Cây Sanh toàn tập

Văn

Thành viên tích cực
Anh Văn ơi . Đó là người ta hay nói em như vậy . Còn em làm cây thường thiên về cắt giật . Anh cho em hỏi em hay để cây phát triển tự nhiên một năm em cắt cây một lần vào mùa thu . Cách này có đúng không anh . mong chừ tin anh
Tôi cho rằng,đúng với mình chưa hẳn đúng với người khác,do đó quyết đinh cắt mấy lần và vào thời điểm nào là tự mình tìm tòi và áp dụng thực tiễn tại vườn mình.
Do cách chăm sóc mà thời gian cắt giật có thể thay đổi khá xa nhau.
 

ledinh1081

Thành viên tích cực
Kí đá và trồng đất hoàn toàn khác nhau. Việc sử lý như tân nói là áp dụng cho việc sử lý phôi thô. Nếu cây thành phẩm làm như Tân anh dám cá không chết thì bỏ hết chi cành. Về việc kí đá cây Sanh chọn thời điểm thích hợp là được. Cá nhân vietanh chọn làm vào mùa mưa.
Hi2, theo mình trời hè che mát thì lên đá mới nhanh nảy mầm, bắn rễ
Còn những điều anh Tân nói hoàn toàn đúng chứ, sao cây bỏ chi được??? mà a Tân nói là sử lý cây phôi đó chứ
Chẳng biết nhiều lý thuyết nhưng thực sự- nói như anh Văn- cứ làm theo ý bản thân- tham khảo- chấp nhận trả học phí- chơi đẹp và... thủng thẳng chờ đợi! kaka
 

vietanhmpt

Thành viên tích cực
Hi2, theo mình trời hè che mát thì lên đá mới nhanh nảy mầm, bắn rễ
Còn những điều anh Tân nói hoàn toàn đúng chứ, sao cây bỏ chi được??? mà a Tân nói là sử lý cây phôi đó chứ
Chẳng biết nhiều lý thuyết nhưng thực sự- nói như anh Văn- cứ làm theo ý bản thân- tham khảo- chấp nhận trả học phí- chơi đẹp và... thủng thẳng chờ đợi! kaka
Bạn không tin cứ thực nghiệm. Vẫn biết lý thuyết và thực hành có nhiều khoảng cách. Nhưng người nào nắm vững và sâu lý thuyết khi thực hành trả học phí ít hơn. Thậm trí là rất ít.
 

Văn

Thành viên tích cực
Nói tóm lại,tùy vào khả năng tạo điều kiện thích ứng cao nhất mà ta quyết định cho công việc.
Với Văn,bất kể nắng hay mưa,cứ muốn làm thì vẫn làm,tuy vậy,làm lúc nghịch mùa vụ chi phí sẽ cao hơn.Do đó nên chọn lựa thời điểm thích hợp để hạ chi phí.
Thí dụ:chỗ Văn ở hiện tại nhiệt độ ban ngày lên đến 38oC trong nhà và ngoài trời thì trên 40oC là cái chắc,độ ẩm khá thấp(khoảng<65%) Văn vẫn lên đá cho cây Sanh nhưng phải che mát và đặt hệ thống phun sương liên tục 24/24h.

Quay lại vấn đề cắt giật,Vietanhmpt trình bày kinh nghiệm cá nhân để chia xẻ đi em!
 

Văn

Thành viên tích cực
Nói tóm lại,tùy vào khả năng tạo điều kiện thích ứng cao nhất mà ta quyết định cho công việc.
Với Văn,bất kể nắng hay mưa,cứ muốn làm thì vẫn làm,tuy vậy,làm lúc nghịch mùa vụ chi phí sẽ cao hơn.Do đó nên chọn lựa thời điểm thích hợp để hạ chi phí.
Thí dụ:chỗ Văn ở hiện tại nhiệt độ ban ngày lên đến 38oC trong nhà và ngoài trời thì trên 40oC là cái chắc,độ ẩm khá thấp(khoảng<65%) Văn vẫn lên đá cho cây Sanh nhưng phải che mát và đặt hệ thống phun sương liên tục 24/24h.

