Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai tại nhà

toainguyen82

Thành viên
Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai tại nhà

Cách đây ít ngày, Khi đi truyền đạt về kinh nghiệm chăm sóc mai cho nông dân, tôi được một bác hỏi câu như sau:

Tôi có ba cây mai, mấy năm liền, tôi gửi cho nhà vườn chăm sóc. Nhưng sau khi nghe anh trình bày, tôi muốn đem chúng về chăm sóc, tôi là người không biết gì, theo anh, tôi phải làm gì để có cây mai do chính tay mình chăm trong một năm để cuối năm cho bông rực rỡ.

sau đó tôi có trả lời, nhưng chung chung lắm, nhưng kết luận cuối cùng của tôi với câu hỏi đó tôi trả lời: "nếu cây đó đẹp, mắt thì nên gửi cho nhà vườn chăm sóc là an toàn nhất".

sau vài ngày, tôi cảm thấy nói thế là thiếu trách nhiệm, là chuyên môn kém khi người ta hỏi thế.

Vì vậy, sau nhiều ngày suy nghĩ, hôm nay, tôi sẽ viết bài không dành cho những người biết nhiều về mai, không dành cho những người đã tham gia diễn đàn này lâu rồi, chỉ dành cho những ai, những người vô tình đọc bài này, muốn có cách chăm sóc mai đơn giản nhất, người không có kinh nghiệm cũng trồng được, cũng chăm sóc được.

Và đây cũng là câu đố, là lời hứa của tôi rất lâu rồi, muốn tìm cái gì đơn giản cho người thích chăm vài cây tại nhà.

Nguyễn Toại nguyện
 
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Hy vọng sau loạt bài của Anh ;Những cây Mai Vàng của tôi hết lo nở sớm ,Bọ TRĩ ,sâu bịnh ...Làm cho mình lo"ngay ngáy":)
 

hocchoimai

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Mình ủng hộ Bạn Toại Nguyện hết mình. 8->
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Vậy là tết vừa rồi bạn có tậu một cây mai chơi?
Cây rất đẹp, Bạn đã liên hệ với người bán cây, nhưng họ không nhận với nhiều lý do?

Hoặc bạn mấy năm liền, gửi mấy cây mai đã chưng trong nhà trong nhiều năm cho nhà vườn, giờ bạn sắp về hưu, bạn muốn chính tự tay mình chăm sóc những cây mai ây?

...................
và nhiều tình huống tương tự.

Nếu câu trả lời là đúng, là ờ, là ừ. thì bạn đọc bài này, và làm theo. Khi có thời gian rảnh, nghiên cứu thêm nhiều bài viết trên cùng diễn đàn này, hay một số diễn đàn khác, để có kỷ thuật cao hơn. đây chỉ là bài cơ bản.

Hôm nay là ngày mấy tết vậy nhỉ? chắc mùng 10 gì đó ( vì ngày này nhiều người tìm mối dưỡng mai nè). He he, cây còn vài cái bông, lá ra trắng trắng, hơi ngả màu xanh, một vài cái bông nở sớm trước tết đã đóng nụ rõ rệt, vài búp nở trể, giờ mới bung trấu. Hôm nay cũng là ngày đi làm đầu tiên ( hoặc thứ 2 hay thứ 3 gì đó), tối về, lôi cây ra ngoài hiên nhà để nhé, sau đó, lặt hết toàn bộ nụ, trái, hoa, nút, búp bỏ đi nhé. sau đó tưới nhẹ cho nó một ca nước nhe (khoảng 1 lít nhé), rồi đi ngủ là vừa.

sáng mai cũng đi làm, vậy thì đợi đến chủ nhật, hay cuối tuần gì đó, mình mới làm tiếp nhé, giờ cứ yên tâm, mỗi ngày, trước khi đi làm cho nó 2 ca nước nhé.

hôm nay ngày nghỉ nè. đi mua cái kéo cắt kiểng (khoảng 60 ngàn thôi nhé), rồi về nhà cắt xả cây mai nhe.

