Loanh Quanh với cái Mỹ

vanflorida

Thành viên
Mình không quan tâm uống trà nhưng bác mà mang mấy cây simpaku hay gì đó tặng thì bác cũng có cái đem về.
Vậy mình sẽ đem về một ít chuẩn loại chưa phổ biến rộng ở VN, đổi một ít thuyền buồm phiêu du khung cảnh Hạ Long của bác làm rất khéo tay và ấn tượng.
 

luuvietvu

Thành viên
Mới sáng, các bác lại nặng lời. Chơi cây mà, mở tý cho vui, nhiều người bạn không tốt, có thể lừa mình mọi lúc mọi nơi, nhưng đó đâu phải lý do để mình không chơi với bạn.
Dịch văn cũng có nhiều cái khó, đôi khi biết nhưng dịch là 1 chuyện, dịch hiểu rồi truyền đạt lại là 1 chuyện, ( tất cả đều không đơn gian) nên em ủng hộ anh thành. Ai hiểu sao thì hiểu, thích thì đọc, không thích thì thôi, tất cả các nghệ nhân trong và ngoài nước đều có những cái lý, cái hay, đừng tranh nhau từng câu chử.
 

vanflorida

Thành viên
Cảm ơn anh Ju, sau gần hai ngày đợi, chỉ nhận được những suy nghĩ của anh về 3 bài viết từ ông Pall. Mình biết anh dành một ít tình cảm cho mình qua những lần trao đổi trước đây, và khi mở tiêu đề này anh rất lo ngại. Nhắc chừng ngay: “Bác có tâm hồn ưu nhã lại thêm cảm nghiệm nữa thì đã có cái Mỹ bên trong sẵn rồi chẳng qua tìm công cụ thích hợp hiện sinh ra nữa thôi.”; mình đã thấy ngay: Lo đi làm cây đi, lớ ngớ bể đầu chảy máu bây giờ; và những bài viết sau cũng nhắc nhở như vậy. Vì vậy mình mới nói những người phản biện thường có tấm lòng, cảm thấy thân quen đủ để trà đạo chia cái tình cho nhau.

Mình viết hoa hai chử Loanh Quanh, không phải mình loanh quanh đâu, vì cá nhân chẳng đủ tư cách và khả năng để nói lên một vấn đề gì. Cái Loanh Quanh ấy là của ông Pall, về cái Mỹ. Có thấy tội nghiệp cho ông không? Ông ta là một kỹ sư với đời sống sung túc, nhưng khi va chạm với bonsai trong những năm cuối của thập niên 70, bị nó ám ảnh, thế là từ giã công việc về với mãnh vườn trồng chăm chút với các cây nho nhỏ của mình. Gia đình ông có truyền thống về nghệ thuật, từ ông nội cho đến cha cũng theo đuổi nghệ thuật. Cha ông thường luôn nhắc nhở, làm cái gì cũng phải vận dụng hết khả năng và tư duy của mình thì mới hòng đi đến thành công. Nên anh chị em ông Pall rất thành công, có người em gái đạt huy chương vàng trong Thế Vận Hội, ông cũng là một kỹ sư giỏi có chức tước trong một công ty tầm cở lớn ở Đức. Nhưng rồi cái máu nghệ thuật có lẽ nó nằm trong gen, thôi thúc ông dấn thân theo nghệ thuật. Dĩ nhiên như ông đã nêu, nghệ thuật không phải là vấn đề sao chép, và sau hơn hai mươi năm lặng lặng tạo cho mình một hướng đi như chúng ta đã biết là cha đẻ của phong cách mô phỏng tự nhiên – naturalistic. Một nghệ nhân đã thành danh như ông, được coi là nhân vật trụ cột của bonsai phương Tây, nhưng vẫn bị cái cái bóng nó đè. Cái gì đè?

Thổ lộ từ từ như vậy, xin anh cùng các Bạn chia sẻ thêm. Vì nguyên những bài viết còn lại chỉ mang tính cách chuyển dịch. Chỉ khúc quanh ở đây là mình phát biểu cảm nghĩ của mình, nên không muốn vướng vào sự suy nghĩ một chiều và định đặt.
 
Last edited:

soncm

Thành viên tích cực
Đi ( tìm cái mỹ thì hình như mình đang đi tìm... mình. )
Đôi khi bất chợt nhìn ra cái mỹ của chính mình rồi...
Nhưng không ngờ xấu quá nên cũng chẳng dám nhìn ...luôn ! kkkkkkkkkkkk:)):)):)):)):))
Nói cùng anh cho vui chứ không biết có ăn nhập gì với chủ đề của anh Thành không nữa.
Từ khi bắt đầu đam mê và bước chân lĩnh vực nghệ thuật Bonsai này cho đến bây giờ, trải qua bao thời gian thăng trầm
mình cảm nhận được trong giới Bonsai có 3 giai đoạn:

1 là nạn Nhân (Giai đoạn nhập môn )

2 là ác Nhân

Mình thấy hầu như đa phần chỉ dừng lại ở giai đoạn thứ 2. (Đời cây - đời người) để trở thành nghệ nhân người chơi phải trải qua 2 giai đoạn “nạn nhân” và “ác nhân?”.
“Thú nhất của người chơi là tự mình chế tác. Với người mới tập chơi thì chuyện... cắt xong rồi cây trở nên cằn hoặc chết. Bứng cây thay chậu, cắt rễ cái hoặc rễ con “mạnh tay quá” - cây chết. Có khi, mất vài 3 năm để nuôi thân, dưỡng nhánh hoàn tất... trong quá trình uốn nắn tạo tán lại nghe âm thanh gãy của nhánh cây “trỗi lên" kể như là kết thúc!

