Vẻ đẹp của Bonsai.

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn Anh ThaivanThien .
Những bài học thâm thúy .
Bài một đã hay ,bài hai càng nhiều ý quá sâu .
Mình rất thích câu kết :
Ông sư là ông sư, lão đánh cá là lão đánh cá, cả hai vẫn thành phật như thường!
Chờ được học tiếp .
Cảm ơn .
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Vẻ đẹp của Bonsai.

Xin nói thêm với mọi người rằng: mình chỉ nêu suy nghĩ và cái hiểu còn rất ít về Bonsai của mình, mong góp chút sức cho cộng đồng, các bạn cứ xưng thầy hoài nghe ngại quá!!! Thực ra cuộc sống xã hội có rất nhiều mối quan hệ mà các bạn!
!
em Tin rằng anh Thiện sẻ thích được xưng hô bằng anh em hơn là được gọi mình bằng thầy

gọi anh em có vẽ gần rủi thân mật và dể chia sẻ hơn phải không anh

theo em thấy thì ai gọi sao cũng được cái quan trọng là trong lòng mõi người luôn tôn trọng lẩn nhau là tốt rồi

qua 2 bài viết cuả anh đã cho em có thêm nhiều kiến thưć về nhiều mặt

một lần nưả cảm ơi anh rất nhiều và luông mong đợi được đọc thêm những bài viết kế tiếp cuả anh

xin ch́uc anh và mọi người luôn vui khoẻ
 

centimet

Quản lý mới
Cent nhỏ chào thầy ạ.
@};-@};-@};-

được gặp và học ở thầy thật nhiều , đến hôm nay mới có đủ thanh thản để ngồi lại đọc thật chậm những kiến thức mà thầy vừa trao. Thật hay!

Như một cơn gió thầy hâm nóng lữa đam mê , chắc rồi ngọn lửa ấy sẻ bùng to trong em và những người yêu mến nghệ thuật này.
Như một loài bướm thầy gieo mầm nghệ thuật đến muôn cánh hoa để ngày nào đó kết tinh thành muôn trái chín sản sinh đến mai sau.


chúc thầy nhiều sức khỏe.

Cung kính
Centimet
 

englehongman

Thành viên mới
Rất mong Thầy Thiện xuất bản tiếp sách Kỹ thuật Bonsai nâng cao [-O<
Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe.
 

bonsaihainhon

Thành viên
Hôm nay em mới tham gia topic của Thầy đây!
Cám ơn Thầy đã nhận lời tham gia với chúng em!
Cám ơn Thầy đã sẵn lòng chia sẻ đam mê, kiến thức và kinh nghiệm với cộng đồng!
Phép nhìn ra thần thái của 1 cây phôi để tạo tiền đề cho việc sáng tác tác phẩm ...
Sự hài hòa thống nhất trong các thành phần ( rể, thân, cành, lá, nét nhấn, chậu...) của 1 tác phẩm bonsai để nó là 1 tác phẩm bonsai đẹp
Chào bạn Lô, và các bạn còn thấy rối trong vấn đề "kỹ thuật" và "nghệ thuật" trong một tp bonsai.
Bạn đã hỏi một câu hỏi hết sức cần thiết và thú vị về "THẦN THÁI CỦA MỘT TP BONSAI". Thực sự khi nói về bất cứ một tác phẩm nghệ thuật của loại hình nghệ thuật nào thì TẠO ĐƯỢC THẦN THÁI CHO TÁC PHẨM ĐÓ VẪN LÀ ĐIỀU TIÊN QUYẾT KHI SÁNG TẠO VÀ LÀ ĐIỀU KHẲNG ĐỊNH CUỐI CÙNG KHI TÁC PHẨM ĐÓ ĐƯỢC HOÀN TẤT. Chính vì vậy một tác phẩm bonsai bắt buộc nghệ nhân phải trực tiếp tác động từ rễ, gốc, thân, cành, lá cho đến cái chậu trồng và đất trồng, cách dinh dưỡng, đến các cách phòng và trị bệnh cho cây trồng làm bonsai đều là phần kỹ thuật có kèm theo nhiều kiến thức khoa học về sinh lý sinh thái thực vật. Có nghĩa chúng ta chỉ mới tạo phần cứng là phần cố định để nó sẽ thành một thế dáng bonsai nào đó trong suốt cuộc đời của nó. ( trừ trường hợp đôi khi vẫn có thể tác động phần kỹ thuật lại toàn bộ cái cây đó thành bonsai theo dáng thế khác). Riêng phần thần thái cho tp bonsai hay gọi là thổi hồn vào tác phẩm nó mới thực sự thể hiện bản lĩnh của người tạo ra tác phẩm nghệ thuật đó. Cũng giấy bút đó, cũng máy chụp ảnh đó, cũng gốc cây nguyên liệu, cây phôi để làm bonsai nhưng tùy theo bản lĩnh của nghệ nhân mà cái gốc phôi đó, cái hình chụp đó, cái bức tranh đó mà thần thái thể hiện phải từ kiến thức NGHỆ THUẬT của chính người tạo tác ra nó. Vì vậy tất cả những gì mà ta phải tôn trọng là điều cơ bản, tuân theo bài bản luôn luôn là nền tảng căn bản để từ đó một nghệ sĩ có thềm phóng bước thăng hoa thần thái của mình. Đương nhiên cuối cũng cái gọi là tác phẩm có thần thái đó, có thuyết phục được ai không, có làm cho mọi người biết nó là cái gì và có trầm trồ nó hay quá, đẹp quá, tuyệt vời quá trong ngay chính giới của nó không. Thí dụ như họa sĩ vẽ cái ly rượu với thần thái của người say mà mọi người chỉ thấy đó là chữ Y dài viết vẹo vọ không ra hình hài cái ly hết rượu thì mãi mãi bức tranh đó không nói lên được thần thái của họa sĩ đó. Làm một họa sĩ thì có được thiên phú, thiên bẩm, nhưng học hỏi để có kiến thức nghệ thuật thì chỉ cần trao giồi về lý thuyết nghệ thuật thẩm mỹ là có vốn liếng để sáng tạo một tác phẩm bonsai có thần thái. Cách nay mấy chục năm có một đàn anh chơi và bán bonsai khá nổi danh nhờ tất cả cây trồng chậu cạn của anh ấy đều được cắt thành hình tháp tam giác như những lùm bụi mà vẫn có khách mua nhiều. Tuy vậy việc của anh ấy làm được thì một công nhân ngành cây xanh do tôi đào tạo một tuần cũng đã làm được đúng thần thái của người đàn anh kia rồi. Nói đến đây chắc bạn đã hiểu thế nào là thần thái rồi chứ. Chúc bạn thành công. mr.dọn vườn.%%-
 