Mua kéo ở đâu ư? thì ra cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, hoặc ở của hàng bonsai cây kiểng gì gần nhà cũng có (đây cũng là nơi mua phân thuốc sau này nhé).

Có kéo rồi. bây giờ, bạn phải cắt thôi.

Nhưng cắt chổ nào nhỉ? À, thế này nhé. dầu cho bạn mua cây mai gì, của miền nào, từ miền trung cho đến miền tây, từ bon sai cho đến mai tàng. bạn hãy tìm, tìm cho tôi vết cắt củ.

Sao anh nói khó hiểu thế? vết cắt củ chổ nào? làm sao nhận biết, mà tìm vết cắt củ để làm gì?

Vết cắt củ là vết cắt mà tại đó, nó cho ra hai đến ba nhánh tẻ, nhánh tẻ có màu vàng nhạc, đôi khi có màu hơi ngả xanh, ngay chảng ba đó, thường có ít gỗ mục của nhánh chính còn sót lại (có cái không nhé, mà đa phần là không). một dấu hiệu nhận biết ngay vết cắt củ nữa là sự chênh lệch độ lớn của nhánh tẻ và nhánh chính là lớn.

Bạn nhìn thấy chưa? nếu thấy, thì mở kéo ra, cắt một phát ngay tại hai hay ba nhánh mới nhé, nhớ cắt cách chản 3 khoảng 5 phân cho an toàn nhé (từ chảng 3 ra ngoài) ( bạn hãy yên tâm, đừng sợ nó chết, đừng sợ nó không đâm chồi vì 5 phân là khoảng cách an toàn, vì rất ít cây có lá mọc cách nhau quá 5 phân đâu nhé, )

chắc là bạn cũng hơi rung tay nhỉ, sau cắt bỏ nhiều đến thế đúng không? liệu tết nó còn đẹp như năm nay nữa không, hay trụi lủi luôn nhỉ?

Đừng lo, cứ cắt đi, vì nếu không cắt, bạn để vậy chăm sóc, cây của bạn sẽ rất nhiều nấm bệnh tấn công với cách chăm sóc này.

Bây giờ cắt song, đem ra nắng, ra góc nhà, hay để nơi nào cố định, chăm sóc cả năm luôn nhé.

Thế có cần phân thuốc gì không?

Có chứ.

Những việc sau đây cần nhớ nhé.

Thứ nhất: trước khi đi làm tưới nước cho cây.

Ngày nghỉ, lấy kéo ra, cắt bỏ những đọt nào mọc từ thân, những đọt mọc từ nhánh nhưng hướng thẳng đứng lên, cắt bỏ luôn, nếu đọt ra quá dài thì cắt còn 6 lá nhé. làm liên tục như thế cho đến gần tết trung thu bác nhé, sau đó, không bắm xả nữa nhé, không cần tạo dáng gì hết cho đến cuối năm.

Phân thuốc:

Phân: bác ra ngoài thị trường, mua 0.4kg NPK nhé, loại nào ư? 20-20-15 dùng cho cả năm, hoặc tốt hơn thì mua đầu trâu đa năng 20-20-15 +te nhé.

Cứ đầu tháng, lấy 30 g, ngâm 1 lít nước, 3 ngày sau , đổ 1 lít nước phân ngâm đó vào gốc nhé, nhớ chiều làm về rồi đổ.

Thuốc ư? không cần phải thuốc men gì nhiều, bác chỉ cần xịt 2 lần thôi. lần 1: sau khi bắm đọt 20 ngày. bác ra cửa hàng thuốc, mua Confidor + Fastac về pha theo liều hướng dẫn, xịt nhé. tháng sau nhắc lại lần hai. thế là ok rồi. mục tiêu là bảo vệ lớp lá ban đầu, còn sau đó, kệ nó. nếu muốn cây xanh tốt hơn, bác nên nghiên cứu thêm những bài viết khác trên diễn đàn này nhé.