3 là thiên Nhân
Có lẽ cái mà mình đang tìm đó chính là cái giai đoạn thứ 3.
 

vanflorida

Thành viên
Trả lời: Re: Loanh Quanh với cái Mỹ

Nói cùng anh cho vui chứ không biết có ăn nhập gì với chủ đề của anh Thành không nữa.
Từ khi bắt đầu đam mê và bước chân lĩnh vực nghệ thuật Bonsai này cho đến bây giờ, trải qua bao thời gian thăng trầm
mình cảm nhận được trong giới Bonsai có 3 giai đoạn:

1 là nạn Nhân (Giai đoạn nhập môn )

2 là ác Nhân

Mình thấy hầu như đa phần chỉ dừng lại ở giai đoạn thứ 2. (Đời cây - đời người) để trở thành nghệ nhân người chơi phải trải qua 2 giai đoạn “nạn nhân” và “ác nhân?”.
“Thú nhất của người chơi là tự mình chế tác. Với người mới tập chơi thì chuyện... cắt xong rồi cây trở nên cằn hoặc chết. Bứng cây thay chậu, cắt rễ cái hoặc rễ con “mạnh tay quá” - cây chết. Có khi, mất vài 3 năm để nuôi thân, dưỡng nhánh hoàn tất... trong quá trình uốn nắn tạo tán lại nghe âm thanh gãy của nhánh cây “trỗi lên" kể như là kết thúc!

3 là thiên Nhân
Có lẽ cái mà mình đang tìm đó chính là cái giai đoạn thứ 3.

Cũng biết anh nói vui và nhắc nhở coi chừng, em cũng nhìn lại mình thẹn thùng đỏ mặt thôi (anh Sơn:"> ) - đã là thánh là tướng gì mà đem cái tôi đi bàn Mỹ thuât, chỉ có là đồ điên mới dám làm vây. Nhưng đây, em lấy một nghệ nhân lớn như ông Pall để trình bày một vấn đề, để quý và phát triễn mạnh thêm những gì ta đang có như người ta thì mong mới hòa nhập chung trong làng bonsai trên thế giới hiện nay.

3 - là thiên nhân là cốt lỏi của những người chơi cây hướng tới. Và nếu có sự hướng tới đúng mức mới bớt Loanh Quanh với các cây của mình trồng.
 
Last edited:

ngoctiensvc

Thành viên
Cám ơn ,bạn Thành đã nêu ra chủ đề này .
Mong tiếp tục dịch để chia sẻ cho Ae đi ,nhiều người đang chờ .
 

vanflorida

Thành viên
Mới sáng, các bác lại nặng lời. Chơi cây mà, mở tý cho vui, nhiều người bạn không tốt, có thể lừa mình mọi lúc mọi nơi, nhưng đó đâu phải lý do để mình không chơi với bạn.
Dịch văn cũng có nhiều cái khó, đôi khi biết nhưng dịch là 1 chuyện, dịch hiểu rồi truyền đạt lại là 1 chuyện, ( tất cả đều không đơn gian) nên em ủng hộ anh thành. Ai hiểu sao thì hiểu, thích thì đọc, không thích thì thôi, tất cả các nghệ nhân trong và ngoài nước đều có những cái lý, cái hay, đừng tranh nhau từng câu chử.
Cảm ơn anh Vũ làm người hộ tống và bia che chắn cho mình, mới tham gia DĐ được 10 tháng, thuộc loại em út ra trể, thời tưng bừng bánh trái hả hê trên DĐ đã qua, như sau buổi tiệc âm thầm một mình cóp nhặt kiến thức từ những gì các anh để lại trên DĐ trong 10 tháng qua. Tất cà về căn bản mỹ thuật, phong cách, phương cách chăm trồng từ A - Z đã được bàn qua. Kiếm mãi mới thấy cái này nó nằm sờ sờ trước mắt nhưng vì sờ sờ nên chưa bàn kỹ, mình đem nó ra đánh bóng lại không biết mấy anh (Bạn) có đồng ý không, nếu không thì mình rủ các Bạn cùng lứa tuổi trên DĐ đi bắn bi vậy.
 
Last edited:

soncm

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Loanh Quanh với cái Mỹ

Cũng biết anh nói vui và nhắc nhở coi chừng, em cũng nhìn lại mình thẹn thùng đỏ mặt thôi (anh Sơn:"> ) - đã là thánh là tướng gì mà đem cái tôi đi bàn Mỹ thuât, chỉ có là đồ điên mới dám làm vây. Nhưng đây, em lấy một nghệ nhân lớn như ông Pall để trình bày một vấn đề, để quý và phát triễn mạnh thêm những gì ta đang có như người ta thì mong mới hòa nhập chung trong làng bonsai trên thế giới hiện nay.

3 - là thiên nhân là cốt lỏi của những người chơi cây hướng tới. Và nếu có sự hướng tới đúng mức mới bớt Loanh Quanh với các cây của mình trồng.
Haizza chỉ là một chút nhìn từ chính mình thôi, chứ nào có ý nhắc nhở ji em hoặc ai.
Cứ tự nhiên vô tư, thả ra bay bổng hòa quyện đó cũng là cái mà mình tìm.
Chứ mà giữ kẽ, khách sáo quá (trong tạo tác Bonsai gò ép quá) vô tình trở thành khoảng cách ......... xa với cái "mỹ" khó mà viên mãn.
 

vanflorida

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Re: Loanh Quanh với cái Mỹ

Haizza chỉ là một chút nhìn từ chính mình thôi, chứ nào có ý nhắc nhở ji em hoặc ai.
Cứ tự nhiên vô tư, thả ra bay bổng hòa quyện đó cũng là cái mà mình tìm.
Chứ mà giữ kẽ, khách sáo quá (trong tạo tác Bonsai gò ép quá) vô tình trở thành khoảng cách ......... xa với cái "mỹ" khó mà viên mãn.
Khen mà không nhận là muốn khen lần nữa, chỉ khen chứ có phong bì đâu mà không dám nhận. Vậy thôi cười huề… không cười là bị cù lét ạ.
 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Chị Sim gần đây có nói chuyện đợi chờ là hạnh phúc, không biết các Bạn đợi chờ có “hạnh phúc” như chị Sim với những lá rau, quả cà cho buổi cơm chiều không nhỉ? Và đây cũng vì mình chẳng muốn chỉ cho ai, mà chỉ muốn lôi kéo anh em quây quần bàn chuyện với nhau, dĩ nhiên là 9 người 10 ý, lời ra tiếng vào trong một buổi tiệc. Ai đúng ai sai không quan trọng, có điều khi ra về bắt tay nhau cười huề cả làng, ấy là hạnh phúc ngon ngọt như một bát canh rau của chị Sim. Nếu sự trả lời của mình cho từng anh em sẽ làm câu chuyện quanh co dài dòng làm loãng tiêu đề, xin các Bạn cũng lượng thứ. Mình là em út về độ tuổi của DĐ, rất trân trọng và quý từng người, vì một câu một chữ từ các Bạn đã chia sẻ trên DĐ nhưng đó cũng là các bài học cho bản thân mình. Nên các Bạn viết cái gì mà mình dững dưng không đáp lời cũng làm áy náy trong lòng vì vô lễ.