bonsaihainhon

Thành viên
Cám ơn sự quan tâm của bạn. Chúc bạn vui vẻ.



Cám ơn bạn đã quan tâm. Chúc vui.

Xin nói thêm với mọi người rằng: mình chỉ nêu suy nghĩ và cái hiểu còn rất ít về Bonsai của mình, mong góp chút sức cho cộng đồng, các bạn cứ xưng thầy hoài nghe ngại quá!!! Thực ra cuộc sống xã hội có rất nhiều mối quan hệ mà các bạn!
==================================


Hôm nay mới gửi lời cám ơn cho anh 3 được, không hiểu sao viết rồi mà nó trôi đi lung tung.
Cứ thường giúp đở đàn em thế nhé bác!
Cùng một chân lý, cùng một bộ môn nghệ thực, anh em mình có bị nhắm mắt bịt tai cũng khai... trật lất y như nhau thôi mà.:))
 

dungdulich

Thành viên mới
Với những câu hỏi ở trên về Đạo, triết lý trong cây cảnh, và phong cách tạo hình trên Bonsai, tôi có vài ý khái quát về các vấn đề này như sau:

Để có cái nhìn tổng quan về các lối tạo hình trên cây Bonsai, chúng ta cũng nên xem xét một vài điều về tư tưởng của phương Đông cũng như của phương Tây có gì khác biệt không? bởi vì chính các điều này sẽ chi phối sự cảm nhận trong quá trình sáng tạo, cũng như cái nhìn đối với thế giới tự nhiên. Các bạn thử xem mình có cái nhìn như thế nào?


Phép nhìn của người phương Tây về cái đẹp của Bonsai rất rõ ràng về tính trực quan và tổng thể. Họ thường quan tâm đến những điều nhìn thấy thực tế, thường thiên về tả thực, tôn trọng tính tự nhiên cao.

Một cây đẹp đối với họ thì hình ảnh của nó được tạo tác phải có dáng vẻ giống như một cây ở ngoài thực tế. Phong cách của cây rất thoải mái, chỉ cần giống như tự nhiên là đủ, ít cần quan tâm đến các chi tiết và tính chất hàm ý. Nếu để tâm quan sát, đôi khi có những chi tiết quan trọng, mà chúng ta những người làm cây rất quan tâm ví dụ như bộ gốc rễ, thì cái nhìn của người phương Tây cũng rất đổi bình thường! vấn đề của họ là tổng thể tác phẩm nhìn có giống như tự nhiên không?
Ngay cả cách cắm hoa của họ cũng thể hiện rất rõ điều này, một bó có rất nhiều cành, được cắm thẳng vào một cái bình hoa. Trong khi đó việc cắm hoa ở phương Đông là cả một nghệ thuật, hàm chứa cả một triết lý sống ở trong đó.

Cho nên, khi thấy cách tạo hình cây cảnh nói chung, và nhất là hình ảnh cây thế của chúng ta, việc cảm thụ vẻ đẹp của cây đối với họ là rất khó! Chẳng trách gì đã từng có phát biểu của một vài nghệ nhân Bonsai nước ngoài về những cây của mình chỉ ở cấp độ cây phôi!!!

Phép nhìn của người phương Đông có sự sai biệt, bên cạnh vẻ đẹp hình thức phù phiếm ở bên ngoài, mỗi sự vật còn có một vẻ đẹp ẩn chứa ở bên trong rất quan trọng. Người phương Đông có một cái nhìn khác sâu lắng vào bên trong sự vật, họ quan tâm đến những nội hàm về tinh thần của sự vật, mà điều này lại rất khó có khả năng cảm nhận hết được. Hình ảnh chỉ cần biểu đạt đơn giản, vừa đủ nhận thấy, quan trọng là sự vật đó còn gợi lên điều gì?

Hình ảnh của nước là một ví dụ, nó là một yếu tố quan trọng của sự sống ai cũng thấy, đó là điều ta thấy hữu hình. Với cái nhìn bên trong vô hình, người phương Đông cho nước là khuôn thước cho người có phẩm hạnh: rất mềm mại nhẹ nhàng, bình an với cái mình có, thủ phận, ở bầu thì tròn ở ống thì dài (tùy duyên), nhưng cũng có khi rất mạnh mẽ phá vỡ cả những thứ cứng hơn như sắt, đá, dập tắt cả lửa......