Vậy là xong. đơn giản không nhỉ?

Lưu lý: đây chỉ là bài đơn giản, muốn phức tạp, muốn cây tốt hơn, muốn hiểu rõ hơn, nên nghiên cứu thêm nhé. Lưu ý, cây mai sẽ không đẹp bằng nhà vườn, nhưng nó là thành quả đầu tiên do chính tay mình làm nhé.

(Đây là cách chăm sóc mà tôi đã chứng kiến mấy năm nay tại một số nhà mà tôi để ý)



Nguyễn Toại Nguyện
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Ủng hộ toainguyen82 ! Trước đây bạn trh có làm việc nầy , bạn tóm tắt các cách chăm sóc cho người mới chơi mai nhưng lâu quá không thấy bạn viết tiếp .
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Hy vọng sau loạt bài của Anh ;Những cây Mai Vàng của tôi hết lo nở sớm ,Bọ TRĩ ,sâu bịnh ...Làm cho mình lo"ngay ngáy":)
Chắc đọc xong bài phân tích Anh thất vọng lắm nhỉ?

Thật ra, với cách ấy, người chẳng biết gì có thể có cây mai mà họ cho là đẹp. nhưng với nhà vườn, thì ......... còn quá nhiều thiếu sót.

Hôm nào rảnh, Mình soạn lại hết một quá trình trồng mai chuyên nghiệp cho anh em trong nghề ngâm cứu, một số bí quyết vẫn còn là dấu chấm hỏi với người trong nghề sẽ được bật mý, còn trong bài này, mong anh và mọi người thông cảm.

Nếu có một ai đó, là dân nghiệp dư, có thắc mắt hay vướn mắt gì thì cứ hỏi, mình sẽ hoàn thiện bài này để đơn giản nhất mà hiệu quả.

Cám ơn mọi người.

Nguyễn Toại Nguyện
 
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Có câu:"Hãy vội, nhưng Vội từ từ" :);Nên tôi vẫn chờ những Bài viết sau của anh Nâng dần từ"abc"....Rất cám ơn Anh.
 

tpminh1976

Thành viên Mua Bán
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

thanks bài viết hay up lên cho ae chưa từng biết về cây mai xem
 

votrungnhutct

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

anh Nguyện cho em hỏi? năm sau mình cũng cắt cách chổ cắt cũ khoảng 5 phân nữa hả anh, cắt xong không cần che bớt nắng mưa gì hết hả anh? cám ơn
 

caycanhtruongca

Thành viên tích cực
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

thanks bác chia sẻ kinh nghiệm,em cũng làm gần như bác .từ sau tết cây rất tốt khoảng được 5 tháng.vào mùa mưa cây bắt đầu vàng lá sâu bệnh nên nản luôn.
 

lê văn phú

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

rất cảm ơn anh cái này cũng rất hiệu quả cho những ai nhiều mai đó anh
 

babyface

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Tưới phân 30g/1 lít nước tương đương nồng độ 3%, mình cũng ngâm phân như thế nhưng pha loãng đi 1/10 (3%o) mới tưới ko biết có đúng không?
 

maivangnambo

Thành viên tích cực
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

anh Nguyện cho em hỏi? năm sau mình cũng cắt cách chổ cắt cũ khoảng 5 phân nữa hả anh, cắt xong không cần che bớt nắng mưa gì hết hả anh? cám ơn
Câu hỏi rất hay.
==================================
Bài viết rất hay và bổ ích xin ủng hộ hết mình
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Câu hỏi rất hay.
==================================
Bài viết rất hay và bổ ích xin ủng hộ hết mình
Tại sao người ta lại nghĩ, cứ xả tàng là phải che nắng? thế che nắng nhằm làm gì?