Mình có thể dịch hết các bài viết rồi đang một lúc cho các Bạn đọc, ai cũng bận rộn vì cuộc sống vì gia đình và công việc, có hơi đâu mà la cà hôm nay một tí mai một tí có mà rởm đời… Nhưng câu chuyện mình muốn thưa nếu làm như vậy mất hay, cũng như thú chơi cây nay tỉa ít lá mai cắt ít chi dăm, nếu có vài ba người bạn tán gẫu nữa thì cũng như ngồi ở chốn bồng lai rồi chứ đâu cần phải thành thánh mới chạm được đến cảnh giới ấy.

Cái việc ông Pall bị cái bóng nó đè là cá nhân suy ngẫm. Mà cái gì từ cá nhân khi đưa ra bàn luận cũng muốn nghe thêm ý kiến đúng sai như thế nào. Trong 3 bài viết:

1 - Bài đầu tiên ông nói về truyền thống trong bonsai. Cái truyền thống ấy dù muốn dù không đã là nền tảng của bonsai, là sự hiểu biết từ cung cách trồng cho đến các vấn đề thẫm mỹ cơ bản để giữ sống và làm đẹp một cái cây trong khuông khổ nhỏ. Ông tôn trọng cái truyền thống đó nên mới khuyến khích nên học biết về nó làm nền tảng chứ không cần phải phát minh những thứ người ta đã làm cả trăm năm. Ông khuyến khích phải tôn trọng gia sản của những thế hệ đi trước và các người thầy, dù đó là người thầy ở bất kỳ một đất nước nào, có những đóng góp trong vấn đề tạo nên cái nền tản đó. Có được cái nền tảng vững chắc thì mới hòng tiếp tục đẫy rộng vòng đai nghệ thuật. Và nghệ thuật không phải làm như thế nào cũng được rồi cho đó là nghệ thuật, và tất cả sự phân rẻ nào từ cái nền tảng cũng phải cần cân nhắc tại sao, ráng xây dựng thêm trên nền tảng đó thì mới hy vọng có sự mở mang nhưng phải cân nhắc.

2 – Bài thứ hai là cơ duyên hàn huyên với ông Kimura và các người đã từng sang Nhật học về cách kiến tạo bonsai. Tại sao họ cứ khư khư là miễn bàn luận như vầy thì phong cách này, như kia thì phong cách kia, mà tất cả chỉ quy là “truyền thống”. Theo ông Pall truyền thống gì mà lại cứ tiếp tục thay đổi không ngừng thì còn gì nữa mà cứ khư khư truyền thống. Sự vật thay đổi, nhưng cái THẦN muôn đời sẽ không thay đổi dưới con mắt người Nhật. Cái thần này là cái ẩn chứa trong bonsai mà người phương Tây không hiểu vì phong tục của họ không biết nhiều về Thiền, và có biết đi chăng nữa cũng chỉ mơ hồ vì mới lan tỏa trong giới trí thức mấy mươi năm và cũng ít nghe bàn luận đại tràng. Dĩ nhiên không ai cấm khuyến khích ông Pall chế biến các món ăn ngon, và nghe nhạc các thể loại khác nhau. Nhưng ăn là ĂN, nghe là NGHE… bất di bất dịch.

3 – Bài thứ ba thì mới thấy rỏ ông Pall, Loanh Quanh. Ông nghĩ rằng truyền thống chẳng qua chỉ là từ gọi như phong cách cổ điễn, là việc làm đem cái hình tướng cho làm tâm linh. Đấy các bạn có tội cho ông Pall không? Truyền thống phương Tây là dùng cái mốc thời gian hoặc quá trình diễn tiến trong xã hội để đánh dấu về phong cách sống cũng như nghệ thuật của từng thời kỳ. Để khi nhắc cái tên của thời kỳ ấy là họ biết ai là họa sỹ, nhạc sỹ, nhà văn, chính trị gia… của thời kỳ ấy. Ông Pall cứ cho rằng những kiến tạo của ông Kimura thì nên để nó vào phong cách Hiện đại (modern) chứ nào có dáng dấp cổ điển – truyền thống, ông đang bàn về hình tướng. Ông Kimura cứ khư khư, khổ ghê hiện đại – cổ điển làm chi, tôi chỉ làm theo truyền thống để tôn thờ theo truyền thống đất nước và các bậc thầy trong tâm linh của tôi, nói anh cũng chẵng hiểu nên thà nói chuyện gà vịt còn có cái gì để nắm bắt cho anh thấy.

Đấy là nhận xét từ mình, chờ các ý kiến của các Bạn để khỏi nói. Nhưng cuối cùng cũng phải nói ra, nếu mình có làm ai khó chịu vì dông dài “biết rồi, khổ quá, nói mãi” thì cũng cúi đầu xin lượng thứ. Chỉ vì muốn sáng tỏ vấn đề cái Mỹ để đưa ra các vấn đề tới là cảm nhận cái Mỹ và nhìn nhận cái Mỹ.
 
Last edited:

soncm

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Trả lời: Re: Loanh Quanh với cái Mỹ

Khen mà không nhận là muốn khen lần nữa, chỉ khen chứ không có phong bì đâu mà không dám nhận. Vậy thôi cười huề… không cười là bị cù lét ạ.