Cái vẻ đẹp vô hình này là một điều khó có thể cân lường, khó có thể nhìn thấy bằng con mắt thông thường, mà chỉ cảm nhận được bằng con mắt của tinh thần (Đạo). Ngôn ngữ khó mà diễn đạt được điều này (vô ngôn), dùng tư tưởng kiến giải thì nó bất khả tư nghì!

Một bên là hiện thực, hữu hình, cụ thể, xem trọng tính thực tế; Một bên là ý tưởng, ấn tượng, thiên về việc tôn trọng tư tưởng bên trong, hơn là vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. Chính vì phép nhìn đó, màu sắc văn hóa của hai nền văn hóa, dẫn tới việc sáng tạo nghệ thuật có sự sai biệt. Dấu ấn này biểu lộ rõ trong việc tạo hình của Bonsai.

Triết lý trong nghệ thuật phương Đông tôn trọng sự đơn giản nhưng vừa đủ. Chân lý của cái đẹp là sự toàn thiện và đơn giản!

Người phương Đông khi tạo tác cây cảnh hay Bonsai, ngoài việc mô tả cái đẹp của tự nhiên, họ còn muốn gửi gắm nhiều điều vào đó, ngoài việc cảm thụ cái đẹp bằng con mắt trần gian, còn có cả việc cảm thụ bằng con mắt của tâm hồn.

Một cổ thụ tự nhiên ngoài thực tế thường có rất nhiều cành, mọc lộn xộn, thậm chí có những cành mà chúng ta sẽ cho là lỗi, điều này là tự nhiên, do điều kiện sống của cây. Nhưng trong nghệ thuật cây cảnh hay Bonsai, có những qui ước thẩm mỹ hãy tạo ra một cây trông rất già nua, nhưng càng ít cành lại càng hay.

Một cây được đánh giá cao, được xem là đẹp, thì các cành nhánh sẽ được chọn lọc chỉ vừa đủ. Nhưng vấn đề ở đây là: làm sao chỉ với số lượng ít của cành, mà vẫn biểu đạt đầy đủ được khối tam diện trong không gian? thể hiện được tính chất của một tán cây như trong tự nhiên theo quy luật của nó?

Điều này thường gây khó khăn không ít trong việc sáng tạo cụ thể trên từng tác phẩm, phải có trình độ tay nghề kỹ thuật, trình độ cảm thụ nghệ thuật Bonsai nhất định mới giải quyết được bài toán này.

Giới hạn giữa sự đơn giản và sự rườm rà là rất mong manh, khó cân đo được, chỉ biết rằng nếu thêm vào một chi tiết là thừa, mà bớt ra thì thiếu. Đây chính là bài toán minh chứng cho sự tài hoa của người tạo ra tác phẩm.

Nên nhớ rằng không bao giờ có hai cá thể giống nhau hoàn toàn, dù hình thể, dáng cây na ná như nhau, nhưng tính chất, phong thái của cây là khác nhau, cần cảm thụ tốt vấn đề này, để tránh sự sao chép rập khuôn hình thể một cách máy móc, làm mất đi cái thần thái riêng biệt của cây.

Vì chưa thực sự cảm thụ tốt những vấn đề trên, cho nên khi tạo hình cây dẫn đến việc bắt chước một cách máy móc, có cây được tạo nên bởi một tán lá dày đặc, rối rắm (tả thực), có thực mà không có hư. Lại cũng có rất nhiều cây được tạo nên bởi bộ tán lá rời rạc, thưa thớt (tả hư), có hư mà không có thực, trông rất xa rời tự nhiên. Giải quyết bài toán này cần có cái nhìn tốt: về khối, không gian, sự sắp đặt, tính tỷ lệ...cùng với cảm nhận tốt về tính tự nhiên.

Gần đây mọi người thường tranh luận về vấn đề này, cái nào đẹp hơn cái nào? theo tôi vấn đề nằm ở chổ khả năng cảm nhận phong thái thể hiện của cây ra sao? điều này phụ thuộc vào sức cảm thụ, tay nghề của các nghệ nhân, nó còn là vấn đề của vốn sống, của sự chiêm nghiệm, khó mà có mẫu số chung cho tất cả!

Có một số ý kiến cho rằng những cây (cây bài bản?) được tạo tác rất căn bản về bộ cành, thỏa mãn được tính chất hình khối của tán lá, thì không được đẹp!
Một cây đẹp, theo họ thì bộ cành nên được thiết kế phóng khoáng, và tự do hơn, không cần tuân thủ quy luật.

Thực ra về bản chất, dù cho tán cây có được thiết kế như thế nào đi chăng nữa, khi ngắm nhìn và cảm nhận, nó cũng vẫn phải thỏa mãn quy luật về phép nhìn tam diện của hình khối trong không gian: có trái - phải, trên - dưới, trước - sau.
Vấn đề tế nhị ở đây, chính là sự cảm nhận và thể hiện về tính tự nhiên chưa tốt, sự tinh tế trong tay nghề của nghệ nhân chưa đạt tới độ chín muồi, cho nên khi tạo tác bộ cành thường mắc những lỗi như nặng nề, cứng nhắc, thô cứng, xa rời tự nhiên...

