Vẻ đẹp của Bonsai.

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Vẻ đẹp của Bonsai.

Hôm nây em học thiêm bài học nữa dồi chân thành cảm ơn @};-@};-@};-
Cám ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn xây dựng những cây của bạn ngày càng đẹp hơn. Thân.

em thì rất thích thú với bài viết vẽ đẹp của bộ Gốc -Rể cuả anh mà nhất là câu nói này

Rễ chỉ nên lộ ra trên mặt đất ở mức độ vừa phải, chỉ cần thể hiện được tính chất bám vững chắc vào đất. Không nên đôn bộ rễ lên quá cao trong tầm nhìn, làm cho mất tự nhiên.

cảm nhận cá nhân cuả em thì hình như cái su hướng của nhiều người chơi bonsai bên VN hay thích đôn cái bộ rể lên thiệt cao cho dù bộ rể đó không có gì xuất sắc . nghe nhiều người thường gọi là bộ rể nôm . riêng em thì không thấy nó có cái gì đẹp cả

theo em thấy muốn nuôi cho một cây để có một bộ rể đẹp còn khó hơn là nuôi bộ tán cuả cây

cần phải tốn khá nhiều công phu và thời gian mà nhất là khi ta muốn có một bộ rể đẹp nằm trong một cái chậu phù hợp với cây thì càng khó hơn

riêng cá nhân em thì luôn giử quan điểm là nếu mình chưa taọ ra được một bộ rể đẹp thì thà là chôn nó ở dưới mặt đất thì hay hơn là đưa nó lên trên thì nó càng xấu hơn .

cảm ơn anh lần nưả đã cho thêm nhiều kiến thức mới
Chào bạn vincenvo!
Cám ơn bạn đồng điệu về cách nhận định vẻ đẹp của bộ rễ.
Trước đây anh em hay mắc lỗi này lắm, chắc là do ngộ nhận chử " Lộ căn", nhưng bây giờ có vẻ tốt hơn nhiều trong cách nhìn.
Khó lòng mà có được một cây hoàn hảo tất cả về các yếu tố, vấn đề là nên biết cái nào cần nhấn mạnh, cái nào nên ẩn bớt đi!
Chúc bạn vui vẻ!

Rất cảm ơn chú Thái Văn Thiện.
Mỗi một ngày lại tìm thấy niềm vui mới chú ơi!
Cám ơn bạn động viên! hạnh phúc và niềm vui luôn có ở xung quanh mà, đúng không bạn! Thân.

Đọc qua 16 trang, thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích. Chân thành cảm ơn chú Phiên, chúc chú luôn vui, mạnh khỏe.
Cám ơn bạn nhiều! Chúc bạn luôn vui với sự sáng tạo.
( Hình như bạn nhầm tên?)

Mỗi tác phẩm Bonsai, AE cố gắng tạo ra một cái gì đó riêng, Sáng tạo. Không nên gò bó theo 1 tiêu chuẩn, khuôn mẫu hay một tỷ lệ nhất định. Đó là kiến thức nền tảng để AE phát huy sự sáng tạo, định hướng cho bản thân mỗi thành viên khi tạo tác Bonsai.

Chúc AE vui và thành công!

Cảm ơn Bài viết rất hữu ích của Anh!
Chào bạn bonsai-vietnam!
Làm Bonsai là phải luôn có con mắt sáng tạo, cũng như các bộ môn khác vậy!
Những quy chuẩn là cơ sở mà mình dựa vào đó để sáng tác, chứ chẳng phải là cứ nhất nhất tuân theo.
Cái đẹp, nội hàm của nó là sự sáng tạo, nhưng vấn đề là sáng tạo như thế nào mà thôi! đúng không bạn.
Chúc bạn vui và có nhiều cây đẹp!
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Trước khi đi qua phần khác, tôi muốn các bạn suy nghĩ và có ý kiến thêm về chử : Lộ căn.
Cùng với cái hình ảnh và tính chất bám chặt vào đất của bộ rễ nó là như thế nào?
 