==================================
Chị Sim gần đây có nói chuyện đợi chờ là hạnh phúc, không biết các Bạn đợi chờ có “hạnh phúc” như chị Sim với những lá rau, quả cà cho buổi cơm chiều không nhỉ? Và đây cũng vì mình chẳng muốn chỉ cho ai, mà chỉ muốn lôi kéo anh em quây quần bàn chuyện với nhau, dĩ nhiên là 9 người 10 ý, lời ra tiếng vào trong một buổi tiệc. Ai đúng ai sai không quan trọng, có điều khi ra về bắt tay nhau cười huề cả làng, ấy là hạnh phúc ngon ngọt như một bát canh rau của chị Sim. Nếu sự trả lời của mình cho từng anh em sẽ làm câu chuyện quanh co dài dòng làm loãng tiêu đề, xin các Bạn cũng lượng thứ. Mình là em út về độ tuổi của DĐ, rất trân trọng và quý từng người, vì một câu một chữ từ các Bạn đã chia sẻ trên DĐ nhưng đó cũng là các bài học cho bản thân mình. Nên các Bạn viết cái gì mà mình dững dưng không đáp lời cũng làm áy náy trong lòng vì vô lễ.

Mình có thể dịch hết các bài viết rồi đang một lúc cho các Bạn đọc, ai cũng bận rộn vì cuộc sống vì gia đình và công việc, có hơi đâu mà la cà hôm nay một tí mai một tí có mà rởm đời… Nhưng câu chuyện mình muốn thưa nếu làm như vậy mất hay, cũng như thú chơi cây nay tỉa ít lá mai cắt ít chi dăm, nếu có vài ba người bạn tán gẫu nữa thì cũng như ngồi ở chốn bồng lai rồi chứ đâu cần phải thành thánh mới chạm được đến cảnh giới ấy.

Đấy là nhận xét từ mình, chờ các ý kiến của các Bạn để khỏi nói. Nhưng cuối cùng cũng phải nói ra, nếu mình có làm ai khó chịu vì dông dài “biết rồi, khổ quá, nói mãi” thì cũng cúi đầu xin lượng thứ. Chỉ vì muốn sáng tỏ vấn đề cái Mỹ để đưa ra các vấn đề tới là cảm nhận cái Mỹ và nhìn nhận cái Mỹ.

 
Last edited:

cayninhthuan

Thành viên Mua Bán
Dù mê cây nhưng chẳng có kiến thức gì về cây...chẳng dám lạm bàn, ngày nào cũng vào hóng... cảm thấy nhớ...chờ...đợi...Xin Phép Bác chủ phệt mấy vần cho nó lên trên, đông vui, xom tụ...Cây nhà lá vườn, khí không phải mong các Bác lượng thứ!
.....
Loanh quanh lẫn quẩn cuộc mưu sinh...
Dám mơ cái mỹ để vươn mình!
Lót dép, huếch mồm, chu mỏ hóng,
Lèo nhèo các cụ chém nhau kinh!
.....
Vân vê vặn vẹo cây linh tinh
Chẳng bóng, chẳng cây...chẳng nên hình!
Bằng hữu nát trà vui chuyện "tám"
Cây bán, đưa tiền... vợ thêm "xinh"!
....
Ít chữ chơi cây biết "Mỹ" mô
Chỉ mong đến lúc rớt xuống mồ
Bằng hữu cúi đầu bên miệng hố
Con khóc, vợ gào...tiếng ô hô....!
 

ngoctiensvc

Thành viên
Dù mê cây nhưng chẳng có kiến thức gì về cây...chẳng dám lạm bàn, ngày nào cũng vào hóng... cảm thấy nhớ...chờ...đợi...Xin Phép Bác chủ phệt mấy vần cho nó lên trên, đông vui, xom tụ...Cây nhà lá vườn, khí không phải mong các Bác lượng thứ!
.....
Loanh quanh lẫn quẩn cuộc mưu sinh...
Dám mơ cái mỹ để vươn mình!
Lót dép, huếch mồm, chu mỏ hóng,
Lèo nhèo các cụ chém nhau kinh!
.....
Vân vê vặn vẹo cây linh tinh
Chẳng bóng, chẳng cây...chẳng nên hình!
Bằng hữu nát trà vui chuyện "tám"
Cây bán, đưa tiền... vợ thêm "xinh"!
....
Ít chữ chơi cây biết "Mỹ" mô
Chỉ mong đến lúc rớt xuống mồ
Bằng hữu cúi đầu bên miệng hố
Con khóc, vợ gào...tiếng ô hô....!
Đã lâu rồi mới có bài thơ hay trên d đ.
 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Cảm ơn các Bạn chia sẻ. Và cảm ơn anh Tuấn cho bài thơ hay, anh mèo mướp vẫn đi rình chuột mỗi đêm chứ nhỉ? Vèo một cái mà đã 10 tháng, lúc mới đăng ký diễn đàn lớ ngớ chẳng biết đi đâu, đọc gì. Thấy anh TrungDungGialai, thôi “về quê ” thăm vườn đất đỏ của anh có những gì. Trong ấy có tiêu đề: http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=135343

Ấy là tiêu đề mình đọc đầu tiên trên DĐ. Anh Trung Dũng, có lẽ sau một đêm tí bỉ với bạn bè nhớ có người nói là hồn vía anh lên mây, ngày hôm sau ngồi đó nhưng không biết mình đang ở đâu nên kêu lên “hồn ở đâu bây giờ?”.


Anh em hoảng lên chạy tứ tán kiếm giùm cho anh, anh Pitieel nhờ một cô ả đào sắm nhan đèn đi gọi giùm:



BSVuHong kiếm được một hồn xinh như mộng. Anh Dũng hoảng lên, không được: Bà ấy không cho vào nhà đâu, có mà ở ngoài vườn cả ngày.



Anh Con.Cua gọi điện thoại qua Liên Xô nhờ Vitas gọi hồn giùm:
+ YouTube Video

Bài Tưởng Niệm quá hay và cảm động, mình không biết tiếng Nga nhưng cũng dịch ra được đại khái như vầy: Phà phí pha, pha phà phí pha, pha phà phá phà; phà phá phi, phi phà phá phì… Hay nhỉ? Các Bạn chắc ai cũng cảm động như mình khi nghe bài nhạc này. Vitas chỉ gọi được hồn của người mẹ quá vãng của anh ấy chứ làm sao mà gọi hồn được cho anh Trung Dũng nhà mình.