Theo quan điểm của bản thân, tôi cho rằng một cây được xem là đẹp, thì phải hoàn hảo về các chi tiết, không nên có các chi tiết thừa. Một nghệ nhân giỏi sẽ biết biến các cành được chọn lọc vừa đủ, để tạo nên một tán cây trông như tự nhiên. Đây chính là sự đơn giản, một trong những thuộc tính cơ bản của cái đẹp.

Thơ lục bát có vần điệu, âm luật, rất đơn giản như văn nói, khi diễn đạt một nội dung nào đó, nhiều người vẫn có thể cùng đi đến một cảm nhận chung (dĩ nhiên điều này còn tùy thuộc vào cảm thụ cá nhân). Nhưng nếu thể hiện nội dung đó bằng văn nói thì cách diễn đạt lại rất khác nhau, có thể rất dài dòng, còn tùy theo đối tượng mà nói, và lúc này không rõ sự phát triển các chi tiết sẽ đi tới đâu? Cùng một nội dung, nhưng hình thức biểu đạt là khác nhau, kết quả sẽ là không tương đồng, tính độc đáo của nghệ thuật nói chung là tính chất này.

Nghệ thuật là việc bắt chước, chắt lọc cái đẹp tự nhiên và làm cho nó toàn thiện hơn trong mắt người xem. Chứ không phải là sao chép, mô phỏng hoàn toàn như tự nhiên, giống như cách thể hiện của một bức ảnh chụp!

Nói rộng hơn, vấn đề không chỉ là các kỹ xão, tài nghệ của bàn tay con người, mà sâu hơn nữa là hình ảnh thể hiện đó dẫn tinh thần đi đến chổ vô ảnh, vô thể nhưng lại cảm thụ được, nắm bắt được những cái rất khó có thể nắm bắt!

Cuộc sống trên thế gian có hai mặt hữu hình và vô hình.
Về phương diện hữu hình thì không bao giờ có hai cái giống nhau hoàn toàn như hai con người, hai cái hoa, hay hai cái cây. Điều này các giác quan dễ dàng phân biệt, so sánh được. Nhưng để cảm nhận được phương diện vô hình thì phải có sự chiếu sáng từ bên trong, chính điều vô hình này làm cho sự cảm nhận trở nên đồng nhất . Hình thể có thể có sự sai khác, nhưng tinh thần của cái đẹp là như nhau, nhưng lại khó có cảm thụ tương đồng.

Ông sư là ông sư, lão đánh cá là lão đánh cá, cả hai vẫn thành phật như thường!
==================================
Biết Anh rất lâu, nhưng hôm nay đọc được bài này,cảm thấy rất hay,sâu sắc, rất chuẩn! Thật sự ,thời gian gần đây,dấy lên phong trào cây tàn thiên nhiên chê cây "bài" và đưa lên nhiều hình ảnh cây mà được cho là cây tàn thiên nhiên( do ảnh hưởng ,hiểu nhầm ,cảm thụ nhầm vẻ đẹp của bosai Indonesia)! Hi vọng Anh Thiện có thêm nhiều bài viết để các bạn trẻ có sự nhìn nhận đúng về bộ môn nghệ thuật này!
 