Quí Tài

Quản Lý Viên
Một tháng trôi qua rất nhanh, có hơn 10 ngàn lượt xem chủ đề này. Rất thú vị, rất bổ ích!
Cám ơn anh Thiện rất nhiều
Chúc vui
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Một tháng trôi qua rất nhanh, có hơn 10 ngàn lượt xem chủ đề này. Rất thú vị, rất bổ ích!
Cám ơn anh Thiện rất nhiều
Chúc vui
Cám ơn Quí Tài!
Chúc bạn có nhiều cây đẹp. và lúc nào đó thì cho mình ngắm ké với ...!
Thân!
 

traungoc

Thành viên mới
chào chú cảm ơn chú rất nhiều theo con (lộ căn)là phân bày ra cho ta cãm nhân bảo đảm sự vưng chắc và sự hài hòa ,cân bằng với những tán cây và dảm bảo cho sư phát triển của cây dó
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Trước khi đi qua phần khác, tôi muốn các bạn suy nghĩ và có ý kiến thêm về chử : Lộ căn.
Cùng với cái hình ảnh và tính chất bám chặt vào đất của bộ rễ nó là như thế nào?
Lộ căn có phải là : có bao nhiêu thì lộ hết bao nhiêu.
Tùy vào địa hình cây sinh trưởng thì hình ảnh và tính chất bám chặt vào đất của bộ rễ sẽ thay đổi cho phù hợp.
Con nghĩ lí thuyết là vậy còn thực hành thì tính sau....
Cảm ơn.:))
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
chào chú cảm ơn chú rất nhiều theo con (lộ căn)là phân bày ra cho ta cãm nhân bảo đảm sự vưng chắc và sự hài hòa ,cân bằng với những tán cây và dảm bảo cho sư phát triển của cây dó
Lộ căn có phải là : có bao nhiêu thì lộ hết bao nhiêu.
Tùy vào địa hình cây sinh trưởng thì hình ảnh và tính chất bám chặt vào đất của bộ rễ sẽ thay đổi cho phù hợp.
Con nghĩ lí thuyết là vậy còn thực hành thì tính sau....
Cảm ơn.:))
Cám ơn bạn traungoc và bạn caycanhphuongviet quan tâm và tham gia trao đổi.
Thực ra, từ lộ căn chỉ hàm ý biểu đạt hình ảnh của một phần cấu trúc rễ được lộ ra trên bề mặt đất. Chứ không phải là khoe hết cấu trúc của bộ rễ lên cao, để ngắm như một số lầm tưởng. Có một số trường hợp bộ rễ được đôn lên quá cao, để khoe làm cho hình ảnh vững chải, tính cổ thụ của bộ rễ bị mờ nhạt đi rất nhiều.
Hình ảnh của bộ rễ nơm, rễ bạch tuộc bây giờ ít còn được chú ý như ngày xưa.
Dĩ nhiên khi thể hiện cây ở vùng đầm lầy thì nó vẫn đúng.
Một bộ rễ đẹp chỉ cần hình ảnh giống như tự nhiên, có rễ chính, có rễ phân nhánh lớn, nhỏ và nhìn nó như bám chặt vào đất là đủ, không cần quá cầu kỳ.

cảm ơn anh nhiều
Cám ơn bạn. Chúc vui!
==================================


Vẻ đẹp của thân.

Yếu tố được người trồng Bonsai quan tâm thứ hai là thân cây.
Mặc dù vậy, thân lại là trung tâm của cái nhìn, chính cái hình ảnh, đường nét, chi tiết... của thân sẽ thu hút cái nhìn từ xa.
Hình dạng của thân có tác động lớn trong việc cảm thụ cái đẹp tổng thể của Bonsai.

Trong quá trình thiết kế và chọn lựa kiểu thức cho thân, nên lưu ý đến hướng lượn (dáng cơ bản), đường nét thể hiện của thân trong không gian, cùng với tính chất của nó. Nếu xác định được vấn đề này, thì việc xác định và chọn ra được phong cách của cây về sau tương đối dễ dàng và phù hợp.

Vẻ đẹp của thân vẫn được đánh giá cơ bản dựa trên hai tính chất quan trọng đó là tính cổ thụ và tính tự nhiên.

Xét về tính cổ thụ:

Quan sát tự nhiên sẽ thấy, những cây còn non trẻ thân thường có hình ảnh thuôn dài, bộ gốc chưa nở rộng, do bộ rễ cọc phát triển mạnh.
Những cây lâu năm, thường có bộ rễ bàng phát triển, do đó bộ gốc nở ra trong trường nhìn, thân cây sẽ có hình ảnh “Gốc nở, ngọn thuôn” ấn tượng về tính thời gian là ở hình ảnh này.

Do đó, nếu xây dựng được hình ảnh thân có tiêu chuẩn “Gốc nở, ngọn thuôn”, sẽ tạo cảm giác cho người xem là cây đã già, dù thực tế tuổi của cây là chưa cao! (tuổi nghệ thuật).
Và ngược lại, dù cây có tuổi thực tế là rất già, nhưng không thể hiện được cái hình ảnh đầu voi đuôi chuột, sẽ làm cho người xem có cảm giác là cây còn non.

Tính thời gian trong nghệ thuật Bonsai, đôi khi cũng được xem xét ở khía cạnh này!