Thực tế nhé, Tôi cũng như rất nhiều nhà vườn khác, xả tàng sau tết, chẳng ai thèm che nắng, và cũng chẳng thể làm vì tốn nhân công và chi phí. với cả ruộng mai, chẳng ai che nắng.

khi có một sự thay đổi đột ngột, rễ cây bị đứt, tránh hiện tượng khô rễ và mất hơi nước, do nhiệt độ bên ngoài tăng cao, người ta thường che nắng. và như vậy, khi bứng cây, khi...... làm tổn thương bầu đất, rễ chúng ta nên che nắng. mục đích quan trọng là tránh ánh nắng ảnh hưởng trực tiếp lên rễ cây.

Vậy thì, cây của bạn không thay đất, chỉ xả tàng, vậy có cần thiết phải che nắng? Cây nào cũng có ngưỡng chịu đựng của nó, quá nóng, quá lạnh điều không tốt cho quá trình sinh trưởng của cây.

Về nguyên tắc, nếu có thể, che nắng là tuyệt, đọt phát rất mạnh, tuy nhiên, nếu sau đó, bạn tiếp tục để trong mát, thì rất nguy hiểm.

Vì vậy, qua tết, nền nhiệt độ nóng ẩm, có gió, cây vẫn có thể thích nghi tốt, thật ra là rất tốt để kích thích chồi cây phát triển. vậy có cần thiết để che nắng?

Với lại, bài này, dành cho người không có nhiều thời gian, nên không cần quá rườm rà để mắt công phức tạp, rồi mệt mỏi, rồi chán làm theo.


Anh Babyface có đề xuất : "Tưới phân 30g/1 lít nước tương đương nồng độ 3%, mình cũng ngâm phân như thế nhưng pha loãng đi 1/10 (3%o) mới tưới ko biết có đúng không?"

Thật ra, quá loãng không tốt, vì sao tôi nói vậy nhỉ? khi bạn tưới phân quá loảng, phân xẽ tuôn chảy ra khỏi chậu rất nhiều. vì vậy, nếu được, chỉ nên tưới phân vừa đủ để cây tiêu là tốt, nếu được pha tối đa thành 5 lít là ok.

Nhớ thêm điều này, sáng hôm sau, cũng chỉ tưới vừa đủ nước, không nên tưới quá nhiều nhé.
Nguyễn Toại Nguyện
==================================
thanks bác chia sẻ kinh nghiệm,em cũng làm gần như bác .từ sau tết cây rất tốt khoảng được 5 tháng.vào mùa mưa cây bắt đầu vàng lá sâu bệnh nên nản luôn.
Đúng đấy Bác ạ.
Nếu Bác chăm theo kiểu này, cây của bác sẽ vàng lá, sẽ sâu bệnh, nhưng bác cứ yên tâm, đừng vội nảng, vì tết đến, hoa vẫn rực rỡ, thậm chí tôi còn ngạc nhiên nữa kìa.
 

PhuongNgocBacLieu

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Bài viết hay rất tâm huyết của toạinguyện, thanks :D
 

Mainguyenlieu.vn

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Có thể cho tôi biết anh bao nhiêu tuổi và nhìn thấy dung nhan anh trên diển đàn không vậy Toainguyen ?
 

nguyen tran

Thành viên tích cực
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

Bài viết hay! Cảm ơn Toại Nguyện!
 

phuvienthon

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

cảm ơn anh vì bài hữu ích này!
 

nguyenchihiep

Thành viên
Re: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai tại n

Đơn giản cũng như đang giỡn ... cây mai cần 2 thứ :

chất trồng + phân bón
thuốc phòng trừ sâu bệnh

2 thứ này cần ko quá 100k/1 năm cho 1 cây mai phát triển xum xuê cành lá
 

khangtravinh

Thành viên
Trả lời: Bài viết đơn giản về kỷ thuật chăm sóc mai cho người chưa từng chăm sóc mai

up lên cho một số anh em mới chơi xem!
 
Top