Vitas gọi hồn được cho mẹ mình vì bàn tay nâng niu vuốt ve của mẹ đưa anh đi vào giấc ngủ khi còn ấu thơ, những buổi cơm gia đình nuôi anh khôn lớn, những buổi chiều dạo trong công viên… Nhưng để gọi được mẹ, anh ấy cũng phải khổ luyện bao năm với thanh âm, với nhạc cụ, khoảng thăng, khoảng gián, khoảng lặng… thì chúng ta mới thấy được cái hồn của mẹ anh hiện về.

Hơn cả trăm trang và mấy tháng sau đó, không nhớ anh Bạn nào nói: hết bánh hết trà, rốt cục kiếm vô thứ hồn nhưng nào kiếm ra cái hồn cho anh Trung Dũng. Ông anh cùng quê đến thật hay. Sau một ngày tỉnh rựu, ngồi đấy tĩnh tại cho mọi người chạy Loanh Quanh, đấy anh ấy sờ sờ ra đấy chớ có phiêu diu chốn nào mà đi tìm hồn cho anh ấy.

Để cảm nhận cái Mỹ, cái Thần, hay còn gọi là cái Tâm; nó nằm bên trong và tùy thuộc mỗi người. Muốn tìm nó thì chỉ có mình lôi nó ra, là cái TÔI, mà cái tôi nó trống rỗng nếu không có hình bóng người mẹ, người cha, người thầy, người bạn… đau xót cùng những người chung quanh, rung cảm với cọng cỏ mong manh bên đường, mông lung với cơn gió giao mùa… cái bao la không cùng, hữu hạn của thận phận, buồn vui của kiếp người… Hãy cho “mây trời ở đậu từng không, mưa nắng ở trọ bên trong mắt người”, “hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng, sẽ thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một đóa hoa” như cố NS TCS….

Có cảm nhận được cái Mỹ thì mới có thể chuyển đạt qua hình tướng, hiện vật nói lên được câu chuyện của cái vô tướng. Vậy có xem qua bao nhiêu bonsai, học bao nhiêu ông thầy, nghe bao nhiêu lời bàn… Nếu không vận dụng Tâm thức của mình thì cuối cùng cũng chỉ phí hơi tổn sức để lập lại những điều của người ta đã làm. Hãy vui với bài thơ con cóc của mình - bài nhạc của cái bóng trong hồn mình – bụi tre, con trâu, mái tranh của quê hương mình – tình bằng hữu, sự tôn trọng, tình đoàn kết của đất nước mình… cứ như vậy rồi theo thời gian truyền cái cảm nhận, cái tư duy của chính mình rỉ rã vào trong hiện vật rồi sẽ thấy cái hồn của mình phãn phất trong ấy. Mình đã từng cảm nhận được cái hồn của mình nằm trong mắt con bò mình chăm nuôi, theo thời gian năm tháng từ cử chỉ, hành động, dáng đi dáng đứng cũng phản phất như của mình.

Có thể kết cảm nhận cái Mỹ như vầy, anh bạn của anh Trung Dũng chỉ đang nói về cái đẹp - artistic; mà cái đẹp thì do cảm nhận của mỗi người. Còn nói các cây của anh không có hồn thì không đúng, vì có biết hồn vía của anh như thế nào mà dám nói như vậy, và chạy loanh quanh khắp phương hướng tìm cái hồn cho anh thì cũng đố mà tìm cho ra. Mình chia sẻ các bạn cái hình tướng thu thập được, dù cái hình tướng theo thời gian cũng đã hoại diệt, nhưng cái hồn vẫn còn đó chứ có đi đâu:

Ghi chú: Nghệ nhân người Nhật, Seiji Morima đến lạy bộ xương của bonsai Fudo hiện đang được đặt thờ tại khu vườn sinh thái của thành phố Brooklyn – Nữu Ước khi sang Mỹ vào năm 2008, một kiệt tác tiêu biểu do người thầy quá cố là ông Murata kiến tạo. Không may do vì thiếu hiểu biết về cách bảo dưỡng trong chặng dài vận chuyển và tuổi cũng đã già của cây, nên khi về đến Nữu Ước không qua khỏi.


Còn nhớ hai câu thơ không biết của ai, đọc được cũng khá lâu rồi:
Mái tranh, ơi hỡi mái tranh!
Trải bao mưa nắng mà thành quê hương.

Mái tranh là hiện vật, qua năm tháng nắng mưa thấm vào cùng sự nhớ nhung da diết quê hương, trở thành cái THẦN. Chỉ khi nào cảm thấm được cái THẦN trong mái tranh ấy, mới có thể dùng từ ngữ diễn giải “đẹp” được như vậy.
 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Ở trên mình có nói cái tôi nó trống rỗng, xin các Bạn đừng hiểu nhầm mình nói bóng gió cho riêng ai. Đó là cách ngắn gọn nhất để mình nói được về thân và tâm. Các Bạn có thể lên Google, tra hai chữ Tự Tánh, tự tánh của tất cả hiện vật là các pháp mang hình tướng, ngay cả vũ trụ. Điều trống rỗng – vô tướng vô tác. Là tánh Không.

Vị dụ mưa:
Vô tướng - hạt mưa là tướng, nó sẽ trống không nếu không tạo nên từ nước từ mây.
Vô tác - mưa là MƯA, chứ không cần phải mưa rơi - vì mưa là đã rơi rồi.
 
Last edited:

soncm

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Loanh Quanh với cái Mỹ

Ở trên mình có nói cái tôi nó trống rỗng, xin các Bạn đừng hiểu nhầm mình nói bóng gió cho riêng ai. Đó là cách ngắn gọn nhất để mình nói được về thân và tâm. Các Bạn có thể lên Google, tra hai chữ Tự Tánh, tự tánh của tất cả hiện vật là các pháp mang hình tướng, ngay cả vũ trụ. Điều trống rỗng – vô tướng vô tác. Là tánh Không.