Một câu hỏi thường đặt ra ở người mới bắt tay vào công việc chế tác, là cái cây nên cao khoảng bao nhiêu là vừa? cho phù hợp với việc thu nhỏ cái cây theo tiêu chuẩn Bonsai, và thỏa mãn tính cổ thụ.

Để giải quyết câu hỏi này, thì lời khuyên đầu tiên là nên dựa vào tỷ lệ vàng.

Tỷ lệ vàng, nói rộng hơn là cái tỷ lệ đẹp, mà mắt chúng ta đã quen nhìn và cảm nhận được sự hài hòa từ những hình ảnh tồn tại trong thế giới tự nhiên, nó đã được đúc kết từ lâu, và cũng là cơ sở cho nhiều bộ môn nghệ thuật tham khảo học hỏi.
Để đơn giản hóa và dễ hiểu, tạm gọi là nguyên tắc ⅓.

Chiều cao của cây khi hoàn thành có thể là ⅙ (con số này là ½ của tỷ lệ vàng).
Ví dụ cây có đường kính gốc là 1 phần, thì chiều cao có thể là 6 phần.

Nhưng không phải lúc nào chiều cao cây cũng theo con số đó!

Có những loài cây, hoặc có thể là do phong cách thể hiện của tác phẩm, chúng ta vẫn cảm nhận là cây rất già, nhưng cái tiêu chuẩn đầu voi đuôi chuột ⅙ kia lại không thấy thể hiện rõ nét trên cây.
Đây chính là do những cảm nhận tinh tế của người chơi cây có nghề; trước một kiểu thân cụ thể, họ sẽ cảm thụ được cái cây có bộ gốc, kiểu thân như thế này, sẽ được thiết kế cao hay thấp… như thế nào?


Cho nên, cũng cần nói lại cho rõ, cái tỷ lệ đó chỉ mang tính chất tham khảo, để giúp chúng ta dễ dàng định dạng sơ bộ chiều cao cái cây mình đang thiết kế, chứ không phải cứ thụ động tuân theo một cách khô cứng.
Một tác phẩm đẹp, có thể vượt qua những chuẩn mực cơ bản, miễn sao bộc lộ được cái đẹp, gây ấn tượng cho người xem.

Vấn đề đặt ra ở đây, là làm sao có được cách chọn lựa tối ưu nhất cho từng trường hợp cụ thể? Việc này thật là khó trả lời!
Chìa khóa để mở, chính là cái cảm giác thẩm mỹ tự thân. Người sáng tác cần phải tự mình rèn luyện, tự xây dựng được cái cảm quan tinh tế và nhạy bén của trước một hình ảnh cụ thể.

Gửi các bạn vài hình ảnh để xem và nhận định.











(còn tiếp)


 

minhkhatran

Quản lý mới
em rất tiếc hôm anh THIỆN chia sẻ trực tiếp tại vườn của em ,vì bận công việc tổ chức em o được nghe anh chia sẻ mong có 1 ngày gặp lại anh .chúc anh khỏe
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
em rất tiếc hôm anh THIỆN chia sẻ trực tiếp tại vườn của em ,vì bận công việc tổ chức em o được nghe anh chia sẻ mong có 1 ngày gặp lại anh .chúc anh khỏe
Chào anh minhkhatran!
Thay mặt mọi người được Cám ơn anh nhiều, vì việc chung của mọi người mà anh bị mất cái riêng.
Thôi thì có dịp mình trao đổi tay đôi nhé!!!!
Chúc anh có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
==================================


Mời các bạn tiếp tục về vẻ đẹp của thân.


Xét về tính tự nhiên:

Tính tự nhiên của thân biểu đạt ở ấn tượng có được trên hình thể, đường nét, chi tiết. Cảm nhận tốt những vấn đề này, giúp cho người tạo tác xác định đúng phong thái của cây trong tương lai, và nếu giải quyết tốt bài toán cảm nhận về tính tự nhiên, thì thần thái của cây thể hiện rõ ràng.

Hình thể, đường nét cây có thể là quy tắc, có thể bất quy tắc, không theo một khuôn thức nào.
Nhưng điều cốt lõi là hình ảnh thể hiện đó đừng quá phi tự nhiên, quá nhân tạo.

Phong thái thể hiện của cây phụ thuộc nhiều vào tính tỷ lệ của thân. Ví dụ như:
- Cây có chiều cao thấp, dáng thường thô hình ảnh thể hiện vững chắc như đại thụ.
- Cây có chiều cao trung bình, hình ảnh cây khỏe khoắn, mạnh mẽ, vươn lên.
- Cây có thân cao, gầy, hình ảnh thanh thoát, nhẹ nhàng…

Những hình ảnh cảm nhận và được chọn lựa để xây dựng đó, có tự nhiên hay không tự nhiên, là do khả năng cảm nhận thẩm mỹ cá nhân, chẳng ai giống ai, nên khó có mẫu số chung!

