng:D
cái này là hồ nước chừ không phải suối vì nó không có chảy anh Cường ơi.
sao gọi không được nhĩ, chắc tại em mê uống bia với tụi bạn hihi
không thấy cuộc gọi nhỡ, chắc anh nhầm sdt em hả, 0972429508
 

atnhan204

Thành viên
mình áp dụng kĩ thuật lăt bao lá mà chú chỉ kết quả
cây sộp




chắc là làm thêm 1 lần nữa để rút lá nhỏ nữa
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Ờ, nhiều thông hơn ca tùng:D
cái này là hồ nước chừ không phải suối vì nó không có chảy anh Cường ơi.
sao gọi không được nhĩ, chắc tại em mê uống bia với tụi bạn hihi
không thấy cuộc gọi nhỡ, chắc anh nhầm sdt em hả, 0972429508
Ồ. đúng là bị nhầm số rồi.
Cảm ơn thiênhai.
 

timi

Thành viên mới
Bạn nào giải thích giùm: Cây cối ban ngày quang hợp cung cấp oxy, ban đêm lại nhả ra khí các bô nic. Vây cái nào nhiều hơn?
 

GioNui

Moderator
Bạn nào giải thích giùm: Cây cối ban ngày quang hợp cung cấp oxy, ban đêm lại nhả ra khí các bô nic. Vây cái nào nhiều hơn?
Nếu Các bô níc nhiều hơn thì hành tinh này đâu còn những sinh vật như hiện nay nữa anh...;))

Lúc đó nếu sự sống còn tiếp diễn thì chỉ những loài hít thở bằng CO2 mới hiện diện thôi.
Loài nào hít thở bằng oxy tiệt chủng hết rồi.
 

timi

Thành viên mới
Vâng cám ơn bạn. Nhưng ý tôi là cơ chế nào để tỷ lệ này khác nhau và nó chỉ xảy ra trên lá cây trong khi diện tích lá không đổi?
 

SayBS

Thành viên
Dựa vào phản ứng quang hợp để giải thích như sau: Phản ứng quang hợp và hô hấp ở thực vật là hai phản ứng ngược chiều nhau. Ban ngày thực vật lấy CO2 và H2O dưới ánh sáng mặt trười để tạo ra đường và khí O2, ban đêm chúng lại lấy O2 để biến đường thành CO2 và H2O. Nếu CO2 ban đêm tạo ra nhiều hơn O2 ban ngày thì làm sao cây có đường để nuôi mình và tích trữ nữa hả bạn. Vậy thì O2 sẽ tạo ra nhiều hơn CO2 rồi.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Giải thích theo kiểu vừa suy diễn, vừa mò mẫm:
1. Khi cây lấy CO2+nước+muối khoáng thì có nghĩa là nó đang lớn lên
bởi nó sẽ tách thằng C (cacbon) trong CO2 chuyển hóa sao đó thành đường nuôi chính nó
và thành Cenlulozo để cấu tạo nên chính nó
(và cả các loại chất hữu cơ như hoa, quả, đường...)

=> tức là nó đã nhốt C lại rất nhiều, nhiều trong thân rồi.

2. Khi cây nhả CO2 tức là nó ko quang hợp được,
cây ko có năng lượng nên phải lấy thứ nó sẵn có để mần ra năng lượng kiếm cái ăn
quá trình này gọi là cây "hô hấp" (khác với ban ngày cây nó quang hợp)
cây sẽ tạo ra năng lượng tự thân từ cái nó có:

ATP(nuôi nó)+CO2+H2O+nhiệt(làm nó "ấm")

Ngày xưa rất tiếc là em không đc học kỹ,
nhưng bây giờ SGK 11 bọn HS đc học đó anh

Về việc CO2 và O2 sao thải ra, thu vào ko bằng nhau
<= do ban ngày nó có nhiều điều kiện để tích lũy hơn,
phản ứng quang hợp mạnh hơn nên hiệu xuất cao,
còn ban đêm phản ứng "hô hấp" chậm hơn nên nó thải ít CO2 hơn lượng nó lấy vào

quang hợp thì phải có diệp lục nên chắc chắn chỉ xảy ra ở lá cây
còn hô hấp là trao đổi chất nên e nghĩ nó diễn ra toàn thân
nên mới có vụ rễ cây cũng cần thở là vậy.
cả ngày lẫn đêm cây nó đều hô hấp
có điều ngày tạo ra nhiều O2 nên ko quan tâm?