Vị dụ mưa:
Vô tướng - hạt mưa là tướng, nó sẽ trống không nếu không tạo nên từ nước từ mây.
Vô tác - mưa là MƯA, chứ không cần phải mưa rơi - vì mưa là đã rơi rồi.
Thanks anh nhiều. :-bd:-bd:-bd
Anh nhắc câu này (Vô tác) làm mình nhớ ... hôm trước mình có nói >:/\:D/:-B
(Bonsai là Bonsai, chứ không cần phải cây Bonsai - vì Bonsai đã là cây với chậu rồi. ;;);;);;);));));))
* Cây cổ thụ được thể hiện qua cái hồn, cái nét chứ không phải là cái gốc có mấy trăm tuổi đời.
Thanks anh thêm một lần nữa :-bd:-bd:-bd
 
Last edited:

vanflorida

Thành viên
Bẵng đi vậy mà đã mười hôm, bận rộn với công việc và cuối mùa thuế nên cũng phải gác lại chuyện biên dịch. Ở Mỹ, bất kỳ ai, khi đi làm có lợi tuất hàng năm điều phải khai thuế; đó là nghĩa vụ của mỗi người dân. Nếu không khai và đóng các khoản thuế thu nhập có thể mất nhà vì bị kéo bán đấu giá trả nợ thuế hay đi tù. Các năm trước khi mạng internet chưa thịnh hành cứ đến cuối mùa thuế, thường là 15 tháng 4, bưu điện rần rần xe cộ và người người xếp hàng tràn loanh quanh cả mấy vòng quanh các bưu điện. Ngày cuối thường bưu điện chính mở đến 12 giờ đêm, nhân viên bưu điện thay phiên đem nước đem bánh mời các người xếp hàng để làm sao bao thư thuế đóng được dấu mộc giờ ngày trước khi quá hạn. Internet đem lại sự tiện lợi nhưng cũng làm mất đi các vẻ đẹp trong cuộc sống, cũng như cái khoãnh khắc khi thấy bóng người đưa thư khi đang đợi thư hồi âm của người tình. Mình hàng năm không những lo khai thuế má cho gia đinh nhưng còn gánh thêm cho 4-5 đứa bạn, cũng chẳng được xu ten nào, nhưng bù lại vào những dịp Tết đứa thì đem cho vài đòn bánh tét, đứa ít mứt… Cũng là cái tình chia sẻ cho nhau.

Trong bài viết rồi, ngoại trừ ông anh Cà Mau ra, thấy một tí xíu dị ứng gì đó nên có vẻ im lặng quá. Có lẽ các Bạn hiểu nhầm mình đem chuyện đạo chuyện đời và mượn cây cảnh để nói những điều đó. Thật ra, mình rất tốn thời gian cân nhắc để làm sao nói lên được vấn đề một cách ngắn gọn nhất. Chyện đạo chuyện đời có viết cả ngàn pho sách chắc cũng không nói cho hết...





Và hôm nay bước vào phần: Nhìn nhận cái mỹ, và đây cũng là phần cốt lõi của câu chuyện. Đầu tiên mình xin giới thiệu 2 bài dịch của nghệ nhân trẻ người Mỹ: Ryan Neil, Ryan là học trò của ông Kimura và một trong những ngôi sao sáng trong làng bonsai phương Tây hiện nay.


Thiết Kế Bonsai – Bonsai Design
Viết : Ryan Neil

Có thể nói một trong những điều khó nhất là điểm đứt hơi (threshold) về sự chọn lựa giữa: nổi bật (bold), cấp tiến (progressive), hay áp đặt (imposition) khi thiết kế bonsai. Đôi lúc lằn ranh giới giữa sự chọn lựa mong manh hơn sợi chỉ, nhưng khi bước qua, sẽ là đỉnh điểm nói lên sự thiết kế không còn về “cây” nhưng về “bàn tay nghệ nhân” của người kiến tạo.

Một nghệ nhân giàu kinh nghiệm biết khi nào, bằng kỹ thuật, đẫy hết mức để phô diễn các nét đẹp ẩn dấu; nhưng đồng thời, người nghệ nhân cần phải biết giá trị của sự kiềm chế để gìn giữ những cá chất tự nhiên riêng biệt. Từng tác phẫm bonsai, và từng giai đoạn tiến hóa của tác phẫm, phải trải qua không ngừng bao nhiêu sự cân nhắc lúc kéo lúc đẫy như vậy. Vừa đủ nhưng không quá, phải nhận ra các vẻ đẹp ẩn dấu, đừng lột trần và vô tình đánh mất linh hồn của tác phẫm. Ấy là điễm đáng kính khi kiến tạo, và cũng là điễm để đánh giá khả năng của một nghệ nhân về sự nhìn nhận và chuyển tải thông điệp qua quá trình tạo tác.

Đối với tôi, những nhạy cảm về điễm đứt hơi cùng quá trình suy nghĩ liên quan khi thiết kế bonsai từ từ lớn dần theo kinh nghiệm trong 10 năm qua, và cũng là những bài học cho sự khiêm tốn. Trong thời gian khi còn học với thầy, khoản thời gian ấy cũng cho tôi thấy các lỗi lầm khi lằn ranh giới trong lúc thiết kế bị vượt trội và hệ quả khi đẫy tác phẫm quá mức của nó. Các hệ quả ấy không liên quan đến vấn đề sống còn của cây, tuy nhiên trong quá trình thiết kế dẫn đến kết tữ của tác phẫm cũng là chuyện bình thường. Cái hệ quả đau lòng nhất là khi nhìn tác phẫm mất đi cái hồn, nỗi đau ấy nó dằn vặt còn hơn bản án kết tữ của tác phẫm. Trạng thái ấy chẳng khác khi trong nhà có đám tang, những hối hận khi biết rằng mình là nhân chứng nhìn thấy những bản chất tự nhiên bị lột bỏ và thay vào đấy là bộ mặt giả tạo gượng ép.