Nhìn chung, là làm sao đừng quá đơn điệu, đều đều về đường nét.
Thân nên có những nét: mạnh - yếu, dài - ngắn, lớn - nhỏ..v..v... thì hình thể của thân sẽ gây ấn tượng tự nhiên tốt hơn.

Bên cạnh đó, nếu chúng ta cảm nhận tốt về tính chất của đường nét, sẽ giúp cho việc xác định phong thái của cây thêm chính xác hơn trong tương lai, tránh chuyện bất hợp lý, sự khó chịu trong hình ảnh mà cây thể hiện.

Ví dụ như:
-Nét thẳng, mạnh mẽ, cứng cáp…. cây có phong thái mạnh mẽ, như vậy bộ cành sẽ thiết kế mạnh mẽ.
-Nét cong, uyển chuyển…. cây có phong thái mềm mại, linh hoạt.
-Nét gấp, khúc khuỷu…. cây có phong thái sinh động, bất quy tắc.

Sự thuận nhiên trong khi thiết kế cấu trúc thân, sẽ làm cho tính tự nhiên của cây càng bộc lộ rõ nét.

Nét cây thẳng, dáng cây thẳng… cứ mạnh dạn thiết kế cây thẳng. Đừng nên cố gò ép nó theo cái kiểu nghiêng mà mình đang thích. Không có kiểu nào đẹp hơn kiểu nào! Vấn đề là có khai thác hết được cái thần thái, mà cái cây còn ẩn giấu sau các hình ảnh mà ta nhìn thấy đó không.

Nhiều người chưa cảm nhận tốt vấn đề này, thường ép cây vào một kiểu dáng mà mình thích thú, dẫn tới hình ảnh cây bị gượng ép, không thật tự nhiên.

Theo tôi, thì chúng ta nên chú ý cho thật kỹ đến cái cấu trúc, hình ảnh, phương của bộ rễ mà phối hợp với trục của thân cho thật hài hòa, cho thật hợp lý, thì chính sự thuận nhiên sẽ làm cho hình ảnh thân được tự nhiên! Tự nhiên như nhiên!

Xác định được vấn đề này chính là xác định được dáng cơ bản của cây, và khi xác định được dáng cây rồi, thì việc bố cục bộ cành như là cao- thấp, dài- ngắn, lớn- nhỏ, động- tỉnh… sẽ không còn là điều quá khó khăn.


Một vài quy tắc:
Lưu ý khi thiết kế, tránh chọn hướng mà phần thân ở dưới, cong ưởn về phía trước, làm cho cái nhìn khó chịu.
Tránh những vết cắt xấu, sẹo xấu phô diễn về phía trước.


Một vài kiểu thân xấu:
-Thân cong như cánh cung.
-Thân uốn lượn dích dắc đều đặn.
-Thân uốn lượn như lò xo.
-Thân có bộ gốc bị teo nhỏ.
-Thân hình ống thuôn đều…..


Gửi mọi người cái ảnh để quan sát.




Chúc một tuần mới vui vẻ!
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Khen xong rùi thì có tính sửa cây ni ko anh Cent?

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=103604
[/QUOTE

Chào bạnmrkhongbiet.
Trả lời với bạn như thế này:

-Thân cây đã đổ thẳng xuống, có thể thiết kế phần nối tiếp theo hướng đổ thẳng, nhưng hơi hướng ra một ít.
-Cũng có thể, phần nối tiếp hướng ra xa theo một góc nhất định nào đó cho hợp tự nhiên.
-Thiết kế như bạn cent cũng rất hợp quy luật tự nhiên, tuy nhiên theo mình nên chú ý đến nét của phần nối tiếp có hài hòa với nét thân đã có hay chưa mà thôi.

Các bạn chọn phương án nào?
 

longduyen

Thành viên tích cực
Khi bàn về vẻ đẹp của Bonsai, nhiều người chơi cây tưởng rằng mình cảm thụ được nó, tuy nhiên đây là chuyện thường nỗ ra các tranh luận khó có hồi kết!
Để giải quyết chuyện này, chúng ta cùng xem xét lại những hiểu biết về Bonsai và tự thân cũng phần nào thấy được mình nhận định vấn đề này như thế nào?

Bonsai là tên gọi của loại hình cây cảnh, xét khái quát nó gồm có 2 thành phần: Cây và chậu.