bonsaihainhon

Thành viên
NƠI ĐÔNG TÂY GẶP NHAU.
“Lão chài lưới hay ông thầy tu nếu cùng gặp chân lý sẽ đắc đạo như nhau”.
Một tác phẩm bonsai khi đã hoàn tất để xứng đáng là một tác phẩm thiên nhiên mang tính nghệ thuật bắt buộc phải hội đủ 2 điều kiện:
1. Khoa học tự nhiên
2. Khoa học xã hội nhân văn.
Khoa học tự nhiên dùng kiến thức khoa học lý giải được tất cả mọi hiện tượng đến mọi vật thể từ trong vũ trụ đến mọi sự vật trên trời, dưới biển, dưới lòng đất sâu. Từ sinh học thực vật, động vật, từ sinh lý sinh thái môi sinh, từ y học chữa trị đến sinh lý sinh hóa, từ vật lý duy vật biện chứng đến vật lý lý thuyết để nhìn rộng đến mọi phản ứng vật lý của khoa học tự nhiên chưa xẩy ra. Khoa học tự nhiên không giới hạn dân tộc, quốc gia hay ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào, vùng đất nào. Có nghĩa nhân loại đều áp dụng, ứng dụng và cùng chịu sự tác động của khoa học tự nhiên như nhau trong cùng thời điểm lịch sử loài người toàn thế giới như nhau. Chúng ta gọi đây là phần CỨNG bất biến có giới hạn thời gian lịch sử đối với tất cả nhân loài. Khoa học tự nhiên giúp rất lớn về dinh dưỡng phòng chống chữa trị cho bonsai của nghệ nhân phương tây. Và họ có tính khoa học nên lập được quy trình tạo tác và nuôi trồng tốt hơn, khoa học hơn.
Trái lại với phần cứng đó, đối với phần MỀM- Khoa học xã hội nhân văn tùy vùng miền, tùy dân tộc, tùy truyền thống được lập đi lập lại nhiều thế hệ nó có thể rất đúng với văn hóa của dân tộc nầy, nhưng có thể rất lỗi thời với một vùng địa phương khác, một dân tộc khác. Một tác phẩm hội họa hợp tính triết lý nhân văn truyền thống của quốc gia nầy chưa chắc thích hợp với một quốc gia khác hoặc cả dân tộc khác. Thí dụ như ảnh chụp, tượng khắc, vẽ tranh phụ nữ khỏa thân là tác phẩm tuyệt đẹp về ưu vật của thượng đế ban tặng loài người hoàn toàn được quý trọng tại quốc gia phương tây thì rất phỉ báng đối với người dân Trung Đông. Nơi mà phụ nữ của họ buộc phải trùm kín từ đầu đến gót chân. Hay một điệu múa trầm ngâm mang tính triết lý của vũ múa lắc mình vặn tay của vũ nữ Apsara - Ấn Độ, Chăm, Lào, Thái Lan, Campuchea, khác xa các vũ điệu Tango, Bassodob, Vale, Cha Cha Cha.. Âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ nhiều môn nghệ thuật xã hội nhân văn khác cũng vậy. Khoa học xã hội nhân văn tùy nơi tùy quan niệm triết lý nhân sinh mà khác nhau, có khi khác nhau đến mâu thuẫn. Bonsai phương đông có phần nào lắc thân đưa hông, khoe cành cong, cành xòe, cổ nghiêng, mắt liếc như một nữ thần Hindu đang múa Apsara điêu luyện. Thấy muốn vã vô cái mặt chảnh chua đó mấy cái.
Vì vậy chỉ có tác phẩm Bonsai là nơi duy nhất bắt buộc đông tây đã gặp nhau từ phần cứng, rồi thời gian sống và phát triển cây bonsai đó sẽ dẫn gặp nhau đến phần mềm. Từ khoa học tự nhiên bắt buộc tây cũng phải thực hiện phần kỹ thuật giống y như đông. Và phần khoa học nhân văn thì đông rồi sẽ đưa những gì phương đông đã uyển chuyển linh động trên một tác phẩm sinh học mô tả lại thiên nhiên mà tây phương sẽ phải công nhận là chỉ có thể thực hiện đúng như vậy đối với sự mô phỏng lại thiên nhiên. Khoa học tự nhiên phương tây đã đi trước phương đông rất xa. Nhưng khoa học nhân văn thì trái lại phương tây chỉ vừa bước đến ngưỡng cửa, hoặc là họ đang tìm lại bậc cửa mà họ từng bước rất lẹ cho nhanh đến xã hội công nghiệp rất thành công vật chất hiện nay. Một trung niên sắp lão hưu phương đông không thể sống tốt với nền công nghiệp khoa học tự nhiên của nền công nghiệp tốc độ cao của phương tây. Nhưng mọi trung niên, lão niên phương tây đều thấy sống tốt, sống thoải mái tại vùng đất có nền khoa học nhân văn cao hơn nền khoa học tự nhiên là điều rất tự nhiên. Bởi vì suốt một quãng đời dài sống hối hã đến ăn uống cũng theo phong cách công nghiệp, người cao tuổi phương tây mới nhận ra nhịp sống chậm của phương đông đã thực sự đưa họ về sống lại với tự nhiên của thiên nhiên. Mr. Dọn Vườn.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Qua những chia xẻ từ a,dù chỉ mới gói gọn trong 02 bài viết.Xích e tìm thấy không chỉ những hình ảnh về Bonsai,mà còn là hình ảnh lớn hơn - Bonsai trong đời sống của một người thực sự đam mê nó.

Chúc a luôn vui-khoẻ !

Cám ơn bạn!
==================================


Không biết lý giải ra sao,nhưng Xích thích quá 02 cây trên. Thích nhất là cây số 01.
Cái gì làm bạn thích hai cây đó? bạn thử nêu cảm nhận đi!

người chơi cây thấy 2 cây này mà o thích mới là chuyện lạ xích ơi . mình thì quá là thích .nghe anh THIỆN nói càng thích hơn
??? bạn nói thế làm mình run!!! minhkhatran có đọc thấy gì trong lối thiết kế của hai cây đó?

Dạ con hiểu ý của chú.

Rất cám ơn bạn, và thầm phục tình yêu Bonsai của bạn. Có đi ắt có đến. Chúc bạn thành công.

Hôm nay em mới tham gia topic của Thầy đây!
Chuyện này dài hơi lắm anh Lô! từ từ nhé!!!!!
Nói chung là phải nhiều trải nghiệm, rồi mới tự rút ra kinh nghiệm thẩm mỹ tự thân được, phải rèn luyện từ từ!

Em lót dép ngồi nghe a Thiện nói tiếp:)
Hi! chào chú! cứ ngồi đó cần gì phải báo cáo.....!

Cảm ơn Anh ThaivanThien .
Những bài học thâm thúy .
Bài một đã hay ,bài hai càng nhiều ý quá sâu .
Mình rất thích câu kết :
Ông sư là ông sư, lão đánh cá là lão đánh cá, cả hai vẫn thành phật như thường!
Chờ được học tiếp .
Cảm ơn .
Cám ơn anh đã đồng điệu, thật ra chỉ là vài cảm nhận khi bàn về vấn đề tinh thần của Bonsai, có những điều tưởng rằng mình đúng hôm nay, nhưng về sau chiêm nghiệm lại thấy sao mà sai thế! mà không có sai thì sao ra cái đúng phải không anh!
Mong anh có nhiều niềm vui về Bonsai. Chúc anh khỏe.

cảm ơn đã chia sẻ
Cám ơn bạn.



Rất cám ơn bạn.