(Hôm bác H về nước có mua sách giáo khoa của bọn trẻ con đọc chơi
=> chắc sắp tới e cũng bắt chước mua SGK 11 sinh vật về đọc cho văn hóa bớt lùn^^)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Xin lỗi!
Xấp rày bị ba cái em Đỗ Quyên nó hút hồn,
thành thử cứ mê mẩn quanh tụi nó rồi quên hết trơn.
Cảm ơn các bạn đã nhắc.
Sẽ thu xếp tiếp tục sớm.
 

timi

Thành viên mới
Xin cảm ơn cả nhà! Chúc Bác Hưng sức khỏe để sau ABC lại có cây đõ quyên.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn sửa soạn đến thứ tư tuần tới 26 tháng 3-2014
chúng ta sẽ tiếp tục chuyện lá cây nghe!

Hy vọng là không có gì trở ngại và nhận được
thật nhiều góp ý + câu hỏi về lá cây bonsai.

Cảm ơn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn đã chờ và có lời nhắc nhở để chúng ta tiếp chuyện
về lá cây bonsai.
Đương nhiên là chúng ta sẽ bàn thêm vài chuyện về lá cây. Kế tiếp
sẽ là chuyện lá làm việc như thế nào. Sau đó sẽ là chuyện lá già,
lá rụng , lá đổi màu.

Tuy nhiên, trước khi tiếp tục, xin trình bày trước với các bạn chuyện này:
chúng ta không phải là nhà nghiên cứu khoa học. Chúng ta chỉ là những
người yêu cây và có ý muốn đưa cây vào sống trong chiếc chậu cạn nho nhỏ
để chúng ta được nhiều dịp gần gũi với cây. Vì thế, những tò mò, tìm
hiểu của chúng ta chỉ nhắm mục đích giúp cây bonsai của chúng ta dễ dàng tốt
đẹp hơn. Cho nên, nếu cá bạn đặt câu hỏi hay đặt vấn đề, xin vui lòng hướng
về mục đích nuôi trồng bonsai.

Thí dụ như bạn hỏi chuyện so sánh cây nhả CO2 và nhả O2 thì thực sự là không cần
cho bonsai. Nhưng nếu bạn biết : có những loại cây vẫn lấy CO2 và nhả O2 vào ban
đêm thì có khi lại có lợi cho việc trồng bonsai khônng chừng ?

Xong rồi!

Vậy mời các bạn vui lòng đặt câu hỏi cho lá cây bonsai.

Mình sẽ chờ vài tiếng, nếu không có câu hỏi từ các bạn, mình sẽ gởi tới các bạn câu hỏi .

Cảm ơn các bạn vẫn tiếp tục theo dõi chuyện lá cây.
 

GioNui

Moderator
Cháu thấy cây Nguyệt Quế, lá để trong mát thì xanh đậm rất đẹp,
nhưng để nơi nhiều nắng thì lá cứ vàng vàng, nhạt nhạt, nhìn mà chán.

Như vậy lá cây này khi ra nắng nhiều quá thì diệp lục bỏ trốn bớt vì chỉ cần
1 số ít là đủ làm việc rồi. Ví dụ, để trong mát, một bữa cơm thì cần 10 anh
diệp lục mới kiếm đủ gạo, trong khi để ngoài nắng thì chỉ 3 anh là đủ.

Khi nuôi trồng các loại cây có đặc tính như trên thì nên để trong mát để giữ màu xanh hay
để ngoài nắng sẽ có lợi cho bonsai hơn?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cháu thấy cây Nguyệt Quế, lá để trong mát thì xanh đậm rất đẹp,
nhưng để nơi nhiều nắng thì lá cứ vàng vàng, nhạt nhạt, nhìn mà chán.

Như vậy lá cây này khi ra nắng nhiều quá thì diệp lục bỏ trốn bớt vì chỉ cần
1 số ít là đủ làm việc rồi. Ví dụ, để trong mát, một bữa cơm thì cần 10 anh
diệp lục mới kiếm đủ gạo, trong khi để ngoài nắng thì chỉ 3 anh là đủ.

Khi nuôi trồng các loại cây có đặc tính như trên thì nên để trong mát để giữ màu xanh hay
để ngoài nắng sẽ có lợi cho bonsai hơn
?
Bạn quan sát như vậy là tốt rồi.
Nhưng bạn cũng nên phân biệt kỹ giữa ánh sáng và nắng.

Nếu bạn thấy cây NQ của bạn có sắc lá vàng, có thể vì 1 trong 2 yếu tố
(đôi khi cả 2 ):

-lá câyNQ không chịu nổi nắng cường độ cao (tức là ánh sáng quá mạnh).
-lá cây NQ không đủ nước cho lá khi lá tiếp xúc ánh sáng mạnh (lá bốc hơi
mất nhiều nước hơn số nước cung cấp từ rễ ).