+Cây gồm có các thuộc tính:
-Cổ thụ.
-Kích thước thu nhỏ.
-Hình ảnh và tính chất của cây như một cổ thụ có thật ngoài tự nhiên.
+Chậu có các tính chất:
-Cạn.
-Kích thước và hình dáng tương hợp với kích thước cây.
-Màu sắc và họa tiết hài hòa với cây.

Như vậy, khi nói về một tác phẩm Bonsai là nói về một tập hợp gồm có 2 phần tử: Cây và Chậu, cùng với các mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Nói rộng hơn, Bonsai là một nghệ thuật biểu đạt ấn tượng.
Khi thưởng ngoạn Bonsai, người xem như cảm thấy một hình ảnh có thật của một cổ thụ, nhưng được thu nhỏ trong chậu.

Sự khác biệt giữa loại hình Bonsai và một số loại hình Cây cảnh khác nằm ở một số tính chất: sự thu nhỏ, tính tỷ lệ, hình ảnh và tính chất của cây biểu đạt hình ảnh của tự nhiên.

Cây cảnh nói chung mà chúng ta thường gặp, các tính chất như: cổ thụ, thu gọn, chậu nhỏ đều có, nhưng trong mỗi tính chất có sự sai biệt so với các tính chất của Bonsai, nếu chúng ta xem xét thêm các nội hàm mà nó mang, càng thấy rõ sự khác biệt.

*Có những tính chất mà chúng ta cũng cần phải hiểu sâu hơn nữa, để thấy rõ đặc điểm của Bonsai:

+ Thế nào là "Cổ thụ"?

Nếu hiểu giản đơn là cây già, lâu năm, thì chưa cảm nhận được giá trị của tác phẩm.
Tính cổ thụ còn là hình ảnh mà cây thể hiện được, thông qua tài nghệ của nghệ nhân.
Tuổi thực tế của cây có thể còn nhỏ, nhưng hình ảnh của nó thể hiện lại làm cho người xem như thấy trước mắt một cây lâu năm, đây chính là tuổi nghệ thuật. Vẻ đẹp của thời gian tính trong nghệ thuật Bonsai còn phải xem xét kỹ ở vấn đề này. Người chơi cây có tay nghề cao luôn trân trọng điều này.
Không cứ phải một cây có tuổi thực tế cao, là đã giải quyết bài toán về thời gian tính của nghệ thuật bonsai!
Trong giới chơi cây cảnh còn nhiều người mơ hồ về điều này, dẫn đến tạo ra những giá trị sai.

+Thế nào là " Tự nhiên"?

Đây là vấn đề mà các nghệ nhân thường tranh luận với nhau! và từ xưa giờ vẫn vậy thôi!!! nghệ thuật là thế.
Trong Bonsai khi tạo tác cây, cần chú ý là hình ảnh mà cây biểu đạt, cùng với tính chất của nó phải thật đúng và gần gũi với thế giới tự nhiên, tránh bị xa rời thực tế.
Sai lầm này thường do lạm dụng kỹ thuật quá mức, hoặc do cảm nhận về khối không gian, đường nét, hình thể chưa tốt.
Khó nói điều này thật cô đọng ở đây, tôi xin mượn hình ảnh: cây của chúng ta được sửa như không sửa, giống như một diễn viên giỏi trên sân khấu, diễn như thật, diễn như không diễn.
Tất cả chỉ là trình độ tay nghề, kỹ năng của nghệ nhân thể hiện ở mức nào!!! mà điều này phụ thuộc vào vốn sống, khả năng cảm thụ riêng của mỗi người.
Tính "Tự nhiên" ở đây được xem xét dưới lăng kính của nghệ thuật.

+ Thế nào là "Thu nhỏ"?

Nên xác định là thu nhỏ theo tỷ lệ, giống như phép đồng dạng, chứ không phải là làm cây lùn. Có một giai đoạn người ta cho rằng làm Bonsai là tạo ra cây lùn.
Điều quan trọng là tính tỷ lệ của lớn và nhỏ, được thực hiện khéo léo giữa các thành phần của tác phẩm.
Khi giải quyết tốt bài toán này, vẻ đẹp của cây bộc lộ rõ ràng. Chính sự thu nhỏ làm cho công việc tạo tác cần có sự lược giản các chi tiết thừa, chỉ giữ lại vừa đủ các chi tiết cần thiết, cho nên chúng ta thấy rằng các chi tiết thành phần của cây là sự đơn giản vừa đủ.



*Vế thứ hai trong mệnh đề Bonsai là chậu.