Cent nhỏ chào thầy ạ.
@};-@};-@};-


Centimet
Cám ơn và chúc bạn luôn vui trên con đường tìm kiếm cái đẹp!!!

Rất mong Thầy Thiện xuất bản tiếp sách Kỹ thuật Bonsai nâng cao [-O<
Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Cám ơn bạn, cái vụ này làm theo đơn đặt hàng khó quá, vì dạo rày mình ham vui quá nên không còn thời gian tập trung, sẽ cố gắng, cố gắng!

Chào bạn Lô, và các bạn còn thấy rối trong vấn đề "kỹ thuật" và "nghệ thuật" trong một tp bonsai.
%%-
Cám ơn anh đã trả lời giúp, tuy nhiên chuyện này tương đối phức tạp và trừu tượng, từ từ anh 3 nói sâu hơn hén!



Cám ơn bạn chúc có nhiều tác phẩm đẹp nhé bạn!

NƠI ĐÔNG TÂY GẶP NHAU.
Mr. Dọn Vườn.
Cám ơn anh đã chung vai giúp đở em út, khi nó còn ham rong chơi vô định , chẳng biết tìm kiếm cái gì?
Hôm nào sẽ hầu trà anh để hậu tạ!
==================================
Xin lỗi các bạn vì sự chậm trễ trả lời, vì mình còn bất định nhiều thứ quá.
Sẽ cố gắng trao đổi với các bạn nhiều hơn trong thời gian tới.
Mình sẽ vắng mặt vài ngày, các bạn có gì thông cảm nhé!
 

dangvantac

Thành viên
Cám ơn anh "Thầy Thiện" đã cung cấp nhiều thông tin rất bổ ích, định hướng cơ bản về "vẽ đẹp Bonsai" cho mọi người, nhằm giúp cho tôi tự tin hơn trước những dư luận nhiều chiều về bộ nôm nghệ thuật này. Chúc anh nhiều sức khỏe và rất mong anh dành thêm một ít thời gian cho CCNTVN.
 

bonsaihainhon

Thành viên
..."Cám ơn anh đã trả lời giúp, tuy nhiên chuyện này tương đối phức tạp và trừu tượng, từ từ anh 3 nói sâu hơn hén!"
Cuộc đời vẫn luôn oái oăm là thế, chuyện phân tích về nghệ thuật rất phức tạp bởi nó là vấn đề ý tại ngôn ngoại, nói bằng gõ mấy con chữ đâu bao giờ nói hết, bao giờ để nói thông suốt sự phức tạp được. Cho dù đó là một nhà chuyên môn có học vị về phê bình nghệ thuật. Đã vậy ngồi để học về các lí luận nghệ thuật thì mười người ngáp ngắn ngáp dài hết chín người rưỡi rồi. Anh đã chịu đựng nhiều khi ngồi vừa ngáp vừa nghe như vậy đến 7 năm và theo đuổi nó để mưu sinh thêm vài chục năm nữa vậy mà... Đến một tuổi nào đó thì mới ngộ ra cái mình đã được học nó từ lâu đó em. Phần lớn cái "hiện tượng" bao giờ cũng lấn áp lu mờ cái "trừu tượng" bởi cái thấy được sờ mó được dễ thuyết phục hơn sự lí giải trừu tượng mà thấy Thiện.:-& mr.Dọn Vườn.
 

DUY_TamQuan

Thành viên tích cực
Thưa chú Thiện.
Bonsai phương Tây thực dụng, chủ yếu tả thực, còn bonsai phương Đông bao hàm cả triết lý nhân sinh trong đó. Vậy bonsai Trung Quốc, Đài Loan, Indo, Mã Lai, Philipin nó chứa triết lý phương Đông gì mà bản đồ bonsai quốc tế có tên họ, họ có cả bậc thầy nữa, còn bonsai Việt Nam cũng có triết lý phương Đông mà sao đến giờ vẫn lu mờ chập chững.
"Ông sư là ông sư, lão đánh cá là lão đánh cá đều thành phật như nhau". Nhưng chú có nghĩ rằng khi nào lão đánh còn bị mụ vợ tham lam độc ác cầm đầu ở nhà thì đường tới Tây Thiên của lão còn xa vời vợi?
 

honolulu

Thành viên
Rất cảm ơn anh Thiện đã chia sẽ. Cho em hỏi một câu ngu ngơ: một chậu bonsai (thành phầm) và một tác phẩm bonsai (cũng thành phẩm) có gì khác nhau không ?
Cảm ơn Anh rất nhiều.
 