Cố gắng bước những bước trên sợi chỉ mong manh, tôi nhận ra bản chất của sự biến ẩn để giữ được thế cân bằng trên sợi chỉ ấy. Như nhắm vào một một tiêu điễm từ xa, và cái tiêu điễm ấy luôn di động, mỗi tác phẫm đòi hỏi sự nhạy cảm khác nhau tùy theo đường nét và sự tĩnh tại của nó. Vì vướng phải không ít những lỗi lầm ấy, từ từ tôi nhạy cảm hơn trong lúc tạo tác. Những nổi đau trong các bước lần mò cùng sự mất mác nhưng tất cả không phải là vô ích, qua những lần quá bước như vậy đã giúp tôi tinh luyện khả năng cùng trách nhiệm để gánh vác các tác phẫm mang tầm cở và giá trị lớn hơn cho cộng đồng bonsai ở Mỹ hiện nay.




+ YouTube Video


Và bên dưới là bài dịch nếu Bạn lờ mờ Ryan nói gì.

0:20
Tôi nghĩ khi bạn bắt đầu đến với thú vui bonsai và khi con vi rút bonsai thâm nhập vào bạn, bạn sẽ không bao giờ nhìn cây cỏ và sự vật chung quanh như trước đây. Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động kỳ diệu vô hình trong từng tế bào của các cây, và bạn cũng nhận ra nhiều điễm tương hợp giữa cây và người. Nếu nhìn nhận một cách trừu tượng, bạn có thể thấy được sự tương quang giữa cây cỏ và đời sống con người. Cây và người có thể nói là gần như giồng nhau. Con người cần tất cả những gì cây cỏ cần ngoại trừ hai yếu tố, chỉ hai yếu tố ấy là điễm khác biệt giữa cây và người. Hai yếu tố cần thiết, nếu không thì cây và người cần những thứ hoàn toàn giống nhau.

1:10
American Shokunin (Shokunin – Người Chuyên Nghiệp)
Thời gian có những tác động cực kỳ to lớn lên mỗi đời người trên phương diện cá tính và nhân cách. Khi còn trẻ với cách nhìn nhạy bén, ta có thể nhìn nhận sự việc một cách trắng đen rõ ràng vì bản chất còn năng động và đầy nhiệt huyết. Khi tuổi đời chồng chất, bầu nhiệt huyết cùng những đam mê cũng từ từ cạn dần, có thể cho ta bước thụt lùi để nhìn nhận sự việc không chỉ tuyền hai màu đen trắng. Thời gian tác động lên cây cỏ chẳng khác gì con người. Những vết thẹo lúc đầu nhìn rất nhân tạo cũng từ từ nhuốm màu thời gian dần trở thành cá chất riêng biệt trên thân cành. Ta không thể tạo những cá chất ấy, cũng như ta không thể đắp dày thêm mặt vỏ của cây một cách tự nhiên. Ta không thể che dấu các vết đục đẽo, chỉ thời gian mới có thể làm mờ đi các vết thẹo từ dùi búa.

2:38
Khi ta kết giao với sự việc, và việc ấy là đẫy đến mức tối đa ở biên giới sống còn của một thi thể, với mục đích đem lại sự tươi đẹp hơn trong mối giao kết ấy. Mối quan hệ và sự kết nối ấy hình thành trên nền tảng sáng tạo và những bước mong manh giữa sự sống còn không thể lập lại. Và rồi để thấy nó sống sót tươi tỉnh khỏe mạnh lớn dần trong khuôn khổ tạo tác để đối thoại với ta những gì nó thích hoặc không thích. Cuộc đối thoại ấy tiếp diễn trong quá trình hơp tác đôi bên cho đến khi câu chuyện đi đến chổ tương đồng, tác phẫm chấp nhận những gì ta hy vọng và ta chấp nhận nhựng gì tác phẫm ấy hy vọng. Khi khoảng cách khác biệt của câu chuyện giữa đôi bên được gút ngắn, quá trình ấy dễ gây nghiện như men rựu và dễ gây mê như liều thuốc ngũ.

3:35
Sự tôn trọng có lẽ là đều cơ bản nhất để trồng bonsai tương đối hoàn thiện, hoàn thiện ở đây không đồng nghĩa là bonsai đẹp. Hoàn thiện là có thể gìn giữ sự sống tươi khỏe qua quá trình và các bước đòi hỏi để tạo tác bonsai. Nếu ta không thấy được lẽ sống chết là sự thật trong quá trình tạo tác bonsai, và đấy cũng là vấn đề chính yếu tách rời khác biệt của bonsai đối với các bộ môn nghệ thuật khác. Nếu sự tôn trọng ấy không được đề cao trên lằn sinh tữ thì ta chẵng còn gì ngoài một bộ xương vô hồn. Và nếu ta biết rằng ấy là cái cây mang cả ngàn năm tuổi, con người có thể sống đến 80 tuổi, 90 là may mắn, 100 là vấn đề ngoài bình thường, nhưng nếu cây ấy tồn tại đã cả 1000 năm? Bạn có tư cách gì mà không tôn trọng sự hiển diện ấy? Tôi không nghĩ vây.

4:42
Tôi nghĩ có nhiều phương cách để tạo tác một bonsai tương đối hoàn thiện, nhưng tôi không biết có cách nào để thiết kế một bonsai đúng. Ta luôn có thể dựa vào những yếu tố cơ bản trồng trọt để chăm bón và đáp ứng các nhu cầu cho cây, và trong khuôn khổ tạo tác ta có nhận ra các giới hạn trên phương diện nhìn nhận? Có phải ta đang đưa tác phẫm ấy trên phương diện mỹ thuật? Các đường nét, dòng chảy, sự cân bằng, cùng hình thể tổng diện có thỏa mãn tò mò thị giác hay không? Đó là những điều để tạo tác một bonsai tương đối hoàn thiện, còn việc tạo tác một bonsai đúng thì điều ấy chưa bao giớ có mặt.