Quay lại vấn đề cắt giật,Vietanhmpt trình bày kinh nghiệm cá nhân đi em!
 

vietanhmpt

Thành viên tích cực
Ok anh Văn. Trên đây là những đúc kết từ cá nhân Ak và sự truyền nghề của một số tiền bối. Có thể không đầy đủ mong mọi người bổ xung.
1. Cắt giật là: Phương pháp cắt ngắn trục trính của thân và tay chi để chuyển hướng tạo nhịp mới và góc chuyển thân cành. Để thân chính và tay chi có dộ côn cút, trùn dụt. Mỗi lần cắt giật ta lấy được 1 nhịp.
2. Cắt giật thế nào là đủ. Cái này phải xét tùy cây nhưng một cây sanh nên có được 3 nhịp tại thân chính và 3 nhịp ở tay chi cấp 1 trở lên.
3. Về kỹ thuật cắt giật. Chủ yếu là chọn cắt vát hay cắt vuông góc cái này phải xem xét chỗ cần cắt ra sao để nhịp chuyển mền mại hay ấn tượng. Việt Anh thích cắt vuông góc hơn vì nó tạo góc chuyển vó nai mà cá nhân Việt Anh cho là đẹp. Cắt vuông thế nào cho đúng Việt Anh xin khất hình vào ngày mai.
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Chào các bạn .
Vừa qua bận cv lên hôm nay mới ghé thăm lại chủ đề này thấy đã có tới 13 trang tranh luận sôi nổi .
Hôm nay tôi xin chia sẻ cùng các bạn những vấn đề về làm và nuôi cây theo nối chơi của người ngoài này .
Về cây sanh cũng như các loại cây khác , khi các bạn muốn làm gì trên cây của mình thì cây của bạn điều cần thiết nhất là nó phải sung sức .
1 Về ký đá cho cây sanh .
- Thời gian thích hợp nhất là từ tháng 3AL cho đến hết tháng 8 AL . Tốt nhất là vào thời kỳ mưa nhiều .
- Cây có thể là phôi hoặc cây thành phẩm . Cây cần xanh tốt sung sức , rễ dù nhiều hay ít nhưng đảm bảo là nó phải căng nhựa .
- Tuyệt đối không cắt lá cùng với việc ghép đá .
- Thao tác . Nhấc cây lên khỏi chậu , bỏ đi gần hết đất chỉ giữ lại phần đất ở tâm bệ cây . Chọn đá thích hợp để phối vào cây , phần trong lõi ta có thể dùng gạch non hay đá thấm thủy tùy từng điều kiện . Sau khi đã phối đá theo ý thích của mình , tiến hành xếp rễ theo khe đá phần rễ thừa ta cắt bỏ , đầu rễ đã cắt ra cho tiếp giáp thật căng vào đá nếu có thể .
Xong ta dùng nilon trong phủ kín toàn bộ bệ đá sao cho 1 phần nilon tiếp xuống nước để hơi nước ngưng tụ trong nilon để tạo độ ẩm cho sự phát triển thuận lợi của rễ . Dùng vải coton loại dầy hoặc chăn bông phủ kín bệ đá . Có thể dùng cát thay cho vải đổ đầy cát vào bệ cây . Sau khoảng 1 tháng ta kiểm tra xem rễ cây đã bò tới nước và chuyển sang màu nâu đen , tháo nước bỏ cát và thay vào đó = chất trồng nhiều dinh dưỡng để nuôi cây .
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Về việc cắt chuyển nhịp .
Cần nuôi cây cho thật khỏe . Tùy theo cây nhỏ hay to mà ta nuôi chi cho nó tương xứng , cây nhỏ chi = ngón tay thì dùng dây nhôm uốn , mục đích để tạo cho đoạn sau này ta bớt lại nó có độ uyển chuyển , khoảng 2- 3 tháng vào mua phát triển ta có thể tháo bỏ dây nhôm và cắt nhát đầu tiên để chuyển hứng đi của cành cây , tùy theo hình thái của cây mà ta chuyển hướng có thể sang trái , phải và lên xuống , thường thì lên để lại mầm đi xuống sau này nó tự ngóc lên sẽ đẹp hơn . Đối với cây to thì bạn nuôi chi = nửa hoặc cổ tay chọn ngày nắng to để khô không tưới ta tiến hành vặn dập cành cây và vít = dây định vị , cho tới khi nhựa kéo lên nuôi chỗ dập các thớ cây liền lại với nhau , tháo dây định vị không thấy cành hồi lại là ta có thể cắt lấy nhịp được rồi .
Thời gian . Tốt nhất là vào mùa cây phát triển mạnh , nhưng cần che nắng cho cây khi ta cắt trụi cành lá của nó .
Mục đích để vào thời gian này cây sẽ bật được những mầm như ta mong đợi .
 

Văn

Thành viên tích cực
Cảm ơn quí anh em đã tham gia tại topic nầy.
Xin lưu ý,đây là topic mang tính truyền đạt kiến thức và chia xẻ kinh nghiệm.Do đó,những hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ cho vấn đề,những hình ảnh hoặc bài viết mang tính cá nhân và riêng tư sẽ được tồn tại sau 1 thời gian ngắn rồi sẽ bị gỡ bỏ để tránh tình trạng gián đoạn.
Mong quí anh em thông cảm.
Trân trọng.
 