Nhiều người chơi cây còn chưa thực sự lưu tâm đến vấn đề này một cách thấu đáo!
Nên nhớ rằng chậu là một thành phần trong tổng thể của tác phẩm. Giữa cây và chậu, có tiếng nói chung thật hài hòa để tạo ra vẻ đẹp cho tác phẩm. Một nghệ nhân giỏi phải giải quyết tốt bài toán này!

Để hiểu sâu hơn về chậu của Bonsai cần chú ý các vấn đề sau:

+Kích thước: chậu phải có kích thước hài hòa với cây, không quá lớn cũng như quá nhỏ.
Kích thước của chậu còn là một phần chứng tỏ trình độ tay nghề kỹ thuật, trong kỹ thuật nuôi trồng của nghệ nhân.
Làm sao tính được kích thước của chậu hợp lý với cây?

Đơn giản nhất là chiều dài chậu bằng hay nhỏ hơn chiều cao cây một chút là được. Chiều rộng chậu sẽ là tỷ lệ ⅔ với chiều dài.
Bề dày chậu sẽ được tính bằng với đường kính gốc hoặc hơi nhỏ hơn một chút.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cây có đường kính gốc lớn, mà chiều cao thấp, thì cách tính này lại không đúng. Hoặc là nhóm thác đổ thì chậu thường sâu hơn, và nó còn là đối trọng cân bằng với dáng cây.
Đây chỉ là gợi ý về tính hài hòa giữa cây và chậu, chứ một nghệ nhân giỏi có thể phá vỡ quy tắc trên mà vẫn hài hòa và rất tự nhiên.

+Hình dáng: có rất nhiều hình dáng như vuông,tròn, chử nhật, elip ,đa giác, bất nghi thức....
Vấn đề là chọn hình dạng chậu nào cho cây đây???
Thông thường, mỗi dáng cây thường tương hợp với một số hình dạng chậu nhất định, điều này có thể rút ra được khi quan tâm thật kỹ dáng và phong thái của cây.

Giải quyết vấn đề này là tương đối trừu tượng, khó có công thức chung, nó là kinh nghiệm thẩm mỹ tự thân của từng nghệ nhân.

+Màu sắc: màu sắc chậu cũng ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của tác phẩm.
Sự tương phản gay gắt giữa màu sắc của chậu với màu lá, hoa, trái...làm giảm đi vẻ đẹp tinh tế của sự hài hòa giữa cây và chậu.
Có khi giữa chậu và cây vẫn có sự tương phản về màu, nhưng đó chỉ là sự tương phản nhẹ.

Giải pháp đơn giản nhất cho người không có cách chọn lựa màu sắc cho phù hợp là chọn những màu gần gũi với màu đất như: nâu đất, tím đất, vàng đất.... và không nên chọn màu nóng.

+Họa tiết: vì cây là chủ thể chính, cho nên chậu càng đơn giản càng tôn vẻ đẹp của cây.
Hoa văn, họa tiết của chậu nên chọn thật đơn giản, nhẹ nhàng, tránh sự rườm rà làm phân tán cái nhìn khi quan sát tác phẩm.

Cũng thật là khó, khi nêu lên chi tiết này với những người chưa thật sự cảm nhận về sự tinh tế của mối tương hợp giữa cây và chậu!

Trên đây, mới chỉ là một số vấn đề rất khái quát về vẻ đẹp của Bonsai, chưa thực sự đi sâu vào chi tiết cụ thể.

Nhưng hiểu rõ được các tính chất và các mối quan hệ giữa cây và chậu, cũng giúp cho người chơi bớt đi phần nào sự sai lệch trong cách nhìn, cách đánh giá, bớt đi những tranh luận chệch hướng về cái đẹp của Bonsai.

Tôi muốn nhấn mạnh điều này: trong một tác phẩm Bonsai thì tất cả các yếu tố - Gốc - Thân - Cành - Lá - Chậu và Sự trình bày đều có giá trị nhất định để góp phần xây dựng nên vẻ đẹp chung của tác phẩm.
Khi đánh giá, cần có cái nhìn toàn diện về các yếu tố để làm cơ sở.

Và sẽ không bao giờ có một tác phẩm hoàn hảo cho tất cả mọi người!