bonsaihainhon

Thành viên
Ngoài những comment cổ vũ hoặc khích lệ sự hưng phấn đến Người viết. Rất mong các bạn của chúng ta sẽ tránh hỏi-đáp hoặc xa rời nội dung của Topic. Để Topic có thể liền mạch và xúc tích nhất có thể. Được thế,tất cả chúng ta đều có lợi,và mới có thể mong lấy hết được "ruột" của Thầy Thiện. Mong các bạn sẽ đồng cảm điều này. Cám ơn tất cả !
ÁC nhơn cốc là chổ này!
Khích tướng, cho tướng ăn bánh phỉnh với lão sư phọ để moi bộ phèo phổi hén ta e là không dễ gì anh Xích à. mr. Dọn Vườn.[..]
==================================
Rất cảm ơn anh Thiện đã chia sẽ. Cho em hỏi một câu ngu ngơ: một chậu bonsai (thành phầm) và một tác phẩm bonsai (cũng thành phẩm) có gì khác nhau không ?
Cảm ơn Anh rất nhiều.
Chào bạn,
Trong từ ghép BONSAI có chữ bon chính là cái bồn, cái chậu nên ta gọi chữ tác phẩm bonsai tức là có nghĩa đã thành phẩm bonsai trồng trong một cái bồn, cái chậu rồi. Vì vậy chữ Cái Chậu là dư, thừa, cũng như bonsai thì không cần thêm chữ cây bonsai, hay cổ thụ thì không cần phải nói là cây cổ thụ nữa.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
..
.. Đến một tuổi nào đó thì mới ngộ ra cái mình đã được học nó từ lâu đó em. Phần lớn cái "hiện tượng" bao giờ cũng lấn áp lu mờ cái "trừu tượng" bởi cái thấy được sờ mó được dễ thuyết phục hơn sự lí giải trừu tượng mà .:-& mr.Dọn Vườn.
Để ngộ được điều này, khó khăn thật anh 3 nhỉ! thế mà còn có nhiều cá nhân cho rằng không cần gì hết vẫn trở thành nghệ... gì đó, thật là khó luận bàn!

Cám ơn anh "Thầy Thiện" đã cung cấp nhiều thông tin rất bổ ích, định hướng cơ bản về "vẽ đẹp Bonsai" cho mọi người, nhằm giúp cho tôi tự tin hơn trước những dư luận nhiều chiều về bộ nôm nghệ thuật này. Chúc anh nhiều sức khỏe và rất mong anh dành thêm một ít thời gian cho CCNTVN.
Cám ơn anh đã quan tâm. Chúc vui.

Bonsai phương Tây thực dụng, chủ yếu tả thực, còn bonsai phương Đông bao hàm cả triết lý nhân sinh trong đó. Vậy bonsai Trung Quốc, Đài Loan, Indo, Mã Lai, Philipin nó chứa triết lý phương Đông gì mà bản đồ bonsai quốc tế có tên họ, họ có cả bậc thầy nữa, còn bonsai Việt Nam cũng có triết lý phương Đông mà sao đến giờ vẫn lu mờ chập chững.
"Ông sư là ông sư, lão đánh cá là lão đánh cá đều thành phật như nhau". Nhưng chú có nghĩ rằng khi nào lão đánh còn bị mụ vợ tham lam độc ác cầm đầu ở nhà thì đường tới Tây Thiên của lão còn xa vời vợi?

Bạn ơi, người ta đi trước mình lâu rồi, điều kiện tham gia cọ xát cụ thể giữa các quốc gia trong khu vực, cũng như thế giới của họ tốt hơn mình nhiều, nên họ có tiếng nói trên bản đồ gì đó như bạn nói là bình thường thôi!
Việt nam mình có tham gia, thi triển võ công gì đâu từ xưa đến giờ lấy gì mà có tên?
Và chuyện này có liên quan gì đến triết lý đông tây gì gì đâu????


Còn chuyện bà vợ gì đó??? thì hình như bạn chưa đọc ra ý của tôi!!!!!! chẳng có bà vợ nào dính líu trong này, mà nếu có thì cũng chẳng có gì can hệ!


Khích tướng, cho tướng ăn bánh phỉnh với lão sư phọ để moi bộ phèo phổi hén ta e là không dễ gì anh Xích à. mr. Dọn Vườn.[..]
==================================

Chào bạn,
Trong từ ghép BONSAI có chữ bon chính là cái bồn, cái chậu nên ta gọi chữ tác phẩm bonsai tức là có nghĩa đã thành phẩm bonsai trồng trong một cái bồn, cái chậu rồi. Vì vậy chữ Cái Chậu là dư, thừa, cũng như bonsai thì không cần thêm chữ cây bonsai, hay cổ thụ thì không cần phải nói là cây cổ thụ nữa.
Cám ơn anh trả lời giúp.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Chúng ta đang trao đổi với nhau về cái đẹp của Bonsai, và làm sao để nhận ra điều này. Giải quyết câu hỏi tưởng rằng dễ dàng, nhưng qua trao đổi dần lộ ra một số cách nhìn, làm cho vấn đề trở nên tắc nghẽn.

Mỗi một loại hình nghệ thuật đều có sắc thái và ngôn ngữ riêng của nó, muốn hiểu được tận tường, cần phải học hỏi trau dồi mới cảm thụ được một cách tinh tế. Có ba yếu tố quan trọng của một loại hình nghệ thuật giúp cho chúng ta cảm thụ, và từ đó xây dựng cảm nhận về cái đẹp đó là: Chất liệu cảm - Hình thức cảm - Nội dung cảm.

Nghệ thuật Bonsai cũng thế. Khi nói đến tác phẩm đẹp, nên cảm thụ tất cả những vấn đề này, nếu không chúng ta sẽ rơi vào cái nhìn phiến diện.

Như vậy, đơn giản nhất cũng phải biết về nuôi trồng, đặc điểm sinh lý, sinh thái, phải biết những giới hạn của kỹ thuật, khi tác động lên một cơ thể sống.
Về mặt kỹ thuật, cũng phải hiểu nó được tạo tác như thế nào? làm sao thực hiện những kỹ thuật đó?
Về mặt nghệ thuật, thì hình ảnh xây dựng được từ những tương tác kỹ thuật, từ những kỹ năng trong tạo tác, có giúp cho người xem cảm nhận được vẻ đẹp? Cái đẹp đó có sắc thái gì? v.v.... và v.v....