5:35
Khi tôi đến Nhật và bắt đầu quá trình huấn nghệ, không một ai có thể giải thích cho tôi học là học gì. Là một người học trò, điều cần thiết không chỉ trao luyện tay nghề nhưng phải lớn khôn trong sự cảm nghiệm và những bài học khiêm tốn cần thiết để không những học khi còn là một học trò, nhưng tiếp tục học khi đã rời thầy. Có một điều tôi thấy rằng trong quá trình để thành một người bonsai chuyên nghiêp, 6 năm học với thầy như chỉ mới bắt đầu. Để trở thành một nghệ nhân thì mỗi ngày phải theo đuổi cái đích của hoàn hảo trong nghề nghiệp chọn lựa. Nghe có vẻ hấp dẫn và đơn giản khi ta nghĩ đến hai chữ nghệ nhân, vậy thì chỉ làm một công việc sao cho hết tâm sức của mình. Khốn nỗi, có nhiều ngày muốn làm như vậy nhưng không được, và cũng có nhiều ngày chạy việc cũng không xong. Mục đích của công việc luôn nhắc nhở hôm nay phải làm tốt hơn hôm qua, và ngày mai sẽ đòi hỏi nhiều hơn cho những gì đã dốc hết tâm sức của hôm nay. Theo tôi một nghệ nhân cần có sự bền bỉ với công việc, kỹ luật với bản thân, lòng đam mê, và khả năng. Để làm công việc mỗi ngày từng bước cải thiện cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Nghệ nhân sẽ không bao giờ về hưu hay ngừng nghỉ. Họ làm công việc như vậy cho đến chết, vì công việc đã trở thành phần thân xác của họ, hiện vật làm ra đã thể hiện hết tấm lòng và lương tâm của người nghệ nhân.
 
Last edited:

GioNui

Moderator
Ryan nói rất hay!

Nhớ lại cái thời xin làm đệ tử của ông Kimura, cứ mỗi tháng Ryan viết một lá thứ tới ông Kimura để xin học. Đến lá thư thứ 18, tức là 18 tháng sau, anh ta mới được ông Kimura chấp thuận cho vào học. Bản thân trong con người Ryan đã có tính kiên trì nhẫn nại. Đó là căn bản để sau này qua Nhật, trải qua thời gian cực khổ về khác biệt văn hóa ở cái thuở ban đầu, Ryan đã dần dần thấm được cái tư tưởng của người á đông để truyền vào tác phẩm vẻ đẹp sâu kín, mà chúng ta hay gọi là "Hồn" ấy.

Vậy có phải Ryan đã bước qua được cái lằn ranh Loanh Quanh của ông Walter Pall?

Thế anh Thành có biết Ryan đã học được gì để truyền cái hồn vào tác phẩm như người á đông đang làm?

Hay anh có tài liệu nào nói về tinh thần hay tâm tư, triết lý của người Nhật truyền lại cho con cháu ở những ngày đầu chập chững bước vào Bonsai?
 

soncm

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Loanh Quanh với cái Mỹ

Bẵng đi vậy mà đã mười hôm, bận rộn với công việc và cuối mùa thuế nên cũng phải gác lại chuyện biên dịch. Ở Mỹ, bất kỳ ai, khi đi làm có lợi tuất hàng năm điều phải khai thuế; đó là nghĩa vụ của mỗi người dân. Nếu không khai và đóng các khoản thuế thu nhập có thể mất nhà vì bị kéo bán đấu giá trả nợ thuế hay đi tù. Các năm trước khi mạng internet chưa thịnh hành cứ đến cuối mùa thuế, thường là 15 tháng 4, bưu điện rần rần xe cộ và người người xếp hàng tràn loanh quanh cả mấy vòng quanh các bưu điện. Ngày cuối thường bưu điện chính mở đến 12 giờ đêm, nhân viên bưu điện thay phiên đem nước đem bánh mời các người xếp hàng để làm sao bao thư thuế đóng được dấu mộc giờ ngày trước khi quá hạn. Internet đem lại sự tiện lợi nhưng cũng làm mất đi các vẻ đẹp trong cuộc sống, cũng như cái khoãnh khắc khi thấy bóng người đưa thư khi đang đợi thư hồi âm của người tình. Mình hàng năm không những lo khai thuế má cho gia đinh nhưng còn gánh thêm cho 4-5 đứa bạn, cũng chẳng được xu ten nào, nhưng bù lại vào những dịp Tết đứa thì đem cho vài đòn bánh tét, đứa ít mứt… Cũng là cái tình chia sẻ cho nhau.

Trong bài viết rồi, ngoại trừ ông anh Cà Mau ra, thấy một tí xíu dị ứng gì đó nên có vẻ im lặng quá. Có lẽ các Bạn hiểu nhầm mình đem chuyện đạo chuyện đời và mượn cây cảnh để nói những điều đó. Thật ra, mình rất tốn thời gian cân nhắc để làm sao nói lên được vấn đề một cách ngắn gọn nhất. Chyện đạo chuyện đời có viết cả ngàn pho sách chắc cũng không nói cho hết...
Cảm ơn anh vanflorida
Cũng chỉ là chút tâm sự vài dòng cùng anh.
Khi thưởng thức nghệ thuật phải xem bằng tâm thức sáng suốt.
Mình cũng cần khiêm tốn tiếp thu, học tập cái hay cái đẹp của thế giới để bổ sung, hoàn thiện mình.
tạo được cái hồn cho tác phẩm. gạt đi những thể hiện thái quá mong muốn của riêng mình. Nên biết kết hợp với văn hóa bản địa làm nên cái hồn của Bonsai Việt Nam. Quá trình thời gian sẽ làm giàu thêm kinh nghiệm.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng”.
Có ai không học mà biết? Kiến tạo thì phải công phu, cầu kỳ, tốn kém, chắt lọc được những tinh túy mới đạt mức độ là nghệ thuật, nếu không chỉ là một thứ bình thường hỗn độn không hơn, không kém.

Mình có nên cùng nhau khai thông những bế tắc còn tồn đọng giữa ranh giới với cá nhân, tập thể.
quan niệm và ý thức hệ nơi cộng đồng Bonsai hướng tới tương lai để cùng nhau phát triển nghệ thuật?
(Có lẽ suy nghĩ mình đi hơi xa vời quá). và cảm ơn bài viết của anh.
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Loanh Quanh với cái Mỹ

Mình có nên cùng nhau khai thông những bế tắc còn tồn đọng giữa ranh giới với cá nhân, tập thể.
quan niệm và ý thức hệ nơi cộng đồng Bonsai hướng tới tương lai để cùng nhau phát triển nghệ thuật?
(Có lẽ suy nghĩ mình đi hơi xa vời quá). và cảm ơn bài viết của anh.
Ủn hộ 2 tay.
 
Top