Phần 2: http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showpost.php?p=1327895&postcount=50
Đồng quan điểm.
Bonsai là vậy, để làm điều đó đòi hỏi sự kì công và đam mê.
Đây là trở ngại lớn khiến nhiều người giảm theo đuổi trong khi giá trị của nó so với dạng kém hơn chưa phan biệt lớn.
Mong ace hãy nuôi dưỡng đam mê để chúng ta ngày một phát triển.
E rất tâm đắc bác Thiện đã chỉ rõ sự sai khác để mọi người dẽ hiểu.
Nếu điều này vận dụng vào tuyển chọn tp triễn lãm thì tuỵet vời.
Vẫn biết nhiều khi vì phong trao nhưng nếu ta ko làm vậy thì giam sự trân trọng tp chất lượng.
Điều hay nhất là chính mỗi bản thân chủ nhân có tp nên tự tuyển.
Còn giao lưu, góp vui tp lại khá.
Mong bác tiếp tục. Cảm ơn bác Thiện.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Đồng quan điểm.
Bonsai là vậy, để làm điều đó đòi hỏi sự kì công và đam mê.
Đây là trở ngại lớn khiến nhiều người giảm theo đuổi trong khi giá trị của nó so với dạng kém hơn chưa phan biệt lớn.
Mong ace hãy nuôi dưỡng đam mê để chúng ta ngày một phát triển.
E rất tâm đắc bác Thiện đã chỉ rõ sự sai khác để mọi người dẽ hiểu.
Nếu điều này vận dụng vào tuyển chọn tp triễn lãm thì tuỵet vời.
Vẫn biết nhiều khi vì phong trao nhưng nếu ta ko làm vậy thì giam sự trân trọng tp chất lượng.
Điều hay nhất là chính mỗi bản thân chủ nhân có tp nên tự tuyển.
Còn giao lưu, góp vui tp lại khá.
Mong bác tiếp tục. Cảm ơn bác Thiện.
Cám ơn bạn đồng quan điểm.
Con đường đến lý tưởng thường rất khó khăn, và có rất nhiều cách xữ lý vấn đề để đi tới đích.
Chắc chắn tương lai gần sẽ có sự xích lại gần nhau.
Chúc vui!
 

longduyen

Thành viên tích cực
Cám ơn bạn đồng quan điểm.
Con đường đến lý tưởng thường rất khó khăn, và có rất nhiều cách xữ lý vấn đề để đi tới đích.
Chắc chắn tương lai gần sẽ có sự xích lại gần nhau.
Chúc vui!
Từ khi e hiểu đc bản chất và giá trị của bonsai và gần đây ace theo đuổi tăng vọt e đã rất tin tưởng vào tương lai gần.
Có sự tham gia nhiệt tình của những người đi trước như bác tốc độ sẽ nhanh hơn.
Giá trị thực luôn là trụ chính.
Những người đi sau như các e rất cầm sự quan tâm và chia sẽ đúng đắn từ các cha anh am hiểu đi trứoc.
E Cảm ơn mọi người vừa bằng lời nói và sẽ nổ lực trong hành động rèn luyện tay nghề, chú ý tiếp thu hịc hỏi
 

Xichlosg

Thành viên tích cực
Khen xong rùi thì có tính sửa cây ni ko anh Cent?

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=103604
[/QUOTE

Chào bạnmrkhongbiet.
Trả lời với bạn như thế này:

-Thân cây đã đổ thẳng xuống, có thể thiết kế phần nối tiếp theo hướng đổ thẳng, nhưng hơi hướng ra một ít.
-Cũng có thể, phần nối tiếp hướng ra xa theo một góc nhất định nào đó cho hợp tự nhiên.
-Thiết kế như bạn cent cũng rất hợp quy luật tự nhiên, tuy nhiên theo mình nên chú ý đến nét của phần nối tiếp có hài hòa với nét thân đã có hay chưa mà thôi.

Các bạn chọn phương án nào?
Trước tiên,xin được cám ơn a Thiện rất nhiều cho những chia xẻ quý báu !

Trở lại vấn đề chính,với hình ảnh mà Cent demo,theo cảm nhân riêng e thì thấy Cent đã cố gượng ép cây theo mong muốn cá nhân mình. Một cái thân nối gần như hướng lên đột ngột từ một thân chính đổ gục thẳng xuống,đã làm cho người xem có cảm giác bất bình thường sao đó.

Thêm nữa,ngay bên dưới thân nối đột ngột hướng lên, là một bộ tàn với đầy đủ ngọn - như là một cây riêng biệt - kết hợp với một ngọn chính hướng thẳng lên như ngọn Thông. Điều này làm cho bố cục tổng thể có cảm giác không thống nhất,hài hoà,bổ sung cùng nhau trong một tác phẩm - điều rất nên tránh .

Đó là chưa kể đến với việc thiết kế như Cent,khi hoàn thiện và nếu không thật sự đủ giỏi,thì tác phẩm sẽ tạo cho người xem cảm giác như bị cắt ra từng đoạn,do sự che khuất giữa các đoạn thân lẫn nhau.