Do đấy, trước khi kết luận : lá cây NQ không chịu nổi cường độ ánh sáng
và sức nắng nóng nơi vùng bạn ở , bạn cần cung cấp đủ nước cho cây khi
đặt cây ngoài trời.

Bạn thử đặt cả chậu cây vào thau nước (nước ngập 1/2 chậu cây) và đặt
cây ngoài trời thử vài ngày. (Ban ngày trong nước, chiều về, nhấc cây khỏi nước ).

Quan sát cây trong 1,2 tuần xem lá có còn vàng không, sau đó
chúng ta có thể kết luận.

Sở dĩ mình đề nghị giải pháp trên bởi vì 2 chuyện :

-NQ có gỗ hết sức cứng = nhựa luyện chuyển chậm.
-lá NQ tương đối dày = chịu được nắng nóng (tương đối).
 

timi

Thành viên mới
Bác thông cảm, sợ chủ đề này bị quên nên cháu mới có câu hỏi hơi ngớ ngẩn về co2(văn hóa lùn). Cháu là dân kỹ thuật, yêu cây xanh, chăm bón cây thì nó chết. Tình cờ lang thang trên mạng, thấy cách chỉ dẫn rất "sư phạm" của Bác nên thích và tham gia. Cảm ơn Bác đã cho nhiều điều bổ ích.
Xin Bác một câu hỏi nhỏ: Có loại cây khi vặt hết lá, hoặc sang chậu thì nó lại ra hoa rất nhiều? (ví dụ: Cây tắc)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bác thông cảm, sợ chủ đề này bị quên nên cháu mới có câu hỏi hơi ngớ ngẩn về co2(văn hóa lùn). Cháu là dân kỹ thuật, yêu cây xanh, chăm bón cây thì nó chết. Tình cờ lang thang trên mạng, thấy cách chỉ dẫn rất "sư phạm" của Bác nên thích và tham gia. Cảm ơn Bác đã cho nhiều điều bổ ích.
Xin Bác một câu hỏi nhỏ: Có loại cây khi vặt hết lá, hoặc sang chậu thì nó lại ra hoa rất nhiều? (ví dụ: Cây tắc)
Bạn cứ nêu câu hỏi.
Với mình , chả có câu hỏi nào ngớ ngẩn bao giờ.
Câu hỏi nào cũng có lý của người hỏi.
Chỉ là đôi khi câu hỏi không nằm trong phạm vi cần biết
và chưa có khả năng biết nên chưa tiếp thu hoặc,
chưa tìm cách giải đáp vội.

Riêng chuyện vặt lá hay sang chậu mà cây phát hoa, thì đó cũng là
chuyện bình thường ở những cây lá bản (hiển hoa bí tử). Như bạn
Huy_CT trong chủ đề "CÙNG NHAU TRỒNG ĐỖ QUYÊN" đã nêu.

Đó chính là vì những "trắc trở" khiến cây bị gián đoạn sinh trưởng
nên phải chuyển sang vấn đề sinh lý = phát hoa, để có thể có trái có hạt .
Nhờ thế cây có thể duy trì dòng giống.
Thực vật học gọi là "ức chế sinh trưởng".

Chả phải chỉ riêng chuyện vặt lá, sang chậu; bạn có thể thực hiện nhiều
chuyện khác để tạo những ức chế này : cắt bớt cành, cắt khoanh vỏ
chặn đường xuống của nhựa luyện...

Nhà vườn và bonsai vẫn thường áp dụng những chuyện này cho việc
tạo hoa tạo trái đúng dịp bán hàng(Tết). Vì thế , bạn có thể nghe
những danh từ : đảo quất vào mùa Thu để có trái vào Tết, lặt lá trước
ngày ông Táo để mai vàng rộ ngày mồng một.

Có những cây bên Nam California này, như cây Đậu tía (Tử đằng, Wisteria),
sau khi trồng khoảng 5,6 năm chưa có hoa, chỉ cần đào gốc , cắt ngắn
cho cây cao chỉ cỡ 40 cm là vài tháng sau cây phát hoa.

Hoặc như một số bạn đang chơi DQ cũng đang có ý niệm về chế độ ngủ trưa
để cây DQ phát hoa (thay vì ngủ đông): Đưa rễ và lá vào tình trạng làm
việc thật chậm (do đất khô, thiếu ánh sáng).

Chúc bạn sớm nắm được vấn đề.
 
Top