Cái học hỏi về căn bản này sẽ là nền tảng, và khi thuần thục sẽ biến thành kỹ năng.
Khi đạt tới kỹ năng nhất định, sẽ giúp cho người học cách giải quyết vấn đề của thực tế cùng với cái nhìn thấu triệt.

Những người mới tiếp cận với Bonsai, nếu không có những hướng dẫn cơ bản chắc chắn sẽ rất lúng túng, sẽ không biết bắt đầu từ đâu? và luôn băn khoăn tự hỏi: không biết mình làm thế này là đúng hay sai?

Việc để cành trái - phải, trước - sau, trên - dưới là căn bản của việc tạo khối của không gian tán lá. Việc nghiên cứu tỷ lệ tạo hình là giúp cho việc định hình trong thiết kế bố cục cái cây trong tương lai sẽ như thế nào?.... và còn rất nhiều vấn đề khác nữa cần phải nghiên cứu. Người làm Bonsai cần phải có những tư duy này, tôi cho rằng đây là cái tư duy thẩm mỹ, và cái tư duy thẩm mỹ này sẽ làm cho một ông nghệ nhân khác hẳn một ông thợ làm vườn!

Và thêm điều này rất dễ chạm tự ái nhau, đâu phải ông nghệ nhân nào cũng có cái vốn tư duy thẩm mỹ cao vòi vọi, cho nên cái sản phẩm làm ra bị khô cứng, máy móc, vô hồn là chuyện bình thường, để làm ra được một tác phẩm đúng nghĩa thì con đường thật là khó khăn! trong hàng trăm cây mới có được vài cây gọi là.

Chứ cái cơ bản, cái nguyên lý... để người làm Bonsai nghiên cứu học hỏi, dựa vào đó mà sáng tác, có gì là sai, mà phải bài xích!!!

Thật ra việc sáng tạo trong nghệ thuật Bonsai đâu có bắt phải dựa vào những nguyên tắc chết cứng, nó đâu phải là công thức toán học bắt buộc 2+2= 4, mà lúc nào cũng cứ nhất nhất tuân thủ. Nó chỉ là phương tiện giúp ta đi tới mục đích. Khi đã đạt tới một trình độ tay nghề nhất định, trình độ cảm thụ nghệ thuật cao, thì đâu cần phải rập khuôn như các nguyên tắc căn bản đã học. Qua sông rồi, hà cớ gì phải vác cái bè theo khi lên núi!

Nhưng cũng cần nói thêm cho rõ, không phải sáng tạo là muốn làm gì thì làm, muốn ra sao cũng được, mà phải nắm rõ, và dựa trên những qui ước thẩm mỹ của loại hình nghệ thuật mình đang làm, để từ đó mà phát triển cho hợp lý!
Cái độc đáo, cái sáng tạo của nghệ thuật là ở chổ này nghe như là nghịch lý, và nó không có biên giới rõ ràng.

Các bạn đang mắc kẹt ở chổ: nên theo cái nguyên tắc cơ bản, hay là tự do, chẳng cần cơ bản gì hết?
Từ đó dẫn đến bài xích kiểu này, ca ngợi kiểu kia!!!

Có ai cấm sự sáng tạo của các bạn đâu? Cứ tự do mà sáng tạo, muốn làm gì thì làm, nhưng chỉ cần lưu ý chuyện nhỏ này: đừng quá chủ quan, xa rời cái đẹp đã được thẩm định của loại hình mà mình đang theo.

Nghệ thuật thì có sự cách điệu và ước lệ, vấn đề là sự biểu đạt của hình ảnh có gây rung cảm cho người xem.

Tôi nêu lại quan điểm của tôi rằng: dù có sáng tạo theo kiểu gì, thì cái cây của mình cũng phải tuân theo quy luật của “Tự nhiên”. Bởi vì tôn chỉ của Bonsai là tự nhiên. Các bạn hãy chú ý cái ngoặc kép của chử tự nhiên, tự nhiên được xem qua lăng kính của nghệ thuật!

Các bạn đừng quá nặng nề trong việc sáng tạo, là phải nên theo kiểu này, phải nên theo cách kia... mà nên để dành tinh thần quan sát thật kỹ cái cây của mình đang có, tìm cho ra được phong cách, cái đẹp còn ẩn giấu của cây.

Có vài hình ảnh cho các bạn tự chọn: khi nào thì mặc đồ truyền thống? khi nào thì mặc đồ thể thao?....và còn cả phong cách riêng, có cần phải bắt mình phải theo một lối mòn nào không?

Niềm vui của việc sáng tạo Bonsai nằm trong quá trình tìm kiếm cái đẹp, cái đẹp của Bonsai không phải là bất biến, nó luôn biến thiên theo thời gian, và không bao giờ hoàn thành.

Ngắm một tác phẩm đẹp là bằng cảm xúc chứ không phải bằng sự cân lường, cảm xúc thì không có rào cản, cái khó là làm sao đưa nó vào tác phẩm, hãy thực sự quan tâm đến điều này.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Ngắm một tác phẩm đẹp là bằng cảm xúc chứ không phải bằng sự cân lường, cảm xúc thì không có rào cản, cái khó là làm sao đưa nó vào tác phẩm, hãy thực sự quan tâm đến điều này.
Rất tâm đắc với cây này của anh Thiện
 
Top