Đậu Phụ

Thành viên tích cực
Hôm nay vietanh bon chen chút nha anh Văn.
Việt Anh xin đưa ra một vấn đề đối với Việt Anh là quan trọng trong quá trình chế tác cây Sanh. Đó là "Cắt giật". Vậy?
1. Cắt giật là gì?
2. Cắt giật thế nào thì đủ?
3. Kỹ thuật cắt giật để đạt dộ thẩm mỹ?
Mọi người cùng bàn luận nhé.
Thân!
câu thứ 2.cắt giận đến khi tay tàn chi bạn đã cảm thấy đủ dầy và nhìn đẹp.
.......... 3.khi cắt cần nhất là vết cắt phải phẳng ko dc chéo.
 

diep dung

Thành viên
Anh Văn cho em hỏi ; Em có mấy cây sanh đang chuẩn bị cho kè đá : Theo anh kè đá hay kè Sỉ lò vôi để cây có giá trị phù hợp với xu hướng chơi cây đương đại. Quê em bây giờ trào lưu kè sỉ cho cây sanh rất nhiều
Thân
 

ledinh1081

Thành viên tích cực
Theo em nghĩ làm gì cho phù hợp với cây và thấy đẹp, hợp lý là được chứ chạy theo thị hiếu thì... mệt lắm!!! hi2
 

ngocquy_hp

Thành viên
Theo mình cây có dễ nhỏ và nhiều thì kí sỉ. Khi đó dễ nhỏ sẽ len vào các lỗ của sỉ dễ hơn. Cây có dể to và ít thì kí đá. Cây kí sỉ lâu năm trông sẽ rất đẹp vì khi đó lớp sỉ sẽ mọc rều xanh.
 

diep dung

Thành viên
[/URL][/IMG]
Em có cây này anh tính nên ký đá hay ký sỉ . Tiện đây em hỏi anh luôn cây này gốc ôm hòn đá to nay rễ đã bám kín không nhìn thấy đá . Có người khuyên em đục cục đá đi để ép rễ lại sau đó thành vách dựa sỉ . Các anh tính làm vậy có tối ưu không
 

ledinh1081

Thành viên tích cực
[/URL][/IMG]
Em có cây này anh tính nên ký đá hay ký sỉ . Tiện đây em hỏi anh luôn cây này gốc ôm hòn đá to nay rễ đã bám kín không nhìn thấy đá . Có người khuyên em đục cục đá đi để ép rễ lại sau đó thành vách dựa sỉ . Các anh tính làm vậy có tối ưu không
Theo mình bỏ hết rễ cắm đi, cho phô hòn đá( tất nhiên giữ một số rễ ôm lơ thơ đá), để nguyên đá, sửa cây làm lão mai! để rễ ôm sĩ vậy nhìn thô và xấu quá
 

diep dung

Thành viên
Theo mình bỏ hết rễ cắm đi, cho phô hòn đá( tất nhiên giữ một số rễ ôm lơ thơ đá), để nguyên đá, sửa cây làm lão mai! để rễ ôm sĩ vậy nhìn thô và xấu quá
Rất cám ơn các anh đã cho em những kn quý báu . Anh văn đâu rồi bác viết tiếp kn của bác đi cho anh em học tập để làm tiếp " Giấc mơ tiền Tỷ "

 

huynh vu2010

Thành viên
Trước hết xin cám ơn bác Văn lập topic để chia sẽ kinh nghiêm sương máu của mình để người mớ vào nghề như em hoc hỏi nghiêm.
Bác Văn làm 1 lèo kinh nghiệm của mình trước cho ACE mới vào nghề học hỏi.Lúc đó sẽ có nhiều cao nhân ngứa mũi nhảy vào lúc có Topic sẽ nóng - sôi như nham thạch núi lửa luôn
 

Văn

Thành viên tích cực
Trước hết xin cám ơn bác Văn lập topic để chia sẽ kinh nghiêm sương máu của mình để người mớ vào nghề như em hoc hỏi nghiêm.
Bác Văn làm 1 lèo kinh nghiệm của mình trước cho ACE mới vào nghề học hỏi.Lúc đó sẽ có nhiều cao nhân ngứa mũi nhảy vào lúc có Topic sẽ nóng - sôi như nham thạch núi lửa luôn
Khà khà,tri thức thì vô hạn còn hiểu biết của Văn lại có giới hạn,do vậy,Văn chỉ là người khơi nguồn để mọi anh em đóng góp.
Một mình Văn chẳng thể làm nên chuyện được.
 

huynh vu2010

Thành viên
em cũng mới vào nghề hà, mong các chỉ giáo.em đang chờ các Bác phô để em có cái để học,khà khà!
 
Top