Theo thiển ý riêng của e,ngay đoạn bắt đầù nuôi nối thân từ đoạn thân đổ thẳng xuống,chỉ cần một cái co gập-lắc léo rồi đưa thân nối hướng lơi ngang dần và ra xa thân chính một chút - như a Thiện đã nói - rồi thiết kế một ngọn,một cành phóng nhẹ theo hướng thân. Đơn giản,dễ xây dựng,dành công sức và thời gian cho việc chăm chút thật kỹ chi tiết cành. Tác phẩm nhẹ nhàng,đồng nhất và tự nhiên,cũng như không thể xấu.

Mỗi tác phẩm thực thụ thì đều có vẻ đẹp riêng của nó,nếu biết khai thác tối đa khả năng tiềm ẩn vốn có trong nó. Và vẻ đẹp riêng đó là vô cùng hữu ích !

Ít ý riêng chia xẻ,mong a Thiện chỉnh sửa và bổ sung thêm giúp,cám ơn a !
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
i/QUOTE]

Cám ơn bạn. Chúc bạn có nhiều tác phẩm đẹp!

...theo cảm nhân riêng e thì thấy Cent đã cố gượng ép cây theo mong muốn cá nhân mình. Một cái thân nối gần như hướng lên đột ngột từ một thân chính đổ gục thẳng xuống,đã làm cho người xem có cảm giác bất bình thường sao đó.

Thêm nữa,ngay bên dưới thân nối đột ngột hướng lên, là một bộ tàn với đầy đủ ngọn - như là một cây riêng biệt - kết hợp với một ngọn chính hướng thẳng lên như ngọn Thông. Điều này làm cho bố cục tổng thể có cảm giác không thống nhất,hài hoà,bổ sung cùng nhau trong một tác phẩm - điều rất nên tránh .

Đó là chưa kể đến với việc thiết kế như Cent,khi hoàn thiện và nếu không thật sự đủ giỏi,thì tác phẩm sẽ tạo cho người xem cảm giác như bị cắt ra từng đoạn,do sự che khuất giữa các đoạn thân lẫn nhau.

Theo thiển ý riêng của e,ngay đoạn bắt đầù nuôi nối thân từ đoạn thân đổ thẳng xuống,chỉ cần một cái co gập-lắc léo rồi đưa thân nối hướng lơi ngang dần và ra xa thân chính một chút - như a Thiện đã nói - rồi thiết kế một ngọn,một cành phóng nhẹ theo hướng thân. Đơn giản,dễ xây dựng,dành công sức và thời gian cho việc chăm chút thật kỹ chi tiết cành. Tác phẩm nhẹ nhàng,đồng nhất và tự nhiên,cũng như không thể xấu.
Cám ơn bạn Xichlosg đã nêu những cảm nhận của mình.

Những nhận định của bạn rất hay, rất đáng để cho các bạn cùng nghiên cứu."...ngay bên dưới thân nối đột ngột hướng lên, là một bộ tàn với đầy đủ ngọn - như là một cây riêng biệt - kết hợp với một ngọn chính hướng thẳng lên như ngọn Thông .Điều này làm cho bố cục tổng thể có cảm giác không thống nhất"

"Theo thiển ý riêng của e,ngay đoạn bắt đầù nuôi nối thân từ đoạn thân đổ thẳng xuống,chỉ cần một cái co gập-lắc léo rồi đưa thân nối hướng lơi ngang dần và ra xa thân chính một chút ... rồi thiết kế một ngọn,một cành phóng nhẹ theo hướng thân."

Rất tán đồng phương án này của bạn. Đây là phương án an toàn và rất hiệu quả.

Tuy nhiên, phương án đưa ngọn lên cao của cent cũng không có gì dở cả. Mình chỉ gợi ý thử:

Chỉ cần một ngọn cho đơn giản.
Hướng thân không cần bắt tréo hình số 8 (cảm giác gượng ép). Cứ hướng lên thẳng, và hơi lệch phải khoảng 10-30 độ.
Tán cây nên thiết kế che bớt một phần thân (khoảng 1/3 chiều dài đoạn thân đổ, ở phần trên cao) để che bớt đoạn thẳng hơi bị "đơ" của thân.
Cấu trúc tán lá nên nhẹ nhàng, rõ xương, và hướng của cành nên hướng nhẹ lên.

Cái này cent chỉ mới hình thành ý tưởng thôi mà, từ khi có ý tưởng đến cuối cùng, chắc chắn sẽ còn nhiều biến thức.

(Mọi người thông cảm cho, ngồi vẽ lại hơi nhiêu khê, nên mình chỉ mô tả miệng, mọi người bỏ qua dùm!)

Chúc vui vẻ!
 
Top